Hạnh phúc quanh ta
Danh mục
Hạnh phúc quanh ta
NỘI DUNG

Chương trình hạnh phúc quanh ta 

Nhạc hiệu quảng bá chương trình:

MC1: Quý vị và các bạn đang nghe chương trình Hạnh phúc quanh ta đang được phát sóng trên kênh phát thanh tần số 92,5Mgz và trên kênh facebook Đài PTTH Quảng Trị.

MC2: Chương trình được phát sóng vào 16h30 phút thứ 3 hàng tuần. Hãy cùng sẽ chia về những điều bình dị làm nên hạnh phúc quanh ta.

MC1: Hạnh phúc quanh ta, kết nối và chia sẻ.

 Hạnh phúc của người giáo viên

Thái Hiền xin kính chào QV thính giả thân thuộc của chương trình hạnh phúc quanh ta.

Quý vị và các bạn thân mến! “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ hãy yêu lấy thầy”, truyền thống “tôn sư trọng đạo” đã trở thành nét đẹp văn hóa bao đời nay của người Việt Nam. Vào dịp 20/11 và đầu năm mới, các thế hệ học trò lại nô nức rủ nhau tới chúc Tết, thăm hỏi gia đình thầy cô giáo của mình. Đây chính là nguồn tình cảm xã hội dành cho các thầy cô giáo mà không thể nào đánh đổi được bằng vật chất, để các thầy cô giáo thêm yêu nghề, yêu người.

Và chỉ còn ít ngày nữa thôi là sẽ đến ngày 20-11 nhưng có lẽ Quý vị cũng như Thái Hiền đều cảm thấy một không khí đặc biệt đúng không ạ, khắp cả nước ta đang đón mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11. Vì thế thay mặt những người thực hiện chương trình, xin gửi lời tri ân và lời chúc đến tất cả các thầy giáo cô giáo, những người đã không quản ngại khó khăn, vất vả để đạo tạo nên những thế hệ tương lai cho đất nước.

Thưa quý vị, trong dòng chảy cảm xúc về sự nhớ ơn, kính trọng với các thầy giáo, cô giáo, chúng tôi chọn chủ đề về truyền thống tôn sự trọng đạo của người Việt, cho buổi trò chuyện ngày hôm nay với cô giáo Hoàng Thị Phụng – Cô là giáo viên ngữ văn của trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn nay đã về hưu.

Xin chào cô! Nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11, trước hết xin chúc cô có nhiều niềm vui và hạnh phúc.

Lúc này đây thì cảm xúc của cô như thế nào, trong không khí của ngày 20-11 đang đến rất gần?

trả lời:

Chủ đề của chúng ta hôm nay là truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam. Điều gì ở truyền thống này khiến cô tâm đắc nhất thưa cô?

trả lời:

BTV: Vâng thưa quý vị! Chỉ cần gõ dòng chữ “tôn sư trọng đạo”, trang tìm kiếm Google sẽ cho ra hơn 9.720.000 kết quả. Một con số không hề nhỏ phải không ạ? Điều này cho thấy truyền thống này có sức lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội của chúng ta như thế nào. Và để chia sẻ thêm với những điều mà cô Phụng vừa nói, chúng ta cũng sẽ đến với tiểu mục câu chuyện cuộc sống.

Câu chuyện cuộc sống

(Truyền thống "Tôn sư trọng đạo" đã tồn tại lưu truyền hàng nghìn năm trong xã hội và nhân dân ta. Trong kho tàng văn học với nhiều thể loại đã và đang đề cao vị trí của người Thầy như:

            "Muốn khôn thì phải có thầy

    Không thầy dạy bảo, đố mày làm nên"

            "Sang sông phải bắc cầu kiều

        Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy"

            "Mười năm rèn luyện sách đèn

        Công danh gặp hội chớ quên ơn thầy"

Ở thời học chữ Hán, trước khi cho con đi học, cha mẹ sắm một mâm lễ bái lạy tổ tiên, mong con học hành sáng dạ, đỗ đạt. Sau đó, gia đình lại có một “lễ mọn”, thể hiện “lòng thành” dâng lên thầy mà con mình sẽ theo học. Tỏ lòng thành kính “tôn sư trọng đạo”, nhiều gia đình còn gửi gắm con ở luôn bên nhà thầy. Đạo trò xưa không chỉ tôn kính người thầy của mình, mà còn có trách nhiệm, nghĩa vụ rất lớn lao đối với thầy. Khi ra đường, gặp thầy, học trò phải ngả mũ nón và vòng tay chào; lúc thầy già yếu, các đồng môn phải lo sắm cỗ thọ đường (áo quan); ....

 

    Kế tục phát huy truyền thống tốt đẹp đó, sau ngày cách mạng Tháng  8 - 1945 đến nay, sự nghiệp giáo dục và đào tạo được quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu nên công tác dạy và học ngày càng phát triển, nâng cao.

   Những ngày tháng đầu mới thành lập chính quyền cách mạng, dù bận trăm công nghìn việc để đối phó với thù trong, giặc ngoài nhưng Bác Hồ vẫn dành thì giờ viết thư gửi cho các thầy, cô giáo và học sinh nhân ngày khai giảng đầu tiên của các trường dưới sự quản lý của chính quyền cách mạng, trong thư Bác nêu rõ: "Non sông có trở nên tươi đẹp hay không? Dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai cùng các nước cường quốc hay không? Phần lớn nhờ vào công học tập của các cháu, công lao ấy thuộc về các thầy, cô giáo". Bác còn nêu rõ: "Có gì vẻ vang hơn là đào tạo các thế hệ sau này góp phần tích cực xây dựng xã hội chủ nghĩa, người thầy giáo tốt là người vẻ vang nhất". Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: "Nghề dạy học là nghề cao quý vào bậc nhất trong các nghề cao quý của xã hội chủ nghĩa, nghề dạy học là nghề sáng tạo vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”.)

BTV: Thưa cô giáo Hoàng Thị Phụng. Có lẽ đối với mỗi người dân Việt Nam, truyền thống tôn sư trọng đạo đã trở thành một đặc trưng về tính cách, một yêu cầu trong đối nhân xử thế. Bằng sự trải nghiệm của chính bản thân mình, theo cô quan niệm này có những thay đổi như thế nào, theo thời gian?

trả lời:

Người Việt luôn quan niệm rằng: công dưỡng dục thuộc về cha mẹ nhưng công lao dạy dỗ thành người hiểu biết, thành người có nghề nghiệp để sau này sinh sống và định vị cuộc đời mình trước nhân quần xã hội là người thầy. Vì thế tôn sư trọng đạo không chỉ bằng hành động kính trọng, tri ân thầy cô giáo mà người Việt Nam còn thể hiện tình cảm của mình đối với thầy cô giáo qua các hoạt động thăm viếng. Trong đó, nổi bật là câu chuyện “mồng 1 tết cha mồng 3 tết thầy. Sự sắp xếp mồng 1 tết cha, mồng 2 tết mẹ rồi mồng 3 mới đến tết thầy là một sự sắp xếp có chủ ý như thế nào, thưa cô?

trả lời:

Ở giai đoạn mới thì cùng với “mồng 1 tết cha, mồng 3 tết thầy”, bắt đầu từ năm 1982 chúng ta còn có ngày Hiến chương nhà giáo Việt Nam 20-11. Lúc đó có lẽ cô vẫn đang là một học sinh đúng không? Những ngày mồng 3 tết và ngày 20-11 của riêng cô như thế nào?

trả lời:

Và sau này, khi đã đứng trên bục giảng, cô đã dạy cho học trò mình những điều gì, về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam?

trả lời:

Vâng, người học trò nào cũng mang trong mình niềm tôn kính, biết ơn đối với những người đã mang đến cho mình kiến thức và bài học làm người. Bản thân các thầy cô giáo, điều mong muốn nhất được nhìn thấy từ chính các thế hệ học trò của mình là sự trưởng thành, là những đóng góp cho cộng đồng, xã hội.

Tuy nhiên, khi nhắc đến truyền thống tôn sự trọng đạo, tôi nghĩ rằng chúng ta cũng nên thẳng thắn nhìn vào thực tế để thấy rằng ở giai đoạn hiện nay, truyền thống này cũng đang có những biểu hiện trái chiều của nó.

Vấn đề đầu tiên là từ các học sinh. Có ý kiến cho rằng dưới những tác động của thời đại, mối quan hệ giữa thầy và trò đã không còn giữ được nét tôn kính như truyền thống. Bằng chứng là có rất nhiều câu chuyện về vi phạm đạo làm trò, là những điều vô lễ, xúc phạm của học sinh đối với thầy cô giáo của mình. Cô nghĩ sao về vấn đề này?

trả lời:

Vâng, và khi viết kịch bản cho chương trình này, chúng tôi đã tìm thấy một bài viết của một em học sinh, khi bàn về truyền thống tôn sư trọng đạo. Mời cô và quý thính giả cùng nghe.

Lắng nghe và chia sẻ

(Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của loài người. Nếu trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những tráng thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.

Trên thực tế, vấn đề "tôn sư trọng đạo" ngày nay đã có nhiều điều đáng phải bàn. Đã có không ít bạn học sinh trót quên đi đạo nghĩa thầy trò, vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Lại có những giáo viên sa vào tệ nạn xã hội và suy thoái về đạo đức, về một bộ phận đáng kể chán nghề, chưa nhận thức đầy đủ chức năng nhiệm vụ của người giáo viên.

Để xã hội ngày càng văn minh con người ngày càng phải chú ý đến chuyện học hành, tiếp thu tri thức. Vì thế, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Trong cuộc sống ngày nay, khi mà vấn đề học hành ngày càng phức tạp thì vấn đề "tôn sư trọng đạo" càng phải tiếp tục được kế thừa và phát huy hơn nữa.)

Vâng, một bài viết đáng để chúng ta suy ngẫm phải không?

 Thưa cô Hoàng Thị Phụng, như bài chia sẻ vừa rồi thì chúng ta cũng phải khẳng định với nhau rằng vai trò của người thầy, người cô vẫn hết sức quan trọng và vấn đề tôn sư trọng đạo càng phải được kế thừa và phát huy hơn nữa. Cô nghĩ nghĩ sao về vấn đề này?

trả lời:

Và có một điều chúng tôi rất muốn được nghe cô chia sẻ đó là cơ duyên nào đã đưa cô đến với nghề giáo viên? Và chắc hẵn cảm xúc cũng như kỷ niệm của cô khi lần đầu tiên được đứng trên bục giảng chắc hẵn sẽ khó quên và đặc biệt lắm đúng không ạ?

trả lời

Vâng và ngày 20-11 đầu tiên của một người giáo viên cũng đặc biệt không kém đúng không ạ? Cô có thể chia sẻ về ngày 20-11 đầu tiên của mình như thế nào?

trả lời

Quả thật rất vui và hạnh phúc. Thưa cô, Trong suốt cuộc đời dạy học của mình, tình cảm nào của học trò trong những ngày tết, ngày nhà giáo khiến cô nhớ mãi?

trả lời:

Thưa cô, nghề giáo viên luôn là một nghề thiêng liêng, cao quý, các thầy cô sẽ có nhiều vất vả, nhiều trăn trở vì các thế hệ học trò, và tất nhiên những niềm vui, niềm hạnh phúc mà các thầy cô nhận lại cũng không thể nào đong đếm được đúng không ạ. Vậy với cô, điều hạnh phúc nhất của một người giáo viên là gì?

trả lời

Và để kết thúc câu chuyện ngày hôm nay, cô có điều gì muốn chia sẻ thêm không?

trả lời:

BTC: Vâng, xin cám ơn cô!

Thưa quý vị và các bạn!

 “Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ , mồng ba Tết thầy”, “tôn sự trọng đạo” “tiên học lễ hậu học văn”, “muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy” là những lời nhắn về ứng xử biết nguồn, biết cội, biết ơn người sinh thành, biết quý người dưỡng dục. Đây là một sự đề cao, tôn kính người thầy giáo trong cái đạo lý đầy tính nhân văn của dân tộc. Và chúng ta có quyền tin chắc rằng, ở đâu, lúc nào, giai đoạn phát triển nào của xã hội, truyền thống ấy vẫn sẽ được duy trì. Và sự tôn kính, hình ảnh của những thế hệ học trò đến thăm viếng thầy cô giáo của mình trong ngày lễ, tết sẽ luôn là một hình ảnh đẹp trong đời sống người Việt Nam.

Cám ơn cô giáo Hoàng Thị Phụng đã cùng trò chuyện với chương trình!

Nhạc bài hát Người thầy

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 10/11/2022 09:32 Lê Vĩnh Nhiên 14/11/2022 07:20

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà