Thơ 24/4
Danh mục
Đến với Bài thơ hay
NỘI DUNG
Lời dẫn : Thơ 24/4 -Đến với bài thơ hay (pt): đón nghe ptv nhớ đọc Mời quý thính giả đón nghe ct văn nghệ pt có tên "Đến với bài thơ hay". Trong ct này, chúng tôi muốn giới thiệu một bài thơ hay được nhiều người yêu thích của nhà thơ lớn Tố Hữu, ct được phát sóng vào ngày CN : 24/4, vào lúc 11g 20 và 16g50 , ct này do pv Xuân Dũng thực hiện, Việt Thanh biên tập và dàn dựng, mời quý vị và các bạn đón nghe. -Ptv dẫn: Thưa quý vị và các bạn! Trong ct tuần này, chúng ta cùng đến với bài thơ "Toàn thắng về ta" của nhà thơ lớn Tố Hữu, bài của Xuân Nguyên, chúng ta cùng theo dõi. -Qúy thính giả vừa theo dõi ct: đến với bài thơ hay, ct do Việt Thanh, với sự tham gia thực hiện của ...thân ái chào tạm biệt.

                     BÀI THƠ "TOÀN THẮNG VỀ TA" CỦA TỐ HỮU.

                                                                                                      (Xuân Dũng)

  Bài thơ "Toàn thắng về ta" được nhà thơ lớn Tố Hữu sáng tác sau đúng một ngày nước nhà thống nhất, ngày 1/5/1975 khi giang sơn thu về một mối. Đó là niềm xúc động lớn của cá nhân mà cũng là cảm hứng chung của cả dân tộc sau những tháng năm chiến chinh và chia cắt.

  Và trong ngày vui, ca khúc khải hoàn ấy, hàng triệu trái tim như muốn reo vang lên cùng quê hương đất nước, bỏ lại sau lưng những đoạn trường đau khổ, chia ly, những mất mát hữu hình và vô hình song có thực dằng dặc suốt hai mươi năm ngày Bắc đêm Nam.

  Mở đầu bài thơ, tác giả viết:

Ôi, những nỗi mừng dâng mọi nỗi mừng

Trào vui nước mắt cứ rưng rưng 
Cả Việt Nam tiến công, cả miền Nam nổi dậy 
Dồn dập tim ta, trăm trận thắng bừng bừng. 

  Không mừng sao được, không vui sao được khi cả dân tộc được sống trong ngày hội đại đoàn viên, cha được gặp con, vợ được gặp chồng, bạn bè, đồng hương, đồng đội được gặp nhau, được nắm tay nhau.
   Nhà thơ từ đó suy ngẫm:
Không, không phải thiên thần 
Bước chân hài bảy dặm 
Vẫn là Anh, anh Giải phóng quân 
Vẫn đôi dép cao su, đánh giặc suốt ba mươi năm, 
                lội khắp sông sâu rừng thẳm.

   Đó là hình tượng anh bộ đội thân thương, con đẻ của dân tộc Việt Nam. Hình tượng này từng có mặt nhiều lần trong sáng tác của nhà thơ. Ông từng viết:

   Hỡi người anh giải phóng quân

   Hai mươi năm chẳng dừng chân trên đường

   Vẫn đôi dép lội chiến trường

   Vẫn vành mũ vải coi thường hiểm nguy

   Tuốt gươm không chịu sống quỳ

   Tuổi xanh chẳng tiếc sá chi bạc đầu

   Lớp cha trước, lớp con sau

   Đã thành đồng chí chung câu quân hành.

     Vì vậy trong ngày vui thống nhất, nhà thơ lại quay về với hình tượng người lính, như là một biểu tượng tinh thần và ý chí Việt Nam son sắt:

    Thuở Anh đi, sắc nhọn ngọn tầm vông 
Giản dị như chàng trai làng Gióng 
Vũ khí, chính là Anh, lòng yêu thương mênh mông. 
Vũ khí, chính là Anh, lửa căm hờn nóng bỏng. 
   Tổ quốc cho Anh dòng sữa tự hào 
Thời đại cho Anh ánh sao trí tuệ 
Không có gì quý hơn Độc lập tự do. 

   Người lính ra đi vì nhiệm vụ cao cả, đánh thắng quân xâm lược, bảo vệ giá trị độc lập, tự do và những truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước:
Khí phách Anh là 
                  Trường Sơn thanh cao. 
Rất mãnh liệt và cũng rất dịu dàng, 
tâm hồn Anh là muôn trùng sóng bể. 
Giặc Mỹ kiêu căng, tưởng có thể ngủ yên trên giường vàng, 
                    đầu gối lên bom. 
Nghe chúng ngáy đủ run - đã có dã man làm luật 
Bông choàng dậy, bàng hoàng… Sắp tắt hoàng hôn 
Người chôn chúng là Anh, anh Giải phóng quân Việt Nam, 
                      mũ tai bèo, chân đất 
Xử phạt chúng là anh nhân danh tình thương và lẽ phải. 
Có lẽ nào cuộc sống hết tuổi xanh ? 
Hãy cứu những em thơ đang quằn quại ngày đêm trong sợ hãi. 
Hãy cứu tiếng chim ca và trái chín trên cành. 
   Và một kỷ nguyên mới từ đây, đã mở ra cho dân tộc Việt Nam trong ngày hội thống nhất non sông. Vẫn là trữ tình hào sảng quen thuộc của giọng thơ Tố Hữu như phong cách vốn có của nhà thơ cách mạng: 
Lịch sử sang xuân. Anh vào trận cuối cùng 
Đại lộ Hồ Chí Minh, thác réo, quân đi cuồn cuộn. 
Anh đánh như sét nổ, trời rung 
Anh chuyển như lũ dông, bão cuốn. 

Chặt Buôn Mê Thuật, rụng cả Tây Nguyên 
Quét Huế - Thùa Thiên, đổ nhào Đà Nẵng. 
Và Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên 
Và Phan Thiết, Phan Rang, Đà Lạt, Nha Trang, lũ ngụy cuống cuồng, 
                     rũ rượi một màu tang cờ trắng. 
Đường tiến quân ào ào chiến thắng. 
Phía trước chờ Anh, người mẹ mong con. 
Pháo hãy gầm lên, đỏ nòng bắn thẳng 
Rộn rực xe tăng chồm tới Sài Gòn! 

  Và kết thúc cuộc trường chinh của những người lính và cũng là của cả dân tộc khi hội ngộ ở Sài Gòn. Với nhiều cung bậc cảm xúc thật khó nói hết và khó diễn tả bằng lời trong ngày đại đoàn viên:
Ôi, buổi trưa nay, tuyệt trần nắng đẹp 
Bác Hồ ơi! Toàn thắng về ta 
Chúng con đến, xanh ngời ánh thép 
Thành phố tên Người lộng lẫy cờ hoa 

Cho chúng con giữa vui này được khóc 
Hôn mỗi đứa em, ôm mỗi mẹ già 
Như lòng Bác, mỗi khi Bác đọc 
Đồng bào miền Nam, mắt kính bỗng nhoà. 
   Bài thơ kết thúc như một lời tâm nguyện, một lời hứa thiêng liêng quyết gìn giữ sự toàn vẹn Việt Nam, sự thống nhất của Tổ quốc thân yêu:
Chúng con sẽ gấp trăm lần mạnh 
Đứng gác biển trời tươi mát màu lam. 
Bởi có Bác, từ nơi đây ra đi tìm đường kách mệnh. 
Cho chúng con nay được trở về, vĩnh viễn Việt Nam!

   Niềm ước ao về một đất nước hòa bình, thống nhất và giàu mạnh trong tương lai đã nhen nhóm đầy hy vọng vào thời điểm của niềm vui đại đoàn viên Nam-Bắc một nhà. Nó như một tin yêu nở rộ trong những khoảnh khắc người được gặp người, tay được cầm tay trong niềm vui vô bờ bến của hội ngộ dâng trào. Một niềm vui và hạnh phúc không có biên giới, không có gì ngăn nổi.

   Bài thơ "Toàn thắng về ta" là cảm xúc dâng trào vào thời điểm thống nhất non sông. Nó cũng là một trang nhật ký tình cảm của dân tộc được thể hiện qua thơ.

  (Tiếp theo một đoạn diễn đọc: Thảo Nguyê
File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 16/04/2022 11:38 Lê Vĩnh Nhiên 20/04/2022 16:42

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà