Tạp chí VNCN 10.4
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí Văn nghệ chủ nhật: 10.4.2022

PTV: Xin kính chào Quý vị và các bạn đang đến với Tạp chí VNCN tuần này. Chương trình hôm nay sẽ giới thiệu cùng Quý thính giả những nội dung chính sau đây:

- ĐỘC ĐÁO LÀN ĐIỆU HÁT XÀ NỚT CỦA ĐỒNG BÀO VÂN KIỀU

- Bài viết: Trò chuyện với tập sách “Nơi đầu cầu liên Á” của CTV Bội Nhiên.

- Đất và người Quảng Trị trong  tập thơ “Quảng Trị mình thương” của nhà thơ Nguyễn Văn Dùng

- Tình yêu quê hương qua bài hát “sông Hiền này em đến”

Bây giờ là nội dung chi tiết của chương trình.

1. Tiếp sức sinh viên Lào bằng tiếng Việt

Thưa Quý vị và các bạn! Thời gian qua, ngoài giờ đứng lớp, các giảng viên trẻ Trường Cao đẳng Y tế Quảng Trị đã miệt mài tổ chức nhiều hoạt động giúp sinh viên Lào vượt qua rào cản ngôn ngữ. Trong đó, những lớp phụ đạo miễn phí theo nhóm đã và đang phát huy hiệu quả.

Năm 2017, Trường Cao đẳng Y tế Quảng Trị tiếp nhận khóa sinh viên Lào đầu tiên. Với suy nghĩ làm giúp sinh viên nước bạn vượt qua rào cản ngôn ngữ, nhiều hoạt động bổ trợ tiếng Việt cho sinh viên đã được nhà trường, đoàn trường tổ chức. Đặc biệt, từ năm 2019, Đoàn Trường Cao đẳng Y tế Quảng Trị quyết định xây dựng các nhóm phụ đạo tiếng Việt miễn phí cho sinh viên Lào và sớm mang lại kết quả phấn khởi. Một số em đã hiểu sâu hơn về những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam; thuộc nhiều bài hát, bài thơ tiếng Việt; có thể tham gia các hoạt động cộng đồng… đặc biệt mối quan hệ giữa nhiều giảng viên và sinh viên gắn bó hơn sau mỗi giờ học phụ đạo.

2. Chuẩn bị triển khai dự án con đường hoa hồ Tân Độ

Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Trị có công văn đồng ý về vị trí, quy mô khu đất dự kiến phát triển con đường hoa hồ Tân Độ tại thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hoá.

Hồ Tân Độ nằm ở phía Bắc thị trấn Khe Sanh, là một trong những hồ thuỷ lợi đẹp nhất của huyện Hướng Hoá. Ngoài diện tích mặt nước, nơi đây có hệ thống rừng thông hàng chục năm tuổi bao quanh, có phong cảnh núi đồi, khí hậu không khác gì Đà Lạt. Việc triển khai xây dựng khu đất này thành con đường hoa bằng nguồn lực xã hội hoá là phù hợp với quy hoạch của địa phương; cải thiện môi trường xanh, sạch, mỹ quan đô thị và đặc biệt tạo điểm nhấn thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch tại hồ Tân Độ.

3. LÀN ĐIỆU XÀ NỚT

Trong đời sống sinh hoạt của người Vân Kiều có rất nhiều làn điệu dân ca, mỗi loại có một cách thể hiện riêng và phù hợp với từng đối tượng, hoàn cảnh cụ thể, hát xà nớt là một trong những làn điệu dân ca truyền thống của người Vân Kiều.

Cũng như các làn điệu dân ca khác, hát xà nớt là làn điệu dân ca hát theo lối ví von, có cung bậc và giai điệu; một lối hát đối đáp ứng khẩu qua lại với nhau. Đây là một làn điệu dân ca truyền miệng mang đậm bản sắc văn hóa Vân Kiều; thể hiện sự thông minh, tài ứng xử nhạy bén của con người trong việc mượn cảnh vật thiên nhiên để nói lên tình cảm, khát vọng yêu thương, chinh phục thiên nhiên trong cuộc sống thường ngày của con người, tạo nên sức mạnh tinh thần gắn kết cộng đồng góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương giàu đẹp.

Nhạc cắt

PTV: Kính thưa Quý vị và các bạn! Ngay từ đầu năm 2022, tập bút ký, phóng sự Nơi đầu cầu liên Á của tác giả Nguyễn Hoàn được xuất bản với 55 bài viết trong suốt hành trình làm báo của tác giả từ ngày lập lại tỉnh nhà Quảng Trị. Đó là hệ thống bài viết về đất và người Quảng Trị trong nỗ lực dựng xây, phát triển và tô thắm thêm truyền thống vẻ vang cho quê nhà suốt hơn nửa thế kỷ qua… Chúng ta cùng nghe bài viết: Trò chuyện với tập sách “Nơi đầu cầu liên Á” của CTV Bội Nhiên.

Trò chuyện với tập sách Nơi đầu cầu liên Á

Tác giả Nguyễn Hoàn cho biết Với tinh thần “bao quát về tỉnh Quảng Trị trong chuỗi thời gian dài từ khi chia tỉnh Quảng Trị đến nay mà trong đó, ngoài viết về nhiều công trình nổi tiếng của Quảng Trị là sự khắc họa các nhân vật lịch sử, nhân vật văn hóa của Việt Nam cũng như những bài viết về Huế, Trường Sa, thi nhân Hàn Mặc Tử… đều liên quan Quảng Trị”. Từ đó, bạn đọc gặp trong 55 bút ký, phóng sự in cùng tập sách Nơi đầu cầu liên Á của tác giả Nguyễn Hoàn những dự báo, dự cảm về mảnh đất trên Hành lang Kinh tế Đông-Tây, về Mỹ Thủy, về xây dựng đền thờ Hàm Nghi, về di sản của Chúa Nguyễn Hoàng, di sản của nhà thơ Chế Lan Viên,… đều đã trở thành hiện thực. Đó là những trang viết tha thiết niềm tin “Đông Hà hướng đến cấu trúc thành phố bên sông trong quy hoạch phát triển không gian đô thị, tôi nhớ đến những nền văn minh rực rỡ đã phát tích bên những dòng sông và nghĩ về vị thế của sông Hiếu với Đông Hà, dòng sông xanh làm mát hồn Đông Hà phố”, “Dầu cảng nước sâu Mỹ Thủy nay mai thắp sáng cả chân trời Mỹ Thủy, chân trời Quảng Trị xán lạn, huy hoàng!” và sự khẳng định nhà lưu niệm Chế Lan Viên là “nơi để nhớ về Chế Lan Viên trên đất quê hương mang hình bóng mẹ, nơi đất đã hóa tâm hồn”, “xuất khẩu tiêu Cùa, rượu Kim Long, café Hướng Hóa để những đặc sản đắng cay của Quảng Trị mãi mãi làm mềm môi và ngọt lòng khách muôn phương”.

Khi viết về Vĩ tuyến 17 và dòng Bến Hải, tác giả Nguyễn Hoàn là người đã “khai sinh” cụm từ lũy thép-lũy hoa. Tác giả đã viết: “Đất thép Vĩnh Linh đã qua biết bao mùa nở đầy hoa thắng trận và hoa dựng xây... Và như vậy, tôi muốn được gọi tên lũy thép-lũy hoa về một mảnh đất nức tiếng thế giới của Việt Nam: Hiền Lương, Bến Hải, Cửa Tùng... Dòng Bến Hải một thuở ôm ấp, tỏa soi màu cờ Tổ quốc đỏ tươi giờ đang thắm lại những sắc xanh hòa bình của cây trái đôi bờ rợp bóng. Con sông Bến Hải quặn mình suốt thời chiến tranh cắt chia đã đẻ ra được những tiềm năng thủy sản giàu có hôm nay. Dòng Bến Hải có hai cây cầu song hành vào tương lai: Một cây cầu giao thông hiện đại của đất nước thời công nghiệp hóa và một cây cầu ngưỡng vọng lịch sử hào hùng của dân tộc, đó là cuộc song hành bất tuyệt của truyền thống và hiện đại”.

Viết về các nhà cách mạng, tác giả Nguyễn Hoàn là người mang đến với bạn đọc Quảng Trị niềm tự hào “đất mẹ Quảng Trị một thời thương đau đã nâng bước chân đồng chí Trần Phú khổ luyện, học hành giỏi giang, nuôi chí một mai kiên cường đấu tranh. Ghi công lớn của đồng chí, Quảng Trị đã có một số nơi đặt tên đường Trần Phú,… để giáo dục truyền thống, để nhớ mãi một thời thương đau mà oanh liệt của dân tộc”, viết về Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn “dù việc nước bận rộn muôn vàn vẫn đau đáu một niềm thương nỗi nhớ vô bờ dành cho miền quê khó nghèo Quảng Trị”. Trong âm hưởng hào hùng, vẻ vang và bi tráng của lịch sử, tác giả Nguyễn Hoàn đưa vào tác phẩm của mình sự khắc ghi về thị xã Quảng Trị, Thành cổ Quảng Trị “Soi mình bên dòng sông Thạch Hãn, một dòng sông tâm thức, một dòng sông tâm hồn của người Quảng Trị, thị xã Quảng Trị mang một vẻ đẹp riêng ít có ở các đô thị náo nhiệt khác, đó là một vẻ đẹp sử thi mà sâu lắng, bi tráng mà hiền thương, rộn rã mà xinh xắn”, “dưới chân Đài tưởng niệm Thành cổ thiêng liêng, những anh hùng Thành cổ, những cựu chiến binh Thành cổ không chỉ giúp người Mỹ hiểu ra sức mạnh Việt Nam mà còn gửi tới người Mỹ một thông điệp, rằng đấy chính là sức mạnh của hòa bình, tự do, hợp tác và hội nhập”.

Tập bút ký, phóng sự Nơi đầu cầu liên Á cho thấy hành trình sáng tác đã đưa tác giả Nguyễn Hoàn đến và hiểu rõ Hải Lăng, vùng đất phía Nam của tỉnh Quảng Trị “đầu gối lên Trường Sơn kiêu hãnh, thân óng ả giữa những vùng lúa tốt tươi phì nhiêu, thân uốn lượn điệu đàng bên những dải lụa mềm sông Vĩnh Định, sông Nhùng, sông Ô Lâu, chân đạp sóng biển Đông. Và rồi phù sa mạch nguồn, màu mỡ đất đai Hải Lăng đã dâng tặng bao sản vật ngọt ngon, đậm đà cho đời, như một sự đền bồi thơm thảo cho cái nết ăn ở, cái nét phong vận của người Hải Lăng”; hay người Mẹ Gio Linh đôn hậu và bao dung, Cồn Cỏ là nơi đến và nơi đi của những hải trình xanh; cảm nhận không gian mỹ thuật của danh họa Lê Bá Đảng và những pho sách của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường ở Festival Huế, gặp những giáo viên “mỗi người mỗi vẻ, mười phân vẹn mười”, nhìn ngắm “công trình thủy lợi, thủy điện ôm ấp khát vọng của người Quảng Trị về một công trình tầm cỡ góp phần đưa Quảng Trị vượt ra khỏi tỉnh nghèo”, ra tới Trường Sa nghe “những khúc tưởng niệm, tiếng chuông chùa, thấy những nụ mầm mới và tình quân dân nồng thắm trên đảo là nhà, biển là quê hương”, đi trên đường liên Á qua “nước Lào nguyên sơ và cổ kính” có tỉnh Savanakhet gối mình bên dòng sông Mê Kông đối diện cách một dải nước với tỉnh Mukdahan của Thái Lan ở bờ bên...

Qua 55 bút ký, phóng sự của tác giả Nguyễn Hoàn trong tập sách Nơi đầu cầu liên Á, bạn đọc hiểu tỉnh Quảng Trị có cái nhiều điều hấp dẫn và tỉnh Quảng Trị có khả năng làm cho cuộc sống của con người phong phú hơn, hạnh phúc hơn ngay trên một đầu cầu liên Á quan trọng mà từ đây, mọi “tầm ngắm” khai thông cho kinh tế tiểu vùng sông Mê kông đầy hứa hẹn.

Trích bài hát: Nắm Đất Thiêng

PTV: Kính thưa Quý vị và các bạn! Ai trong chúng ta cũng đều có một quê hương để trở về. Quê hương là nơi chúng ta lớn lên, nơi có những kí ức tuổi thơ hồn nhiên và vui vẻ. Nơi ấy chúng ta đã chứng kiến một hành trình dài của quê hương từ những ngày còn khó khăn, gian khổ đến những bước chuyển mình, hồi sinh và phát triển đi lên với bao thăng trầm.  Đó cũng là cảm xúc để nhà thơ Nguyễn Văn Dùng- Chủ tịch Hội VHNT Quảng Trị  gửi gắm trong tập thơ với tựa đề “Quảng Trị mình thương”. Tập thơ vừa ra mắt bạn đọc đầu năm 2022 và được ông gửi tham dự cuộc thi “Quảng Trị 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển” do UBND tỉnh Quảng Trị phát động lần này. Trong chương trình Tạp chí VNCN hôm nay, chúng ta hãy cùng gặp gỡ nhà thơ Nguyễn Văn Dùng để cùng tìm hiểu về nội dung của tập thơ này.

Trích đọc thơ

1. Xin cảm ơn nhà thơ NVD đã gửi đến chương trình một trích đoạn bài thơ trong tập sách “Quảng Trị mình thương” vừa mới được xuất bản của ông và ông có thể cho biết cảm xúc nào đã được ông gửi gắm qua tập thơ này ạ?

2. Vâng! Vậy với tập thơ Quảng Trị mình thương tập hợp những bài thơ được ông viết với những chủ đề nào của quê nhà Quảng Trị?

3. Ngay từ tên gọi của tập thơ có tên là “Quảng Trị mình thương”- gợi lên rất nhiều tình cảm của tác giả dành cho quê nhà Quảng Trị. Ông có thể nói một chút về tựa đề của tập thơ lần này ạ?

Trích đọc thơ

4. Thưa nhà thơ NVD! Quê hương luôn là nơi thiêng liêng nhất của mỗi người. Đặc biệt là với các văn nghệ sỹ, quê hương luôn mang đến những cảm xúc đặc biệt để họ sáng tác với rất nhiều mảng đề tài, thể loại khách nhau. Với nhà thơ NVD là một người con của mảnh đất Quảng Trị, ông nghĩ ntn về điều này ạ?

5.Vậy với những tình cảm chan chứa yêu thương đó, ý tưởng của tập thơ “Quảng Trị mình thương” được ông xây dựng và sắp xếp ntn?

Trích đọc thơ

Xin cảm ơn nhà thơ NVD với những chia sẽ thú vị.

Trích bài hát: Quê hương tuổi thơ

PTV: Quý vị và các bạn đang nghe chương trình Tạp chí VNCN của Đài PTTH Quảng Trị. Kính thưa Quý vị và các bạn! “Sông Hiền ngày em đến”- Cáp Anh Tài. Là người con Quảng Trị và xa quê đã lâu, luôn nhớ về quê hương của mình nên những ca khúc của Cáp Anh Tài hầu hết đều mang tình cảm với quê hương miền Trung.

Trích bài hát: “Sông Hiền ngày em đến”

Những dòng sông quê hương luôn là đề tài, nguồn cảm hứng vô tận cho các nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà thơ, nhà văn. Đó là hình ảnh ấn tượng nhất của mỗi người, nhất là những người con tha hương khi nhớ lại tuổi thơ, nhớ về quê mẹ, bởi “trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình”.  Đặc biệt với những người nhạc sỹ, bằng tình yêu quê hương của mình họ đã đưa dòng sông quê vào trong âm nhạc với vẻ đẹp lấp lánh, diệu huyền  để lại cảm xúc trong tâm trí người nghe.

Trích bài hát: “Sông Hiền ngày em đến”- Cáp Anh Tài.

PTV: Quý vị và các bạn vừa nghe trích đoạn bài hát: “Sông Hiền ngày em đến” của nhạc sỹ, ca sỹ Cáp Anh Tài. Vâng! Cáp Anh Tài là người con Quảng Trị và xa quê đã lâu, thế những anh vẫn luôn đau đáu nhớ về quê hương của mình nên những ca khúc của Cáp Anh Tài hầu hết đều mang nặng tình cảm với quê hương Quảng Trị. Ca khúc “Sông Hiền ngày em đến” là bài hát được Cáp Anh Tài viết nên từ tình yêu quê hương Quảng Trị gắn với những địa danh quen thuộc, đi vào lịch sử như sông Hiền Lương, Vĩnh Mốc, Rú Lịnh, Đảo Cồn Cỏ, Cửa Việt , Cửa Tùng, Thành Cổ, La Vang… Ca khúc không chỉ như là lời giới thiệu về những địa danh nổi tiếng của vùng đất Quảng Trị mà đem đến cho người nghe sự thưởng thức vẻ đẹp của những tên đất, tên làng, mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại, giữa người đi xa và người ở lại xây dựng quê hương. Chính bởi sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Quảng Trị nên từng tên đất tên làng đều khiến người nhạc sỹ Cáp Anh Tài hiểu rõ và yêu mến vô cùng.

p/v: Nhạc sỹ, ca sỹ Cáp Anh Tài chia sẽ:

Trích phỏng vấn: 7 phút và bài hát

Tình cảm quê hương thật bao la, thiêng liêng biết nhường nào. Quê hương không chỉ là mảnh đất ghi dấu tiếng khóc chào đời mà ở nơi đó có biết bao người thân yêu, cùng biết bao ký ức tươi đẹp. Đó là hành trang quý giá đi theo suốt cuộc đời mỗi người. Tình yêu quê hương khó có thể diễn tả thành lời thế nhưng nhờ những ca từ giai điệu đã giúp người nhạc sỹ chuyển thành những giai điệu ngọt ngào, sâu lắng. Khi thưởng thức ca khúc “Sông Hiền ngày em đến”, người yêu nhạc như được tiếp nhận một giá trị nhân văn sâu sắc nữa, đó là tình cảm gắn bó thiết tha của những người con xa quê, trong tâm thức họ lúc nào cũng đau đáu nhớ về những dòng sông, nhớ về quê hương yêu dấu.

Trích Phỏng vấn: 15p50s

Bài hát khép lại bằng câu kết “Về Quảng Trị là không muốn rời xa” như lời khẳng định về mảnh đất sâu nặng ân tình luôn là nỗi nhớ thương của những ai sinh ra và lớn lên ở đấy. Viết về  quê hương, mỗi tác giả có cách tiếp cận khác nhau, nhưng đều chạm đến trái tim người nghe bởi mỗi dòng, mỗi chữ đều hàm chứa điều máu thịt nhất. Với nhạc sỹ Cáp Anh tài cũng vậy, tình yêu quê hương luôn chảy mãi trong các sáng tác của anh. Chính vì vậy, dư âm ca khúc "Sông Hiền ngày em đến" sẽ vang ngân mãi trong trái tim những người con xa quê, dù ở đâu, dù lứa tuổi nào luôn canh cánh trong lòng tiếng vọng quê hương.

Trích bài hát

PTV: Chào cuối

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 05/04/2022 19:05 Lê Vĩnh Nhiên 06/04/2022 14:17

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà