Tạp chí VNCN
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí Văn nghệ chủ nhật: 29.5.2022

Trích bài hát: Tháng 5 nhớ Bác

PTV: Kính thưa Quý vị và các bạn! Mỗi độ tháng 5 về, khi những bông sen đã uống đủ sinh khí đất trời, lặng lẽ nở bung những cánh mềm thơm ngát, trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người dân đất Việt lại tha thiết gọi tên Người - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ không chỉ đi vào trong những trang sử vẻ vang của dân tộc mà như suối nguồn sáng trong, dạt dào cảm xúc thôi thúc văn nghệ sỹ sáng tác về Người.

Trích bài hát

PTV: Thưa Quý vị và các bạn!

Là nhà hoạt động cách mạng không mệt mỏi và là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là nguồn cảm hứng vô tận trong văn học nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng.  Những bài thơ viết về Bác giúp người đọc cảm nhận được một tâm hồn bình dị, trong sáng và thanh cao…Với bài thơ Một CON NGƯỜI HỘI TỤ MỌI TINH HOA, nhà thơ Hải Như đã dẫn dắt người đọc đi vào tầm vóc vĩ đại của vị anh hùng dân tộc, người thầy của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ của nhân dân Việt Nam. CTV Bội Nhiên có bài viết Hình tượng Hồ Chí Minh trong bài thơ Một CON NGƯỜI HỘI TỤ MỌI TINH HOA của nhà thơ Hải Như. Chúng ta cùng nghe.

Xin Bác cứ tập bài quyền mỗi sáng

như mọi ngày trời hé rạng vầng đông

và xem như không có cháu vào thăm

cháu xin phép dạo quanh vườn đây đó...

Cảm xúc về kính yêu đến với nhà thơ Hải Như một cách bình dị, gần gũi như phong cách và đời sống của Người. Trong tình yêu thương vô hạn của Bác Hồ, người đọc cùng nhà thơ bước vào nơi Bác sống và làm việc:

Ta sẽ đến thăm ngôi nhà Bác ở

thăm vườn cây còn ấm mãi hơi Người

thăm bụi hoa nhài nhớ Bác khôn nguôi

hoa vườn Bác-Bác tự tay chăm chút.

Từ đây, tất cả sẽ gặp một cuộc đời đã cống hiến trọn vẹn cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới, gặp con người đã trải qua rất nhiều gian khổ, hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ. Những phẩm chất ấy của Bác Hồ được biểu hiện trong từng khoảnh khắc:

 Bác không nhắc ta quên hoa râm bụt

bởi trong ta còn cỏ nội hoa kèn

đời sẽ nghèo nếu trong bước đi lên

ta quên hết sắc hương ta đã có

hương dẫu thoảng cũng khiến đời giàu có

biết ơn Người sắc đỏ một loài hoa

một con người hội tụ mọi tinh hoa

đẹp thế đó, nâng niu từng cây cỏ...

Vậy nên, giữa vườn cây của Bác Hồ, mỗi người đều có thể chọn cho mình một bóng mát thân thiết, một suy ngẫm quý giá từ cuộc đời sáng ngời chí khí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập, tự chủ và tràn đầy lòng nhân đạo cao cả, tình yêu mến nhân dân thắm thiết của Người:

Ta sẽ đứng dừng bên cây vú sữa

cây của miền Nam được Bác Hồ trồng

ngay sát đầu nhà để có thể bên song

Người hôm sớm ngắm vun cây tưởng nhớ

ta chẳng thấy Bác trồng hoa chậu nhỏ

có lẽ vì không muốn bó vào khuôn

hai chữ thiên đường ta hiểu đúng hơn

đâu chỉ những lâu đài cao ngất

mà trước hết là tự do, độc lập

cho mỗi cuộc đời- cho cả cỏ hoa

một con người hội tụ mọi tinh hoa

đẹp thế đó, ôi linh hồn cách mạng.

Tinh hoa dân tộc, đạo đức nhân dân, kiến thức của quần chúng đã hun đúc nên Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của người Việt Nam. Cội nguồn ấy đã làm những người xung quanh luôn cảm thấy Bác Hồ chính là quê hương ruột thịt, đất nước thân yêu của mình:

Ta quen quá vì vẫn là lối ngõ

của nghìn xưa làng mạc cũ quê nhà

chẳng có lâu đài lộng lẫy nguy nga

ôi sau trước, Bác Hồ ta không khác.

Hiểu rằng, dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta, nhà thơ Hải Như nhấn mạnh về đạo đức chí công vô tư, tác phong khiêm tốn và đức tính giản dị của Bác Hồ:

Đừng dệt nhé chuyện thần kỳ về Bác

chữ thần kỳ Bác riêng tặng nhân dân

cách mạng phôi thai gian khổ muôn phần

nhận chèo lái là một người giản dị

Bởi vậy, thăm vườn Người ta cứ nghĩ vườn ta là cảm giác của muôn triệu người Việt Nam mỗi khi bước vào khu vườn của Bác Hồ. Ở đó, bất cứ ai cũng cảm thấy ta đi giữa vườn Người lòng thư thái/ đầu ngẩng cao nghe dưới gót sỏi cười. Đồng thời, ở trong vườn Bác, mọi người cùng ý thức được rằng:

Ồ vui sao ta thấy lớn bên Người

như thấy lớn cạnh vua Hùng dựng nước

Người không khác những vua Hùng thuở trước

sống cuộc đời y hệt cuộc đời ta.

Dẫu bận trăm công nghìn việc của một lãnh tụ lo nỗi nước nhà, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dõi theo từng sự cố gắng, mỗi bước tiến bộ của đồng bào, đồng chí để kịp thời khích lệ, động viên người này, nhắc nhở, uốn nắn người kia. Như một lẽ thường tình, Bác Hồ vui với sự tấn tới của đơn vị nọ, cá nhân kia và buồn lo bởi sự chậm tiến hoặc sai phạm của nơi này, người khác:

Chim có thấy những canh khuya, ngừng viết

trên chiếc ghế tre im lặng Người ngồi

đừng tưởng Bác Hồ chỉ có vui thôi

có những lúc Bác Hồ buồn ghê gớm

ấy là lúc ta sai lầm to lớn

quên mọi người, ta chỉ thấy mình ta

một con người hội tụ mọi tinh hoa

đẹp thế đó, không dung mình sống nhỏ.

Với lòng biết ơn và kính yêu vô hạn đối với lãnh tụ, sự khâm phục sâu sắc đối với con người đã góp phần to lớn làm nên thắng lợi của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội, nhân dân Việt Nam và bạn bè trên thế giới ngày ngày vẫn học tập ở Chủ tịch Hồ Chí Minh ý chí cách mạng, nghị lực đi tới và đạo đức quần chúng. Nhà thơ Hải Như đã khẳng định thực tế đó trong khổ thơ khép lại bài thơ Một con người hội tụ mọi tinh hoa:

Ta sẽ đến thăm ngôi nhà Bác ở

để lòng ta tưởng niệm biết ơn Người

Bác đã cho ta, Bác đã cho đời

lẽ sống của ngày mai trên trái đất

lẽ sống đẹp: Không coi mình cao nhất

mong kiếp người ai cũng cất đầu cao.

Là kết tinh những giá trị tinh thần của nhân dân Việt Nam suốt bốn nghìn năm lịch sử và đỉnh cao của tư tưởng loài người trong thời đại mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một con người hội tụ mọi tinh hoa mà nhân loại tiến bộ luôn tôn kính và ngưỡng mộ. Và như thế, Bác Hồ sống mãi trong lòng chúng ta...

Trích bài hát: Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người

PTV: Thưa Quý vị và các bạn! Thưa Quý vị và các bạn! Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn trở thành một hình tượng tuyệt đẹp trong thơ ca Việt Nam. Hầu hết các nhà thơ Việt Nam đều đã ít nhất một lần cầm bút sáng tác thơ ca ngợi Bác Hồ với một niềm thành kính, tự hào. Với các nhà thơ Quảng Trị, hình tượng của Người đã trở thành niềm cảm hứng lớn lao để họ sáng tác về Bác Hồ. Trong đó, nhà thơ Hoài Quang Phương, năm nay đã hơn 80 tuổi nhưng ông vẫn miệt mài với những vần thơ đẹp nhất dâng tặng Người. Trong chương trình hôm nay, chúng ta hãy nghe những chia sẽ của nhà thơ Hoài Quang Phương với tập Trường ca “Hạt ánh sáng nảy mầm”- tác phẩm đạt giải B Toàn quốc cuộc thi sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM” năm 2015.

Trích ông Phương đọc

1.     Xin cảm ơn nhà thơ Hoài Quang Phương đã gửi đến chương trình 1 trich đoạn trong tập trường ca “Hạt ánh sáng nảy mầm” của ông. Thưa nhà thơ Hoài Quang Phương! Là một người chuyên sáng tác thơ về Bác Hồ kính yêu, với tập trường ca này được ông viết nên từ những cảm xúc ntn ạ?

Ông Phương trả lời....21p14s-22p34s-54s-1p50s- 25p52s-(nhòe nước mắt)-26p40s

2.     Vâng! Rất xúc động khi tập trường ca được viết từ những cảm xúc kính yêu của ông dành cho Bác Hồ. Vậy tập trường ca được ông xây dựng với hình tượng ntn ạ?

Ông Phương trả lời...1p51s

Trích đọc

3.     Thưa nhà thơ Hoài Quang Phương! Để phác thảo nên hình tượng của Bác Hồ trong tập trường ca này, ông đã xây dựng  bố cục ntn ạ?

Ông Phương trả lời...2p28s

4.Vâng! Và để có thể có những sáng tác về Bác Hồ, ắt hẳn nhà thơ Hoài Quang Phương đã phải mất một thời gian rất dài để tìm hiểu về cuộc đời của Người phải ko ạ?

Ông Phương trả lời...9p23s- 11p25s- nối 12p- 12p44s

Trích đọc: Bác dành tiền cho cháu mua bò

5.Thưa nhà thơ Hoài Quang Phương! Trường ca là một loại hình thi ca không phải ai cũng viết được và viết về Bác Hồ sẽ càng khó hơn. Với ông, lý do ông dùng thể loại trường ca để viết về Người là gì ạ?

Ông Phương trả lời...18p28s- 19p55s- 20p13s- 20p32s

6.Tập trường ca có tên gọi là “Hạt ánh sáng nảy mầm”. Vậy xin ông chia sẽ về ý nghĩa mà ông đặt cho tập trường ca này và thông qua đó điều muốn chuyển tải đến người đọc là gì ạ?

Ông Phương trả lời...13p50s

Trích đọc.

Xin cảm ơn nhà thơ Hoài Quang Phương và chúc ông sẽ có thêm nhiều sáng tác hay hơn nữa về hình tượng Bác Hồ.

Trích bài hát : Dấu chân phía trước

PTV: Thưa Quý vị và các bạn! Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là đề tài phong phú và hấp dẫn, có sức truyền cảm cho những sáng tạo của các văn nghệ sỹ. Trong số các văn nghệ sỹ Quảng Trị sáng tác về Bác Hồ,  nhà thơ Nguyễn Văn Dùng bằng tình cảm và lòng biết ơn vô hạn với Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu cũng đã sáng tác hàng trăm bài thơ về Người, đặc biệt là những bài thơ thể hiện tình cảm của Bác Hồ với nhân dân Quảng Trị. Bài viết “Tình cảm của đất và người Quảng Trị đối với Bác Hồ trong thơ Nguyễn Văn Dùng”. Chúng ta cùng nghe.

 

Xuất phát từ tình cảm yêu thương và kính trọng của mình đối với Bác Hồ và những câu chuyện về cuộc đời của Bác, nhà thơ Nguyễn Văn Dùng đã sáng tác thơ về nơi sinh thành của Người: Bên ni làng Sen hồ sen hương tỏa/ bên nớ làng Trù ngan ngát hương cau/  qua mùa đầu lại tiếp mùa sau/ hoa bưởi hoa cam hoa sen đua sắc …Vọng đâu đây tiếng thoi đưa dìu dặt/ và câu dân ca ví dặm đò đưa/ Làng Sen - làng Trù của thưở ấu thơ/ thành quê chung muôn đời con cháu Việt. Đặc biệt, khi đất nước bị chia cắt hai miền, Vĩnh Linh trở thành mảnh đất lửa nơi đầu cầu giới tuyến luôn được Người quan  tâm và đã vô cùng vinh dự được Bác Hồ gửi thư khen ngợi 8 lần. Thơ của nhà thơ Nguyễn Văn Dùng vì vậy mà  đã ghi lại những tình cảm ấm áp, sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ đối với Vĩnh Linh đồng thời phản  ánh cuộc sống chiến đấu và sản xuất của nhân dân Vĩnh Linh trong khánh chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược cùng những tình cảm xúc động và biết ơn của nhân dân Vĩnh Linh với Bác Hồ kính yêu. Những bài thơ của nhà thơ Nguyễn Văn Dùng viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh đều chân thành và giản dị - giản dị như chính cuộc đời của Bác, thể hiện lòng biết ơn sâu nặng và nỗi nhớ thương, kính yêu của nhân dân đặc biệt là người dân Quảng Trị với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Nhà thơ Nguyễn Văn Dùng chia sẽ:

Trích băng

Bài thơ Kỷ niệm về chiếc máy cày Bác tặng dựa vào sự kiện ngày 16/4/1959 đồng chí Phan Văn Toàn- Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Kim, đặc khu Vĩnh Linh được gặp Bác Hồ tại Hà Nội. Trong lần gặp này, Bác căn dặn đại diện lãnh đạo xã Vĩnh Kim nhiều điều, trong đó có việc trồng nhiều hoa màu và đã tặng xã Vĩnh Kim chiếc máy cày do nước bạn Tiệp Khắc tặng Bác:

Bác dặn: Vĩnh Kim vùng đất đỏ   đất ít còn khó khăn

chú phải cùng nhân dân trồng nhiều khoai ngô sắn…

Lúa ít, phải tính toán trồng thật nhiều hoa màu

 dân chủ bàn với nhau bước hai chân mới vững

Đoàn kết cùng xây dựng phải cần cù hăng say

Bác tặng chiếc máy cày,  sản xuất càng phát triển

Ngày 5/6/1968, Bác Hồ gửi thư khen cán bộ, chiến sĩ đảo Cồn Cỏ bắn rơi 4 máy bay Mỹ với câu thơ: “Cồn Cỏ nở  đầy hoa thắng trận/ Đánh cho tan xác giặc Huê Kỳ”. Từ sự kiện này, nhà thơ Nguyễn Văn Dùng sáng tác bài thơ Cồn Cỏ nở đầy hoa thắng trận:

Đảo nhỏ giữa trùng khơi

bốn bề tàu chiến, giặc trên trời

Súng vẫn chắc trong tay

Nhấn chìm bao chiến hạm

Bắn tan xác giặc trời

Can trường và đánh giỏi

 Bác Hồ gửi thư khen

Anh hùng càng xứng danh

“Nở đầy hoa thắng trận”.

Cũng với Vĩnh Linh, Bác Hồ đã khóc khi nghe tin địa đạo Vĩnh Quang bị bom Mỹ đánh sập vùi hơn 60 người dân và thơ Nguyễn Văn Dùng rưng rưng:

Bác Hồ

vì Vĩnh Quang đã rơi nước mắt

 Vĩnh Quang thương nhớ Bác

nguyện với Người vững vàng thế trận lòng dân

Hay, khi xã Vĩnh Thủy bắn rơi 6 máy bay Mỹ vào ngày 11/11/1966 đã được Bác Hồ gửi thư đặc biệt khen ngợi, thơ của Nguyễn Văn Dùng hân hoan niềm vui:

Một ngày rơi sáu máy bay

Chiến công vang dội làm say lòng người

Niềm tin tràn ngập nơi nơi

Bác Hồ gửi tặng những lời ngợi khen

Vĩnh Thủy chí vững gan bền

Làm theo lời Bác đáp đền công ơn!

Và khi thiếu niên, nhi đồng Vĩnh Linh được đưa ra  miền Bắc sinh sống, học tập theo kế hoạch K8 do Bác Hồ cùng Trung ương ban hành, thơ Nguyễn Văn Dùng  ngập tràn niềm cảm động:

Bác Hồ ơi!

tình Bác mênh mông trời bể

 bộn bề việc chung vẫn chăm lo các cháu nhỏ…

Thể hiện tình cảm của Bác Hồ với đất nước, với nhân dân, cụ thể là với Quảng Trị bằng thơ đồng thời thể hiện tình cảm của nhân dân với Bác Hồ bằng thơ, thơ Nguyễn Văn Dùng đã khắc họa hình ảnh Người Vân Kiều mang họ Bác, Người chiến binh Vân Kiều làm theo lời Bác và đặc sắc hơn cả là hình tượng Người học trò xuất sắc và tin cậy của Bác Hồ là Tổng Bí thư Lê Duẩn- người con ưu tú của quê nhà Quảng Trị. Từ đó, thơ về Bác Hồ với đất và người Quảng Trị đã có những tác phẩm súc tích miêu tả những tấm gương anh hùng trong chiến đấu, những gương sáng tốt cùng lời hứa và quyết tâm  làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của sau hơn 50 năm thực  hiện Di chúc thiêng liêng của Người:

Lời Bác Hồ vọng đến mai sau

Quảng Trị hôm nay chuyển mình lớn dậy

 Hồn gió lộng và con tim lửa cháy

Làm theo gương Bác Hồ, chắp cánh bay cao.

Chung tay bầu bạn hân hoan

Việt Nam có Bác vinh quang muôn đời

Chúng con nguyện mãi theo Người

Điểm tô gấm vóc người người chung tay

Việt Nam giang rộng cánh bay

Vẫn như có Bác cầm tay dẫn đường...!

Trích bài hát: Ước nguyện của Người

PTV: Thưa Quý vị và các bạn!

Trong  muôn vàn câu chuyện kể về Bác Hồ lúc sinh thời thì một trong những câu chuyện chân thực kể lại giây phút cuối cùng trong cuộc đời của Bác về tình yêu dành cho khúc hát dân ca, khiến chúng ta không khỏi bồi hồi. Có lẽ những khúc hát dân ca là hồn cốt của dân tộc, nên Người dù từng bôn ba năm châu bốn biển..nhưng Bác vẫn không quên tên làng, ngõ xóm và những câu hát dân ca của quê nhà. Thế nên, trước lúc đi xa hành trang Người muốn mang theo là những khúc hát dân ca quê hương xứ sở. Chính  từ tình yêu dân ca của Người đã khiến nhạc sỹ Trần Hoàn viết nên ca khúc nổi tiếng: “Lời Bác dặn trước lúc đi xa”. Chúng ta hãy đến với bài hát này qua cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Văn Trình qua bài viết:  TÌNH CẢM CỦA BÁC HỒ TRONG KHÚC HÁT DÂN CA.

 Trích bài hát: “Lời Bác dặn trước lúc đi xa”

 

“Lời Bác dặn trước lúc đi xa” của nhạc sĩ Trần Hoàn là bài hát sáng tác dựa trên câu chuyện có thật, đó là nguyện ước cuối đời của Bác muốn mang theo âm hưởng, làn điệu dân ca của quê hương xứ Nghệ, của xứ Huế kinh đô một thời ấu thơ gắn bó với Bác, của những câu dân ca quan họ Bắc Ninh.. trước khi Bác về nơi cõi vĩnh hằng…

      Bài hát được ra đời vào đúng dịp kỷ niệm 20 năm ngày mất của Bác Hồ, năm 1989. Bài hát đến nay đã tròn 33 năm và đã làm rụng động hàng triệu triệu con tim yêu Bác, kính trọng Bác kể cả trong nước và nước ngoài.

Bài hát là những lời ca tâm tình, thủ thỉ, nhưng lại có sức lan tỏa mạnh mẽ về tình yêu của của mọi người dân đối với Bác Hồ, khi nghe ca khúc này. Bởi nó mang đến cho người nghe nhạc một thông điệp rất ý nghĩa của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc trước lúc Người đi xa, rằng: Người luôn luôn mong muốn các thế hệ nối tiếp “ giữ được phần hồn” của văn hóa Việt, văn hóa dân tộc, bản sắc quê hương, dẫu cho thời gian năm tháng đi qua.

     Mở đầu bài hát là lời kể về một câu chuyện có thật, đầy xúc động, lấy không biết bao nhiêu nước mắt của người nghe nhạc:

“ Chuyện kể rằng trước lúc Người đi xa

Bác muốn nghe một câu hò xứ Huế

Nhưng không gian bốn bề vẫn lặng lẽ…

Chuyện kể rằng Bác đòi nghe câu ví

Nhớ Làng Sen từ thuở ấu thơ…”

Trích bài hát:

Lởi ca mỗi lúc mối da diết, rưng rưng, lay đọng lòng người. Đó là những ca từ thể hiện tình yêu quê hương xứ sở của Bác với khúc hát dân ca trước lúc Người đi xa…Đặc biệt trong lời ca, có mang nặng nỗi đau chia cắt của đất nước vẫn còn canh cánh trong nỗi lòng Bác khôn nguôi:

“ Bác muốn nghe một câu hò Huế

Bởi nước non chia cắt vẫn chưa liền

Bác muốn nghe một câu hò xứ Nghệ

Bởi Làng Sen day dứt trong tim.”

Tình yêu quê hương đất nước, luôn là nỗi đau đáu trong tim Bác suốt cả một đời cống hiến hy sinh, cho đến trước lúc Người đi xa vẫn còn nguyên vẹn, khôn nguôi…

Càng về cuối bài hát lời ca càng da diết, càng lay động lòng người trước một tầm vóc vĩ đại của Bác Hồ:

“ Lúc chia ly lời di chúc đơn sơ

Bác muốn non sông đinh ninh lời dặn dò

Rằng: đã yêu Tổ quốc mình

Càng yêu tha thiết những khúc dân ca…”

Càng yêu đất nước, Tổ quốc mình, thì càng phải trân trọng giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Bởi văn hóa là hồn cốt của một dân tộc, là sức mạnh tinh thần vô song của một quốc gia.

Càng yêu Bác, càng nhớ Bác, chúng ta lại càng nhớ lời dặn dò của Bác, trước lúc Người đi xa.

Trích bài hát:

PTV: Chào cuối

 

                           

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 24/05/2022 09:55 Lê Vĩnh Nhiên 25/05/2022 07:40

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà