sắc màu văn hóa - Đời sống
Danh mục
Sắc màu Văn hóa - Đời sống
NỘI DUNG

QRTV Giới thiệu: Thưa quý vị, chiến tranh đã đi qua nhiều năm nhưng những hậu quả và dư âm của nó còn sót lại vẫn rất lớn lao và khốc liệt, ghi dấu mãi mãi trong tâm trí mỗi thế hệ người dân Việt Nam, ngày 27/7 lại đang đến gần, đó là ngày mà nhân dân cả nước đã giành riêng để tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống hi sinh vì đất nước, vì độc lập tự do.

. Chuyên mục “ Sắc màu Văn hóa và Đời sống” tiếp tục với chủ đề “ tháng 7 tri ân” được phát sóng vào lúc 17h ngày 15 tháng 7 năm 2022 và phát lại vào lúc 14 h ngày chủ nhật 17.7/2022. Kính mời quý vị quan tâm đón nghe

 

 

CHƯƠNG TRÌNH ‘ SẮC MÀU VĂN HÓA & ĐỜI SỐNG”

( SỐ 15/7/2022)

Lời xướng + Nhạc hiệu chương trình

 Kính chào quý vị và các bạn, quý vị và các bạn đang lắng nghe chương trình “Sắc

màu văn hóa- đời sống” được phát trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị.

Tần số 92,5 Mhg, thời gian vào lúc 17 h ngày thứ 6 và 16 h ngày chủ nhật hàng

tuần.

Thưa quý vị, chiến tranh đã đi qua nhiều năm nhưng những hậu quả và dư âm của nó còn sót lại vẫn rất lớn lao và khốc liệt, ghi dấu mãi mãi trong tâm trí mỗi thế hệ người dân Việt Nam, ngày 27/7 lại đang đến gần, đó là ngày mà nhân dân cả nước đã giành riêng để tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống hi sinh vì đất nước, vì độc lập tự do. Uống nước nhớ nguồn, đó là đạo lí tốt đẹp của dân tộc, và chúng ta có được hòa bình độc lập như ngày hôm nay chính là nhờ một phần lớn công lao của các thế hệ đi trước.

Trong chương trình hôm nay, quý vị sẽ biết thêm về lễ hội Thống nhất non sông-Một Lễ hội tiêu biểu chỉ có ở Quảng Trị. Kế tiếp trong tiểu mục “Nghệ thuật và cuộc sống” chúng tôi sẽ giới thiệu một ca khúc với tựa đề “ Đông Hà một tình yêu” của  Thầygiáo- Nhạc sỹ trẻ người Quảng Trị;Trương Thị Hằng. Phần cuối của CT là mục giới thiệu về Một vùng quê nằm bên bờ nam sông Bến Hải- con sông Giới tuyến một thời chia cắt 2 miền Bắc – Nam, có “cầu Hiền Lương bên thương bên nhớ”, đó là Làng Xuân Hòa, xã Trung Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.

       Nhạc cắt + Lời xướng tiểu mục “Sắc màu văn hóa”

MC: Kính thưa quý vị, Sau Hiệp định Giơnevơ được ký kết vào ngày 20/7/1954, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải (vĩ tuyến 17) của tỉnh Quảng Trị trở thành giới tuyến quân sự tạm thời phân chia nước ta thành 2 miền Nam - Bắc. Theo đó, sau 2 năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. Thế nhưng, với âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, Mỹ đã cho quân xâm lược miền Nam và tìm mọi cách để đánh chiếm miền Bắc, buộc Nhân dân ta phải sống, chiến đấu anh dũng suốt 21 năm ròng rã. Đến ngày 30/4/1975, sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước ta mới trọn niềm vui thống nhất, Bắc - Nam sum họp một nhà đúng như di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

MC: Tỉnh Quảng Trị trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước được ví như một Việt Nam thu nhỏ. Bởi lẽ, nơi đây Nhân dân phải cùng với đồng bào hai miền thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội và thống nhất đất nước. Nhân dân Quảng Trị ở bờ Bắc sông Bến Hải cùng với Nhân dân các tỉnh, thành phố phía Bắc thực hiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhân dân ở bờ Nam sông Bến Hải cùng với các tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

MC; Cùng một lúc làm hai nhiệm vụ chiến lược, thế nhưng đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Quảng Trị vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ hậu phương cũng như chống giặc cứu nước. Giai đoạn 1954-1975, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã diễn ra nhiều cuộc đối đầu, đọ sức hết sức quyết liệt giữa ta và địch. Đến bây giờ nhớ đến Quảng Trị không ai có thể nào quên những chiến công oanh liệt trong 81 ngày đêm trên vùng đất lửa Quảng Trị, chiến dịch Khe Sanh, đường 9 - Nam Lào...

MC:Gắn liền với những chiến công đó là không ít máu, xương của đồng bào, đồng chí cả nước đã hy sinh anh dũng để bảo vệ quê hương, đất nước.Chiến tranh đã lùi xa nhưng trong triệu trái tim của đồng bào cả nước nói chung và nhân dân Quảng Trị nói riêng không bao giờ quên những tháng năm hào hùng, bi tráng của dân tộc trong suốt 21 năm chiến đấu để có ngày vui thống nhất. Càng tự hào, lớp lớp thế hệ cán bộ, đảng viên, Nhân dân càng biết ơn các thế hệ cha anh đi trước đã không tiếc máu, xương để bảo vệ độc lập cho dân tộc.

MC; Nhằm tôn vinh những chiến công bất tử của quân, dân hai miền Nam - Bắc và khát vọng thống nhất, độc lập, tự do của cả dân tộc, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức một lễ hội cách mạng có tên gọi là là “ Lễ hội thống nhất non sông”. Lễ hội “Thống nhất non sông” thường tổ chức với 2 phần chính: Phần Lễ được tổ chức trang nghiêm dưới chân kỳ đài Hiền Lương; Phần Hội thường được tổ chức với các hoạt động như: Hội bài chòi, Hội đua thuyền truyền thống trên sông Bến Hải... Nói về “Lễ Hội thống nhất non sông”, ông Nguyễn Huy Hùng, phó GĐ Sở Văn hóa TT và DL cho biết ( Trích băng)

 

Nhạc cắt + Lời xướng tiểu mục “Nghệ thuật và cuộc sống”

             

( Kỹ thuật phát bài hát “ Đông Hà một tình yêu” nhạc Lê Đình Trí

MC: Kính thưa quý vị và các bạn. Quý vị và các bạn vừa thưởng thức ca khúc

“Đông Hà một tình yêu” một sáng tác rất ấn tượng của nhạc sỹ Lê Đình Trí, qua

sự thể hiện của nam ca sỹ Văn Linh.

Được biết, hiện nay nhạc sỹ Lê Trí vừa là nhạc sỹ vừa là thầy giáo dạy nhạc tại

Trường CĐSP tỉnh Quảng Trị. Trong Chương trình hôm nay chúng tôi có mời đến

phòng thu của Đài và có cuộc trò chuyện với Nhạc sỹ Đình Trí. Kính mời quý

thính giả quan tâm lắng nghe.

1/  MC: Xin Chào Thầy, rất vui vì được  có cuộc nói chuyện với Thầy về nội

dug CT Hôm nay ạ

- Đình Trí: trả lời .....

2/ Thưa Thầy được biết ca khúc " Đông Hà một tình yêu " Thầy sáng tác và đã

được công chúng đón nhận. Xin Thầy cho biết hoàn cânh cũng như cảm xúc khi

sáng tác ca khúc này được không ạ

- Đình Trí: Trả lời

3/ Bài hát " Đông Hà một tình yêu" là một khung cảnh tươi mới của một thành phố

trẻ, xin Thầy cho biết rõ hơn về giai điệu cũng như thủ thuật sáng tác ca khúc được

không ạ

- Đình Trí: Trả lời

4/ Thưa Thầy, được biết ca khúc đã được sáng tác một thời gian trước và luôn có

trong các sự kiện của Đông Hà. Trong sự kiện Kỷ niệm 50 năm Giải phóng Đông

Hà tối 19/4 vừa qua, bài hát cũng được thể hiện. Thầy cho biết thêm về điều này ạ.

- Đình Trí: Trả lời

5/ MC: Xin cảm ơn Thầy đã có cuộc trao đổi hôm nay, chúc Thầy luôn sức khỏe và

có nhiều sáng tác mới

 

(Kỷ thuật phát lại ca khúc “ Quảng Trị một tình yêu “ qua bản phối mới)

 

Nhạc cắt + Lời xướng tiểu mục “Điểm đến Quảng Trị”

 

MC: Kính thưa quý vị. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi sẽ tiếp tục đưa các bạn đến với một vùng quê của huyện Hải Lăng- đó là làng Long Hưng. Long Hung là một địa danh nổi tiếng, nơi giao tranh ác liệt giữa ta và địch trong sự kiện 81 ngày đêm cuộc chiến tại Thành Cổ Quảng Trị. Đặc biệt tại ngã ba Long Hưng ngày nay, lúc đó được mệnh danh là ngã ba lửa, nga ba bom. Hiện nay khách đi qua đường quốc lộ 1 A sẽ thấy nơi đây có một đài tưởng niệm những chiến sĩ bộ đội của ta đã anh dũng chiến đấu và hy sinh tại Chốt thép Long Hưng này. Khu di tích được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Mời quý vị và các bạn đến với vùng quê ấy.

MC: Long Hưng là một làng cổ của Huyện Hải Lăng được tạo dựng nên bởi những người dân Việt ngày xưa hiên ngang đi mở cõi, qua bao nhiêu biến cố thăng trầm của lịch sử, Long Hưng ngày càng giàu đẹp. Đến với Long Hưng hôm nay ta được thấy nhiều danh lam thăng cảnh và những di tích văn hóa lịch sử gắn với lịch sử hào hùng của dân tộc trong cuộc dựng xây và bảo vệ giang sơn tổ quốc.

MC:  Long Hưng là tên thôn thuộc Xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh  Quảng Trị. Nằm về phía nam của Thị xã Quảng Trị, làng Long Hưng có địa thế “ Tiền thủy hậu chẩm”  mặt hướng ra những ruộng đồng bao la, lưng tựa vững chắc vào đồi núi trập trùng. Theo sách Ô Châu Cận Lục của Tác giả Dương Văn An và Phủ biên Tạp lục của Lê Quý Đôn thì Làng Long Hưng ngày nay được hình thành từ thế kỷ 16 cùng với các làng lân cạnh như Thạch Hãn, Tích Tường, Như Lệ thuộc Tổng Hoa Lư, Huyện Hải Lăng. Ông Trần Kim Vinh- Một hào lão làng Long Hưng cho biết( trích băng)

MC: Trong nếp sống văn minh của làng xã của dân tộc Việt Nam thì ngôi đình làng là mảng văn hóa vật thể có từ rất sớm, gắn với sự hình thành và phát triển của làng xã. Qua lời kể của các vị hào lão trong làng thì ngôi đình làng của Long Hưng tồn tại cho đến ngày nay là một sự kỳ lạ. Bởi mảnh đất Long Hưng là nơi đụng độ ác liệt giữa ta và địch qua 2 cuộc kháng chiến, là nơi cửa ngõ của Thành cổ Quảng Trị một thời mưa bom bão đạn. Đây là nơi hàng năm làng tổ chức Lễ Đông Chí và Lễ Cầu an đại tự để tưởng nhớ công đức các vị tiền nhân mở đất lập làng và cầu mong mưa thuận gió hòa, đem sự bình an đến cho làng. Đình Làng Long Hưng đã được công nhận là di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh.

MC: Nằm về phía Bắc cách đó không xa là ngôi chùa cổ Long Hưng. Theo lời của kể thì Chùa được xây dựng từ hàng trăm năm trước, do chiến tranh tao loạn nên chùa đã trùng tu sửa chữa nhiều lần. Chùa Long Hưng nằm trên khu vực xóm chùa, trong không gian thoáng đãng, thuận lợi về giao thông.  Trước mặt chùa có một ao sen rất đẹp, du khách đến vào những ngày tháng hè như những ngày này sẽ thấy sen nở rất đẹp, tỏa hương thơm ngát. Trong khuôn viên chùa được bài trí hài hòa tạo nên một cảnh quan trang nghiêm trầm mặc nhưng hết sức gần gủi, sẽ sẽ chia.Chùa có ngôi chính điện, nhà tăng và bảo tháp khang trang.Chùa Long Hưng là một trong những thắng cảnh đẹp không chỉ riêng của làng Long Hưng mà còn của tỉnh Quảng Trị.

MC: Về với Long Hưng hôm nay chúng tasẽ  còn được biết những địa danh vàng chói lọi của lịch sử cánh mạng. Từ thuở người dân còn tối tăm, cơ cực trong ách thống trị của thực dân và phong kiến, ngọn lửa Cách mạng đã sớm được nhóm lên trên đất Long Hưng. Trong những năm tháng chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, người Long Hưng son sắt thủy chung với Đảng và cách mạng vùng lên chống áp bức bóc lột của chế độ thực dân phong kiến và giặc ngoại xâm, cùng toàn thể dân tộc đi đến thắng lợi cuối cùng. 

MC: Bước ra khỏi cuộc chiến tranh với bản thân mang nhiều thương tích nặng nề, người dân Long Hưng bắt tay xây dựng lại quê hương. Với bản chất cần cù, chịu thương chịu khó và đức tính không chịu đói nghèo, nhân dân Long Hưng đã đồng lòng đồng sức cùng xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.Ông Trần Quang Hậy- thôn Long Hưng cho biết( trích băng)

MC: Từ trong gian khó, qua hàng trăm năm, người dân Long Hưng Hưng đã kiên cường chống chọi thiên tai, giặc dã, tạo dựng nên một miền quê trù phú, xứng đáng với niềm mong mỏi của tiền nhân đi mở đất khi đặt tên cho làng, làng Long Hưng- Như một con rồng ngày càng lớn mạnh.

 (NHẠC CẮT )

MC: Chương trình “ Sắc màu văn hóa và Đời sống” với chủ đề “ Tháng 7 tri ân”của Đài PTTH Quảng Trị đến đây kết thúc, chương trình do Việt Hà biên tập. Đỗ Hằng và ……..

thực hiện. Xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình sau.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Việt Hà 15/07/2022 08:54 Lê Vĩnh Nhiên 21/07/2022 09:15
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà