Radio - Sẻ chia lời chưa nói
Danh mục
Radio – sẻ chia điều muốn nói
NỘI DUNG

 

Chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói

Chủ đề: Có một người Mẹ mang tên Bà ngoại

        16h30 thứ 7, ngày 5.11.22

   Thời lượng: 28p

MC: Mỹ Nhị, Như Hòa và KTV thu âm Vĩnh Lộc là những người cùng đồng hành cùng quý vị thính giả trong 30p chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói của Đài PTTH Quảng Trị. Hiện nay chương trình của chúng tôi đang phát trên tần số 92,5mkz, quý vị thính giả có thể truy cập vào trang web quangtritv.vn để nghe lại chương trình. Chủ đề của tuần này là Có một người mẹ mang tên Bà ngoại. Khách mời đồng hành cùng chương trình là chị Hoàng Thị Oanh Nga.

Trước tiên, cảm ơn chị đã dành thời gian tham gia cùng chương trình với chủ đề: Có một người Mẹ mang tên Bà ngoại.

Chị Nga: Vâng, chào MN cùng quý thính giả đang nghe Đài. Qủa thực đã rất lâu Nga mới có cơ hội tham gia cùng chương trình, khi nghe MN chia sẻ về chủ đề tuần này thì Nga đã đề xuất rằng, à, có thể cho Nga vừa làm khách mời, vừa làm nhân vật của chương trình luôn được không? Bởi Nga cũng vừa sinh con nhỏ hơn 1 năm. Quảng thời gian đó thì Nga đã sống với ông bà ngoại. Và có thể tự hào nói rằng, Nga cũng có một người mẹ mang tên Bà ngoại. Nga cũng muốn chia sẻ những điều mà mình muốn nói với mẹ. Nga cũng cảm ơn chương trình rất nhiều.

MN: Vâng, chúng tôi rất sẵn sàng đúng không chị NH ạ?

NH: Vâng ạ, và trong chương trình ngày hôm nay, quý thính giả nào cũng có những tâm sự, những chia sẻ cùng với chủ đề của chương trình thì hãy liên lạc với chúng tôi qua những cách thức sau:

Cách 1: Gọi điện về đường dây của chương trình: 02333.595.399 gặp BTV Mỹ Nhị- Phòng VN – Chuyên đề Đài PTTH QT. Xin được nhắc lại số điện thoại của chương trình: 02333 595.399

Cách 2: Gửi thư về địa chỉ mail: Radio – Sẻ chia lời chưa nói. Qrtv@gmail.com.

Cách 3: Chia sẻ qua fanpage: Radio – Sẻ chia lời chưa nói.

Bắt đầu chèn ca khúc Khi con là mẹ (Đông Nhi)

MN: Ngày một em bé cất tiếng khóc chào đời, mọi ánh mắt và sự yêu thương đều dồn về phía sinh linh nhỏ bé ấy. Chỉ có duy nhất một người nhìn về phía con gái mình và bật khóc đó chính là “bà ngoại”. Con gái đi lấy chồng, đến khi con của con ra đời, “mẹ” bà ngoại luôn sẵn sàng là người chăm sóc cháu của mình chẳng ngại khó khăn. Tất cả chỉ vì mong con gái được ngơi nhàn, đỡ vất vả. Và chúng ta sẽ chẳng biết được bà ngoại vĩ đại đến mức nào đâu.

NH: Và trong cuộc đời của mỗi con người, chắc hẳn ai cũng có một người mẹ như thế. Một người mẹ mang tên bà ngoại.

Vuốt ca khúc lên cao

NH:

Tình yêu xây đắp cho con một đời
Để được chắp cánh những điều tuyệt vời
Giờ con mới biết khi con là mẹ
Con thêm yêu mẹ nhiều biết bao
Con yêu mẹ nhiều biết bao

Không biết MN nghe ca khúc này xong có cảm thấy mình ở trong đó không ạ? NH thì thực sự rất xúc động. Mẹ là điều tuyệt vời, quý giá và thiêng liêng nhất.

MN: Vâng! Có một người mẹ mang tên Bà ngoại, câu nói đó như chạm vào trái tim của mình chị NH ạ. Và khi chúng ta đã là mẹ, chúng ta mới thực sự thấy công lao và tình yêu vô bờ bến mà mẹ dành cho những đứa con. Quý thính giả thân mến, ca khúc “Khi con là mẹ” chính là ca khúc mà chị Hoàng Thị Oanh Nga muốn gửi tặng đến mẹ của mình.

1.     Chị Nga thân mến! Ca khúc Khi con là mẹ có lẽ là ca khúc mà chị Nga rất thích đúng không ạ?

TL:

 

2.     Vâng! Khi chúng ta làm mẹ thì mới hiểu hết những lo toan, những hi sinh, vất vả của mẹ mình hơn.

TL:

 

MN: MN đã từng đọc được 1 chia sẻ như thế này. Tôi vừa lên chức mẹ thì mẹ của tôi đã lên chức bà ngoại. Rồi những gì mẹ tôi đã làm với tôi thì bà cũng sẽ làm tương tự với cháu ngoại của bà, có điều bây giờ tôi trông bà vĩ đại hơn rất nhiều. Bà ngoại đã từng bỡ ngỡ khi sinh con, nên bà hiểu rằng lúc này mẹ cần giúp đỡ hơn lúc nào hết. Bởi vì bà hiểu hơn ai hết làm mẹ là ᴄôпg việc khó khăn biết nhường nào, và họ mong manh ra sao trong khoảnh khắc bắt đầu làm Mẹ. Mẹ của người mẹ không ngơi tay trong im lặng và sẵn lòng làm mọi thứ để con gái có thời gian nghỉ ngơi. Trong mọi lo toan của con, mẹ của mẹ đều nhớ về chính mình. Cũng tất tả lo toan, cũng sợ hãi vì ϯrầм ᴄảм, cũng gắng sức chu toàn mọi thứ, chỉ ngay khi vừa mới sinh con… Nhưng người mẹ biết rằng mình không đơn độc, bởi bên cạnh đã có bà ngoại. Bà ngoại có kinh nghiệm lắm con gái của mẹ! Bà dạy mẹ cách chuẩn bị những thứ cần thiết cho con, luôn chăm lo cho mẹ từng bữa ăn giấc ngủ,...Bà ngoại luôn nói: "Cố gắng lên con! Hãy nghĩ đến con của con mà tiếp tục cố gắng". Mẹ tự hỏi, ngày ấy khi bà mang thai mẹ, có ai nói " cố lên" với bà không? Bà lặng lẽ chăm sóc mẹ qua từng cử chỉ nhỏ nhặt nhất. Mẹ luôn khỏe mạnh và vui vẻ khi ở bên bà ngoại! Con yêu! Sau này khi con chào đời, con không chỉ nhận được một tình yêu của một bà mẹ. Sẽ cao quý và đẹp thay khi con có thêm tình yêu thương của một bà mẹ khác. Một bà mẹ mang tên.., bà ngoại!

 

 

3.     Chị Nga thân mến! Đó là 1 đoạn tâm sự của 1 người con vừa lên chức làm mẹ. Chị Nga cảm nhận như thế nào?

TL:

 

4.     Có thể nói rằng, những hình ảnh, kỉ niệm về người mẹ mang tên là Bà ngoại là vô số? Chị có thể chia sẻ 1 vài câu chuyện được không ạ?

TL:

 

5.     Có lúc nào chị tự đặt ra câu hỏi là vì sao, người ta nói mãi thành câu rằng: Có 1 người mẹ mang tên Bà ngoại không ạ?

TL:

 

6.     Nếu có 1 lời để nói với mẹ của mình thì chị sẽ nói câu gì a?

TL:

 

Cảm ơn chị đã tham gia cùng chương trình.

 

Nhạc cắt

 

NH: Qúy thính giả thân mến! NH xin được chia sẻ một câu chuyện mà bản thân Hòa đã đọc.

Lang thang trên mạng, tình cờ xem được bộ truyện tranh cực ngắn mà đầy xúc động với tựa đề “Có một người mẹ mang tên bà ngoại” của tác giả Thu Hạnh. Những hình ảnh, câu từ giản dị trong mỗi bức tranh ấy gợi cho tôi biết bao cảm xúc, suy tư khi nhớ về những việc làm nhỏ bé mà đầy ắp yêu thương của bà ngoại con tôi.

Đến bây giờ, tôi vẫn nhớ như in hình ảnh mẹ rơi những giọt nước mắt hạnh phúc khi đón con gái và cháu ngoại bình an ở phòng sau sinh. Những đêm đầu ở bệnh viện, thoáng tiếng cháu ngoại vặn mình, khát sữa hay tiếng trở người khe khẽ của tôi là mẹ lại tỉnh giấc, tay bồng cháu, tay pha sữa, miệng à ơi khe khẽ. Thi thoảng lại hỏi xem con gái đỡ đau chưa, có muốn ăn gì không? Nhìn những lúc mẹ mệt, ngủ gục trên tay vẫn ôm cháu, tôi biết những nhọc nhằn, hy sinh mẹ dành cho chúng tôi nhiều đến nhường nào.


Thời gian nghỉ thai sản cũng hết, tôi phải trở lại guồng quay của công việc, thương vợ chồng tôi đi làm xa, thương cháu còn quá nhỏ nếu phải mang đi gửi trẻ (mẹ chồng tôi đau yếu nên không thể hỗ trợ), mẹ lại khăn gói lên thành phố giúp đỡ chúng tôi. Từ ngày có mẹ lên ở cùng, mọi việc lớn bé một tay bà cáng đáng. Mỗi sáng, mẹ tôi thường thức dậy rất sớm, dọn nhà, đun nước ấm, rửa bình sữa cho cháu ngoại, chuẩn bị đồ ăn sáng cho cả nhà. Thương mẹ, nhiều lần tôi khuyên bà nghỉ ngơi, không cần dậy sớm, nhưng bà gạt đi bảo “Tuổi của mẹ có ngủ được đâu, dậy sớm làm cho khỏe tay, khỏe chân”. Cứ thế, khi chúng tôi tỉnh dậy, thì mọi thứ đã tươm tất. Có những đêm bé Bin (tên gọi ở nhà con trai tôi) ốm sốt do mọc răng hay tiêm phòng, bà ngoại lại thức đêm chăm sóc từng chút một. Lúc thì chườm ấm, lúc lại đắp lá rau diếp cá cho cháu hạ sốt. Nhiều khi thấy tôi ngủ say, bà không nỡ đánh thức, chỉ nhẹ nhàng bế cháu ra võng đong đưa cho cháu ngủ ngoan.


Mỗi chiều đi làm về, đưa cháu sang tay tôi, mẹ tôi lại tất tả bếp núc, nhặt rau, rửa đồ chơi cho cháu… vừa làm lại vừa kể: “Hôm nay đưa cháu đi chơi, bé Bin đã biết vẫy tay tạm biệt, biết khoanh tay ạ rồi đấy. Thằng bé này tuy không to béo, nhưng được cái trộm vía nhanh nhẹn, bò khắp nhà, lại còn vịn đứng, chả mấy mà lại biết đi ton tón…”. Rồi bà lại kể “Hàng xóm nhà mình, có nhiều gia đình, mặc dù là mẹ chăm con, nhưng do lạm dụng quá nhiều các thiết bị điện tử như ti vi, điện thoại nên khiến đứa trẻ lười vận động, không tiếp thu, thậm chí có đứa còn bị tự kỷ phải nhờ can thiệp của bác sĩ. Đấy thế có khổ không, nên là mẹ mày xem điện thoại ít thôi, dành thời gian mà chơi với con”… Thế mới biết, bà ngoại có phải chỉ chăm cháu ăn, cháu ngủ thôi đâu, bà còn luôn dõi theo từng mốc phát triển của cháu, dạy cháu những kỹ năng cháu có thể làm được ở lứa tuổi của mình.


Khi bé Bin được 2 tuổi, tôi và chồng bàn nhau cho cháu đi lớp mẫu giáo, chuyện đó cũng đồng nghĩa với việc bà ngoại được về quê. Đêm hôm trước khi về, bà ngoại thao thức không ngủ được, sửa soạn quần áo cho cháu, phân loại sữa, đồ ăn vặt, dặn dò tôi phải chăm sóc Bin cẩn thận. Bà dặn đi dặn lại: “Đi học rồi thay đổi môi trường, thời tiết, trẻ con dễ ốm, phải để ý kỹ. Cuối tuần được nghỉ học, nhớ đưa Bin về chơi với ông bà”. Nói rồi, bà lại rơm rớm nước mắt.


Nâng niu đôi bàn tay gầy guộc, tôi khẽ ngả vào lòng mẹ, thầm cảm ơn cuộc sống vẫn cho tôi còn có mẹ, để tôi thấy mình không đơn độc, luôn có người san sẻ, yêu thương vô điều kiện và đôi khi thấy mình mãi chẳng muốn trưởng thành. Có lẽ, cuộc đời này, chỉ người mẹ mang tên bà ngoại mới mang lại cho con gái cảm giác bình an và được chu toàn nhất.

Chào cuối

 

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trần Thị Mỹ Nhị 02/11/2022 20:48 Lê Vĩnh Nhiên 04/11/2022 14:30
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà