Dọc đường VN 8/4
Danh mục
Dọc đường văn nghệ
NỘI DUNG
Lời dẫn : Dọc đường VN 8/4 -Dọc đường văn nghệ (pt): đón nghe ptv nhớ đọc Mời quý thính giả đón nghe ct văn nghệ pt có tên "Dọc đường văn nghệ". Trong ct sắp tới, nhân kỷ niệm 105 năm ngày sinh của cố tổng bí thư Lê Duẩn : 7/4/1907-7/4/2022, ct có nội dung chính về đồng chí Lê Duẩn với văn học nghệ thuật, và được phát sóng vào ngày thứ sáu, 8/4 vào lúc 9h30, được phát lại vào thứ ba 12/4 lúc 9g, ct này do pv Xuân Dũng phụ trách, Việt Thanh biên tập, mời quý vị và các bạn đón nghe. -Thưa quý vị và các bạn! Mở đầu ct là một vài ghi nhận về đóng góp của cố TBT Lê Duẩn đối với văn học nghệ thuật, bài của Xuân Dũng, chúng ta cùng theo dõi. -Phần cuối ct là cảm nhận về một ca khúc của nhạc sĩ Trần Hoàn, bài của Xuân Nguyên, chúng ta cùng theo dõi. -Qúy thính giả vừa theo dõi ct, ct do Việt Thanh bt, với sự tham gia thực hiện của...thân ái chào tạm biệt.

               ĐÔI NÉT VỀ ĐỒNG CHÍ LÊ DUẨN VỚI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT.

                                                                                                   (Xuân Dũng)

 

  Cố TBT Lê Duẩn là một nhà cách mạng kiệt xuất, có cống hiến lớn lao trong nhiều lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế. Riêng văn học nghệ thuật cũng ghi nhận những đóng góp quan trọng của một nhà lãnh đạo quốc gia.

   Văn học là nhân học, suy rộng ra văn hóa, văn nghệ cũng thế, nhưng hiểu thế nào cho đúng về con người lại không hề đơn giản. Tổng bí thư Lê Duẩn đã nêu một nhận định rất đáng suy nghĩ và vẫn mang tính thời sự trong văn hóa, văn nghệ: “Con người là sản phẩm lịch sử của một xã hội nhất định, khi chuyển qua một xã hội khác phải căn cứ vào con người của xã hội cũ mà nói cho đúng, đưa cái cũ lên cái mới cho sát, nếu không làm thế sẽ hỏng việc. Nhưng ác một nỗi, là người Việt Nam, nhưng ta chưa hiểu hết con người Việt Nam, lại lệ thuộc vào lý thuyết bên ngoài một cách công thức, nên tư tưởng về xây dựng con người vẫn chưa thực tế”. Như thế nếu quan niệm con người một cách máy móc, phiến diện thì nhất định xa rời cuộc sống, xa rời con người và tất yếu sẽ không thành công.

  Đồng chí cũng muốn lưu ý những người làm công tác tư tưởng văn hóa phải có cách nhìn hiểu mình, hiểu người và tôn trọng giá trị cá nhân đích thực từ cả hai góc độ: triết học và thực tiễn. Đồng chí nhấn mạnh: "Ta là người Việt Nam nhưng ta hiểu rõ ta không phải là việc dễ, hiện nay chưa phải chúng ta đã hiểu rõ người Việt Nam lắm đâu. Muốn hiểu rõ phải đối chiếu với người khác, nếu không thì mình không hiểu được mình", : "Đã là một con người thì phải có cái riêng của con người. Không thể có một con người siêu hình. Không thể phá đơn vị con người. Không có cái riêng con người nữa thì xã hội sẽ mất hết ý nghĩa, mất cơ sở".

  Chính vì quan niệm con người vừa mang tính lịch sử, xã hội vừa là con người cụ thể với những biểu hiện phong phú về lý tinh, tình cảm, thậm chí phức tạp nên đồng chí đã có những chỉ đạo cần thiết trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa nghệ thuật.

 Lý trí và tình cảm là hai phạm trù triết học đồng thời cũng hai yếu tố quan trọng nhất luôn gắn bó trong đời sống con người. Ví như ngày xưa khi vua chết người ta khóc, đó là lý trí vì tiếc thương một người đại diện cho cả nước đã mất, ấy là về lý trí giữa người dân với bậc quân vương, nhưng còn khóc vì tình cảm

   Khi nói về việc vận dụng những khái niệm xưa trong đời sống hiện đại, đồng chí đã dẫn ra ví dụ về phẩm chất trung hiếu. Theo đó thì phong kiến đề cao trung hiếu, tư sản cũng nói đến trung hiếu và xã hội ta ngày nay cũng vẫn đề cập trung hiếu nhưng với một nội hàm mới mẻ. Chẳng hạn như Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nhận xét về quân đội ta : “trung với Đảng, hiếu với dân” thì đồng chí Lê Duẩn cho là vận dụng rất khéo theo lối “bình cũ, rượu mới”, vừa kế thừa được giá trị truyền thống vừa đưa vào một nội dung mới khiến người nghe dễ chấp nhận, đồng thuận và cũng dễ tiếp thu, dễ nhớ. Đó là vận dụng Nho giáo vào cuộc sống hiện đại một cách nghệ thuật.

    Phải tiếp thu giá trị cố truyền trên tinh thần chọn lọc và phê phán. Vì vậy khi nhận xét vở chèo cổ nổi tiếng “Lưu Bình-Dương Lễ” đồng chí cho rằng, tình bạn như vậy ngày xưa là tốt, nhất là việc cho vợ đi nuôi bạn dùi mài kinh sử để đỗ đạt vinh quy, nhưng ngày nay làm như vậy thì cần xem lại, như vậy là tàn nhẫn đối với phụ nữ, cho nên phải tiếp nhận vốn cổ trong văn học nghệ thuật với cách nhìn gạn đục khơi trong. Chính vì vậy, khi bàn về việc kế thừa vốn cổ trong văn học nghệ thuật, đồng chí Lê Duẩn đã nêu những dẫn chứng về các vở chèo xưa như “Ba anh em nhà họ Điền” hay “Lưu Bình-Dương Lễ”  để nhìn nhận một cách thấu đáo.

 

            BÀI HÁT "QUẢNG TRỊ YÊU THƯƠNG" NHẠC SĨ TRẦN HOÀN.

    

                                                                                                (Xuân Dũng)

 

   Nhạc sĩ Trần Hoàn là một tên tuổi trong làng âm nhạc Việt Nam hiện đại. Với quê hương mình, ông được nhắc tới với ca khúc "Quảng Trị yêu thương".

   Mở đầu bài hát là những ca từ:

     Quảng Trị ơi quê mẹ của tôi ơi
Chẳng thể nào quên tiếng mẹ ru hời

Quảng Trị ơi quê mẹ của tôi ơi
Ròng rã nhiều năm sống trong chia cắt
Trong lao tù trong bom đạn 
vẫn kiên cường một dạ anh hùng

   Nhắc đến quê nhà là nhạc sĩ nghĩ ngay đến truyền thống quật cường của nơi chôn nhau cắt rốn. Tình cảm sâu nặng bắt nguồn từ tình yêu quê hương và tinh thần đấu tranh cách mạng:

   Từ Khe Sanh ta đi về cửa Việt
Từ Ô Lô ta ra bến Nhị Hồ
Quan Quảng Trị đến Đông Ha
Đẹp biết mấy mảnh đất quê nhà
Truyền thống ấy góp sức ta cùng vun đắp
Cho nảy mầm vùng đất đỏ quê hương
Vùng đất màu và vùng lúa vàng
Quảng Trị mình cất cánh vút bay
Vọng đâu đây tiếng gọi của Khe Sanh

   Những địa danh vang lên kiêu hãnh trong bài hát, đó là những vùng quê rất đỗi yêu thương như máu thịt cuộc đời cất lên trong ca khúc, một khúc tráng ca của lòng tự hào và tin vào một tương lai tốt đẹp.

   Và không quên những ngày thành cổ
Thép vàng cũng chảy với lửa hồn của lòng ta
Quảng Trị ơi chẳng thể nào quên
Ngọn sóng Hiền Lương thắm bao nước mắt
Mỗi luống cày, mỗi khóm cây 
Máu xương nhộm đỏ đất này

   Qúa khứ đạn bom và gian khổ, hy sinh vẫn luôn thường trực trong bài hát về quê nhà như một tâm nguyện, một lời nhắc nhở thành kính và trang trọng khi cảm nhận về quê hương yêu dấu:

   Cùng đất nước nối bước chân tự hào
Đường thênh thang đưa ta đến 
Bằng nghị lực với tâm hồn
Nhà máy mới mọc trên chiến hào
càng gắn bó với Quảng Bình Thưa Thiên Huế
Nhớ những ngày hạt muối cũng chia đôi
Càng nghĩa đậm và càng thắm tình
Bình Trị Thiên chắp cánh vút bay.

   Một bài hát mang âm điệu dân gian, dễ thuộc và dễ nhớ, đi vào lòng người Quảng Trị.

   (Tiếp đó là một đoạn bài hát này)

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 04/04/2022 17:10 Lê Vĩnh Nhiên 06/04/2022 14:17
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà