Radio - Sẻ chia lời chưa nói
Danh mục
Radio – sẻ chia điều muốn nói
NỘI DUNG

 

Chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói

Chủ đề: Học thêm để vào lớp 1, nên hay không

Khách mời: Nguyễn Thị Diễm

16h30 thứ 7, ngày 1.7.22

Thời lượng: 28p

NH: Như Hòa cùng KTV thu âm Vĩnh Lộc xin kính chào quý thính giả đang đến với 30 phút chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói của Đài PT – TH Quảng Trị. Hiện tại chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói với chủ đề Học thêm để vào lớp 1, nên hay không? đang được phát trên sóng FM Đài PT – TH Quảng Trị, tần số 92,5mkz. Qúy vị thính giả muốn nghe lại chương trình hãy truy cập vào trang web Quangtri.tv.vn. Khách mời đồng hành cùng chương trình giảng viên tâm lí Nguyễn Thị Diễm, hiện đang công tác tại trường Cao đẳng Sư phạm QT.

Trước tiên, cảm ơn chị đã dành thời gian tham gia cùng chương trình với chủ đề Học thêm để vào lớp 1, nên hay không?

Chị Diễm: Vâng, chào Như Hòa, Mỹ Nhị cùng quý thính giả. Hôm nay cùng chương trình tham gia vào chủ đề mà bản thân Diễm cảm thấy rất hay, được nhiều người quan tâm trong gian đoạn hiện nay. Đó là có nên cho con học thêm để vào lớp 1 hay không. Hi vọng trong chương trình bản thân Diễm sẽ chia sẻ những suy nghĩ của mình được nhiều hơn, biết đâu đó lại có thể hỗ trợ được cho 1 số phụ huynh nào đó.

NH: Vâng, cảm ơn chị Diễm rất nhiều. Hi vọng trong chương trình ngày hôm nay, những câu hỏi, thắc mắc của thính giả sẽ được khách mời của chương trình giải đáp.

NH: Thưa quý thính giả. Quý vị thính giả hãy tham gia chương trình theo những cách thức sau:

Cách 1: Gọi điện về đường dây của chương trình: 02333.595.399 gặp BTV Mỹ Nhị- Phòng VNGT Đài PTTH QT. Xin được nhắc lại số điện thoại của chương trình: 02333.595.399

Cách 2: Gửi thư về địa chỉ mail: Radio – Sẻ chia lời chưa nói. Qrtv@gmail.com.

Cách 3: Chia sẻ qua fanpage: Radio – Sẻ chia lời chưa nói.

NH: Thưa quý thính giả. Bây giờ vào Google, quý thính giả gõ “nên cho con học thêm để vào lớp 1 không” thì NH tin chắc rằng, có rất nhiều bài viết, ý kiến của các bậc phụ huynh. Đa số đều có 1 nội dung là Có nên cho con học trước khi vào lớp 1 hay không? Nhiều phụ huynh còn tâm sự luôn rằng, cũng vì chuyện có hay không chuyện cho con đi học thêm nên vợ chồng cũng chiến tranh lạnh với nhau, không khó gia đình cũng trở nên nặng nề.

Có nên cho con học thêm để vào lớp 1 không?

Nhiều bố mẹ có tâm lý muốn con học giỏi, vượt trội hơn các bạn cùng trang lứa, nên dành rất nhiều kỳ vọng và sự đầu tư cho con ngay từ khi còn nhỏ. Các em nhỏ có tuổi thơ dày đặc lịch học thêm kín mít, từ năng khiếu, đến tiếng Anh... Bố mẹ tha hồ khoe với bạn bè, họ hàng là con biết nhiều, khôn trước tuổi. Đứa trẻ học như cái máy.

NH: Thưa giảng viên tâm lí Nguyễn Thị Diễm, chị nghĩ sao về việc có nên cho con đi học thêm để vào lớp 1 không? Trước khi cùng nghe chị Diễm chia sẻ thì chúng ta cùng nghe 1 số ý kiến mà chúng tôi ghi lại được khi hỏi phụ huynh có con chuẩn bị lên lớp 1 thì có cho con đi học thêm trước hay không.

Phát 3 băng

Trả lời: Như MC Như Hòa và quý phụ huynh vừa chia sẻ thì bản thân mình cũng có 1 vài ý kiến/

Bên cạnh nhiều phụ huynh khăng khăng cho con đi học the để vào lớp 1 thì có bố mẹ theo quan điểm ngược hoàn toàn, nói "KHÔNG" với việc học trước khi con vào lớp 1. Bố mẹ "sợ mất đi tuổi thơ của con", "sợ con không có tuổi thơ" hay "cứ để đến lớp 1 cô giáo sẽ dạy"...Những bố mẹ này siêu "thoáng", cho con chơi nhiệt tình, làm mọi điều con thích, ipad chơi thoải mái, tivi xem suốt ngày, con cũng chưa bao giờ được chạm vào sách truyện, và cũng không thích sách truyện.

Kết quả, đến khi con gần vào lớp 1, thay đổi thói quen và môi trường, con phản ứng, bố mẹ xoay xở đủ mọi cách mà không tài nào khiến con "thích học".

Vậy thì cuối cùng, có nên cho các con học trước khi vào lớp 1 không?

Tùy vào tình hình thực tế của từng cháu để phụ huynh đưa ra quyết định có nên cho con học thêm trước khi vào lớp 1 hay không?

Việc học phải dựa trên 2 yếu tố:

Thứ nhất, hãy xác định đúng HỌC ở đây là gì?

Có nhất nhất là phải học chữ, học số, học viết hay không? Cá nhân mình nghĩ là không. "Học" ở đây còn là học hỏi, học kĩ năng, học giao tiếp và thói quen tốt... 

"Học" là cho con khám phá và trải nghiệm thật nhiều điều, để con có vốn kiến thức phong phú, giúp con tự tin vào bản thân, yêu quý và gắn bó với mọi thứ xung quanh. Không nhất thiết dạy con thuộc chữ số máy móc, thay vào đó dạy con biết đếm, nhận biết nhiều hơn - ít hơn, dạy con dài - ngắn, hơn - kém.

Không nhất thiết cứ phải dạy con phép tính trong sách vở. Cứ dạy con biết thêm vào, bớt đi bằng những cái kẹo, chiếc bánh, hay đồ vật gần gũi hàng ngày... Bằng những bài toán cho bạn kẹo, hay lấy số quả biếu ông, biếu bà... Ấy cũng là "học", lại còn dạy con biết chia sẻ, yêu thương. Không nhất thiết phải bắt con thuộc mặt chữ, mặt số. Ngần ấy chữ cái, nếu thuộc máy móc, đứa trẻ nào nhớ nổi. Thay vào đó, tìm ví dụ các đồ vật gần gũi, có nét tương đồng, giới thiệu với con. Như hôm nay bố mẹ giới thiệu với con những người bạn mới:

Số 1 - "cái gậy".

Số 2 - "con vịt".

Hay là chữ O - "quả trứng"... và nhiều nhiều nữa tuỳ vào sự liên tưởng của các con.

Bạn có tin, con sẽ ghi nhớ trong một nốt nhạc không? Đó. Học cũng không có gì quá to tát và căng thẳng, đến mức con "mất đi tuổi thơ" cả. Học đúng cách, con chỉ có "tuổi thơ tuyệt vời" trở lên mà thôi.

Thứ 2, tuỳ vào NHẬN THỨC của con để quyết định việc học

Nếu con nhận thức tốt, nhanh nhạy thì không cần dạy con trước quá nhiều. Cho con làm quen một vài kỹ năng như kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp... Cho con rèn luyện thêm một chút về tư duy với các trò chơi toán học. Tuổi nào thì con người cũng cần có sự rèn luyện và phát triển tư duy. Đâu ai quy định cứ 6 tuổi mới được học. Có nhiều đứa trẻ, khám phá và tìm tòi là đam mê, sao có thể ngăn cấm chỉ vì: Con chưa đủ tuổi để học?

Ngược lại, nếu con có nhận thức chưa thực sự nhanh nhạy, thì bố mẹ tìm cách tiếp cận nhẹ nhàng và vui vẻ, miễn sao phải VỪA SỨC và PHÙ HỢP với con. Trong giáo dục, tính VỪA SỨC là một trong các yếu tố hàng đầu. Và phải tôn trọng mức độ nhận thức đó. Vì cả mình và con, không ai có thể chọn được yếu tố này".

NH: Vâng, cảm ơn chia sẻ của giảng viên tâm lí Nguyễn Thị Diễm. Phụ huynh Trần Thị Năm có hỏi rắng: Con chuẩn bị vào lớp 1 thì nên học gì?

Trả lời: Về việc cha mẹ cần chuẩn bị trước điều gì khi con vào lớp 1, bản thân mình có ý kiến như sau, các phụ huynh có thể tham khảo.

Với môn Toán: Cha mẹ cho con nhận biết số và đếm được 1-10, biết so sánh nhiều hơn - ít hơn. Giỏi hơn nữa mà biết thêm - bớt thì càng tốt.

Với môn Tiếng Việt: Con nhớ được các mặt chữ là rất tốt. Sau này cô giáo sẽ dạy ghép vần nhanh hơn, bố mẹ và các con mới là những người đỡ vất vả hơn cả.

Còn kĩ năng viết: Thật ra không quá khó khi bắt đầu từ những nét đầu tiên. Bố mẹ cho con tập tô vài nét cơ bản, mục tiêu không phải để con biết viết mà là để kỹ năng cầm bút đúng hơn, cổ tay mềm mại hơn. Sau này con làm quen việc viết bài nhanh hơn, đỡ mỏi tay hơn.

Việc học viết thành một con chữ hoàn chỉnh, bố mẹ hãy để cô giáo lớp 1 dạy. Bởi vì cô giáo có phương pháp và kinh nghiệm sẽ dạy dễ hơn.

"Điều quan trọng nhất khi vào lớp 1, con cần có kỹ năng như tự phục vụ, biết xúc ăn, tự vệ sinh, tự cảm nhận nóng - lạnh để mặc thêm áo, cởi bớt áo, kỹ năng giao tiếp với bạn bè, thầy cô hay người lớn tuổi, kỹ năng an toàn và tự vệ (bố mẹ dạy từ càng sớm càng tốt) để con luôn được an toàn trong mọi môi trường. Khi con có đủ các kỹ năng cần thiết, con sẽ yên tâm đi học, yên tâm khám phá, học hỏi kiến thức, kỹ năng khác.

Dạy con lớp 1, cũng như câu chuyện "Dắt ốc sên đi dạo". Nếu công việc này đòi hỏi không thể đi nhanh hơn, chi bằng mình cứ ngắm cảnh hai bên đường, tận hưởng không khí trong lành tươi mát của thiên nhiên, cho lòng thêm vui vẻ",

NH: Theo NH nghĩ thì việc học thêm trước khi vào lớp 1 sẽ làm giảm đi hứng thú khi học chính khóa.

Trả lời: Đúng vậy. Ở giai đoạn năm tuổi, tâm lý trẻ mau quên và chóng chán. Nếu trẻ đi học trước sẽ có tính ỷ lại, chủ quan, không còn tập trung chú ý khi trẻ đã biết rồi. Do đó, vào lớp 1 trẻ không còn hứng thú với chương trình học. Bên cạnh đó, chương trình giáo dục mầm non về cơ bản đáp ứng đầy đủ những kiến thức, kỹ năng về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cũng như các lĩnh vực khác để trẻ có tiền đề khi bước vào lớp 1. Nếu trẻ học xuyên suốt một năm tại trường, cơ bản sẽ đáp ứng đầy đủ kiến thức và sẽ có những nền tảng cơ bản bước vào lớp 1.

Ở giai đoạn đầu năm, trẻ được dạy cách đọc sách, lật mở sách, cách tô các nét cơ bản, từ đó trẻ sẽ có kỹ năng cầm bút đúng và cách cầm bút chắc, khi trẻ viết sẽ dễ dàng. Bên cạnh đó, trẻ cũng được nhận biết mặt chữ qua trò chơi như tô màu, tìm đường đi, tìm chữ cái giống nhau…và Học trước phần nào đó chỉ tạo sự yên tâm cho phụ huynh

Lớp 1 chính là quá trình của sự khám phá, tìm tòi. Vì thế khi bước vào lớp 1, nếu các em đã biết trước thì không còn gì thú vị. Cho con học trước sẽ khiến phụ huynh yên tâm nhưng đó không phải là giáo dục. Vào lớp 1 có thể ban đầu các em học chưa được, nói đúng, nói sai nhưng đó là kiến thức trẻ tự tiếp thu. Phụ huynh muốn cho con học để tránh sự bỡ ngỡ, thế nhưng một đứa bé bỡ ngỡ khi vào lớp 1 là đứa trẻ đang học, còn đứa bé biết rồi sẽ không còn học nữa vì nó không còn mới mẻ.

NH: “Con chị biết đọc chữ chưa? Con tui đọc báo ro ro rồi. Sao đến giờ còn chưa cho bé đi học chữ? Phải biết đọc, biết viết trước khi vào lớp 1, cả lớp đứa nào cũng biết chữ rồi, cô giáo không chờ con mình đâu...”. Hầu hết phụ huynh đang bị cuốn theo làn sóng “học thêm trước tuổi” này. “Nhiều người nói không cho con đi học biết chữ, biết tính trước khi vào lớp 1 sẽ bị lạc lõng, không theo kịp chương trình. Nghĩ tới nghĩ lui mãi cũng phải quyết định cho con đi học trước cho giống mọi người”. Tranh luận về việc có nên cho con học chữ trước hay không, với tư cách “người từng trải”, anh Nguyễn Minh Quang, trú tại TP Đông Hà, nói như đinh đóng cột: “Không học trước không được! Hồi thằng lớn nhà tôi vào lớp 1 không học trước gì cả. Năm nay, rút kinh nghiệm rồi, thằng nhỏ sắp vào lớp 1, dứt khoát phải học trước thôi...”.

NH: Vì sao phụ huynh không thể yên tâm để con mình “chưa biết gì” khi vào lớp 1? Có hay không thực trạng giáo viên dạy theo kiểu lớp đã biết chữ rồi? Giáo viên cũng rất khổ?

Điều này thì bản thân mình nghĩ rằng “Hầu hết những em đã biết đọc không còn hứng thú nghe cô dạy, lúc cô gợi mở tư duy không chú ý nghe. Trong khi đó, những em không học trước dễ lâm vào tình cảnh hoang mang, lo lắng, khi thấy các bạn đọc ào ào các em dễ khủng hoảng ngay từ những ngày đầu tiên đi học. Đầu năm học, lớp đã phân hóa thành nhiều “trình độ” khác nhau, giáo viên rất vất vả. Nếu giáo viên dạy theo những học sinh chưa biết gì, lúc đó sẽ dạy gì với những em đã biết? Ngày xưa, học sinh như tờ giấy trắng. Giờ hầu hết các em học trước, học cả những thói quen sai rất khó sửa, chẳng hạn như cầm bút sai, ngồi sai tư thế, viết sai nét. Tai hại nhất, vì đã biết trước, các em mất tập trung, mất hứng thú học tập.

Trẻ vào lớp 1 đúng ra chỉ cần thuộc âm, nhớ được bộ chữ cái nhưng trước phong trào học trước như hiện nay, những học sinh bình thường bỗng trở thành cá biệt, có vẻ thua kém trong lớp.

NH: Cảm ơn những chia sẻ rất thiết thực của giảng viên tâm lí Nguyễn Thị Diễm, trước khi kết thúc chương trình thì chị có chia sẻ gì thêm không ạ?

Trả lời:

Rầm rộ đưa con đi học sớm, chính các phụ huynh đang cắt ngắn tuổi thơ được vui chơi của con mình và gây khủng hoảng, lo âu cho những đứa trẻ khác, cô trò làm khổ lẫn nhau. Chương trình lớp 1 là chương trình dành cho trẻ chưa biết chữ, xin giữ cho trẻ nguyên vẹn những cảm xúc đẹp đẽ từ những con chữ đầu tiên và sự tự tin từ ngày đầu vào lớp 1.

 

 


 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trần Thị Mỹ Nhị 30/06/2022 10:55 Lê Vĩnh Nhiên 02/07/2022 08:28
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà