SĂC MÀU VĂN HÓA - ĐỜI SỐNG
Danh mục
Sắc màu Văn hóa - Đời sống
NỘI DUNG

QRTV Giới thiệu: Từ bao đời nay, hàng năm, cứ vào tháng 7 Âm lịch – mùa lễ Vu Lan báo hiếu, đông đảo người dân trên cả nước lại hướng về nguồn cội, hướng về công ơn sinh thành, dưỡng dục của đấng sinh thành. "Vu Lan báo hiếu" là một trong những ngày lễ có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, hướng mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, về với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tạo nên một nét đẹp trong văn hóa của người Việt.

Chuyên mục “ Sắc màu Văn hóa và Đời sống” tiếp tục với chủ đề “ Lễ Vu Lan- Nét đẹp văn hóa dân tộc ” được phát sóng vào lúc 10h 30 và 17h 30 ngày 12 tháng 8 năm 2022, 16 h ngày chủ nhật 14/8/2022. Kính mời quý vị quan tâm đón nghe

 

 

CHƯƠNG TRÌNH ‘ SẮC MÀU VĂN HÓA & ĐỜI SỐNG”

( SỐ 12/8/2022)

Lời xướng + Nhạc hiệu chương trình

 Kính chào quý vị và các bạn, quý vị và các bạn đang lắng nghe chương trình “Sắc

màu văn hóa- đời sống” được phát trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị.

Tần số 92,5 Mhg, thời gian vào lúc 10h 30 và 17h 30 ngày 12 tháng 8 năm 2022, 16 h ngày chủ nhật 14/8/202217 h ngày thứ 6 và 16 h ngày chủ nhật hàng tuần.

Thưa quý vị, Theo truyền thống, hàng năm, vào ngày Rằm tháng 7 Âm lịch, lễ Vu Lan là một ngày trọng đại trong văn hóa Phật giáo, đây là dịp nhắc nhở các thế hệ con cháu nhớ tới công ơn dưỡng dục, sinh thành của ông bà, cha mẹ cũng như tổ tiên và các anh hùng dân tộc đã có công với đất nước. Cùng với nghĩa tri ân gửi đến sự hy sinh ngang trời biển của cha mẹ, mỗi người con, cháu cũng dành lời tri ân đến các mẹ Việt Nam hòa trọn cùng ân giang sơn gấm vóc, ân Tổ quốc.

Vì ý nghĩa ấy, lễ Vu Lan hàng năm được hầu hết các gia đình tổ chức trang trọng, tôn kính nhưng vẫn giữ được nét giản dị vốn có theo truyền thống.

Trong chương trình hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị một số nét đẹp văn hóa của Lễ Vu Lan. Trong tiểu mục “Nghệ thuật và cuộc sống” chúng tôi sẽ giới thiệu ca khúc“ Sương nắng mẹ tôi” của tác giả Nguyễn Chơn Viễn. Phần cuối của CT là mục giới thiệu diểm đến Quảng Trị-  Chùa cổ Quan Khố tại huyện Hải Lăng, Quảng Trị.

           Nhạc cắt + Lời xướng tiểu mục “Sắc màu văn hóa”

MC: Kính thưa quý vị. Từ bao đời nay, hàng năm, cứ vào tháng 7 Âm lịch – mùa lễ Vu Lan báo hiếu, đông đảo người dân trên cả nước lại hướng về nguồn cội, hướng về công ơn sinh thành, dưỡng dục của đấng sinh thành. "Vu Lan báo hiếu" là một trong những ngày lễ có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, hướng mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, về với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tạo nên một nét đẹp trong văn hóa của người Việt.

Trong chương trình hôm nay, chúng tôi xin chia sẽ cuộc trò chuyện của Biên tập viên chương trình Việt Hà với Thượng tọa Thích Huệ Nhẫn- Phó Trưởng Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Trị về ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Lễ Vu Lan, kính mời quý vị quan tâm lắng nghe. ( Trích băng PV)

 

    Nhạc cắt + Lời xướng tiểu mục “Nghệ thuật và cuộc sống”

         

( Kỹ thuật phát bài hát “ Sương nắng mẹ tôi”)

MC: Kính thưa quý vị, Trong Mùa Vu Lan - Mùa của yêu thương, mùa của báo ân, báo hiếu. Nghĩa tri ân gửi đến sự hy sinh ngang trời biển của cha mẹ, mỗi người con, cháu và cũng tri ân đến các mẹ Việt Nam hòa trọn cùng ân giang sơn gấm vóc, ân Tổ quốc.

Quý vị vừa thưởng thức ca khúc “ Sương nắng mẹ tôi”. Một sáng tác rất hay về Người Mẹ của tác giả Nguyễn Chơn Viễn, qua sự thể của ca sĩ Phan Toàn. Xin được nói thêm anh Nguyễn Chơn Viễn hiện nay là bác sĩ công tác tại Trung tâm Y tế TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, là tác giả của một số ca khúc được công chúng yêu thích như “ Hành trang blouse trắng” viết về những y bác sĩ tham gia chống dịch covid 19, “ Quảng trị ngày trở về” viết về quê hương Quảng Trị…

Trong chương trình hôm nay những người thực hiện CT có cuộc trò chuyện với tác giả Nguyễn Chơn Viễn.

Mc: Trước hết xin cảm ơn anh Nguyễn Chơn Viễn đã nhận lời mời tham gia chương trình ạ.

-NCV: Chào MC Đỗ Hằng dẫn CT và chào thính giả nghe Đài

MC: Vâng, khán thính giả vừa nghe ca khúc “ Sương nắng mẹ tôi” viết về Người Mẹ. Trong mùa Vu Lan báo hiếu, được nghe ca khúc thấm đẫm về Mẹ như vậy, thính giả hẳn sẽ rất xúc động. Anh có thể chia sẽ cảm xúc và hoàn cảnh ra đời của ca khúc này ạ?

-NCV: Nói về hoàn cảnh cũng như cảm xúc khi sáng tác.

MC: Vâng, “Mẹ tôi” như trong ca từ của ca khúc là hình ảnh một người mẹ từ đồng ruộng cho đến thị thành. Anh có thể nói rõ hơn về điều này ạ?

-NCV: Giải thích

MC: Vâng, viết về Người Mẹ thì nhiều tác giả thi ca đều muốn muốn thể hiện và đề tài này không bao giờ cạn.

 Đối với người con thì phận làm con cháu phải hiểu rõ tình thương và sự hy sinh cao cả ấy. Với anh thì qua ca khúc này anh muốn gửi gắm điều gì với những người làm con ạ?

_NCV: Trả lời

MC: Vâng, việc báo ân, báo hiếu từ lâu đã trở thành truyền thống đạo lý của dân tộc, không chỉ riêng mùa Vu Lan đối với những người đã khuất, mà là việc hàng ngày chúng ta nên làm đối với những người còn cha, còn mẹ, nên biết trân trọng từng phút, từng giây khi cha mẹ còn ở bên cạnh mình.

Xin cảm anh đã dành thời gian để trò chuyện ạ, chúc anh sức khỏe và có nhiều sáng tác hay để phục vụ công chúng.

 ( Kỷ thuật viên phát bài hát)

Nhạc cắt + Lời xướng tiểu mục “Điểm đến Quảng Trị”

MC: Kính thưa quý vị.  Trong kho tàng di sản văn hóa vật thể của Quảng Trị thì những kiến trúc cổ như đình, chùa. miếu,vũ  còn lại không còn nhiều. Một trong những nguyên nhân chính là do sự khốc liệt qua 02 cuộc chiến tranh dài đằng đẳng. Trong chương trình hôm nay chúng tôi sẽ đưa quý vị đến với một ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo, đã tồn tại hàng trăm năm. Đó là Chùa Linh Quang Tự, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Lưu ý có nhạc tiếng động lồng MC

Nằm về phía bắc của dòng Thạch Hãn- Con sông ôm trong mình bao câu chuyện lịch sử, trong không gian thanh bình và tĩnh mịch, ngôi Linh Quang Tự trầm mặc với thời gian, an nhiên như trong cõi vô thường. Tuy nhiên sau cái cổng tam quan khiêm nhường mà trang nghiêm này là một cổ tự đã góp phần tạo nên mạch nguồn văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của không chỉ người dân nơi đây mà còn của Phật Giáo Quảng Trị

Ngôi cổ tự Linh Quang tọa lạc ở trung tâm của làng, bên cạnh đình làng theo thế “Viễn sơn tác án” tức là dãy núi xa xa trước mặt tạo nên một hương án trấn giữ thay cho bức bình phong. Từ bao đời nay, ngôi chùa làng này gắn liền với đời sống bình dị của người dân, trở thành điểm tựa tâm linh của cả dân làng Trung Kiên vốn có một truyền thống đạo pháp, là chốn tổ, nơi sản sinh nhiều cao tăng từ thế kỷ 19 đến nay.

Với bề dày lịch sử, là nơi xuất phát nhiều cao tăng thạc đức, đóng góp công sức lớn cho sự hưng thịnh Phật giáo từ thời các vua Nguyễn cho đến nay của các làng xã trên vùng đất Quảng Trị, làng Trung Kiên là một trong những làng đứng đầu, nổi tiếng nhất, như câu ca dao lưu truyền trong dân gian bao đời nay trên đất Quảng Trị- Thừa Thiên. “Quảng Trị Trung Kiên, Thừa Thiên Giạ Lê”. Làng Trung Kiên được ví von là làng “Làm Tổ”, ý chỉ những người con dân của làng khi xuất gia đều trở thành những bậc cao tăng, tiếp chúng độ sanh, là những bậc lương đống của Phật giáo trên dải đất miền Trung.

Làng Trung Kiên thuộc phủ Triệu Phong xưa kia ra đời trong bối cảnh gắn liền công cuộc dựng xây xứ Đàng Trong của Tiên chúa Nguyễn Hoàng khi đến trấn thủ Thuận Hóa. Tại đây, ông đã cùng với bộ tướng của mình khai hoang, khẩn nghiệp cho sự ổn định về sau. Từ đây, sự cộng cư giữa binh lính và người dân đã hình thành nên những xóm làng trù phú men theo các dòng sông.  Ông Lê Tưởng- Trưởng ban Trị sự làng Trung Kiên, cho biết ( Phỏng vấn 4)                                             

Trải qua những thay đổi về tên gọi hành chính thuộc các phủ, huyện khác nhau trong suốt hơn ba thế kỷ, nhưng tên gọi làng Trung Kiên không thay đổi. Hiện tại, làng Trung Kiên thuộc thôn Ngũ Hiệp, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Làng có trên 20 họ tộc, trong đó họ khai canh được dân làng tín nhận là họ Nguyễn.

Gắn liền với quá trình tụ cư của làng Trung Kiên, đã dần hiện hữu những cơ sở tín ngưỡng ban đầu, phục vụ nhu cầu tất yếu của người dân và chùa làng hay đình làng, miếu âm hồn. Điều thú vị là đình và chùa ở làng Trung Kiên đều nằm kế bên nhau, thể hiện sự khăng khít trong tín ngưỡng thờ Thần- Phật của người dân trong làng.

Đến năm Gia Long nguyên niên (1802), Tổ Đạo Minh - Phổ Tịnh vốn là con cháu họ Nguyễn đời thứ 3 làng Trung Kiên, đã cho xây dựng lại chùa làng, đúc chuông tượng và pháp khí thờ tự tại chùa. Sau này, chùa được ban biển ngạch Sắc Tứ Linh Quang tự- nhưng đến nay bức đại tự này cũng không còn. ông Hồ Văn Bôi- hào lão trong làng Trung Kiên, cho biết ( băng 5)                                                                                    

Trải qua nhiều lần trùng tu sửa chữa do binh đao loạn lạc, đặc biệt Hòa thượng Thích Trí Thủ đời thứ 8 họ Nguyễn có công lớn trong việc tái thiết. Linh Quang tự được khang trang như chúng ta thấy hôm nay. Đặc biệt hai câu đối trước tiền đường chùa đã cho thấy một cái nhìn, tâm thế và vị thế của một vùng đất, sự rạng danh của ngôi cổ tự Linh Quang từ trong lịch sử đến hôm nay: “Lưu thủy vô huyền thời khai bát nhã/ Viễn sơn tác án thế xuất hùng tăng”. Tạm dịch rằng: "Nước chảy chẳng dừng theo thời tiến phát/Núi xa tạo án đời xuất Tăng tài"

Như chúng ta thấy đây thì hệ thống chùa mới được thiết trí như giống nhiều ngôi chùa khuôn hội khác trong vùng với dạng kiến trúc hình chĐinh đặc trưng. Chùa được xây dựng bằng bê-tông cốt sắt bền vững. Tượng Quan Thế Âm lộ thiên trước chùa được dịch chuyển đến phía trước hồ sen ngăn cách với cổng tam quan. Đồng thời, cung thỉnh phật tượng, thiết trí thờ tự mới phù hợp với kiến trúc chùa.  Ông Hồ Văn Bôi- Hào lão trong làng Trung Kiên, cho biết thêm ( Trích băng 6)

Với bề dày lịch sử cùng với sự hưng suy của vùng quê Trung Kiên, chùa Linh Quang dầu trải qua những khó khăn nhất định nhưng cho đến nay vẫn còn lưu giữ những pháp khí, pháp tượng và những câu đối liễn sau những lần trùng tu.

Đặc biệt, chùa Linh Quang hiện còn lưu giữ hai bảo vật gồm chuông U minh được Tổ Đạo Minh – Phổ Tịnh đúc vào năm Gia Long nguyên niên (1802) khi ngài trú trì chùa Linh Quang và 01 Tiểu hồng chung năm Gia Long thứ 13 (1814) khi ngài trú trì chùa Sắc tứ Thiên.

Chuông u minh cao 88cm với thân chuông cao 64cm, đường kính miệng 48cm và đường kính trên bồ lao rộng 22cm. Thân chuông, phía trên sát với bồ lao chia thành bốn mặt khắc nổi 4 chữ lớn A Di Đà Phật, kế tiếp là đường viền khắc nổi các biểu tượng bát bửu. Phần chính giữa chuông cũng được phân thành bốn mặt, hai mặt đối diện khắc nổi dòng chữ ghi niên đại

Tiểu hồng chung cao 59cm. Bồ lao cao 16cm, rộng hai đầu rồng 26cm. Thân chuông cao 43cm, đường kính miệng rộng 30cm và đường kính trên thân chuông sát bồ lao rộng 22cm. Chuông được thiết kế đơn giản vơi các múm chuông và những đường kẻ sọc nhằm phân chia thân chuông thành 4 phần cân đối kéo dài từ trên đỉnh chuông xuống đến gần miệng chuông.  Chuông có số đo năm tay (vòng tròn quanh chuông), nặng 50 cân được ngài Phổ tịch chú báo chung.

Năm 1988, Hòa thượng Hưng Dụng chùa Kim Tiên đã tiến cúng Đại hồng chung mới mang tên Linh Quang tự, cao 137cm, đường kính đáy 70cm, đặt để trước tiền đường.

Có thể thấy, làng Trung Kiên suốt từ thế kỷ 19 đến nay luôn là một chốn địa linh nhât kiệt. Chính từ những truyền thống đó nên bao đời nay người dân trong làng vốn hồn hậu, chân chất, đùm bọc thương yêu nhau sau lũy tre soi bóng nước trong veo của dòng sông Hãn.“Sớm tối chuông ngân khắp mọi nhà” hay “Buồn vui san sẻ đói no chung". Ông Lưu Chữ, một hào lão trong  làng Trung Kiên, nói ( Trích băng 7)

Chùa Linh Quang cùng với làng Trung Kiên với những di vật hiện tồn và cùng với lịch sử hình thành và phát triển đã vẽ nên bức tranh toàn cảnh về một vùng đất thấm đẫm nét đẹp hòa quyện giữa đạo pháp và hồn dân tộc. Tạo nên bản sắc văn hóa đặc sắc của người Việt từ xa xưa cho đến ngày hôm nay không thể nào phai mờ.

NHẠC CẮT NGẮN

Kính thưa quý vị và các ban. Chương trình “ Sắc màu văn hóa và Đời sống” của Đài PTTHQuảng Trị đến đây kết thúc, chương trình do Việt Hà biên tập. Đỗ Hằng và ……..

thực hiện. Xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình sau.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Việt Hà 07/08/2022 17:16 Lê Vĩnh Nhiên 08/08/2022 07:14
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà