Pháp luật và đời sống 23 8 2022 – Chính sách bảo vệ rừng từ phát triển cây dược liệu
Danh mục
Pháp luật & đời sống
NỘI DUNG
Lời dẫn : Thưa quý vị và các bạn! Để bảo vệ và phát triển rừng, thực tiễn có nhiều giải pháp mà các địa phương và ngành chức năng, trong đó nổi bật là ngành kiểm lâm triển khai thực hiện trong thời gian qua. Ngoài việc tuyên truyền, vận động người dân chung sức bảo vệ rừng, hạn chế vi phạm lâm luật thì việc trồng cây dược liệu dưới tán rừng đã và đang được nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị triển khai thực hiện. Tại huyện miền núi Đakrông, nơi có hơn 62.000 héc ta rừng tự nhiên có khả năng phát huy hiệu quả chính sách bảo vệ và phát triển cây dược liệu. Địa phương đã và đang có nhiều giải pháp để tăng diện tích cây dược liệu trồng dưới tán rừng. Những chính sách mà huyện triển khai thực hiện là nội dung chúng tôi sẽ chuyển đến quý vị và các bạn trong CM pháp luật và đời sống hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Pháp luật và đời sống 23 8 2022 – Chính sách bảo vệ rừng từ phát triển cây dược liệu

Thưa quý vị và các bạn! Để bảo vệ và phát triển rừng, thực tiễn có nhiều giải pháp mà các địa phương và ngành chức năng, trong đó nổi bật là ngành kiểm lâm triển khai thực hiện trong thời gian qua. Ngoài việc tuyên truyền, vận động người dân chung sức bảo vệ rừng, hạn chế vi phạm lâm luật thì việc trồng cây dược liệu dưới tán rừng đã và đang được nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị triển khai thực hiện. Tại huyện miền núi Đakrông, nơi có hơn 62.000 héc ta rừng tự nhiên có khả năng phát huy hiệu quả chính sách bảo vệ và phát triển cây dược liệu. Địa phương đã và đang có nhiều giải pháp để tăng diện tích cây dược liệu trồng dưới tán rừng. Những chính sách mà huyện triển khai thực hiện là nội dung chúng tôi sẽ chuyển đến quý vị và các bạn trong CM pháp luật và đời sống hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Vượt đường rừng gần 2km lên đến ngọn núi cao hơn mực nước biển 500m, chúng tôi cùng người dân bản địa xã Hướng Hiệp đến với mô hình trồng cây ba kích tím của thôn Gia Giã, xã Hướng Hiệp. Đây là một trong hai địa phương được ưu tiên triển khai mô hình gần 200 héc ta cây Ba kích tím trồng dưới tán rừng tự nhiên tại huyện Đakrông bởi Dự án Hành lang Bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng Mê Công mở rộng giai đoạn 2 (BCC) thuộc nguồn vay ADB. Diện tích cây Ba kích tím được giao cho cộng đồng dân cư thôn A Đăng, xã Tà Rụt và thôn Gia Giã, xã Hướng Hiệp triển khai thực hiện. Anh Hồ Văn Vinh, Trưởng thôn Gia Giã, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông chia sẻ:

Trích băng:

Theo nhận định của cán bộ lâm nghiệp huyện Đakrông, cây ba kích tím phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng ở vùng rừng núi nơi đây nên đang có triển vọng mang lại hiệu quả cho người dân. Sau 3 năm trồng và chăm sóc, củ có đường kính khoảng 1,5 - 2 cm, dự kiến 5 năm sẽ khai thác, trao đổi hàng hóa, bán ra thị trường. Giá bán dự kiến bán ra thị trường khoảng 300.000 đến 350.000 đồng/kg. Anh Hoàng Xuân Điệp, cán bộ lâm nghiệp, phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đakrông cho biết:

Trích băng:

Đakrông là huyện miền núi, vùng cao, biên giới của tỉnh Quảng Trị, là huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Diện tích tự nhiên toàn huyện hơn 118.400 héc ta. Huyện đang có hớn 62 ngàn héc ta đất dưới tán rừng tự nhiên và điều kiện thổ nhưỡng ….phù hợp nhưng chưa được khai thác để phát triển kinh tế dưới tán rừng dẫn đến lãng phí tài nguyên.

Trên địa bàn huyện Đakrông các loại cây dược liệu quý như: Bảy lá một hoa, Sa nhân, Sâm cau, Khôi tía, Thiên niên kiện, Đẳng sâm, Quế, Chè vằng, Cà gai leo, An xoa, Quế, Bách bệnh …đã có từ lâu đời và được mọc trong tự nhiên chủ yếu là mọc dưới tán cây rừng. Trước nhu cầu về dược liệu, do sự tác động của người thu mua, nhận thức và ý thức của người dân nên việc khai thác tài nguyên dược liệu thường diễn ra quá mức, không chú ý đến khả năng tái sinh của các loài. Hàng năm, người dân thu hái được khoảng 100 tấn cây dược liệu tươi các loại, chủ yếu bán dược liệu thô, không qua chế biến cho các đầu mối, tiểu thương để bán sang Trung Quốc. Ngoài mô hình trồng Ba kích trong giai đoạn 2015 - 2020 bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, trên địa bàn huyện Đakrông đã trồng được 300 héc ta cây dược liệu gồm một số loại như: cây Ba kích tím, Sả, Húng quế, Sâm bố chính… tại các xã Hướng Hiệp, Tà Rụt, Triệu Nguyên, Ba Lòng…  Hiện nay một số loài đã cho thu hoạch và bước đầu đã đem lại nguồn thu nhập cho người dân góp phần ổn định kinh tế hộ gia đình, như mô hình trồng sâm Bố chính, Hương nhu, Sả…

Huyện Đakrông vừa xây dựng đề án “Đề án phát triển trồng cây dược liệu huyện Đakrông giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”. Đây là tín hiệu vui đối với người dân vùng núi, tuy nhiên cũng cần có sự vào cuộc của ngành chức năng địa phương. Ông Trần Đình Bắc, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đakrông cho biết thêm:

Trích băng:

Đánh giá về lợi ích cũng như chia sẻ về sự vào cuộc của ngành kiểm lâm trong việc triển khai mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng, ông Lê Phước, Hạt phó Hạt Kiểm lâm huyện Đakrông cho biết:

Trích băng:

Mục tiêu của dự án là phát triển vùng trồng dược liệu quý tập trung theo các vùng với quy mô lớn, trồng khoảng 950 héc ta các loại cây dược liệu: Cây Ba kích tím, Sa nhân đỏ, Hoàng đằng, Đẳng sâm, Thiên niên kiện, Thất diệp nhất chi hoa, Hoàng kỳ, Hà Thủ ô đỏ, Cát sâm, Quế, Bách bệnh … Trồng dưới tán rừng tự nhiên giao cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, bản 800 héc ta trên địa bàn các xã Hướng Hiệp, Tà Long, Đakrông, Ba Nang, A Ngo, A Vao, Húc Nghì, Tà Rụt, Ba Lòng và A Bung. Dự án cho thấy, phát triển cây dược liệu phù hợp với từng vùng sinh thái, trên cơ sở sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng về điều kiện tự nhiên, xã hội gắn với quản lý, khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên dược liệu trồng và tự nhiên, gắn với cơ sở chế biến và phát triển các sản phẩm OCOP. Từ đó, giúp đa dạng hóa các mặt hàng nông nghiệp, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân và cung cấp nguyên liệu để sản xuất thuốc phục vụ chăm sóc sức khỏe của người dân trong nước, hướng tới xuất khẩu./.

GTPS - Để bảo vệ và phát triển rừng, thực tiễn có nhiều giải pháp mà các địa phương và ngành chức năng, trong đó nổi bật là ngành kiểm lâm triển khai thực hiện trong thời gian qua. Tại huyện miền núi Đakrông, nơi có hơn 62.000 héc ta rừng tự nhiên có khả năng phát huy hiệu quả chính sách bảo vệ và phát triển cây dược liệu. Địa phương đã và đang có nhiều giải pháp để tăng diện tích cây dược liệu trồng dưới tán rừng. Những chính sách mà huyện triển khai thực hiện là nội dung chúng tôi sẽ chuyển đến quý vị và các bạn trong CM pháp luật và đời sống kỳ này, CM được phát sóng vào lúc 11h10 ngày 23 8 trên sóng PT, của Đài PTTH Quảng Trị, mời quý vị và các bạn đón nghe./.

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Bảo 17/08/2022 17:48 Lê Vĩnh Nhiên 18/08/2022 09:34
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà