sắc màu văn hóa - Đời sống
Danh mục
Sắc màu Văn hóa - Đời sống
NỘI DUNG

QRTV Giới thiệu: Thưa quý vị, Thưa quý vị, Quảng Trị là nơi được coi là vùng giao thoa không chỉ giữa hai nền văn hóa Chămpa và Đại Việt mà còn nhiều tộc người khác. Gia tài di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Quảng Trị được xây dựng bởi các tộc người Chăm,Việt, Bru - Vân Kiều và Tà Ôi trải suốt chiều dài lịch sử hàng trăm năm.Trong quá trình đấu tranh với thiên tai địch họa đó, cha ông và các lớp kế tục đã tạo dựng và vun đắp, để lại cho hậu thế một gia tài văn hoá truyền thống vô cùng quý báu.

Chuyên mục “ Sắc màu Văn hóa và Đời sống” tiếp tục với chủ đề “ Văn hóa vùng cao” được phát sóng vào lúc 17h ngày 5 tháng 8 năm 2022 và phát lại vào lúc 14 h ngày chủ nhật 7/8/2022. Kính mời quý vị quan tâm đón nghe

 

CHƯƠNG TRÌNH ‘ SẮC MÀU VĂN HÓA & ĐỜI SỐNG”

( SỐ 5/8/2022)

Lời xướng + Nhạc hiệu chương trình

 Kính chào quý vị và các bạn, quý vị và các bạn đang lắng nghe chương trình “Sắc

màu văn hóa- đời sống” được phát trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị.

Tần số 92,5 Mhg, thời gian vào lúc 17 h ngày thứ 6 và 16 h ngày chủ nhật hàng

tuần.

Thưa quý vị, Thưa quý vị, Quảng Trị là nơi được coi là vùng giao thoa không chỉ giữa hai nền văn hóa Chămpa và Đại Việt mà còn nhiều tộc người khác. Gia tài di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Quảng Trị được xây dựng bởi các tộc người Chăm,Việt, Bru - Vân Kiều và Tà Ôi trải suốt chiều dài lịch sử hàng trăm năm.

Trong quá trình đấu tranh với thiên tai địch họa đó, cha ông và các lớp kế tục đã

tạo dựng và vun đắp, để lại cho hậu thế một gia tài văn hoá truyền thống vô cùng

quý báu.

Trong chương trình hôm nay, quý vị sẽ biết thêm về một số di sản văn hóa vật thể, phu vật thể ở vùng cao Quảng Trị. Trong tiểu mục “Nghệ thuật và cuộc sống” chúng tôi sẽ giới thiệu ca khúc“ Nhớ về Cam Lộ” của tác giả Phan Chiến. Phần cuối của CT là mục giới thiệu Điểm đến Quảng Trị.

           Nhạc cắt + Lời xướng tiểu mục “Sắc màu văn hóa”

Kính thưa quý vị và các bạn, Cam Lộ là sương ngọt ! Như những giọt sương chắt lọc giữa đất trời, như những mạch ngầm lặng lẽ, cứ thấm mãi, thấm mãi từ nơi đầu núi, đất đai, đồng bãi rồi ra một sông Hiếu xanh trong, ngọt mát, sâu nặng ân tình, đôi bờ lạc ngô xanh thắm, đầu nguồn có con cá bống, cá trơn kho ngon đáo để cho mỗi buổi cơm quê. Về với mảnh đất  này đừng quên trải nghiệm chợ phiên Cam Lộ – nét đẹp văn hóa người dân Quảng Trị.

Chợ phiên Cam Lộ nép mình bên bờ sông Hiếu thuộc huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị được xem là lớn nhất, độc đáo nhất của xứ Đàng Trong. Được hình thành từ năm 1621, là trung tâm thương mại lớn nhất nhì của vùng đất Thuận Hóa vào thế kỷ XVII, XVIII.Nhà bác học Lê Quí Đôn đã ghi như chép mô tả như sau: “Người buôn bán ở  nơi xa thường mang mắm muối, cá rô, đồ sắt, nồi đồng, thỏi bạc, hoa xuyên, vải áo, lụa là đến trao đổi lấy các hàng hoá thóc gạo, trâu, gà, người đi chợ nườm nượp, chen chúc, âm thanh náo nhiệt...”

Chợ phiên Cam Lộ là nơi gợi nhắc về nhiều nét đẹp truyền thống cũng như niềm tự hào của người dân Quảng Trị anh hùng. Vùng đất Quảng Trị thân thương không chỉ có những di tích lịch sử hay danh lam thắng cảnh hấp dẫn. Trải qua nhiều dấu mốc thăng trầm của lịch sử, chợ phiên Cam Lộ tuy không còn những hình ảnh như xưa. Nhưng vẫn luôn là nơi lưu giữ và phát huy những nét văn hóa đặc sắc của một phiên chợ đầy ý nghĩa. Ngôi chợ hiếm có ở Quảng Trị còn duy trì hình thức hợp theo phiên, nhóm họp vào các ngày mồng ba, mồng tám, mười ba, mười tám, hai ba và hai tám âm lịch hàng tháng. Được bày bán đầy đủ từ những thứ hàng hoá của bà con địa phương.. Chị Lê Thị Lan ở xã Hải Thái, huyện Gio Linh, Quảng Trị tuy nhà không gần chợ nhưng cũng sắp xếp đến với chợ Phiên Cam Lộ, chị chia sẽ ( Trích băng )

Đến với chợ phiên Cam Lộ Quảng Trị bằng sự háo hức để được sống trong không gian đậm chất bình dị nhưng đặc biệt và ra về với những nụ cười luôn nở trên môi. Mang trong mình những văn hóa ăn sâu vào tiềm thức của người dân. Cuộc sống ngày nay đã hiện đại hơn rất nhiều, thói quen mua sắm cũng dần đổi thay theo với những cửa hàng, trung tâm thương mại. Nhưng với người dân Quảng Trị cũng như một số vùng lân cận thì chợ phiên Cam Lộ đã trở thành văn hóa khó có thể bỏ.
Đã hơn 5 thế kỳ trôi qua, chợ phiên ở Cam Lộ từng chứng kiến những thăng trầm và đau thương trong lịch sử của vùng đất anh hùng này. Chính vì vậy, dù có sầm uất hay nổi tiếng như xưa hay không thì nó vẫn còn lưu giữ được những nét đẹp và ý nghĩa đặc biệt.


     Nhạc cắt + Lời xướng tiểu mục “Nghệ thuật và cuộc sống”

 ( Kỹ thuật phát bài hát “ Nhớ về Cam Lộ”)

MC: Kính thưa quý vị và các bạn. Quý vị và các bạn vừa thưởng thức ca khúc “ Nhớ về cam Lộ” một sáng tác của tác giả Phan Chiến, qua sự thể hiện của nam ca sỹ Cao Thọ.

Ca khúc “ Nhớ về Cam Lộ” là một bài hát với những ca từ đầy cảm xúc về vùng đất Cam Lộ, Quảng Trị, với những địa danh gắn liền miền sương ngọt” của dân Cam Lộ. Trong CT hôm nay chúng tôi có cuộc trao đổi với tác giả Phan Chiến xung quanh sáng tác này của anh

MC: Xin chào anh Phan Chiến, cảm ơn anh đã có cuộc trò chuyện với những người làm CT của Đài PTTH Quảng Trị.

APC: chào Đỗ Hằng, chào thính giả nghe Đài

MC: Thưa anh, khán giả vừa nghe ca khúc “Nhớ về Cam Lộ”. Ca khúc có những ca từ hay về Cam Lộ, anh có thể cho thính giả được biết về hoàn cảnh ra đời ca khúc được không ạ

APC: trả lời

MC: Thưa anh, bên cạnh ca từ được trau chuốt thì giai điệu của ca khúc mang hơi hướng nhiều yếu tố dân ca, có lẽ vậy. Anh có thể chia sẽ về nghệ thuật sáng ca khúc này không ạ?

MC:  Vâng, được biết anh đã có những sáng tác khác được công chúng biết đến, cho đến nay thì thì theo anh, anh đã thành công những ca khúc nào ạ?

APC: Trả lời

MC: Vâng, cảm ơn nhạc sĩ đã có cuộc trò chuyện này. Chúc anh có thêm nhiều sáng tác mới để công chúng đón nhận, thưởng thức, đặc biệt là những ca khúc về Quảng Trị.

PHÁT LẠI BÀI HÁT

 

Nhạc cắt + Lời xướng tiểu mục “Điểm đến Quảng Trị”

 

MC: Làng Cam Lộ là một làng cổ của tỉnh Quảng Trị với bề dày truyền thống lịch sử văn hóa. Chính ở vùng đất này trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn, đã được chọn làm trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa Miền Nam Việt Nam.Nơi đây đã có một thời được xem như là một đầu mối thông thương hàng hóa không chỉ ở trong nước mà còn ra cả nước ngoài, qua các quốc gia như Campuchia, Lào, Trung Quốc. Đến với làng Cam Lộ chúng ta sẽ thấy mô hình kiến trúc đặc biệt Đình và chợ khăng khít , gần gũi, làm khơi dậy cho  con người một tình yêu quê hương đất nước thiết tha, mặn nồng. Kính mời quý vị đến với vùng quê được ví như một “ Tiểu Tràng An” xưa này.

Qua nhiều văn tự của làng và các họ tộc thì làng Cam Lộ ngày nay khởi nguyên từ làng Cam Lộ hạ. Cam Lộ hạ là tâm điểm của cuộc hành trình Tây tiến dọc bờ sông Hiếu để lập làng Cam Lộ thứ 2. Chính tại làng mới này có đủ mọi yếu tố thuận lợi về địa cuộc-nằm bên trục đường cái chính, đất đai màu mỡ, trù phú lại chạy dọc theo bờ sông Hiếu-trục dòng sông chính thì đây sẽ là vùng đất lý tưởng mà các ngày Thuỷ tổ của các dòng tộc làng Cam Lộ đã chọn, để sau này mở mang rộng lớn hơn cho vùng đất miền Tây tỉnh Quảng Trị. Chính tại làng Cam Lộ mới này có tới 33 xứ, chia ra làm 6 xóm với các dòng họ ăn ở sinh hoạt đan xen với nhau,  không phân biệt họ hàng trải dài 2 bờ của sông Hiếu từ Tây sang Đông, gồm có:  Tây Hoà - Thượng Viên -Trung Viên - Hậu viên - Đông Định và Bắc Bình. Qua hơn 5 thế kỷ đã hình thành và phát triển làng Cam Lộ ngày nay có tới 15 dòng họ Trần Viết - Thái Tăng - Trần Văn -Lê Văn -Trần Đăng  -Võ Ngọc - Trần Văn - Phạm - Nguyễn - Trương - Nguyễn -Trần Văn - Nguyễn - Lê Hồng  - Trần Văn. Ông Thái Tăng An, một hào lão làng Cam Lộ cho biết ( Phỏng vấn 1)

Truyền thống người Việt gốc đa, bến nước, sân đình là những nơi trung tâm sinh hoạt văn hoá của làng. Dù đi đâu, về đâu cái bóng dáng thân thuộc ấy không thể phai mờ trong tâm thức của người Việt được. Phần lớn các làng cổ ra đời sớm ở dãy đất miền Trung cái gọi là “ đình làng” và “chợ” tuy mang 2 chức năng hoạt động khác nhau, song nó luôn luôn được liên kết và tạo ra một quần thể văn hoá không thể thiếu được như: đình làng Hà Thượng – chợ Cầu; đình làng Câu Nhi- chợ Câu Nhi; Đình làng Diên Sanh – chợ Kẻ diên. Khu di tích đình làng Cam Lộ và chợ Phiên như một dấu ấn son của lịch sử văn hóa người Việt bao đời nay tại Quảng Trị. Ông Lê Văn Hỷ- Một hào lão làng Cam Lộ cho biết ( Phỏng vấn 2)

Tiền thân của ngôi đình làng Cam Lộ là khu vực miếu thờ tại thượng đình  xứ - gọi là vùng Nghè. Sau này, Đình được chuyển về vùng chợ Phiên như ta thấy ngày nay. Đến đời Gia Long thứ 12 (1813), nhân dân đã đóng góp sức người, tiền của để xây dựng đình có qui mô và bề thế hơn.Đình ra đời có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cư dân làng Cam Lộ. Việc thờ phụng những vị thần có công lớn đối với cư dân làng Cam Lộ đã được đặt ở nơi uy nghi, bề thế, tôn nghiêm. Đồng thời làng lại có một trung tâm sinh hoạt văn hoá khang trang phần nào đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của nhân dân. Đình làng Cam Lộ được xây dựng trên một khu đất 1980m2, địa điểm này là nơi hội đủ mọi yếu tố về địa cuộc. Đây là một vùng đất trung tâm, người lui tới đông vui tấp nập, lại thêm trên bến dưới thuyền,là thị tứ sầm uất lớn nhất nhì Trung - Trung bộ.  Cùng với những danh lam thắng cảnh vốn có một thời, làng Cam Lộ được biết đến với danh xưng Tiểu Tràng An.Ông Lê Văn Hỷ- một hào lão làng Cam Lộ cho biết thêm ( Phỏng vấn 3)

Chợ Phiên Cam Lộ tọa lạc trên một vùng đất rộng 3.510m2 phía Bắc giáp giới đình làng Cam Lộ. Đây là khu trung tâm thương mại lớn của một vùng, đặc biệt là vào thế kỷ 16 đến 18. Chính vì vậy chợ phiên đã tạo cho vùng Cam Lộ một sự sầm uất, phồn vinh một thời đại và đã đi vào sử sách đó là một thương trường quốc tế của một miền Trung – Trung bộ, với tên gọi Tiểu Trường An.

Cam Lộ còn được biết đến với danh xưng “đất học” xưa và nay, đã có nhiều người con của Cam Lộ dùi mài kinh sử, thông tuệ học vấn, đỗ đạt thành tài làm những việc có ích cho xã hội, rạng danh quê hương.

NHẠC CẮT NGẮN

Kính thưa quý vị và các ban. Chương trình “ Sắc màu văn hóa và Đời sống” của Đài PTTHQuảng Trị đến đây kết thúc, chương trình do Việt Hà biên tập. Đỗ Hằng và ……..

thực hiện. Xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình sau.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Việt Hà 02/08/2022 07:51 Lê Vĩnh Nhiên 02/08/2022 08:03
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà