Đất pt 4/7
Danh mục
Đất và người Quảng Trị
NỘI DUNG
Lời dẫn : Đất pt 4/7 *Đón nghe: ptv đọc Qúy thính giả thân mến! Mời quý vị và các bạn theo dõi ct pt : đất và người QT được phát sóng vào 11g ngày thứ hai : 4/7. Trong ct này chúng ta cùng theo dõi bút ký "Nhà báo lớn Phan Quang của tác giả Xuân Dũng, mời quý vị và các bạn đón nghe. -Ptv dẫn: Thưa quý vị và các bạn! Những người thực hiện ct pt : đất và người QT xin kính chào quý vị thính giả. Trong ct này chúng ta cùng theo dõi bút ký "Nhà báo lớn Phan Quang của tác giả Xuân Dũng, mời quý vị và các bạn cùng nghe. -Quý thính giả vừa theo dõi ct pt: đất và người QT, ct này do Việt Thanh bt, với sự tham gia thực hiện của...thân ái chào tạm biệt. -Qúy thính giả vừa theo dõi ct: đất và người QT, ct này do Việt Thanh bt với sự tham gia thực hiện của...thân ái chào tạm biệt.

Đất pt 4/7

 

*Đón nghe: ptv đọc

 

Qúy thính giả thân mến!   Mời quý vị và  các bạn theo dõi ct pt  : đất và người QT được phát sóng vào 11g ngày thứ hai : 4/7. Trong ct này chúng ta cùng theo dõi bút ký "Nhà báo lớn Phan Quang của tác giả Xuân Dũng, mời quý vị và các bạn đón nghe.

  

 

-Ptv dẫn:

   Thưa quý vị và các bạn! Những người thực hiện ct pt : đất và người QT xin kính chào quý vị thính giả. Trong ct này chúng ta cùng theo dõi bút ký "Nhà báo lớn Phan Quang của tác giả Xuân Dũng, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

-Quý thính giả vừa theo dõi ct pt: đất và người QT, ct này do Việt Thanh bt, với sự tham gia thực hiện của...thân ái chào tạm biệt.

-Qúy thính giả vừa theo dõi ct: đất và người QT, ct này do Việt Thanh bt với sự tham gia thực hiện của...thân ái chào tạm biệt.

 

 

    NHÀ BÁO LỚN PHAN QUANG.

                                                                                                    (Xuân Dũng)

Tôi còn nhớ khoảng cuối thập kỷ 70 của thế kỷ trước, tôi có đọc qua tập sách "Lâm Đồng Đà Lạt" của tác giả Phan Quang. Lúc đó có lẽ vì còn nhỏ nên không nhớ nhiều lắm. Nhưng với tập sách truyện cổ A Rập "Nghìn lẻ một đêm" thì trở thành sách gối đầu giường của rất nhiều đứa trẻ, của nhiều thế hệ, trong đó có tôi,  sau này tôi mới để ý biết là của dịch giả Phan Quang. Cũng như có lần tình cờ đọc hồi ký "Vua Hàm Nghi ghé làng tôi" cũng của nhà báo, nhà văn Phan Quang...Mấy năm trước tôi đã phỏng vấn ông và đăng trên đặc san Nhà báo và quê hương tỉnh Quảng Trị. Ông sinh năm 1928 tại Quảng Trị, hiện sống ở Hà Nội;  từng là phóng viên báo Cứu Quốc khi 20 tuổi, sau chuyển sang báo Nhân Dân, rồi làm Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam...

  "Làng tôi" của nhà báo Phan Quang là làng Thượng Xá thuộc xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng (Quảng Trị). Tác giả bài viết khi còn là cậu bé nghe cha kể chuyện vua Hàm Nghi có ghé qua làng bằng một giọng nghiêm trang, bí ẩn; chỉ một chi tiết ấy thôi cũng đeo đuổi ông trong nhiều năm tháng. 

   "Những ngày sống ở miền Bắc, tôi hằng nhớ về làng quê với biết bao trìu mến và tự hào. Chuyện vua Hàm Nghi ghé nhà là một chi tiết xúc động. Tìm đọc sử liệu, thấy Trần Trọng Kim có viết: "...Xa giá đến Trường Thi vào nghỉ được một lát, thì Tôn Thất Thuyết lại giục lên đường, nói rằng quân Pháp đã sắp đuổi tới. Tối ngày 23 (tháng 5 năm Ất Dậu), xa giá vào nghỉ nhà một người bá hộ, sáng ngày 24 ra đi, đến tối mới tới thành Quảng Trị. Quan tuần phủ Trương Quang Đản ra rước xa giá vào Hành cung và đặt quân lính để phòng giữ".
  Tôi hằng phân vân: "Người bá hộ" ấy phải chăng là ông nội mình? Nhưng nhà tôi chỉ cách Hành cung ở Quảng Trị có năm cây số, làm sao đi cả một ngày, "đến tối mới tới nơi
"?... "Vua Hàm Nghi ghé làng tôi"

   Tâm huyết cháy bỏng và tài năng kiệt xuất của nhà cách mạng Lê Duẩn thì nhiều người đã thấy, đã nói, nhưng để lý giải thuyết phục thì không phải ai cũng làm được. TBT Lê Duẩn là một người ham hiểu biết, ham đọc nhưng đọc, học là để nâng cao tư duy, học để hành động, để vận dụng làm cách mạng một cách độc lập và sáng tạo. Nhà báo Phan Quang xác tín :

   "...Những ai có dịp gần cố Tổng Bí thư đều chung nhận xét: Ông đọc rất nhiều và luôn suy nghĩ. Ông đọc vào mọi dịp, đọc trong nhà tù, đọc khi đi nghỉ ở nước ngoài, đến lúc tuổi cao sức yếu vẫn say mê đọc. Trong điều kiện những năm 1980 trở về trước, chắc ít người tham khảo Bách khoa toàn thư của Pháp hay Kinh Coran của đạo Hồi để làm công tác như Lê Duẩn. Theo ông “để làm việc với các tín đồ đạo giáo, cần hiểu đúng tôn giáo của họ”. Ông đọc sách nhưng không nhất nhất tin mọi điều trong sách. “Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo” (Lênin), phải tìm chân lý từ thực tiễn đất nước mình, hơn nữa tư duy của mỗi người cũng cần phát triển chứ không phải một lần thuộc sách là đủ cho cả đời. Thời trẻ, bạn tù gọi ông là “người hay cãi sách”. Đến thăm trường Đảng, học viên là cán bộ trung, cao cấp đang nghiên cứu Lịch sử Đảng, trao đổi với anh em ở hành lang, Lê Duẩn hỏi: “Các đồng chí học lịch sử Đảng, vậy theo các đồng chí bài học gì của Đảng là đáng ghi nhớ nhất?”. Mỗi người trả lời một cách, ai cũng đúng. Ông cười: “Theo tôi, bài học lớn nhất của Đảng ta là phải độc lập suy nghĩ, giải quyết các vấn đề của cách mạng Việt Nam trên cơ sở đánh giá đúng tình hình thực tế của Việt Nam...” "Tầm nhìn Lê Duẩn".

   Bạn đọc thú vị với những bút ký của nhà báo Phan Quang, ký chân dung và  ký sự đường xa. Du ký "Chia tay trên sông Missisippi" là một tác phẩm báo chí mẫu mực mà chính người viết cũng tâm đắc, phần nào tiêu biểu cho phong cách báo chí Phan Quang: trí tuệ, am hiểu đối tượng, sự vật đến nơi đến chốn, lối viết sâu sắc, điềm tĩnh và tinh tế... Một nước Mỹ hiện ra vừa có vẻ quen lại vừa lạ lẫm, kỳ thú đến bất ngờ...Đôi khi thú vị như bắt đầu từ chuyện địa danh khởi nguồn liên quan một loài thảo mộc chẳng hạn ở Los Angeles mà không phải ai cũng biết:

  " Sao lại không ?Hôm nay là thứ bảy, sáng ngày kia tôi phải bay đi Washington sớm, rồi sẽ trở về Việt Nam bằng đường khác, biết bao giờ có dịp trở lại đây ? Đại lộ Hollywood đây rồi, con đường nổi tiếng của một đô thành nổi tiếng thế giới, nơi mà đầu thế kỷ này vẫn còn là khu rừng với một loài cây có gai, cây holy..."

   Một nước Mỹ trẻ trung, đa văn hóa và luôn  năng động, kể cả cách khai thác du lịch một cách hiện đại và chuyên nghiệp từ những hình tượng văn học lấy từ cuốn truyện "Những cuộc phiêu lưu của Hấc Phin và Tôm Sôi-ơ" của nhà tiểu thuyết nổi tiếng Mac Tuên như hang động, đại lộ, khách sạn đều mang tên nhà văn này. Đó cũng là điều mà nhiều nước cần học tập :

   Người Mỹ biết cách giữ gìn, tái tạo tất cả. Họ có đủ tiền để làm việc ấy. Những hang động mà Tôm Sôi-ơ cùng bạn mình thám hiểm, nay trở thành một khu du lịch lớn. Nhà cô bạn gái của Tôm, Becky Thatcher-tên thật của người mẫu trong đời là Laura Hawkins-ở bên kia đường phố. Nhà Hấc Phin- tên thật là Tom Blankenhip-sát sau nhà Mac Tuen. Văn phòng của thân phụ nhà văn, nhìn qua cửa sổ còn thấy được y nguyên bộ sách luật dày cộm, mấy chiếc bút lông ngỗng, đôi kính lão gọng kim loại và cả vò rượu whisky. Và trang trọng ở lưng chừng đồi là tượng đôi bạn thân Tôm Sôi-ơ và Hấc Phin, mà người Mỹ kiêu hãnh cho là "pho tượng duy nhất thế giới về những nhân vật hư cấu..."

 

    Nhà báo Phan Quang quan niệm về nghề báo phải luôn phải tận tâm và chuyên nghiệp, biết tận dụng lợi thế của văn chương để thể hiện tác phẩm báo chí  :“Tôi luôn phấn đấu, dù một bài báo nhỏ cũng phải có chất văn. Chất văn trong báo hiện lên khi tôi nghĩ, tôi viết, không chỉ ở những câu từ bóng bẩy, mà ngay trong vấn đề và cấu tứ, trong hình tượng và hình ảnh, trong sự liên tưởng từ quá khứ đến tương lai…; chất văn là những thủ pháp đồng hiện qua những đoạn văn trữ tình…; nó phải đến với số phận con người, góp phần giải quyết được các câu hỏi của con người”.

  Nhà báo Hoàng Tùng, nguyên tổng biên tập báo Nhân Dân, nguyên bí thư trung ương Đảng đã nhận xét về nhà báo Phan Quang : “Trong thời gian làm việc ở báo Nhân Dân, Phan Quang là một trong mấy đồng chí đi nhiều nhất, viết nhiều nhất. Đi bằng xe đạp dưới sự gầm rú của máy bay và tiếng nổ của bom Mỹ...Anh viết nhiều thể loại: xã luận, bình luận, phóng sự, điều tra, bút kí. Phong cách làm việc và viết của anh rất nghiêm chỉnh, khoa học”.

   Phan Quang là cây đại thụ của nền báo chí cách mạng Việt Nam qua gần 3/4 thế kỷ, tận tâm và bền bỉ, đổ bóng xuống thời gian để lại dấu ấn khó phai mờ;  với tâm niệm nghề nghiệp được đúc kết: "Đọc-đi-nghĩ-viết" và "Đúng, trúng, nhanh và hay". Một ký giả uyên bác, lịch lãm, tinh tế và nghiêm cẩn. Một nhà báo  suốt đời tận tụy phụng sự Tổ quốc và nhân dân.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 30/06/2022 10:00 Lê Vĩnh Nhiên 02/07/2022 08:28

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà