Tạp chí VNCN 17.4
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí văn nghệ chủ nhật 17.4.2022

PTV: Kính chào Quý vị và các bạn! Rất vui khi được đồng hành cùng quý vị và các bạn trong Tạp chí VNCN tuần này. Chương trình hôm nay, mời Quý vị và các bạn cùng đến với những nội dung chính sau đây:

- Quảng Trị sẵn sàng các hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn năm 2022

-Gặp gỡ diễn viên Nguyễn Quý với vai diễn Tổng bí thư Lê Duẩn trong chương trình sân khấu thực cảnh đặc biệt: “Yêu lẽ phải, trọng tình thương”.

- Bài viết: Đất và người Quảng Trị qua NT không ảnh

-Ý nghĩa của chiếc bánh chì trong đời sống của người dân làng Cẩm Phổ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh.

Sau đây là nội dung chi tiết của chương trình.

Nhạc cắt

1. Quảng Trị sẵn sàng các hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn năm 2022

Nhằm khơi dậy niềm tự hào, phát huy truyền thống cách mạng anh hùng, vượt qua mọi khó khăn thử thách, UBND tỉnh Quảng Trị sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2022.  Đây sẽ là hoạt động vừa ý nghĩa, có tính nhân văn và mở cửa du lịch trong bối cảnh bình thường mới của đại dịch Covid-19.

Trong dịp kỷ niệm Thống nhất non sông 30/4 và 50 năm giải phóng tỉnh Quảng Trị 1/5, các chương trình lớn được tổ chức tại di tích Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải như: lễ thượng cờ Thống nhất non sông và khai mạc giải đua thuyền truyền thống; Trao giải cuộc thi sáng tác Văn học nghệ thuật "Quảng Trị - 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển".

Tại Thành Cổ Quảng Trị sẽ có lễ phát hành bộ Tem kỷ niệm 50 năm bảo về Thành Cổ Quảng Trị. Tháng 7 năm 2022 sẽ có các hoạt động hướng đễn Lễ hội Vì Hòa bình và kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ như: Liên hoan Thanh niên - Sinh viên Việt Nam từ ngày 24-26/7 tại Bến thả hoa bờ Bắc Thạch Hãn; chương trình nghệ thuật "Khát vọng Hòa bình" đêm 24/7; Triển lãm mỹ thuật khu vực IV Bắc miền Trung; cùng nhiều hoạt động tri ân, đền ơn đáp nghĩa...

2. Tôn tạo giếng Thung, bảo tồn nét văn hoá làng Phú Thị Đông

Từ bao đời nay “cây đa, giếng nước, sân đình” đã trở thành biểu tượng mang giá trị tinh thần của mỗi làng quê Việt Nam. Bởi vậy, đối với người dân làng Phú Thị Đông, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, người dân vô cùng hân hoan vui sướng khi làng khôi phục thành công công trình giếng Thung.

Nằm ngay cạnh trục đường chính Nguyễn Văn Linh, giếng Thung khôi phục góp phần tạo nên cảnh quan khang trang, đổi mới song vẫn giữ nét cổ kính, thanh bình của làng Phú Thị Đông xưa. Không chỉ mang ý nghĩa công trình dân sinh, giếng Thung thể hiện sự đoàn kết trong cộng đồng làng, cùng ý thức giữ gìn nét đẹp văn hoá truyền thống, hướng đến tri ân tổ tiên, đồng thời, giáo dục thế hệ sau luôn nhớ về nguồn cội.

3. HÁT XIÊNG CỦA ĐỒNG BÀO PA KO

Giống các làn điệu dân ca độc đáo khác như: Oát sa nớt, tà oái, ka lơi cha chấp của người Vân Kiều và Pa Cô, hát xiêng của người Pa Cô là lối hát thể hiện được nhiều cung bậc về tâm trạng của người hát dung để giãi bày tình cảm, nhắc về kỷ niệm, tâm sự lỗi lầm, hàm ý trách móc, mượn cảnh vật và sự việc để nói lên những vấn đề xảy ra trong cuộc sống gia đình, cộng đồng và xã hội.

Hát xiêng cũng là lối hát giao duyên của nhiều chàng trai, cô gái Pa Cô, đó là những lời hẹn hò, thề ước với nhau rất lãng mạn mang nét văn hóa độc đáo của đồng bào miền núi Quảng Trị. Ngày nay, các chàng trai, cô gái Pa Cô vẫn yêu mến các làn điệu hát của lối hát xiêng truyền thống. Các thể thức hát và cung bậc xiêng được lưu giữ trong ký ức và trong đời sống văn hóa các thế hệ người Pa Cô góp phần bảo tồn làn điệu dân ca độc đáo này.

Nhạc cắt

PTV: Kính thưa Quý vị và các bạn! Nhân dịp kỉ niệm 115 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Lê Duẩn (4/7/1907-4/72022), vừa qua tại đình làng Bích La Đông, xãTriệu Thành, huyện Triệu Phong đã diễn ra chương trình sân khấu thực cảnh đặc biệt “Yêu lẽ phải - Trọng tình thương” do nhà văn Nguyễn Quang Vinh làm tổng đạo diễn. Xuyên suốt chương trình đã tái hiện cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của Tổng Bí thư Lê Duẩn gắn liền với những dấu mốc của lịch sử dân tộc đã để lại dấu ấn xúc động trong lòng người xem.

PTV: Để làm nên thành công của chương trình là sự cộng hưởng của rất nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến hình ảnh đ/c Tổng bí thư Lê Duẩn được diễn viên Nguyễn Quý vào vai với những cung bậc cảm xúc khác nhau, thể hiện chân thực và sinh động chân dung của một người chiến sỹ cách mạng kiên trung, một người con ưu tú của làng nghèo chợ Sãi. Trong những ngày này, diễn viên Nguyễn Quý đang có mặt tại Quảng Bình để tham gia vở diễn mới. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với diễn viên Nguyễn Quý qua đt về vai diễn Tổng bí thư Lê Duẩn do anh đảm nhận vừa qua. Mời Quý vị và các bạn cùng nghe.

1.Xin chào và cảm ơn diễn viên Nguyễn Quý đã tham gia chương trình. Trước hết xin chúc mừng anh với vai diễn đ/ c Tổng bí thư Lê Duẩn mà anh vừa đảm nhận trong chương trình sân khấu thực cảnh đặc biệt “Yêu lẽ phải, trọng tình thương” vừa qua. Cảm xúc của anh trong những ngày qua ntn ạ?

Anh Quý trả lời…(vẫn còn nguyên cảm xúc xúc động và tự hào, chia sẽ về cơ duyên đến với vai diễn này….nhận được nhiều lời khen và chúc mừng từ bạn bè, đồng nghiệp…)

2.Thưa diễn viên Nguyễn Quý! Vậy để có hóa thân thành công vai diễn của mình về  hình tượng đ/ c Tổng bí thư Lê Duẩn, là một diễn viên anh đã có một quá trình tập luyện và tìm hiểu về cuộc đời của đ/c Lê Duẩn ntn ạ?

Anh Quý trả lời….(Nghiên cứu tính cách, nội tâm, đi đứng, nói năng, điệu bộ ntn? Nghiên cứu qua tài liệu sách báo hay qua lời kể của ai? Tham khảo ý kiến của những ai…?)

3.Chương trình sân khấu thực cảnh đặc biệt “Yêu lẽ phải, trọng tình thương”  được chia làm nhiều phân đoạn khác nhau, tái hiện cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của Tổng Bí thư Lê Duẩn, gắn liền với những dấu mốc của lịch sử dân tộc. Ắt hẳn bản thân anh phải nghiên cứu rất kỹ những cung bậc cảm xúc  của đ/c Lê Duẩn gắn với những bối cảnh và câu chuyện trong những thời kỳ khác nhau phải ko ạ?

Anh Quý trả lời…(Mỗi phân cảnh khác nhau thì biểu hiện tâm trạng ntn, ví dụ cụ thể? Đạo diễn có những sự giúp đỡ chuyên môn ntn, góp ý ra sao; những lần chưa diễn đạt phải làm lại ntn nào..?

Trích

4. Quý vị và các bạn vừa đến với một trích đoạn trong chương trình sân khấu thực cảnh “Yêu lẽ phải, trọng tình thương” nói về cuộc đời của đc Tổng bí thư Lê Duẩn do DV Nguyễn Quý vào vai. Thưa diễn viên Nguyễn Quý! Trong suốt vai diễn đ/c Tổng bí thư Lê Duẩn, phân đoạn nào theo anh là khó nhất ạ?

Anh Quý trả lời…(Lấy ví dụ minh họa)

5.Thưa diễn viên Nguyễn Quý! Đ/c Lê Duẩn là người con ưu tú của quê hương Quảng Trị. Là người đã vinh dự hóa thân vào hình tượng anh ba Duẩn với rất nhiều những cung bậc cảm xúc khác nhau, vậy anh cảm nhận ntn về ý nghĩa mà chương trình mang lại?

Anh Quý trả lời…(Chương trình mang ý nghĩa giáo dục….giúp thế hệ trẻ hiểu và càng yêu mến hơn, tự hào hơn về người con ưu tú của quê hương Quảng Trị.

Trích bài hát: Nhớ về anh; ST: Võ Thế Hùng

PTV: Thưa Quý vị và các bạn! Chụp ảnh flycam trên không là một công nghệ chụp ảnh từ trên không trung với độ cao từ hàng trăm đến hàng nghìn mét, là sự cải tiến mới trong công nghệ quay phim chụp ảnh thế hệ mới. Với những đổi mới của mình, công nghệ flycam mang lại những góc chụp độc đáo, mới mẻ mà công nghệ cũ không thể làm được. Đây cũng là một cách tác nghiệp mới được các nhiếp ảnh gia Quảng Trị kịp thời nắm bắt phù hợp với xu thế hiện đại. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về NT Không ảnh qua bài viết: Đất và người Quảng Trị qua NT không ảnh của CTV Bội Nhiên.

NT Không ảnh

Tháng 2 năm 2022, tập sách Không ảnh Quảng Trị của nhà báo-họa sĩ Hồ Thanh Thọ được xuất bản với 2 ngôn ngữ là Tiếng Việt và Tiếng Anh đã trở thành tập sách không ảnh đầu tiên của tỉnh Quảng Trị mà “Nếu bạn checkin được hết các địa điểm trong cuốn sách thì bạn là người thân thuộc với Quảng Trị lắm luôn”. Mục đích của nhà báo-họa sĩ Hồ Thanh Thọ đơn giản là “hy vọng tập sách Không ảnh Quảng Trị sẽ là món quà lưu niệm thiết thực nhằm quảng bá hình ảnh tỉnh Quảng Trị đến với bạn bè trong và ngoài nước”. Với 3 phần gồm Đi qua miền đất lửa, Nơi lưu giữ ký ức về Quảng Trị, Nhịp sống mới, tập sách Không ảnh Quảng Trị tập hợp 147 tấm ảnh ghi lại những khoảnh khắc cuộc sống, tạo nên bức tranh tổng thể về tỉnh Quảng Trị bằng nghệ thuật nhiếp ảnh. Đó là thành quả của những ngày, tháng đưa flycam bay trên ruộng nương, núi cao sông hẹp, biển rộng thác xa,… để ghi lại hình ảnh huyện đảo Cồn Cỏ như hòn ngọc giữa Biển Đông, thành phố Đông Hà nhộn nhip với sức trẻ, thị xã Quảng Trị vẻ vang với Tháp chuông Thành cổ và Bến thả hoa bờ Bắc sông Thạch Hãn, huyện Triệu Phong với những làng quê thanh bình bên dòng Thạch Hãn, huyện Cam Lộ có vẻ đẹp mộc mạc của làng Vĩnh An và cầu Đuồi bắc qua sông Hiếu mộng mơ, huyện Hải Lăng với làng cổ Hội Kỳ yên ả và xã Hải Ba đạt chuẩn Nông thôn mới, huyện Hướng Hóa với thị trấn Lao Bảo bừng sức sống, huyện Đakrông với Lễ hội Ariêu Ping đậm đà bản sắc văn hóa của người Vân Kiều và người Pa Koh, huyện Gio Linh với cầu Cửa Việt nối những bờ vui, huyện Vĩnh Linh với cảng cá Cửa Tùng nồng nàn vị biển.

Với tinh thần ghi nhớ lịch sử và những danh thắng của quê nhà, không ảnh của nhà báo-họa sĩ Hồ Thanh Thọ đã ngưng đọng những thời khắc chân phương mà nhiều ánh sáng về Cầu Hiền Lương và sông Bến Hải, sân bay Tà Cơn, địa đạo Vịnh Mốc, tượng đài Chiến thắng Khe Sanh-làng Vây, Thành cổ Quảng Trị, Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9, Trung tâm Hành hương La Vang, Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang, chiến khu Ba Lòng, Nhà đày Lao Bảo, khe Gió, tượng đài Giao bưu thông tin liên lạc, cầu treo Bến Tắt, di tích Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam, đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, chùa Cam Lộ, giếng cổ Gio An, bến đò Tùng Luật, suối Pa Cha, thác Xy kreo hùng vĩ, trằm Trà Lộc mát rượi, thác Tà Puồng và thác Chênh Vênh hoang sơ, bãi biển Cửa Tùng mỹ miều, biển Cửa Việt và biển Mỹ Thủy trong lành, mũi Trèo và mũi Lay mới lạ. Với việc trình bày bố logic,  phần cuối sách là những tác phẩm mở ra trước cảm nhận của người xem ảnh về mảnh đất và con người Quảng Trị những niềm vui trong Lễ hội Thống nhất non sông, ngôi chợ Phiên Cam Lộ nhộn nhịp, hội cù đầu năm tươi thắm sắc Xuân, hội đu và hội chơi bài chòi ngày Xuân rộn ràng lời thơ tiếng nhạc, hội thi kéo co khỏe khoắn chan hòa, lễ hội hoa đăng trên dòng sông lịch sử lấp lánh niềm tri ân, tiết học biên giới ấp ủ những ước mơ, đoàn đua xe đạp quyết tâm tranh tài, làng hoa An Lạc muôn lục nghìn hồng, những món quà gụi gần thân thiết của biển bạc đồng xanh, làng Cát ở vùng cao Đakrông đổi thay tốt đẹp, hệ thống thủy lợi tưới mát ruộng đồng, nguồn điện năng dồi dào từ điện gió và năng lượng mặt trời, các khu công nghiệp sáng trưng trong giờ sản xuất, lễ hội văn hóa của dân tộc ít người ở miền Tây ngân vang tiếng chiêng và bừng sáng những sắc màu vẫy gọi…

Với việc ghi lại hình ảnh về tỉnh Quảng Trị nói chung và thành phố Đông Hà nói riêng từ trên cao, không ảnh của nhà báo-họa sĩ Hồ Thanh Thọ đã giúp người xem có cái nhìn tổng quan, toàn cảnh về đối tượng thẩm mỹ mà mình khám phá trên phạm vi rộng nhưng vẫn mang lại thụ cảm nghệ thuật cụ thể và đầy đặn, góp phần bồi đắp đời sống mỹ thuật đồng thời quảng bá, giới thiệu những hình ảnh đẹp về mảnh đất và con người ở nơi đã không còn chỉ có nắng lửa và gió Lào cùng vô số phế liệu của chiến tranh…

Trích bài hát Quảng Trị

PTV: Quý vị và các bạn đang nghe chương trình Tạp chí VNCN của Đài PTTH Quảng Trị. Thưa Quý vị và các bạn! Hình ảnh của quê hương Quảng Trị gắn bó với những tên đất, tên làng không chỉ đi vào trong lịch sử, các tác phẩm VHNT với nhiều cách thể hiện khác nhau mà mỗi vùng quê trên mảnh đất này còn gắn liền với những dấu ấn văn hóa độc đáo tạo nên bản sắc riêng biệt.

PTV: Trong đó, làng An, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh là một vùng đất thuần nông. Cuộc sống của người dân quê gắn bó với thôn xóm, ruộng đồng. Từ những sản vật của đồng đất quê nhà, nbà con đã làm nên những chiếc bánh chì có hình tròn, trắng trong, thơm dẻo…mang hương vị đặc trưng. Những chiếc bánh chì được làm trong những dịp đặc biệt của làng An Mỹ không chỉ để thờ cúng tổ tiên mà còn giúp gắn kết tình làng, nghĩa xóm và thể hiện mong ước của bà con vào một năm mới no ấm, bình an và hạnh phúc.

BÁNH CHÌ LÀNG AN MỸ

Không biết từ bao giờ, câu nói “Bánh ít trao đi, bánh chì trao lại” đã trở thành  quen thuộc đối với người dân làng An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh. Bởi nhắc đến Bánh chì là nhắc đến món ăn truyền thống, xuất hiện vào các lễ cúng đình, lễ xuống cấy và lễ Tết Nguyên Đán ở làng An Mỹ.

P/v: Ông Trương Công Thành- Làng An Mỹ- xã Gio Mỹ- huyện Gio Linh cho biết:

Đối với người dân làng An Mỹ, việc chuẩn bị cho các công đoạn làm bánh chì trong những dịp đặc biệt của làng đã trở nên quen thuộc. Trong ánh lửa bập bùng của mỗi gian bếp, các bà, các mẹ lại bắt đầu công việc thuần thục của mình mà từ thưở ấu thơ họ đã được những thế hệ đi trước truyền lại. Từ loại nếp ngon của làng được lựa chọn và sau đó sẽ được hông chín để bắt đầu nguyên liệu làm bánh.

P/v:  Bà Dương Thị Lành- Làng An Mỹ- Gio Mỹ- Gio Linh chia sẽ

Để làm được những chiếc bánh chì thì một trong những khâu quan trọng là giã xôi. Với người dân làng An Mỹ, bí quyết để xôi dẻo không bị dính vào chày là phải dùng lòng đỏ trứng vịt đã luộc chín, tán nhỏ và bôi vào đầu chày. Làm như thế vừa thơm bột bánh, vừa dễ cho người giã được đều tay. Đặc biệt, phải giã xôi trong lúc còn nóng, bánh mới có độ dẻo và sẽ không bị lại gạo.Một khuôn nếp được giã trong khoảng mười lăm phút với sự phối hợp nhuần nhuyễn, ăn ý giữa người giã, người xoay mo cau, người kiểm tra độ dẻo của nếp. Một chiếc bánh chì hoàn thành, có dẻo thơm hay không chính là nhờ công đoạn chọn nếp nấu xôi và đều tay giã. Thế nên chỉ thanh niên có sức vóc dẻo dai mới được chọn làm người cầm chày giã bánh. Khi xôi đã nhuyễn, vừa dẻo, dai và còn nóng hổi thì phải nhanh tay bắt từng viên tròn, cho vào đó nhân bánh.

P/v: Ông Trương Công Thành- Làng An Mỹ- xã Gio Mỹ- huyện Gio Linh nói thêm:

Trích băng

Chiếc bánh chì được làm ra từ sự góp sức của rất nhiều người trong gia đình, tạo ra sự gắn kết, có lẽ vì vậy mà đến bây giờ người dân làng An Mỹ vẫn luôn cố gắng duy trì việc làm bánh chì mỗi khi nhà có việc, như một cách gìn giữ sự đoàn kết gắn bó của các thành viên trong một nhà. Và bí quyết để có những chiếc bánh chì ngon, đẹp mắt cũng được người dân gìn giữ và trao truyền cho những thế hệ con cháu của làng.  Chiếc bánh chì An Mỹ có mặt trong những ngày hội lớn của làng và đến hôm nay người dân An Mỹ vẫn giữ gìn như một nét văn hóa ẩm thực độc đáo của quê nhà.

P/v: Ông Trương Công Thành- Làng An Mỹ- xã Gio Mỹ- huyện Gio Linh chia sẽ thêm:

Trích băng

Chiếc bánh chì làng An Mỹ giản dị từ cái tên đến cách làm nhưng lại vô cùng có ý nghĩa trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân quê. Qua bao tháng năm chìm nổi, người dân nơi đây vẫn tự hào giữ gìn truyền thống của làng mình như giữ trọn hương vị quê nhà... để biết bao người khi xa quê lại lưu luyến nhớ về, thèm hương vị chiếc bánh chì của quê nhà yêu dấu..

Trích bài hát

PTV: Chào cuối

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 14/04/2022 15:51 Lê Vĩnh Nhiên 15/04/2022 07:18

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà