Radio - Sẻ chia lời chưa nói
Danh mục
Radio – sẻ chia điều muốn nói
NỘI DUNG

Chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói

Chủ đề: Ở riêng, ở chung

Ngày 2.4.22

Thời lượng: 28p

MC: Mỹ Nhị, Như Hòa cùng KTV thu âm Vĩnh Lộ vui mừng khi gặp lại quý thính giả thân yêu trong khung giờ quen thuộc hằng tuần. Đã 1 tuần trôi qua, những người thực hiện chương trình quả thật cảm thấy rất nóng lòng để gặp lại tất cả chúng ta, những thính giả đã yêu mến chương trình. Qúy thính giả thân mến!, chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói với chủ đề Ở riêng, ở chung hiện nay đang được phát trên sóng FM Đài PT- TH Quảng Trị, quý vị thính giả muốn nghe lại chương trình xin vui lòng truy cập vào trang web QuangtriTV.vn. Khách mời đồng hành cùng chương trình là giảng viên tâm lý Nguyễn Thị Diễm, hiện nay đang công tác tại trường Cao đẳng sư phạm QT.

Trước tiên cảm ơn chị đã dành thời gian tham gia cùng chương trình.

KM: Vâng, chào quý thính giả đang nghe Đài, bản thân tôi rất vui mừng khi hôm nay tham gia cùng chương trình với chủ đề mà tôi nghĩ mọi người sẽ rất quan tâm, đó là vấn đề Ở riêng hay ở chung. Và đó hầu như là vấn đề mà các chị em phụ nữ gặp phải.

NH: Vâng, cảm ơn giảng viên tâm lý Nguyễn Thị Diễm. Thưa quý thính giả. Ở chung hay ở riêng, nên như thế nào cho tốt. Cả hai đều có những mặt tốt và chưa tốt của nó. Ai cũng biết cuộc sống vợ chồng sau hôn nhân. Điều băn khoăn của nhiều cặp đó là có nên ở chung hay ra ở riêng? Người chồng luôn là người đứng giữa của mối quan hệ vợ và mẹ. Sống cùng nhà với bố mẹ sẽ giúp gắn kết và cải thiện mối quan hệ này, giúp mẹ con hiểu nhau hơn. Tuy nhiên, trường hợp ra ngoài ở riêng lại tạo cho hai vợ chồng không gian riêng tư, tự do hơn.

MN: Có một điều ai cũng dễ dàng nhận thấy đó là sự thoải mái, tự do. Dù là nhà trọ hay nhà riêng, vợ chồng cũng đều có tâm lý tự tin hơn. Bạn đang cảm thấy mình là chủ của một gia đình nhỏ. Sống có trách nhiệm, trưởng thành và tự lập hơn. Mỗi người sẽ tự biết bản thân phải cố gắng vì một gia đình hạnh phúc. Người chồng sẽ trưởng thành hơn thoát khỏi sự bao bọc, quan tâm quá mức của ba mẹ đẻ. Người vợ sẽ dần quen và hoàn thiện mình trong việc vun vén, chăm sóc chồng con.

NH: Đó là 1 trong những mặt được, còn mặt chưa được là gì? Cuộc sống hôn nhân thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi những mâu thuẫn vợ chồng từ nhỏ đến lớn. Do các cặp vợ chồng trẻ chưa thể chuẩn bị cho mình nhiều kiến thức về gia đình. Và nếu ở chung với bố mẹ, những người đã trải qua hàng chục năm. Có đủ những kinh nghiệm quý báu để giúp bạn tránh được những xung đột không cần thiết. Giúp bạn chăm lo, quan tâm, chia sẻ và gắn kết mối quan hệ vợ chồng càng bền chặt hơn.

Và trong chương trình hôm nay, với chủ đề Nên duyên nhờ Đoàn, quý vị thính giả hãy tham gia cùng chúng tôi qua các cách thức sau: 

NH: Cách 1: Gọi điện về đường dây của chương trình: 02333.595.399 gặp BTV Mỹ Nhị- Phòng VNGT Đài PTTH QT. Xin được nhắc lại số điện thoại của chương trình: 02333.595.399

Cách 2: Gửi thư về địa chỉ mail: Radio – Sẻ chia lời chưa nói. Qrtv@gmail.com.

Cách 3: Chia sẻ qua fanpage: Radio – Sẻ chia lời chưa nói.

MN: Thưa quý vị thính giả. Ở chung hay ở riêng luôn là câu chuyện đau đầu của nhiều cặp vợ chồng. Nên ở chung hay ở riêng? Ưu và nhược điểm của ở chung và ở riêng là gì? Ở riêng có nhiều lý do, ví dụ như do công việc đi lại, do quan điểm của gia đình và mức độ của mối quan hệ. Nhiều nàng dâu muốn được ở riêng vì mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu, gia đình có quá đông người sống cùng hoặc cảm thấy phức tạp. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ chồng thì cho rằng có nàng dâu thì phải về ở chung nhà, để còn phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ chồng mới là phải đạo. Lúc này, lại là sự giằng co về vấn đề ở chung và ở riêng và người chồng sẽ là người mâu thuẫn nhất. 

NH: Ở một đỉnh điểm của mối quan hệ, nếu ở chung và mọi người có thể vui vẻ, ít mâu thuẫn và trong mức độ có thể chịu đựng hoặc chấp nhận cho qua được thì đó không phải là vấn đề, thì có thể tiếp tục sống chung và chỉ tìm cách cải thiện mối quan hệ. Nhưng, nếu ở chung mà thường xuyên xảy ra cãi vã, mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu thường xuyên xảy ra thì chuyện ở chung sẽ không có ý nghĩa. Nhưng vấn đề quyết định dọn ra ở riêng lúc này sẽ phụ thuộc và lập trường của người ở giữa – người chồng.

MN: Thưa chị Nguyễn Thị Diễm, chị nghĩ như thế nào về vấn đề Ở chung hay ở riêng?

TL:

MN: Vâng, và ngay sau đây, mời quý thính giả, khách mời chương trình cùng nghe bức thư chia sẻ của chị Trần Thị Ngọc Linh trú tại ĐH ngay sau đây. Chị NH đọc giúp MN bức thư với ạ.

Đọc thư

Kính gửi chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói của Đài PTTH Quảng Trị. Hôm nay em xin chia sẻ câu chuyện của mình nhằm giải tỏa tâm trạng được phần nào. Em cũng mong muốn chương trình có thể tư vấn cho em hiên tại em cần phải làm gì?

Em đã lập gia đình được hơn 3 năm và có con nhỏ 2 tuổi đã đi học mầm non. Hiện tại vợ chồng em đang sống với gia đình chồng. Gia đình chồng em có ba mẹ chồng, gia đình anh trai và em trai út. Vợ chồng em và vợ chồng anh chị cùng đóng tiền ăn và sinh hoạt cho mẹ chồng. Sống chung với nhà chồng thì vợ chồng em cũng được giúp đỡ từ ba mẹ chồng như đi làm về thì có cơm sẵn. Tuy nhiên cũng có xảy ra khá nhiều chuyện khiến em thấy mệt mỏi. Thứ nhất là ông bà hay cằn nhằn và nói là ông bà giống người giúp việc. Thứ 2 là mẫu thuẫn trong việc dạy con cháu, ông bà vẫn theo quan điểm là thương con cho roi cho vọt, nhưng em thì không đồng ý theo cách trên nên hay nói em là nuông chiều con quá nên con hư, ví dụ như em đang làm việc mà con đòi chơi với em thì ông bà cũng la, và bảo em phải đánh con. Khi cháu bị sốt thì hay khóc ré vào ban đêm làm mọi người thức giấc thì em cũng bị là là không biết dỗ con. Thứ 3 là chị dâu dạy tại nhà ngay trước phòng của em nên rất bất tiện trong sinh hoạt, chị dâu dạy thường xuyên dạy ở nhà cả ngày kể cả thứ 7 và chủ nhật nên làm việc gì cũng phải thật nhẹ, không được nói lớn tiếng, con mà khóc là ông bà yêu cầu phải dỗ nín ngay cho chị dạy, yêu cầu em phải bồng xuống nhà dưới không được ở trong phòng, nhiều lúc em dỗ mà con không chịu nín là bảo em đánh cho nín. Đỉnh điểm là cách đây 1 tuần con em bị đau, nửa đêm dạy khóc, em bị ba mẹ chồng la và nói không biết dỗ con, chồng em mới bảo em về nhà ba mẹ ruột ở, khi nào con hết khóc thì về. Tối đó em chở con em về nhà ngoại và em cũng đã nói chuyện này với ba mẹ chồng trước khi đi. Bây giờ chồng em bảo về nhưng em không muốn quay về đó nữa, cứ nghĩ đến em lại cảm thấy mệt mỏi.

Em đang tính đường ra riêng ở, nhưng chồng em sắp đi làm xa (chưa biết thời gian chính xác), giờ ra ở riêng thì vài bữa chỉ có 2 mẹ con ở với nhau. Em có nói với chồng là khi nào anh đi thì em về ở với ba mẹ ruột nhưng chồng em không đồng ý, bảo em cứ về đi rồi tính tiếp. Nhưng em sợ là giờ về thì sau lại khó ra riêng, mà tiếp tục ở chung em thấy nặng nề quá. Em biết là ra riêng thì sẽ tốn kém hơn ở chung, nhưng nếu chi tiêu tiết kiệm cũng sẽ đủ. Mong chuyên gia tư vấn giúp em giờ em nên làm thế nào? Em cảm ơn rất nhiều ạ!

Vâng, NH xin được chia sẻ cùng chị Ngọc Linh. Và sau đây, mời quý thính giả cùng quay trở lại cuộc trò chuyện cùng BTV Mỹ Nhị và chị Nguyễn Thị Diễm, giảng viên tâm lý trường CĐ SPQT.

Nhạc cắt

MN: Cảm ơn chị NH. Thưa quý vị thính giả. Xưa nay mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu luôn là nỗi ám ảnh đối với mỗi cô gái khi về nhà chồng. Thực tế là dù mẹ chồng có thoải mái bao nhiêu thì cũng sẽ không thể được như mẹ ruột mình được. Đâu đó vẫn có những lời than vãn của các nàng dâu với nhau về nỗi niềm khi ở chung với bố mẹ chồng, đó cũng là vấn đề đúng không chị Nguyễn Thị Diễm?

KM: Vâng, đúng là sống chung với bố mẹ chồng đã khó khăn để dung hoàn quan điểm sống với nhau. Huống hồ gia đình em sống đa thế hệ và đông người như vậy càng khó tránh việc nảy sinh mâu thuẫn khi sống phải lựa người này người kia. Cuộc sống của em không được thoải mái khi có những bất đồng trong quan điểm nuôi dạy con cái, bất tiện trong sinh hoạt khi chị dạy thê ngay tại nhà như vậy. Chuyện “ông bà hay cằn nhằn và nói là ông bà giống đầy tớ” Em không nên quá để tâm làm gì. Việc trông nom con trẻ không phải là công việc nhàn hạ, bên cạnh đó việc vun vén nhà cửa bố mẹ chồng em cũng đã làm rất tốt khi tươm tất cơm nước cho cả gia đình. Bố mẹ nào mà lại không thương con cái. Việc ông bà nói th cứ nói nhưng ông bà vẫn làm đó thôi. Em nên hiểu rằng ông bà  nói vậy cũng là một phần vì tâm lý muốn “kể công” nhưng lớn hơn cả là ông bà đang tự hào với vai trò của mình. Điều này có lẽ tới lúc lên chức ông bà thì em sẽ hiểu hơn tấm lòng bố mẹ. Còn chuyện chị dâu em dạy học như vậy quả là có bất tiện thật.

1.     Quan điểm của chị như thế nào khi nghe chia sẻ của chị Ngọc Linh?

KM: …chuyện quan điểm dạy con cháu “thương cho roi cho vọt” thường sẽ là áp dụng chung cho tất cả các cháu chứ cũng không tới mức ghét bỏ con em mà ông bà mới như vậy. Ông bà có làm vậy cũng là vì muốn tốt cho em không muốn con quấy rầy khi em làm việc. Và hơn hết ông bà sợ vợ chồng em chiều chuộng con khiến con quen thói làm nũng thì người vất vả sau này không ai khác ngoài vợ chồng em. Chị dâu em cũng đang cùng chung hoàn cảnh như em, liệu chị dâu em có thấy đây là khó khăn lớn khiến cuộc sống trở nên mệt mỏi như em không. Còn chuyện chị dâu em dạy ở nhà sẽ làm hạn chế sinh hoạt của tất cả các thành viên trong gia đình không riêng mình em. Khác biệt một điều là mọi người lớn, nên ý thức hơn được việc này còn con em nhỏ thì sẽ chưa thể ý thức được hành vi của mình ảnh hưởng tới người khác. Trẻ đang khó chịu trong người thì không tránh được quấy khóc, mà việc đánh trẻ sẽ chỉ làm cho trẻ sợ mà khóc thêm và càng khó dỗ hơn.

Vấn đề thứ 2 là Công lập mà nhìn nhận thì việc chung sống với ông bà sẽ đỡ vất vả hơn nhiều khi có người phụ giúp trông nom con cái, cơm nước, vun vén nhà cửa. Vì thương con cái nên ông bà cũng ra sứ giúp đớn con cái vì vậy em nên thông cảm và xuề xòa hơn để sống. Cùng là một vấn đề thì mức ảnh hưởng nhiêu hay ít phụ thuộc vào cách nhìn nhận vấn đề của mỗi người ra sao. Học cách chấp nhận và chung sống hòa bình với nó sẽ là điều tốt hơn em ạ. Với cuộc sông đông đúc, đa thế hệ như thế này thì việc ra riêng là tương lai gần mà mọi người cùng nghĩ tới. Em sang nhà bàn ngoại hay ra riêng khi chồng em đi như vậy khiến người ngoài nhìn vào sẽ nghĩ rằng gia đình chồng khắc nghiệt hay nghĩ vấn đề nằm ở chỗ em thì sẽ không hay chút nào.

2.     Trong trường hợp của chị Linh thì giảng viên tâm lý Ng Thị Diễm sẽ đưa ra những hướng giải quyết nào?

KM:

 

3.     Nhiều cặp vợ chồng lục đục về vấn đề ra ở riêng?

KM:

 

4.     Ở riêng hay ở chung thì đó mới chỉ là quan điểm của những người con. Còn đối với ba mẹ thì như thế nào? Ngay sau đây mời chị cùng quý thính giả cùng nghe 1 số ý kiến ngay sau đây về vấn đề Ở chung hay ở riêng?

 

Phát băng

 

Vâng, ngay sau khi nghe những ý kiến của những bậc phụ huynh thì chị có suy nghĩ gì?

 

5.     MN nghĩ rằng, ở riêng hay ở chung là không có câu trả lời đúng hay sai. Mà là chúng ta thấy cách nào hợp lý hơn cách nào thôi, không biết chị có đồng tình với quan điểm này?

KM:

 

6.     Trước khi kết thúc chương trình, chị sẽ có những chia sẻ gì đến với những cặp vợ chồng, những bậc phụ huynh đang gặp phải vấn đề Ở chung hay ở riêng?

KM

 

Cảm ơn…….

 

Nhạc cắt

 

NH: Hầu hết các đôi vợ chồng trẻ đều muốn ở riêng để có không gian riêng tư và tận hưởng cuộc sống thoải mái bên nhau. Ra ở riêng là mong muốn của nhiều cặp vợ chồng chung sống cùng bố mẹ. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng là biện pháp tuyệt vời nhất.

Chèn ca khúc Gia đình là điều tuyệt vời nhất

 

MN: Ở chung hay ở riêng đều có những mặt tích cực và khó khăn của nó. Quan trọng là bạn lựa chọn đúng thời điểm , bạn cần chuẩn bị kỹ càng. Về kiến thức gia đình, về tiềm năng kinh tế để có những quyết định phù hợp nhất.

 

Vuốt ca khúc lên cao

 

Chào cuối

 

 

 

 


Chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói

Chủ đề: Ở riêng, ở chung

Ngày 2.4.22

Thời lượng: 28p

MC: Mỹ Nhị, Như Hòa cùng KTV thu âm Vĩnh Lộ vui mừng khi gặp lại quý thính giả thân yêu trong khung giờ quen thuộc hằng tuần. Đã 1 tuần trôi qua, những người thực hiện chương trình quả thật cảm thấy rất nóng lòng để gặp lại tất cả chúng ta, những thính giả đã yêu mến chương trình. Qúy thính giả thân mến!, chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói với chủ đề Ở riêng, ở chung hiện nay đang được phát trên sóng FM Đài PT- TH Quảng Trị, quý vị thính giả muốn nghe lại chương trình xin vui lòng truy cập vào trang web QuangtriTV.vn. Khách mời đồng hành cùng chương trình là giảng viên tâm lý Nguyễn Thị Diễm, hiện nay đang công tác tại trường Cao đẳng sư phạm QT.

Trước tiên cảm ơn chị đã dành thời gian tham gia cùng chương trình.

KM: Vâng, chào quý thính giả đang nghe Đài, bản thân tôi rất vui mừng khi hôm nay tham gia cùng chương trình với chủ đề mà tôi nghĩ mọi người sẽ rất quan tâm, đó là vấn đề Ở riêng hay ở chung. Và đó hầu như là vấn đề mà các chị em phụ nữ gặp phải.

NH: Vâng, cảm ơn giảng viên tâm lý Nguyễn Thị Diễm. Thưa quý thính giả. Ở chung hay ở riêng, nên như thế nào cho tốt. Cả hai đều có những mặt tốt và chưa tốt của nó. Ai cũng biết cuộc sống vợ chồng sau hôn nhân. Điều băn khoăn của nhiều cặp đó là có nên ở chung hay ra ở riêng? Người chồng luôn là người đứng giữa của mối quan hệ vợ và mẹ. Sống cùng nhà với bố mẹ sẽ giúp gắn kết và cải thiện mối quan hệ này, giúp mẹ con hiểu nhau hơn. Tuy nhiên, trường hợp ra ngoài ở riêng lại tạo cho hai vợ chồng không gian riêng tư, tự do hơn.

MN: Có một điều ai cũng dễ dàng nhận thấy đó là sự thoải mái, tự do. Dù là nhà trọ hay nhà riêng, vợ chồng cũng đều có tâm lý tự tin hơn. Bạn đang cảm thấy mình là chủ của một gia đình nhỏ. Sống có trách nhiệm, trưởng thành và tự lập hơn. Mỗi người sẽ tự biết bản thân phải cố gắng vì một gia đình hạnh phúc. Người chồng sẽ trưởng thành hơn thoát khỏi sự bao bọc, quan tâm quá mức của ba mẹ đẻ. Người vợ sẽ dần quen và hoàn thiện mình trong việc vun vén, chăm sóc chồng con.

NH: Đó là 1 trong những mặt được, còn mặt chưa được là gì? Cuộc sống hôn nhân thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi những mâu thuẫn vợ chồng từ nhỏ đến lớn. Do các cặp vợ chồng trẻ chưa thể chuẩn bị cho mình nhiều kiến thức về gia đình. Và nếu ở chung với bố mẹ, những người đã trải qua hàng chục năm. Có đủ những kinh nghiệm quý báu để giúp bạn tránh được những xung đột không cần thiết. Giúp bạn chăm lo, quan tâm, chia sẻ và gắn kết mối quan hệ vợ chồng càng bền chặt hơn.

Và trong chương trình hôm nay, với chủ đề Nên duyên nhờ Đoàn, quý vị thính giả hãy tham gia cùng chúng tôi qua các cách thức sau: 

NH: Cách 1: Gọi điện về đường dây của chương trình: 02333.595.399 gặp BTV Mỹ Nhị- Phòng VNGT Đài PTTH QT. Xin được nhắc lại số điện thoại của chương trình: 02333.595.399

Cách 2: Gửi thư về địa chỉ mail: Radio – Sẻ chia lời chưa nói. Qrtv@gmail.com.

Cách 3: Chia sẻ qua fanpage: Radio – Sẻ chia lời chưa nói.

MN: Thưa quý vị thính giả. Ở chung hay ở riêng luôn là câu chuyện đau đầu của nhiều cặp vợ chồng. Nên ở chung hay ở riêng? Ưu và nhược điểm của ở chung và ở riêng là gì? Ở riêng có nhiều lý do, ví dụ như do công việc đi lại, do quan điểm của gia đình và mức độ của mối quan hệ. Nhiều nàng dâu muốn được ở riêng vì mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu, gia đình có quá đông người sống cùng hoặc cảm thấy phức tạp. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ chồng thì cho rằng có nàng dâu thì phải về ở chung nhà, để còn phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ chồng mới là phải đạo. Lúc này, lại là sự giằng co về vấn đề ở chung và ở riêng và người chồng sẽ là người mâu thuẫn nhất. 

NH: Ở một đỉnh điểm của mối quan hệ, nếu ở chung và mọi người có thể vui vẻ, ít mâu thuẫn và trong mức độ có thể chịu đựng hoặc chấp nhận cho qua được thì đó không phải là vấn đề, thì có thể tiếp tục sống chung và chỉ tìm cách cải thiện mối quan hệ. Nhưng, nếu ở chung mà thường xuyên xảy ra cãi vã, mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu thường xuyên xảy ra thì chuyện ở chung sẽ không có ý nghĩa. Nhưng vấn đề quyết định dọn ra ở riêng lúc này sẽ phụ thuộc và lập trường của người ở giữa – người chồng.

MN: Thưa chị Nguyễn Thị Diễm, chị nghĩ như thế nào về vấn đề Ở chung hay ở riêng?

TL:

MN: Vâng, và ngay sau đây, mời quý thính giả, khách mời chương trình cùng nghe bức thư chia sẻ của chị Trần Thị Ngọc Linh trú tại ĐH ngay sau đây. Chị NH đọc giúp MN bức thư với ạ.

Đọc thư

Kính gửi chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói của Đài PTTH Quảng Trị. Hôm nay em xin chia sẻ câu chuyện của mình nhằm giải tỏa tâm trạng được phần nào. Em cũng mong muốn chương trình có thể tư vấn cho em hiên tại em cần phải làm gì?

Em đã lập gia đình được hơn 3 năm và có con nhỏ 2 tuổi đã đi học mầm non. Hiện tại vợ chồng em đang sống với gia đình chồng. Gia đình chồng em có ba mẹ chồng, gia đình anh trai và em trai út. Vợ chồng em và vợ chồng anh chị cùng đóng tiền ăn và sinh hoạt cho mẹ chồng. Sống chung với nhà chồng thì vợ chồng em cũng được giúp đỡ từ ba mẹ chồng như đi làm về thì có cơm sẵn. Tuy nhiên cũng có xảy ra khá nhiều chuyện khiến em thấy mệt mỏi. Thứ nhất là ông bà hay cằn nhằn và nói là ông bà giống người giúp việc. Thứ 2 là mẫu thuẫn trong việc dạy con cháu, ông bà vẫn theo quan điểm là thương con cho roi cho vọt, nhưng em thì không đồng ý theo cách trên nên hay nói em là nuông chiều con quá nên con hư, ví dụ như em đang làm việc mà con đòi chơi với em thì ông bà cũng la, và bảo em phải đánh con. Khi cháu bị sốt thì hay khóc ré vào ban đêm làm mọi người thức giấc thì em cũng bị là là không biết dỗ con. Thứ 3 là chị dâu dạy tại nhà ngay trước phòng của em nên rất bất tiện trong sinh hoạt, chị dâu dạy thường xuyên dạy ở nhà cả ngày kể cả thứ 7 và chủ nhật nên làm việc gì cũng phải thật nhẹ, không được nói lớn tiếng, con mà khóc là ông bà yêu cầu phải dỗ nín ngay cho chị dạy, yêu cầu em phải bồng xuống nhà dưới không được ở trong phòng, nhiều lúc em dỗ mà con không chịu nín là bảo em đánh cho nín. Đỉnh điểm là cách đây 1 tuần con em bị đau, nửa đêm dạy khóc, em bị ba mẹ chồng la và nói không biết dỗ con, chồng em mới bảo em về nhà ba mẹ ruột ở, khi nào con hết khóc thì về. Tối đó em chở con em về nhà ngoại và em cũng đã nói chuyện này với ba mẹ chồng trước khi đi. Bây giờ chồng em bảo về nhưng em không muốn quay về đó nữa, cứ nghĩ đến em lại cảm thấy mệt mỏi.

Em đang tính đường ra riêng ở, nhưng chồng em sắp đi làm xa (chưa biết thời gian chính xác), giờ ra ở riêng thì vài bữa chỉ có 2 mẹ con ở với nhau. Em có nói với chồng là khi nào anh đi thì em về ở với ba mẹ ruột nhưng chồng em không đồng ý, bảo em cứ về đi rồi tính tiếp. Nhưng em sợ là giờ về thì sau lại khó ra riêng, mà tiếp tục ở chung em thấy nặng nề quá. Em biết là ra riêng thì sẽ tốn kém hơn ở chung, nhưng nếu chi tiêu tiết kiệm cũng sẽ đủ. Mong chuyên gia tư vấn giúp em giờ em nên làm thế nào? Em cảm ơn rất nhiều ạ!

Vâng, NH xin được chia sẻ cùng chị Ngọc Linh. Và sau đây, mời quý thính giả cùng quay trở lại cuộc trò chuyện cùng BTV Mỹ Nhị và chị Nguyễn Thị Diễm, giảng viên tâm lý trường CĐ SPQT.

Nhạc cắt

MN: Cảm ơn chị NH. Thưa quý vị thính giả. Xưa nay mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu luôn là nỗi ám ảnh đối với mỗi cô gái khi về nhà chồng. Thực tế là dù mẹ chồng có thoải mái bao nhiêu thì cũng sẽ không thể được như mẹ ruột mình được. Đâu đó vẫn có những lời than vãn của các nàng dâu với nhau về nỗi niềm khi ở chung với bố mẹ chồng, đó cũng là vấn đề đúng không chị Nguyễn Thị Diễm?

KM: Vâng, đúng là sống chung với bố mẹ chồng đã khó khăn để dung hoàn quan điểm sống với nhau. Huống hồ gia đình em sống đa thế hệ và đông người như vậy càng khó tránh việc nảy sinh mâu thuẫn khi sống phải lựa người này người kia. Cuộc sống của em không được thoải mái khi có những bất đồng trong quan điểm nuôi dạy con cái, bất tiện trong sinh hoạt khi chị dạy thê ngay tại nhà như vậy. Chuyện “ông bà hay cằn nhằn và nói là ông bà giống đầy tớ” Em không nên quá để tâm làm gì. Việc trông nom con trẻ không phải là công việc nhàn hạ, bên cạnh đó việc vun vén nhà cửa bố mẹ chồng em cũng đã làm rất tốt khi tươm tất cơm nước cho cả gia đình. Bố mẹ nào mà lại không thương con cái. Việc ông bà nói th cứ nói nhưng ông bà vẫn làm đó thôi. Em nên hiểu rằng ông bà  nói vậy cũng là một phần vì tâm lý muốn “kể công” nhưng lớn hơn cả là ông bà đang tự hào với vai trò của mình. Điều này có lẽ tới lúc lên chức ông bà thì em sẽ hiểu hơn tấm lòng bố mẹ. Còn chuyện chị dâu em dạy học như vậy quả là có bất tiện thật.

1.     Quan điểm của chị như thế nào khi nghe chia sẻ của chị Ngọc Linh?

KM: …chuyện quan điểm dạy con cháu “thương cho roi cho vọt” thường sẽ là áp dụng chung cho tất cả các cháu chứ cũng không tới mức ghét bỏ con em mà ông bà mới như vậy. Ông bà có làm vậy cũng là vì muốn tốt cho em không muốn con quấy rầy khi em làm việc. Và hơn hết ông bà sợ vợ chồng em chiều chuộng con khiến con quen thói làm nũng thì người vất vả sau này không ai khác ngoài vợ chồng em. Chị dâu em cũng đang cùng chung hoàn cảnh như em, liệu chị dâu em có thấy đây là khó khăn lớn khiến cuộc sống trở nên mệt mỏi như em không. Còn chuyện chị dâu em dạy ở nhà sẽ làm hạn chế sinh hoạt của tất cả các thành viên trong gia đình không riêng mình em. Khác biệt một điều là mọi người lớn, nên ý thức hơn được việc này còn con em nhỏ thì sẽ chưa thể ý thức được hành vi của mình ảnh hưởng tới người khác. Trẻ đang khó chịu trong người thì không tránh được quấy khóc, mà việc đánh trẻ sẽ chỉ làm cho trẻ sợ mà khóc thêm và càng khó dỗ hơn.

Vấn đề thứ 2 là Công lập mà nhìn nhận thì việc chung sống với ông bà sẽ đỡ vất vả hơn nhiều khi có người phụ giúp trông nom con cái, cơm nước, vun vén nhà cửa. Vì thương con cái nên ông bà cũng ra sứ giúp đớn con cái vì vậy em nên thông cảm và xuề xòa hơn để sống. Cùng là một vấn đề thì mức ảnh hưởng nhiêu hay ít phụ thuộc vào cách nhìn nhận vấn đề của mỗi người ra sao. Học cách chấp nhận và chung sống hòa bình với nó sẽ là điều tốt hơn em ạ. Với cuộc sông đông đúc, đa thế hệ như thế này thì việc ra riêng là tương lai gần mà mọi người cùng nghĩ tới. Em sang nhà bàn ngoại hay ra riêng khi chồng em đi như vậy khiến người ngoài nhìn vào sẽ nghĩ rằng gia đình chồng khắc nghiệt hay nghĩ vấn đề nằm ở chỗ em thì sẽ không hay chút nào.

2.     Trong trường hợp của chị Linh thì giảng viên tâm lý Ng Thị Diễm sẽ đưa ra những hướng giải quyết nào?

KM:

 

3.     Nhiều cặp vợ chồng lục đục về vấn đề ra ở riêng?

KM:

 

4.     Ở riêng hay ở chung thì đó mới chỉ là quan điểm của những người con. Còn đối với ba mẹ thì như thế nào? Ngay sau đây mời chị cùng quý thính giả cùng nghe 1 số ý kiến ngay sau đây về vấn đề Ở chung hay ở riêng?

 

Phát băng

 

Vâng, ngay sau khi nghe những ý kiến của những bậc phụ huynh thì chị có suy nghĩ gì?

 

5.     MN nghĩ rằng, ở riêng hay ở chung là không có câu trả lời đúng hay sai. Mà là chúng ta thấy cách nào hợp lý hơn cách nào thôi, không biết chị có đồng tình với quan điểm này?

KM:

 

6.     Trước khi kết thúc chương trình, chị sẽ có những chia sẻ gì đến với những cặp vợ chồng, những bậc phụ huynh đang gặp phải vấn đề Ở chung hay ở riêng?

KM

 

Cảm ơn…….

 

Nhạc cắt

 

NH: Hầu hết các đôi vợ chồng trẻ đều muốn ở riêng để có không gian riêng tư và tận hưởng cuộc sống thoải mái bên nhau. Ra ở riêng là mong muốn của nhiều cặp vợ chồng chung sống cùng bố mẹ. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng là biện pháp tuyệt vời nhất.

Chèn ca khúc Gia đình là điều tuyệt vời nhất

 

MN: Ở chung hay ở riêng đều có những mặt tích cực và khó khăn của nó. Quan trọng là bạn lựa chọn đúng thời điểm , bạn cần chuẩn bị kỹ càng. Về kiến thức gia đình, về tiềm năng kinh tế để có những quyết định phù hợp nhất.

 

Vuốt ca khúc lên cao

 

Chào cuối

 

 

 

 


File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trần Thị Mỹ Nhị 30/03/2022 22:18 Trần Thị Mỹ Nhị 30/03/2022 22:18
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà