Tạp chí VNCN
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí Văn nghệ chủ nhật 22.5.2022

PTV1: Kính chào Quý vị và các bạn! Rất vui khi được đồng hành cùng Quý thính giả trong tạp chí VNCN tuần này. Trong chương trình hôm nay, mời Quý thính giả cùng đến với những nd đáng chú ý sau đây:s

- RA MẮT TẬP SÁCH TRANH HỌA SỸ PHẠM PHI TRƯỜNG

-NHÀ THƠ NGUYỄN VĂN TRÌNH VỚI TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG VÀ CUỘC SỐNG QUA TẬP THƠ “BÓNG CHIỀU RƠI”

-Ý NGHĨA NHÂN VĂN CỦA NHẠC PHẨM “Khúc ca hòa bình” CỦA NHẠC SỸ VÕ THẾ HÙNG

-Bài viết:  HỒNG KHÊ TỰ- MẠCH NGẦM CHẢY MÃI NGÀN NĂM

Bây giờ là nội dung chi tiết của chương trình   

Nhạc cắt

PTV2: 1. Bức thư của liệt sĩ Hồ Kã tại Bảo tàng Quảng Trị

Thưa Quý vị và các bạn! Trong cuộc trường chinh chống Mỹ cứu nước của dân tộc có những con người “đi mãi” không lời trăn trối, chỉ để lại cho người thân những dòng thư viết vội dưới giao thông hào hay trên trận địa sát kề tay súng; Bức thư của liệt sĩ Hồ Kã hiện trưng bày tại Bảo tàng Quảng Trị là một trong số những lá thư từ chiến trường mà anh gửi về cho mẹ và chị gái trong hoàn cảnh như vậy.

Liệt sĩ Hồ Kã sinh năm 1950, quê ở thôn Lai Bình, xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh. Trong quá trình xa nhà để học tập và chiến đấu tại chiến trường miền Nam, liệt sĩ Hồ Kã thường xuyên viết thư về cho gia đình. Bức thư cuối cùng của liệt sĩ Hồ Kã mãi là những dòng chữ thể hiện ý chí, nghị lực, niềm tin và khát vọng sống đầy trách nhiệm của tuổi trẻ với Tổ quốc trong những năm tháng đấu tranh chống Mỹ cứu nước. Khẳng định tình yêu quê hương đất nước tha thiết nồng nàn, lòng quả cảm của một lớp người “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Đây thực sự là một hiện vật có giá trị cần được lưu giữ để giáo dục cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau hiểu rõ hơn về quá khứ gian khổ, hào hùng nhưng rất đổi vinh quang của dân tộc      .

2.     RA MẮT TẬP SÁCH TRANH HỌA SỸ PHẠM PHI TRƯỜNG

Vừa qua, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức ra mắt sách tranh họa sĩ Phạm Phi Trường.

Họa sĩ Phạm Phi Trường sinh năm 1945, quê làng An Mô, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong. Ông từng đạt nhiều giải thưởng trong và ngoài tỉnh. Cuốn sách tranh Phạm Phi Trường lần này là tổng hợp quá trình sáng tạo nghệ thuật của tác giả vươn lên trong mọi hoàn cảnh, chứa đựng những mạch nguồn sáng tạo của họa sĩ, đem lại nhiều cảm xúc cho người xem. Các tác phẩm phản ánh nhiều khía cạnh của cuộc sống, về lao động, xây dựng, sinh hoạt miền biển, tình yêu, hạnh phúc… Ngoài ra, đề tài chiến tranh cách mạng, nỗi đau da cam cũng là một chủ đề thường thấy trong các bức tranh của họa sĩ. Buổi ra mắt sách tranh của họa sĩ Phạm Phi Trường cũng là một tín hiệu tích cực của hoạt động xuất bản, công bố sản phẩm, góp phần thúc đẩy nền văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Trị phát triển như kỳ vọng.

3. Người chép sử nơi cuối nguồn Bến Hải

Hơn nửa thế kỷ miệt mài chép lại lịch sử của đảo Cồn Cỏ và quê hương Vĩnh Quang- nay là thị trấn Cửa Tùng, anh hùng, ông Nguyễn Thi Sỹ rất trân quý công việc của mình. Thói quen chép sử này đã gắn bó với ông gần 60 năm qua, đến nay từng trang viết vẫn được ông nâng niu và lưu giữ như những kỷ vật của bản thân.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất thị trấn Cửa Tùng giàu truyền thống cách mạng, ngay từ nhỏ, từng trang sử của dân tộc và những chiến công hào hùng của các thế hệ cha ông như ngấm vào máu của cậu thanh niên Nguyễn Thi Sỹ qua lời ru của mẹ, lời kể của bà. Tròn 18 tuổi, khi được trực tiếp chiến đấu và chứng kiến sự hy sinh anh dũng của quân dân Vĩnh Linh, đặc biệt là các xã ven biển để giữ đảo Cồn Cỏ, ý tưởng chép sử của ông Nguyễn Thi Sỹ bắt đầu hình thành.

Đến nay, mặc dù đã gần tuổi 80 nhưng hằng ngày ông Sỹ vẫn miệt mài ghi chép. Niềm đam mê sưu tầm, nghiên cứu lịch sử của ông Sỹ đã góp phần không nhỏ trong việc lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống của quê hương, giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về lịch sử hào hùng địa phương.

Nhạc cắt

 PTV: Thưa Quý vị và các bạn!

 Nhà thơ Nguyễn Văn Trình là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền văn học QuảngTrị đương đại. Nếu tính từ bài thơ đầu tiên Chiều biên cương viết vào năm 1980 đến nay, Nguyễn Văn Trình đã hàng chục bài thơ đăng ở các báo, tạp chí Trung ương và địa phươngthì anh cũng đã xuất bản được tập thơ in riêng, đó : Mây trắng bên trời ( năm 2011), Nắng chiêm bao (năm  2019) và đặc biệt những ngày này, Nguyễn Văn Trình chuẩn bị ra mắt bạn đọc tập thơ Bóng chiều rơi.

 Tập thơ tập hợp 111 thi phẩm, thể hiện một cách sâu sắc thế giới tâm hồn phong phú, bản lĩnh sáng tạo nghệ thuật độc đáo, tinh tế. Nhan đề tập thơ in đậm dấu ấn trong sự nghiệp cầm bút của nhà thơ Nguyễn Văn Trình khi tuổi đời đã ngoài lục tuần, được chưng cất bởi sự trải nghiệm thời gian dài hơn bốn mươi năm miệt mài, cần mẫn trên cánh đồng ruộng chữ, để ươm mầm cho những quả ngọt thi ca dày dặn, tinh tế. Chúng ta hãy cùng đến với tập thơ Bóng chiều rơi của nhà thơ Nguyễn Văn Trình qua bài viết sau đây.

BÓNG CHIỀU RƠI CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN VĂN TRÌNH

Với tập thơ “Bóng chiều rơi” được nhà thơ Nguyễn Văn Trình thể hiện nội dung đa dạng, phong phú đủ mọi sắc màu của cuộc sống, đủ các cung bậc của tình cảm, trong đó cảm thức về quê hương, đất nước, gắn bó sâu nặng, nghĩa tình với Tổ quốc và nhân dân, với người lính, với mái trường thân yêu và tình yêu đôi lứa… là những mạch ngầm cuộn chảy, xuyên suốt trong cuộc đời cầm bút của nhà thơ Nguyễn Văn Trình. Trước hết, tình yêu quê hương là một thứ tình cảm đặc biệt, sâu sắc, chung thủy với nhà thơ. Trong đó, Đông Hà - quê hương của Nguyễn Văn Trình đã trở thành mạch nguồn chính, dồi dào, bất tận trong suốt hành trình sáng tác thi ca của anh. Mảnh đất này không chỉ là nguyên quán, mà còn là nơi Nguyễn Văn Trình vui buồn, ân nghĩa quanh đời, gửi trao tin cậy trọn cả cuộc đời của mình với những bài thơ như: Thẫn thờ chốn quê, Chiều trên sông quê, Thương hoài giếng quê, Mãi bờ tre xanh

Chiều quê  

Cảnh cũ bờ tre

Chim ca

Ríu rít mà nghe rộn ràng

Quê hương, làng nước, tuổi thơ…

Vấn vương

Nỗi nhớ, thẫn thờ chốn quê

Chia sẽ về tình yêu quê hương của mình được gửi gắm trong tập thơ Bóng chiều rơi, nhà thơ Nguyễn Văn Trình cho biết:

Trích p/v

Nguyễn Văn Trình không chỉ tạc nên bức tranh thiên nhiên và con người Đông Hà sinh động, tươi tắn, mà còn vẽ nên những bức tranh của các vùng đất trên quê hương Quảng Trị khói lửa, anh hùng từ Hải Lăng, Triệu Phong, thị Quảng Trị, Vĩnh Linh, Gio Linh với các bài thơ: Rú cát Hải Lăng, Về thăm đồng trũng Hải Lăng, Ô Lâu huyền thoại… Nhà thơ viết:

Chiều về

Rú cát Hải Lăng

Mịn màng  

Đồi cát rú cây ngập ngừng

Lưng chừng  

Bóng ngã chân đồi

Xa xôi

Thấp thoáng một vùng cỏ may

Đó là, Thành Cổ - thị xã Quảng Trị một thời máu lửa, khốc liệt của cuộc chiến đấu hết sức ác liệt, kéo dài hơn tám mươi mốt ngày đêm của quân và dân ta để giành lại từng tấc đất quê hương:

Con sông một thời hoa lửa

Máu hòa nước sông

Trong chiến dịch xuân hè

Một chín bảy hai

Sông vẫn giữ niềm đau quá khứ

Xây nên thành những tượng đài

Và chắt chiu từng mầm nhựa sống

Sông mãi hát bài ca hy vọng

Thì thầm Thành Cổ khúc ru

Trong tập thơ Bóng chiều rơi, độc giả sẽ còn tìm thấy những mảnh đất dấu yêu trên mọi miền đất nước Việt được Nguyễn Văn Trình ghi lại bằng những xúc cảm tuôn trào, bay bổng trong các bài thơ như: Thủy điện Y- a- Ly Gia Lai, Tham quan nhà rông Kon - Klor, Cầu treo Kon - Klor, Với Buôn Đôn, Thăm biệt điện Bảo Đại, Làng cà phê Trung Nguyên, Thác Thủy Tiên, Thành phố của mù sươngNhững bài thơ này chủ yếu được Nguyễn Văn Trình sáng tác trong những chuyến đi thực tế, tham quan, du lịch khắp mọi miền đất nước đã ghi lại những cảm xúc của mình qua những dấu thơ thao thiết, yêu thương.

Hà Nội thu về

Hồ Tây

Màn sương giăng bảng lảng

Chùa Trấn Quốc  

Tiếng chuông ngân trầm mặc

           Nguyễn Văn Trình đã từng là một người lính chiến đấu trên mặt trận biên giới phía Bắc. Chính từ những năm tháng trực tiếp trải qua biết bao thăng trầm, gian khổ của cuộc chiến tranh vệ quốc, một cách thật tự nhiên, hình tượng người lính đã trở thành niềm cảm hứng, thôi thúc mãnh liệt cho sự sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Văn Trình. Viết về người lính, với Nguyễn Văn Trình tất cả niềm kiêu hãnh, tự hào với những thi phẩm như: Những con tàu đi canh giặc biển, Người lính đảo tiền tiêu Tổ quốc,  Xuân về trên miền biên viễn,  Xuân biên cương, Cứu dân trong lũ dữ, Vì bình yên cuộc sống… - người chiến cách mạng, biểu tượng cho vẻ đẹp cao cả của dân tộc Việt Nam bền gan, vững chí, anh hùng, bất khuất:

Những người lính Cổ Thành

Dầu dãi nắng mưa

Khói lửa chiến trường

Đối mặt bom đạn kẻ thù hủy diệt

Những trận đánh giữ thành ác liệt

Vẫn ôm nhau, trong nụ cười chiến thắng

Nhà thơ Nguyễn Văn Trình nguyên là thầy giáo dạy Ngữ văn cấp III, cả cuộc đời luôn gắn bó sâu nặng với học sinh, với đồng nghiệp, với mái trường thân yêu. Những bài thơ Nguyễn Văn Trình sáng tác về đề tài này thế rất chân thật, giản dị, giàu cảm xúc.

Nhớ một thời dạy học

Con đường về trường xưa

Đò ngang nhiều cách trở

Sang sông lại nhớ đò

Trong tập thơ Bóng chiều rơi, nhà thơ Nguyễn Văn Trình cũng dành nhiều bài thơ viết về tình yêu đôi lứa mang nhiều cung bậc cảm xúc như: Chút tơ lòng, Thiên thu còn lại, Mắt biếc, Lối về còn xa, Chút men tình, Bóng chiều rơi, Nỗi nhớ hanh  hao, Uyên ương một thuở mơ hồ, Cơn mưa đầu mùa thể hiện những cung bậc cảm xúc, những trạng thái tình yêu, đặc biệt tình yêu đầu đời.

Lối cũ ta về tìm tuổi mộng

Chênh chao sợi nhớ, đông đầy sợi thương

Bóng chiều nhuộm tím con đường

Ngập ngừng chân bước, uyên ương một thời

Mờ xa mắt biếc long lanh

Luyến thương còn lại, hanh hao cõi lòng

Dẫu một cái nhìn lướt qua nhưng thực sực cũng rất cần thiết để bạn đọc nhận diện phương thức biểu hiện nghệ thuật trong Bóng chiều rơi vô cùng quý giá về kỹ thuật sáng tác thơ của nhà thơ Nguyễn Văn Trình khéo léo, hài hòa tài tình hay không, nhưng đồng thời cũng chính những chỉ tiêu cần thiết, quan trọng để đo lường giá trị nghệ thuật của các tác phẩm thơ.

Nhà thơ Nguyễn Văn Trình cho biết thêm:

Trích băng

 Ngôn ngữ thơ trong “Bóng chiều rơi - Nguyễn Văn Trình giản dị, mộc mạc nhưng lại giàu hình ảnh, gợi nhiều liên tưởng. Một số bút pháp nghệ thuật như bút pháp hiện thực, lãng mạn, tượng trưng… được tác giả vận dụng rất linh hoạt, kết hợp nhuần nhuyễn.

Cụm di tích Hiền Lương - Bến Hải 

Thiên anh hùng ca bất tử muôn đời

Khắc ghi một thời máu lửa

Khát vọng hòa bình   

Thống nhất non sông

Với tập thơ Bóng chiều rơi, nhà thơ Nguyễn Văn Trình dốc hết tâm huyết của mình, cần mẫn như con tằm rút ruột, ươm tơ để mong đem đến cho người đọc yêu thơ những vần thơ giá trị, giàu ý nghĩa, đầy tính nhân văn của một tâm hồn nghệ sĩ luôn nặng lòng, ân nghĩa với đời, với người. Với hành trình sáng tác hơn 40 năm không ngừng nghỉ - khoảng thời gian cũng đủ để Nguyễn Văn Trình thể hiện niềm say mê đắm đuối, khát vọng mãnh liệt của một nhà thơ tài năng, một cá tính thơ riêng khác, độc đáo, có sự đóng góp không nhỏ vào nền thơ ca đương đại QuảngTrị nói riêng và nước nhà nói chung, được bạn bè, đồng nghiệp, độc giả và giới nghiên cứu, phê bình văn học dành nhiều tình cảm yêu mến, quan tâm, đón nhận.              

Trích bài hát: Quê mình; TB: Vân Khánh           

PTV: Thưa Quý vị và các bạn! Võ Thế Hùng là một trong số những nhạc sỹ tài hoa của quê nhà Quảng Trị. Anh được người yêu nhạc biết đến với nhiều nhạc phẩm nổi tiếng, xúc động như: “Khúc ru ở nghĩa trang Trường Sơn”; “Nhớ về Anh”; “Làng hầm Vĩnh Linh”, “Dòng sông hoa đỏ”; “Trăng rằm Khe Sanh”; Thành phố bên sông Hiếu”; “Ước nguyện của Người”; “Thương về miền sương ngọt” ….Gần đây nhất bài hát “Khúc ca hòa bình” của NS Võ Thế Hùng tham gia Cuộc thi sáng tác VHNT với chủ đề “Quảng Trị 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển” được BTC và giới nghệ thuật đánh giá cao. Tác phẩm cũng đã dành được giải B tại cuộc thi lần này. Trong chương trình hôm nay, chúng ta hãy cùng nghe những chia sẽ của NS Võ Thế Hùng về ca khúc qua cuộc trò chuyện cùng BTV Ánh Tuyết.

Trích bài hát

1.     Quý vị và các bạn vừa đến với trích đoạn nhạc phẩm: “Khúc ca hòa bình” của NS Võ Thế Hùng! Trước hết xin được chia sẽ niềm vui cùng nhạc sỹ Võ Thế Hùng! Thưa anh, ngay từ tựa đề bài hát “Khúc ca hòa bình” ắt hẳn được bắt nguồn từ cảm xúc rất đặc biệt của NS phải ko ạ?

NS trả lời….

2.     Vâng! Một ca khúc mang rất nhiều ý nghĩa nhân văn. Điểm nhấn của bài hát này được anh thể hiện trong những hình ảnh, trường đoạn nào gắn với mảnh đất Quảng Trị  ạ?

NS trả lời…

Trích

3.     Thưa nS Võ Thế Hùng! bài hát “Khúc ca hòa bình” được giới NT đánh giá cao. Vậy, anh đã sử dụng chất liệu âm nhạc nào để bài hát đi vào lòng người nghe?

NS trả lời…

4.     Với nhạc phẩm này, điều mà anh muốn gửi gắm đến mọi người đó là gì?

NS trả lời…

5.     Thưa anh, Như anh chia sẽ: “Khúc ca hòa bình”, được anh sáng tác để đón đầu Lễ hội Vì hòa bình Quảng Trị sẽ được tỉnh nhà tổ chức trong thời gian tới. Anh nghĩ ntn về sự kiện này được tổ chức tại Quảng Trị ạ? 

NS trả lời…

Trích ca khúc “Khúc ca hòa bình”

PTV: Quý vị và các bạn đang nghe chương trình Tạp chí VNCN của Đài PTTH Quảng Trị. Thưa Quý vị và các bạn!

Nằm giữa không gian thoáng đãng giao hòa của cỏ cây hương đồng gió nội, ngôi chùa Hồng Khê tọa lạc ở đầu làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong trầm mặc với thời gian, an nhiên một cõi vô thường. Trải qua bao thăng trầm biến cố cùng thời gian, Hồng Khê Tự gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân nơi đây, góp phần tạo nên mạch nguồn văn hóa của làng quê trên đất Quảng Trị. Bài viết: “Hồng Khê Tự- Mạch ngầm chảy mãi ngàn năm” sẽ giới thiệu cùng Quý vị và các bạn về công trình kiến trúc này.

​      HỒNG KHÊ TỰ- MẠCH NGẦM CHẢY MÃI NGÀN NĂM

Từ bao đời nay, đối với mỗi làng quê Việt, những ngôi chùa ngoài lối kiến trúc thẩm mỹ mang tính chất nghệ thuật biểu trưng đường nét hoa văn dân tộc, còn có nhiều ý nghĩa trong đời sống tâm linh của người dân quê. Ấy vậy nên người dân Việt dù đi đâu về đâu, sau khi chọn vùng đất làm nơi sinh cơ lập nghiệp thì đều xây dựng cho mình một ngôi chùa. Thế nên, "Chùa làng, phong cảnh Phật" thật sự đã trở thành nét đẹp văn hóa của làng xã, là nơi neo giữ tấm lòng mọi ngườiViệt Nam. Ngôi chùa với tên gọi gắn liền với đổi thay hương hiệu và vận mệnh của người dân nơi ấy và tùy theo điều kiện khác nhau để phụng lập ngôi tự thiện lớn hay nhỏ.

 

Làng Bích Khê thuộc phủ Triệu Phong xưa kia ra đời trong bối cảnh gắn liền công cuộc mở mang bờ cõi, khai hoang, khẩn nghiệp của các dân binh người Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông. Gắn liền với quá trình tụ cư của làng Bích Khê, đã dần hiện hữu những cơ sở tín ngưỡng ban đầu, phục vụ nhu cầu tất yếu của người dân. Chùa Hồng Khê cũng ra đời từ thời gian đó. Trải qua nhiều lần trùng tu sửa chữa do binh đao loạn lạc, ngôi Hồng Khê Tự đã có vị thế của ngày hôm nay. Ngôi Chánh điện phía trước có một tiền điện cho các tín hữu hành lễ, phía sau chánh điện là nơi thờ Tổ sư gọi là Tổ đường.  Nhìn về phía trước ta thấy các mái đao chùa đượcthiết kế theo kiểu đầu rồng thời Lê. Riêng chính giữa máithay vì hình rồng chầu mặt nguyệt như ở các đình làng thìở đây là hình tượng bánh xe luân hồi trong đạo Phật kếthợp với đầu rồng. Có thể coi đây là sự giao thoa tín ngưỡng giữa các tôn giáo rất độc đáo. Bài Trí ở ngôi Chánh điện cơ bản giống các ngôi chùa ở Quảng Trị, Phía ngoài cửa 2 bên có các vị hộ Pháp, trongChánh điện, trên cùng có tượng Tam Thế và các tượng Di đà Tam Tôn, Di Lặc, Quan Âm…

 Ngoài lối kiến trúc thẩm mỹ mang tính chất nghệ thuật biểu trưng đường nét hoa văn dân tộc, ngôi chùa còn có nhiều ý nghĩa trong đời sống tâm linh của người dân. Sư cô Thích nữ Hiền Thiện, chùa Hồng Khê, cho biết: “Ngôi chùa Hồng Khê này trải qua bao cuộc bể dâu để hôm nay mặc khải với mây trời và an yên một chốn thiền định.” Trải qua thời gian, cùng với sự thăng trầm của lịch sử xã hội và sự tàn phá nặng nề của thiên tai, chùa Hồng Khê được trùng tu tôn tạo và cho đến hôm nay diện mạo của chùa đã đổi thay khang trang bề thế hơn trước rất nhiều, trở thành chùa của khuôn hội, là nơi sinh hoạt Phật giáo của làng Bích Khê và cả nhân dân trong vùng. Có thể nói rằng, hai tấm bia đá còn lại cho đến ngày nay là hai hiện vật có ý nghĩa rất lớn về mặt khoa học và lịch sử cần được bảo tồn và phát huy giá trị, góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhân dân Bích Khê nói riêng và vùng đất Triệu Phong - Quảng Trị nói chung.

Trích bài hát: Triệu Phong ta về.

PTV: Chào cuối

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 17/05/2022 10:03 Lê Vĩnh Nhiên 20/05/2022 13:35

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà