Kịch bản đề cương Chuyển đổi số tháng 4 -2022 - Quảng Trị nỗ lực chuyển đổi số nông nghiệp
Danh mục
Phóng sự - Tài liệu
NỘI DUNG
Lời dẫn : Thưa quý vị và các bạn! Trong “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nông nghiệp là 1 trong 8 lĩnh vực được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số. Chuyển đổi số trong nông nghiệp là một giải pháp tổng thể góp phần nâng cao hiệu quả toàn ngành, tạo đột phá trong phát triển nhanh, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả. Tại Quảng Trị vì sao phải chuyển đổi số trong nông nghiệp và chuyển đổi số được thực hiện như thế nào là nội dung chúng tôi sẽ đề cập trong chuyên mục Chuyển đổi số hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

Kịch bản đề cương Chuyển đổi số tháng 4 -2022 - Quảng Trị nỗ lực  chuyển đổi số nông nghiệp

Thưa quý vị và các bạn! Trong “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nông nghiệp là 1 trong 8 lĩnh vực được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số. Chuyển đổi số trong nông nghiệp là một giải pháp tổng thể góp phần nâng cao hiệu quả toàn ngành, tạo đột phá trong phát triển nhanh, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả. Tại Quảng Trị vì sao phải chuyển đổi số trong nông nghiệp và chuyển đổi số được thực hiện như thế nào là nội dung chúng tôi sẽ đề cập trong chuyên mục Chuyển đổi số hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

STT

Nội dung

Hình ảnh

TL

1

Mô hình dưa lưới được trồng trong nhà lưới tại xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh. Không giống với các mô hình khác, trồng dưa lưới tại đây được chủ trang trại ứng dụng công nghệ tưới nước tự động ngay từ khi mới đi vào hoạt động. Trên diện tích 5.000m2 dưa lưới, toàn bộ hệ thống tưới nước đều được tích hợp vào bộ điều khiển từ xa. Chỉ cần hẹn giờ, thì đến thời gian chọn, nước sẽ được bơm 1 lượng cần thiết cung cấp cho cây trồng. Nhờ vậy mà giảm rất nhiều chi phí, nhân công và đảm bảo được lượng nước vừa đủ cung cấp cho cây. Đây là một trong những mô hình sản xuất hiệu quả trong việc ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua.

Hình ảnh mô hình dưa lưới được sử dụng điều khiển tưới nước tự động.

40’’

2

Vì sao quyết định ứng dụng công nghệ số vào sản xuất? Lợi ích và truyển thông tới mọi người như thế nào?

Chị TRẦN THU TRANG

Quản lí trang trại DFARM

40’’

3

Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp được tỉnh Quảng Trị ứng dụng ở nhiều mô hình bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.

Nhiều mô hình ứng dụng quy trình công nghệ cao, Internet vạn vật (IoT) vào sản xuất hoa lan đại hồ điệp, hoa lily, dâu tây, cà chua siêu ngọt, dưa lưới đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Hơn 1.000 hec ta lúa đã ứng dụng máy bay không người lái (Drone) vào chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa, giảm hơn 50% chi phí sản xuất. Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc ngành, phối hợp với các ngành, địa phương đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý điều hành công việc và triển khai các mô hình sản xuất trên địa bàn với hệ thống cảm biến tự động ở 30 mô hình trồng trọt và 60 trang trại chăn nuôi tập trung. Đây là đột phá của ngành NN&PTNT trong đi tắt đón đầu thay đổi phương thức quản trị, giao tiếp với người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị của ngành NN&PTNT.

 

Hình ứng dụng công nghệ sản xuất lan hồ điệp

Hình sử dụng máy bay không người lái

55’’

4

Hiệu quả khi ứng dụng công nghệ vào sản xuất?

Ông NGUYỄN TẤN THỦY

Phó Chủ tịch UBND xã Kim Thạch – Vĩnh Linh – Quảng Trị

40’’

5

Chuyển đổi số trong nông nghiệp còn là việc ứng dụng công nghệ vào việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Không còn là cách làm truyền thống, sản xuất và ra chợ bán. Hiện nay, thay vào đó, người sản xuất có thể kết nối trên các sàn giao dịch thương mại điện tử để quảng bá, đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng.

Trên các nền tảng sàn thương mại điện tử như voso, Postmart.vn, shopee.v.v hàng trăm sản phẩm nông nghiệp, nhất là các sản phẩm OCOP đã được bày bán, tạo thuận lợi cho cả người bán lẫn người mua.

Với công ty TNHH MTV Nhiên Thảo Quảng Trị, đơn vị chuyên sản xuất, kinh doanh các mặt hàng có nguồn nguyên liệu là sản phẩm nông nghiệp đã sớm tận dụng công nghệ để quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm.

Hình sản phẩm được đưa lên sàn thương mại điện tử

40’’

6

Đánh giá về việc ứng dụng công nghệ trong việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm?

Chị LÊ THỊ THÙY LIÊN

Quản lí cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP – Công ty TNHH MTV Nhiên Thảo Quảng Trị

45’’

8

Thời gian qua, Việc ứng dụng công nghệ số vào lĩnh vực nông nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực, biến bất lợi thành lợi thế phát triển, chuyển từ nền nông nghiệp số lượng sang chất lượng trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số (trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây, công nghệ cảm biến, tự động hóa, công nghệ sinh học...). Từ đó, bước đầu đã thay đổi công tác quản lý, tạo ra những sản phẩm có chất lượng, nâng cao giá trị gia tăng trên đơn vị diện tích, một số sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đã được xuất khẩu.

Hình sản xuất lúa

Hình ứng dụng chữ ký số của lãnh đạo Sở NNPTNT

Hình đưa sản phẩm tham gia các hội nghị giới thiệu quảng bá sản phẩm qua môi trường mạng...Bưu điện

 

50’’

9

Đánh giá về việc chuyển đổi số trong nông nghiệp như thế nào, bước đầu đã đáp ứng như thế nào trước yêu cầu của tình hình mới?

Phỏng vấn bà NGUYỄN THỊ HUYỀN, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Quảng Trị

50’’

10

Ý nghĩa chuyển đổi số đối với nông nghiệp của Quảng Trị và giải pháp tiếp tục thực hiện thời gian tới như thế nào?

Lồng hình chị Phương kí chữ kí số...

Phỏng vấn bà NGUYỄN HỒNG PHƯƠNG, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị

50’’

11

Hiện nay, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng Đề án “Chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, trong đó có Chuyển đổi số Nông nghiệp và PTNT. Ngành Nông nghiệp và PTNT xác định mục tiêu tổng quát: Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, chú trọng nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế; Phát triển hạ tầng, nền tảng số, công nghệ số, các cơ sở dữ liệu của ngành... nhằm đổi mới công tác quản lý, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của ngành nông nghiệp gắn với chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; Nâng cao giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường, nâng cao thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Từ đó, góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới trong thời gian tới./.

Hình sản xuất nông nghiệp....

Quay lại mô hình ứng dụng nước tưới tại Vĩnh Linh

35’’

GTPS - Nông nghiệp hiện đang là 1 trong 8 lĩnh vực được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số. Chuyển đổi số trong nông nghiệp là một giải pháp tổng thể góp phần nâng cao hiệu quả toàn ngành, tạo đột phá trong phát triển nhanh, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả. Tại Quảng Trị vì sao phải chuyển đổi số trong nông nghiệp và chuyển đổi số được thực hiện như thế nào là nội dung chúng tôi sẽ đề cập trong chuyên mục Chuyển đổi số kì này, CM được phát sóng vào lúc... trên sóng TH của Đài PTTH Quảng Trị, mời quý vị và các bạn đón xem./.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Bảo 22/04/2022 16:53 Lê Vĩnh Nhiên 25/04/2022 11:13
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà