Radio - Sẻ chia lời chưa nói
Danh mục
Radio – sẻ chia điều muốn nói
NỘI DUNG

 

Chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói

Chủ đề: Nỗi lòng người mẹ

Ngày 9.4.22

Thời lượng: 28p

MC: Những người thực hiện chương trình: Mỹ Nhị, Như Hòa cùng KTV thu âm Vĩnh Lộ vui mừng khi gặp lại quý thính giả thân yêu trong khung giờ quen thuộc hằng tuần. Đã 1 tuần trôi qua, những người thực hiện chương trình quả thật cảm thấy rất nóng lòng để gặp lại tất cả chúng ta, những thính giả đã yêu mến chương trình. Qúy thính giả thân mến! Chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói với chủ đề Nỗi lòng người mẹ hiện nay đang được phát trên sóng FM Đài PT- TH Quảng Trị, quý vị thính giả muốn nghe lại chương trình xin vui lòng truy cập vào trang web QuangtriTV.vn. Khách mời đồng hành cùng chương trình là

Trước tiên cảm ơn ….. đã dành thời gian tham gia cùng chương trình.

KM: Vâng, chào quý thính giả đang nghe Đài, chào Mỹ Nhị cùng Như Hòa. Bản thân đã nhiều lần nghe chương trình với các chủ đề khác nhau, tôi thấy rất thích và cũng muốn có lần tham gia trực tiếp với các bạn. Hôm nay lần đầu tiên nên cảm xúc cũng có chút hồi hộp. Với chủ đề Nỗi lòng người mẹ ngày hôm nay thì tôi tin rằng sẽ là một câu chuyện hay. Qua đây cũng thức tỉnh bao nhiêu ông bố, bà mẹ và cả những đứa con của mình.

NH: Vâng, cảm ơn………. Thưa quý thính giả. Khi người mẹ không thể kiểm soát cảm xúc của mình, la hét, quát mắng con, người ta liền phủ nhận mọi nỗ lực, vất vả của mẹ, coi đó là người mẹ thật tệ hoặc không xứng đáng làm mẹ. Mỗi người phụ nữ lần đầu làm mẹ đều luôn cố gắng làm tốt vai trò của mình. Vì thế, hãy cho phép họ được quyền không hoàn hảo bởi họ cũng có những niềm vui và nỗi buồn riêng, đôi lúc khi không thể kiềm chế cơn nóng giận, họ cũng có thể gắt gỏng với con.... Đó là chuyện rất thường tình!

MN: Có một câu nói rằng: "Đằng sau mỗi cơn giận của người mẹ là nỗi muộn phiền mà cô ấy đã dồn nén từ rất lâu". Quả thật, đằng sau mỗi người mẹ nóng nảy, gắt gỏng khi chăm con là do sự thiếu vắng vai trò của người cha.

Đa số (tất nhiên là không nói hết tất cả chúng ta) hầu hết chúng ta đều đang không nhận ra sự nỗ lực bền bỉ của những người làm mẹ. MN đã đọc được 1 bài báo, trong đó họ đã nói rằng: Khi được đặt câu hỏi: "Tùy theo độ tuổi, ấn tượng về mẹ trong lòng bạn đã thay đổi như thế nào?". Đáp án của câu hỏi đều khiến mọi người đều cảm thấy xót xa:

Khi con 4 tuổi, con cảm thấy mẹ cái gì cũng biết.

Khi con 14 tuổi, con cảm thấy mẹ không biết gì cả.

Khi con 18 tuổi, con cảm thấy suy nghĩ của mẹ đã lỗi thời.

Khi con 25 tuổi, con muốn mẹ trở thành cố vấn và muốn được bàn bạc mọi vấn đề với mẹ.

Khi con 45 tuổi, nếu có mẹ ở đây thì thật tuyệt, mẹ sẽ xử lý vấn đề này như thế nào nhỉ?

Khi con 85 tuổi, con muốn được nghe mọi ý kiến của mẹ, nhưng đã quá muộn rồi...

Khách mời: Vâng, quả như MN vừa chia sẻ, đối với con, khi còn nhỏ thì ba, mẹ là nhất. Cái gì ba mẹ nói ra cũng đúng, cũng đáp ứng kịp thời nhu cầu tìm hiểu của con. Nhưng khi càng lớn, con cái luôn đòi hỏi quá nhiều ở bậc làm cha mẹ. Nhưng khi nhận ra thì ba mẹ đã không còn bên cạnh.

MN: Tuần vừa rồi MN đọc 1 lá thư chia sẻ của 1 thính giả giấu tên, chỉ viết tắt tên là M. Chị có chia sẻ câu chuyện mà khi đọc, bản thân cũng giật mình vì điều đó. Vậy câu chuyện đó ra sao, câu chuyện đó như thế nào, MN mời quý thính giả cùng đón nghe chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói cùng vị khách mời của chương trình.

NH: Và trong chương trình hôm nay, với chủ đề Nỗi lòng người mẹ, quý vị thính giả hãy tham gia cùng chúng tôi qua các cách thức sau: 

NH: Cách 1: Gọi điện về đường dây của chương trình: 02333.595.399 gặp BTV Mỹ Nhị- Phòng VNGT Đài PTTH QT. Xin được nhắc lại số điện thoại của chương trình: 02333.595.399

Cách 2: Gửi thư về địa chỉ mail: Radio – Sẻ chia lời chưa nói. Qrtv@gmail.com.

Cách 3: Chia sẻ qua fanpage: Radio – Sẻ chia lời chưa nói.

NH: Thưa quý vị thính giả. Trên thực tế, hầu hết tất cả chúng ta lúc còn nhỏ đều đã không nhìn thấy sự quan tâm cũng như tấm lòng của mẹ.Thuở bé, chúng ta luôn nhìn thấy sự vụng về, càm ràm, kiểm soát và nóng nảy của mẹ. Nhưng chúng ta thường ngoảnh mặt không công nhận nỗ lực trong việc chăm con của mẹ. Thật may mắn, khi chúng ta khôn lớn. Chúng ta mới nhận ra làm mẹ thật không đơn giản. Chúng ta hiểu rằng, để hoàn thành tốt nhất vai trò của mình, một người mẹ đã phải đánh đổi rất nhiều thứ. Trong lòng mỗi người mẹ sẽ ấp ủ tình yêu to lớn để cố gắng nuôi dạy con nên người.

Đôi khi, sự nóng nảy của người mẹ khi dạy con là do sự người bố chưa thực sự vào cuộc và đồng lòng cùng với vợ dạy dỗ con hay phụ giúp việc cho vợ. Bây giờ thì NH sẽ chia sẻ lá thư của chị M ngay sau đây ạ.

Đọc thư:

Chúng tôi lấy nhau được 7 năm, sinh được 1 cháu lớn được 5 tuổi, cháu sau được hơn 1 tuổi. Cuộc sống vợ chồng tôi ở mức bình thường. 2 vợ chồng đều có công việc để đi làm. Cuộc sống đảo lộn khi cháu thứ 2 ra đời. 1 mình tôi chăm bẵm, lo lắng, con quấy khóc cũng chỉ mình tôi.

Nhiều lần tôi nói với chồng là hãy phụ tôi chăm con hoặc giặt giũ, chơi với cháu đầu, bày cho con học hành. Nhưng anh chỉ buông 1 câu khiến tôi cảm thấy tỉnh người: Em chỉ nói chứ anh không thấy có việc gì cả, ở nhà cả ngày thời gian nhiều. Anh đi làm chưa kêu, em kêu cái gì” rồi bỏ đi. Tôi như người chết lặng giữa câu nói ấy. Mới sinh con chưa được mấy tháng, con trai đầu ngồi học ở ngoài, qua máy tính tôi nghe cô giáo nói con chưa làm bài. Con chỉ im lặng. Tôi tay bồng tay bế ra hỏi con, giỗ con nhỏ ngủ để ra bày cho con trai đầu làm bài. Dò bài con tôi mới tá hỏa khi con còn rất nhiều bài chưa hoàn thiện. Con học bài sau quên bài trước. 10h đêm 2 mẹ con vẫn cứ ngồi với nhau. Con nước mắt ngắn, nước mắt dài khóc. Tôi cũng chẳng kém. Khi anh về nhà là chỉ vào giường ngủ. Tôi dạy xong phải vào chăm cháu nhỏ. Cả đêm như vậy tôi không thể nào ngủ được. Đến sáng thiếp đi thì chồng không quên tặng kèm câu nói: Đấy, giờ chừ vẫn còn ngủ, tôi phải dậy đi làm. Nằm trên giường nghe câu nói đó mà tôi thấy mình thật bất hạnh ngay chính ngôi nhà của mình.

Nhiều khi thấy con sai cũng thương nhưng 1 mình tôi nên tôi la mắng, trách cứ con. Sao con như thế này, sao con như thế khác. Nhiều khi còn đánh vào mông con mấy cái thật đau. Qủa thật tôi không hiểu vì sao bản thân lại như thế. Bản thân lại là 1 người mẹ tệ đến như vậy. Tôi cảm thấy mình thật bế tắc.

NH: Vâng, NH xin được chia sẻ cùng với chị M. Hi vọng chị sẽ vượt qua được giải đoạn khó khăn này cũng như lấy lại được tinh thần vui vẻ, thoải mái để nuôi dạy con của mình thật tốt chị nhé.

Nhạc cắt

MN: Chăm con nhỏ với vô số việc không tên khiến mẹ vất vả mà trở nên mệt nhọc, cáu kỉnh. Chính bởi thế, hễ thấy con làm điều sai trái, đương nhiên mẹ sẽ dễ dàng nổi nóng. Thế nhưng, người cha thì thong dong đứng bấm điện thoại và chen ngang: "Em có thể kiên nhẫn với con được không? Đừng hét vào mặt con như thế!". Đằng sau những người mẹ nóng nảy với con là sự hy sinh, là trách nhiệm và sự ngậm đắng nuốt cay của họ.

1.     Thưa ….chị cảm thấy như thế nào khi nghe câu chuyện chia sẻ của chị M?

TL:…….. người mẹ đóng vai trò như một chiếc "container", chịu đựng và dung chứa mọi cảm xúc buồn vui, giận hờn của con. Đồng thời, trong gia đình, người mẹ phải gánh vác biết bao công việc vất vả từ quét dọn nhà cửa như một ô sin, nấu nướng như một đầu bếp, chăm con ốm như một y tá, kèm cặp bài vở của con như một giáo viên... Ấy thế nhưng mọi người trong gia đình đều cho rằng, đó là những điều hiển nhiên mà mọi người mẹ đều phải làm và nên làm vì con. Đến lúc người mẹ không thể kiểm soát cảm xúc của mình, la hét, quát mắng con, người ta liền phủ nhận mọi nỗ lực, vất vả của mẹ, coi đó là người mẹ thật tệ hoặc không xứng đáng làm mẹ.

 

2.     Trong trường hợp của chị M, anh/chị có thể chia sẻ giúp cho chị M vượt qua được giải đoạn khó khăn này?

TL:

 

3.     Vậy lí do vì sao mẹ hay la mắng, quát tháo con?

 

TL: Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng tôi cho rằng có những nguyên nhân sau:

 

-         Do cha mẹ thiếu hiểu biết

Những người làm cha làm mẹ thường xuyên mắng chửi, thóa mạ con mặc dù con chỉ mắc lỗi rất nhỏ, trước hết là họ thiếu hiểu biết.Thiếu hiểu biết về tâm lý của trẻ, về những tác động tiêu cực mà những lời mắng chửi mang lại, họ cũng không nhận thức được trách nhiệm của mình trong mỗi cái sai của con. Họ thường chỉ mắng cho bõ tức, nói những lời cay độc để con vì thế mà sửa chữa khuyết điểm. Họ không biết rằng những đứa con được giáo dục bằng chửi rủa, đánh đập thường khó phát triển tâm lý, tình cảm và cả trí tuệ một cách toàn diện. Chúng luôn mang trong mình một sự mặc cảm ghê gớm khi ngay từ nhỏ đã bị chỉ mặt đặt tên là đứa “ngu ngốc”, “mất dậy”, “hư hỏng”. Nói rằng cha mẹ sỉ nhục, chửi mắng con cái là vì họ không yêu con là không đúng, nhưng rõ ràng sự thiếu hiểu biết về giáo dục con cái có thể mang lại những tác động lâu dài khó lường.

 

-         Bất lực trong giáo dục

Một lý do khác khiến cha mẹ thường xuyên mắng chửi con là họ bất lực trong giáo dục. Đây cũng là hậu quả của một quá trình giáo dục không có khoa học, không thấu hiểu rõ tâm lý, không gần gũi và tâm sự với con, quá nuông chiều, quá buông lỏng, đến khi con hư rồi lại quá nóng giận với những trạng thái tiêu cực. Nhiều cha mẹ khi con còn nhỏ thì cưng chiều hết mực. Đến khi con hư thì họ trừng phạt bằng đòn roi. Nhưng con vẫn tiếp tục tái phạm. Nhiều lần như vậy, họ không còn cách nào khác là thóa mạ con bằng những lời cay độc.

 

-         Giận cá chém thớt

Điều này xảy ra với rất nhiều gia đình. Khi áp lực cuộc sống đè nặng khiến tâm trí cha mẹ không thoải mái. Giữa lúc đó, chỉ cần con vi phạm bất kỳ điều gì dù là nhỏ nhất hay làm phiền hoặc làm họ “ngứa mắt” là có thể châm ngòi cho một trận chửi rủa không thương tiếc. Nghiêm trọng hơn, có những người còn dựa vào con, mắng con nhưng đích ngắm đến lại là người bạn đời của mình. Sự oan ức và thiếu bao dung của cha mẹ trong trường hợp này có thể khiến trẻ cực kỳ ức chế và căm tức.

 

-         Họ từng là nạn nhân bị cha mẹ mắng chửi

Người ta đã chỉ ra có mối liên hệ giữa những người hay bị đánh đòn, bị đối xử bất công, bị xỉ vả khi còn nhỏ, lớn lên, họ cũng thường có xu hướng mang tính cách này để đối xử với người khác. Đôi khi, người lớn không ý thức được việc họ bị ảnh hưởng bởi quá khứ. Nhưng thực tế tính cộc cằn, thô lỗ, hay chửi rủa của bố mẹ có ảnh hưởng đến họ và đến lượt mình, họ cũng làm như vậy với con cái.Sở dĩ những ông bố bà mẹ trong hoàn cảnh đó trở nên thô lỗ với con cái ở hiện tại là vì họ xem đó là điều bình thường, những lời quát tháo, thóa mạ con cái, việc mắng con ngu đần, dốt nát, hư hỏng được tuôn ra một cách rất tự nhiên.Tuy nhiên, họ quên đi một điều, trước đây, khi bị mắng chửi như vậy, họ từng vô cùng căm giận bố mẹ. Vậy thì giờ đây, khi mắng con, hãy nhớ rằng chúng cũng rất giận họ.

 

4.     Hậu quả từ việc la mắng, đánh đập con có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

TL: Tác hại khi mẹ hay la mắng trẻ đôi khi còn đáng sợ hơn cả đòn ròi. Những đứa trẻ thường xuyên bị la mắng sống nhút nhát, cọc tính, thậm chí là bất hiếu với cha mẹ.

 

-         Nhút nhát: Cha mẹ thường la mắng con, con cái sợ hãi, chúng thiếu cảm giác an toàn và luôn luôn cảm thấy sợ hãi mỗi khi ở nhà. Lối sống quá áp lực này khiến trẻ vô cùng khó chịu. Theo thời gian, tính cách của trẻ sẽ thay đổi, trở nên nhút nhát, thậm chí là hèn nhát và mọi thứ đều phụ thuộc vào ánh mắt của cha mẹ. Những đứa trẻ như vậy khi ra ngoài xã hội, thường không biết phản kháng và thậm chí chịu đựng sự bắt nạt của người khác mà không chống trả chút nào. Khi nhìn thấy điều này, cha mẹ liệu có hối hận vì bạo lực ngôn ngữ đối với con cái mình?

 

- Cọc tính: Người ta thường nói "con cái chính là tấm gương phản chiếu của bố mẹ", điều này không sai. Bởi vì bố mẹ là người mà trẻ gần gũi nhất, tính cách và thái độ của cha mẹ có tác động rất lớn đến trẻ. Chưa kể, trẻ cũng có tính bắt chước rất cao. Vì vậy, những điều trẻ thấy, những lời trẻ nghe sẽ khiến trẻ học theo ngôn ngữ và hành động của cha mẹ. Nếu cha mẹ thường xuyên la mắng trẻ, trẻ cũng sẽ dùng cách thức đó để giao tiếp với người khác. Điều này khiến trẻ dễ khó chịu, tính tình nóng nảy, hay bực dọc. Tin chắc rằng cha mẹ điều không muốn nhìn thấy con cái mình trở nên như thế. 

 

- Bất hiếu: Suy nghĩ của con trẻ rất đơn giản, chúng không hiểu được nỗi lòng của cha mẹ. Trẻ chỉ có thể cảm nhận thông qua hành động và lời nói của bố mẹ. Do đó, khi cha mẹ la mắng trẻ, trẻ sẽ nghĩ rằng cha mẹ không yêu mình. Điều này dễ khiến trẻ nảy sinh tâm lý nổi loạn và muốn xa lánh cha mẹ. Đây là bản năng của trẻ. Trẻ em bị bạo lực ngôn ngữ trong một thời gian dài thực sự rất khó hiếu thảo. Cha mẹ không nên phàn nàn về con cái trong tương lai nếu các con chẳng hiếu thảo với mình. Điều quan trọng nhất là cha mẹ hãy suy xét lại bản thân, cách giáo dục con đã đúng hay chưa. 

 

5.     Vậy mẹ cần làm để tránh la mắng con:

TL:

 

6.     Chúng ta cùng nghe 1 số đoạn băng mà chúng tôi ghi lại được khi hỏi các bạn nhỏ suy nghĩ như thế nào khi bị mẹ hoặc ba la mắng:

 

Phát 3 băng

 

7.     Nghe những chia sẻ đó thì K/M chương trình cảm thấy sao ạ?

TL:

 

Cảm ơn……..

 

Nhạc cắt

Bắt đầu chèn ca khúc Mẹ yêu con

 

NH: Chúng ta nhận được nhiều tình yêu hơn từ những cái ôm ấm áp, vui khi nghe thấy tiếng cười trẻ thơ, lắm lúc thấy mình có đôi chút sự ngớ ngẩn, tự hào, hài lòng, những khoảnh khắc sợ hãi và điều đáng nói nhất là sự biết ơn một đứa trẻ đã bước vào đời mình. Để chúng ta biết mong đợi, hy vọng và quan tâm nhiều hơn. Có một điều bạn phải nhớ: Làm mẹ là trải qua những chuỗi ngày đấu trí liên tục, giữa đúng - sai, nên - không nên, làm - không làm và hơn thế nữa. Ai cũng có lúc mắc phải sai lầm, hoặc không giữ được bình tĩnh. Như đã nói trên không ai làm mẹ hoàn hảo. Chỉ có tình yêu của chúng ta là hoàn hảo. Điều đó mới là mọi thứ tốt nhất mà những đứa trẻ thực sự cần.

 

Vuốt ca khúc lên cao

 

Chào cuối

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trần Thị Mỹ Nhị 05/04/2022 10:13 Lê Vĩnh Nhiên 06/04/2022 14:17
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà