Tạp chí VNCN 15.5
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí Văn nghệ chủ nhật: 15.5.2022

Trích bài hát: Người là niềm tin tất thắng

PTV1: Kính thưa Quý vị và các bạn! Mỗi dịp tháng 5 về, hàng triệu trái tim người Việt và bạn bè trên khắp thế giới lại bồi hồi, tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh- người anh hùng vĩ đại của dân tộc.  Sinh thời, Chủ tịch HCM đã cống hiến trọn đời mình cho nước, cho dân, cho lý tưởng cộng sản cách mạng. Hình tượng của Người không chỉ đi vào những trang sử hào hùng của dân tộc với những câu chuyện kể xúc động mà còn là nguồn cảm hứng bất tận trong các sáng tác của các văn nghệ sĩ.

PTV2: Cùng với những tác phẩm thi ca, nhạc họa ...nổi tiếng của giới văn nghệ sĩ cả nước, các văn nghệ sỹ Quảng Trị bằng tấm lòng thành kính, ngưỡng mộ của mình đã sáng tác nhiều tác phẩm xúc động về Người. Hôm nay nhân kỷ niệm 132 năm ngày sinh của Bác Hồ, mời Quý vị và các bạn cùng chúng tôi lắng nghe những câu chuyện của các văn nghệ sỹ Quảng Trị với những sáng tác về Bác Hồ kính yêu.

Trích

PTV1: Thưa Quý vị! Sinh năm 1920 tại huyện Cam Lộ, làm thơ từ năm 12, 13 tuổi và với bút danh Chế Lan Viên từ năm 17 tuổi, nhà thơ Chế Lan Viên luôn biết kế thừa, phát huy những tinh hoa của nền văn chương và nhân loại để mang lại cho tác phẩm của mình vẻ đẹp riêng. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thơ Chế Lan Viên thấm nhuần ánh sáng của cách mạng" và ngày càng vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận.

PTV2: Phong cách thơ Chế Lan Viên biểu hiện "chất suy tưởng triết lý mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa" với năng lực sáng tạo hình ảnh phong phú, độc đáo, nhiều ý nghĩa biểu tượng. Trước con người đầu tiên mang ánh sáng của chủ nghĩa Mac-Lênin đến với dân tộc Việt Nam và suốt đời sống, chiến đấu cho chân lý không có gì quý hơn độc lập, tự do, cảm xúc thẩm mỹ cùng trí tuệ sắc sảo của Chế Lan Viên đã làm nổi bật hình tượng chiến sĩ cách mạng, lãnh tụ thiên tài Hồ Chí Minh. Thơ Chế Lan Viên cũng đã diễn đạt trọn vẹn lòng yêu kính của nhà thơ đối với anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh.

Lồng bài hát: HCM đẹp nhất tên Người

PTV1: Thơ Chế Lan Viên là sự đúc kết rất đặc sắc những phát hiện tài tình nhiều khía cạnh trong phẩm chất cao quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhà thơ khẳng định vai trò quyết định vận mệnh đất nước, vận mệnh dân tộc của Bác Hồ bằng những vần thơ: Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất/ Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai/ Thế đi đứng của toàn dân tộc/ Một cách vinh hoa cho hai mươi lăm triệu con người. Chế Lan Viên đã xây đắp hình tượng Bác Hồ từ nhiều góc độ, tập trung khắc tạc tinh thần yêu nước, bước phát triển tư tưởng, đường lối cách mạng và tâm hồn nhân ái mênh mông của Người. Từ người thanh niên Việt Nam yêu nước thương nòi bôn ba hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi/ những đất tự do, những trời nô lệ để thấy con đường cách mạng đang tìm đi. Bác đã sống đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể trước khi ý thức được rằng đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc. Chính thời kỳ tìm đường đi cho dân tộc theo đi của Bác đã gợi lên trong tư duy nghệ thuật của nhà thơ tình cảm chan chứa và những tưởng tượng hết sức phong phú. Đặc trưng thi pháp ấy đã đưa diễn biến nội tâm của Người trong giờ phút tiếp cận chủ nghĩa Mac-Lênin gần lại ngày về Tổ quốc: Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc/ Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin... Kìa bóng Bác đang hôn lên hòn đất/ Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai.

Dựa trên những sự kiện trong cuộc đời hoạt động của Bác Hồ, nhà thơ sử dụng xen kẽ những khách thể đối lập và hài hòa, hiện thực và ước mơ khi viết về Người: Nở trắng hoa kim anh trên biên giới Bác về/ Xa nước ba mươi năm, một câu Kiều Người vẫn nhớ/ Mái tóc đã phai màu quá nửa/ lòng son ngời như buổi mới ra đi. Nhà thơ nhìn lại cuộc đời mình và số phận của dân tộc trong mỗi lần viết về Bác với sức truyền cảm và niềm xúc động mạnh mẽ: Người đánh thức hồn dân tộc đã về kia! Ta nghe bừng tỉnh dậy/... Người đành thức tương lai đã về kia! Bác hôn lên hòn đất/ Nghe trong tay trở dậy những thành đồng/ Nghe thay đổi cả vóc hình Tổ quốc/...

Thơ Chế Lan Viên khắc họa hình ảnh Bác Hồ là người thủy thủ vượt những trùng dương sóng bạc ngất trời, là người thợ ảnh của loài người cùng khổ/ không nỡ chụp con người trong những dáng cô đơn, là người chiến sĩ từng xông pha từ bão tuyết châu Âu đến tù ngục phương Đông với một chân lý hồng, một ngọn cờ hồng làm sức mạnh, là nhà thơ từng để lại cho đời/ những tứ tuyệt có trăng vàng soi tỏ, là nhà hiền triết hiểu chỗ đến, chỗ đi sự vật, là Người trồng cây suốt một đời trồng và Người cũng là vị tướng Hồ Chí Minh/ lòng yêu đời là một thanh kiếm sắc. Nhà thơ đã viết những vần thơ có tính đúc kết: Bác nằm kia như một sự kết tinh/ Trăm cuộc sống. Cuộc sống nào cũng đẹp/ Bác nằm đấy như cái gì nối tiếp/ Giữa núi sông với núi sông, con người lại con người. Biểu hiện sáng rõ nhất trong thơ Chế Lan Viên về những khía cạnh cao quý ấy của Bác chính ở  chỗ nội dung của mỗi bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa, tạo niềm xúc động trước những giá trị giữa Hồ Chủ Tịch và con đường cách mạng, với nhân dân và tình thương chứa đựng trong những tứ thơ giàu sức gợi Bác Hồ là xứ tinh thần nơi gạn lọc, là khí hậu thanh cao, ngọn lửa tuyệt vời.

Trong thơ Chế Lan Viên, con đường cách mạng của Hồ Chủ tịch là chủ nghĩa Mac-Lênin cùng với Hùng Vương đã làm nên sự thống nhất hình của Đảng lồng trong hình của Nước vì mục đích Giặc nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát/... Nước Việt Nam nghìn năm Đinh, Lý, Trần, Lê/ Thành nước Việt nhân dân trong mát suối/ Mái rạ nghìn năm hồng thay sắc ngói/ Những đời thường cũng có bóng hoa che. Với nhân dân, Người thương tiếng rao bánh đêm khuya con trẻ/ Thương người Mán trên non cao sương buốt đêm dày/ Thương hè đến, phố phường chật chội/ Dân còn phải ra ngủ hè lắm muỗi/ Thương người mẹ đông con gánh nước đi xa, qua cả cánh đồng.

Thơ Chế Lan Viên trở thành tiếng nói và tình cảm chung của người Việt Nam và bạn bè khắp năm châu; khi nhắc đến phong cách giản dị của Hồ Chủ tịch: Người chẳng có gì riêng/ Dép một đôi, áo quần vài bộ/... Người sống trong một ngôi nhà gỗ/ Không chạm trổ rắn rồng hoa lá/ Bữa ăn đạm bạc cá kho với lại dưa cà/ Rau trong vườn Người đã tăng gia/ Cái quạt mát làm bằng lá cọ. Khi đọc văn Người, nhà thơ có một phát hiện khá thú vị khác về tác phong giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch: Bác viết cho người mù chữ nghe và hiểu được/ Không có gì quý hơn tự do, độc lập/ Bác muốn nhân dân cầm trên tay không nặng lắm tuổi tên Người/ Người ký X.Y.Z, C.B như nhân dân ký Lúa, Xoài. Những phẩm chất cao quý ấy của Bác Hồ đã hội tụ thành nguồn ánh sáng từ buổi đầu cách mạng đến lúc hóa thành bất tử: Xưa Bác về, một bộ áo quần nâu/ Nay giản dị ra đi màu sắc trắng/ Ngọn suối của một đời trong sáng/ Nay kết tinh thành khối thủy tinh trong.

Biết ơn và kính yêu lãnh tụ vô hạn, thơ Chế Lan Viên chính là một bằng chứng, một tấm lòng, một trí tuệ đã được thi ca lựa chọn để ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, con người kết tinh những giá trị tinh thần của nhân dân Việt Nam suốt bốn nghìn năm lịch sử và đỉnh cao tư tưởng của loài người tiến bộ. Là chân lý, Bác chẳng nói nhiều hơn chân lý/ Cả nước nghe khi, im lặng, Bác cười/ Chẳng phải lật sách nào ra tìm hiểu Bác/ Bác sống trong ta, Bác sống giữa đời...

Trích bài hát: Ước nguyện của Người

PTV1: Thưa Quý vị và các bạn! Chúng ta vừa đến với ca khúc Ước nguyện của Người- ST Nhà thơ Nguyễn Văn Dùng qua phần phổ nhạc của NS Võ Thế Hùng. Là một trong những nghệ sỹ gạo cội của Quảng Trị, nhà thơ NVD đam mê với thơ ca và sáng tác thơ với nhiều chủ đề khác nhau của cuộc sống; trong đó ông luôn dành những trang viết xúc động về Bác Hồ. Đặc biệt trong những ngày này, nhà thơ NVD chuẩn bị ra mắt bạn đọc tập trường ca dài hơn 200 tranng với tựa đề: “Lời con sóng bến nhà Rồng”. Nhân dịp này, BTV Ánh Tuyết có cuộc pv nhà thơ NVD. Mời Quý vị và các bạn cùng nghe.

Trích Ông Dùng đọc thơ.

1.     Xin cảm ơn nhà thơ NVD đã gửi đến chương trình những vần thơ xúc động. Và bài thơ ông vừa đọc ứt hẳn nằm trong tập trường ca “Lời con sóng bến nhà Rồng” của ông. Ông có thể chia sẽ về ý tưởng ông sáng tác tập trường ca này?

Ông Dùng trả lời…

2.     Thưa nhà thơ NVD, vậy tập trường ca này bao gồm những nội dung cụ thể ntn ạ?

Ông Dùng trả lời…

3.     Như nhà thơ NVD chia sẽ tập trường ca “Lời con sóng bến nhà Rồng” gồm có 5 chương với rất nhiều những chặng đường hoạt động cách mạng của Bác Hồ. Vậy ắt hẳn ông đã có 1 quá trình tìm hiểu rất kỹ về cuộc đời của Người phải ko ạ?

Trích ông dung đọc thơ

4.     Quý vị và các bạn đang nghe cuộc trò chuyện của chúng tôi với nhà thơ NVD về  tập trường ca “Lời con sóng bến nhà Rồng”của ông. Thưa nhà thơ NVD! Vừa rồi ông đã chia sẽ về nội dung của tập trường ca, còn về mặt nghệ thuật thì ntn ạ?

Ông Dùng trả lời…

5.     Vậy là một người con Quảng Trị. Khi sáng tác tập trường ca này ông đã thể hiện hình ảnh của những người dân Quảng Trị ntn để người đọc cảm nhận được tình cảm của người Quảng Trị với Bác Hồ ạ?

Ông Dùng trả lời…

Trích đọc thơ

Xin cảm ơn nhà thơ NVD với cuộc trò chuyện ý nghĩa hôm nay và chúc tập trường ca “Lời con sóng bến nhà Rồng”của ông sẽ để lại nhiều cảm xúc trong lòng bạn đọc.

Trích bài hát:  Bác  Hồ một tình yêu bao la

PTV2: Kính thưa Quý vị và các bạn! Là một vị lãnh tụ dân tộc, thế nhưng trong cuộc sống đời thường, Bác Hồ lại rất mực gần gũi, thương yêu đồng bào đồng chí với những tư tưởng sống vô cùng giản dị mà thanh cao. Thế nên sáng tác về Bác Hồ luôn là niềm cảm hứng bất tận của các văn nghệ sỹ. Với họa sỹ Hồ Thanh Thoan, mặc dù chưa một lần được gặp Bác Hồ nhưng như ông chia sẽ một trong những điều khiến ông tự hào nhất trong cuộc đời của người họa sỹ là được vẽ những bức tranh về Bác Hồ với nhiều câu chuyện gần gũi và giản dị.

Họa sĩ Hồ Thanh Thoan chia sẻ ông thích vẽ nên từ nhỏ đã có ước mơ theo đuổi mỹ thuật.  Đó cũng là cái duyện giúp ông đến với con đường hội họa sau này. Hồ Thanh Thoan vẽ nhiều, cả ở dòng tranh giá vẽ cũng như tranh cổ động và thể hiện nét riêng khi khai thác đa dạng các đề tài, chất liệu khác nhau bột màu, sơn dầu…Được biết đến với một họa sỹ đam mê sáng tác với nhiều chủ đề của cuộc sống, ít ai biết một họa sĩ Hồ Thanh Thoan còn có những bức tranh vẽ Bác Hồ bằng niềm kính yêu vô hạn. Để có những bức vẽ nghệ thuật cũng như các bức tranh cổ động về Chủ tịch HCM, ông đã chắt chiu cảm hứng từ rất nhiều cuốn sách, tư liệu về Bác Hồ mà ông có dịp đọc. Những câu chuyện đó chính là nguồn cảm hứng nghệ thuật khơi nguồn sáng tạo giúp cho họa sĩ hình dung và thể hiện Bác qua những nét vẽ cụ thể.

Pv: Họa sỹ Hồ Thanh Thoan chia sẽ:

Họa sĩ Hồ Thanh Thoan là người luôn tìm tòi những chất liệu mới để làm phong phú hơn những bức tranh tái hiện chân dung về Bác Hồ. Và chất liệu ông vẫn thường dùng hơn cả là sơn dầu mang lại sự gần gũi, lại mang tính gợi tả về vẻ đẹp dung dị về vẻ đẹp của vị lãnh tụ. Có lẽ vì vậy mà tôi đã chọn và sử dụng lụa nhiều trong các sáng tác, trong đó sử dụng với hầu hết các tác phẩm vẽ về Bác bằng chất liệu này.với những những bức tranh về Bác được ông gắn với những câu chuyện hết mực giản dị và đầy tình yêu thương của Bác với đồng bào. Ông cho biết: Vẽ về Bác quả là không dễ bởi khó vượt qua được những họa sĩ “gạo cội” đã thành danh lâu nay trong cả nước. Ngay cả khi vẽ để “giống” một ai đó cũng không phải dễ mà ai cũng vẽ được, nhất lại là vẽ về Bác khi mà mọi người ai ai cũng đã quen thuộc. Cái khó của hầu hết các tác giả khi sáng tác về Bác Hồ là không mấy người may mắn được gặp Bác nên khi vẽ Bác phải thông qua ảnh chụp, nhất là cần thể hiện được thần thái, tâm hồn cao đẹp, anh minh của vị lãnh tụ kính yêu đã ăn sâu trong tâm khảm bao người. Nhưng những trăn trở ấy không làm người họa sỹ nản long mà ông vẫn tiếp tục vẽ về Bác với niềm đam mê, yêu thích của mình…

Xem tranh của Hồ Thanh Thoan vẽ về Bác Hồ, dường như đó là 1 câu chuyện kể ý nghĩa được ông tái hiện lại qua màu sắc và những nét vẽ mang dấu ấn của riêng mình. Đặc biệt, bằng sự ngưỡng mộ và tấm lòng với Bác Hồ, họa sỹ Hồ Thanh Thoan đã vẽ một số tác phẩm với chủ đề Bác Hồ với đồng bào Pako, Vân Kiều Quảng Trị. Đó là những hình ảnh được ông tưởng tượng và thể hiện qua sáng tác của mình như nói thay tấm lòng biết ơn của người Pako, Vân Kiều đối với công lao trời biển của Bác Hồ đã mang lại cuộc sống hòa bình cho bản làng. Có thể kể đến 1 số tác phẩm như: “Chúng cháu xin nhận họ của Bác”; “Bác đến thăm bản cháu”; “Bác vui chơi cùng các cháu”. …

Họa sỹ Hồ Thanh Thoan chia sẽ thêm:

Năm nay họa sỹ HTT đã gần 70 tuổi, nhưng ông vẫn dồi dào sức sáng tạo, được nhìn và thưởng thức những tác phẩm của họa sĩ HTT sáng tác về Chủ tịch HCM mới thấy hết tình yêu và lòng tôn kính của người họa sỹ với Bác Hồ kính yêu.

Trích: Dấu chân phía trước

Thơ: Hồ Thi Ca Nhạc: Phạm Minh Tuấn

PTV1: Chào cuối

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 10/05/2022 16:23 Lê Vĩnh Nhiên 13/05/2022 18:35

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà