Radio- Sẻ chia lời chưa nói
Danh mục
Radio – sẻ chia điều muốn nói
NỘI DUNG


Chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói

Chủ đề: Cô giáo về bản

                                            16h30 thứ 7, ngày 12.11.22

Thời lượng: 28p

MC: Mỹ Nhị, Như Hòa và KTV thu âm Võ Tuấn là những người cùng đồng hành cùng quý vị thính giả trong 30p chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói của Đài PTTH Quảng Trị. Hiện nay chương trình của chúng tôi đang phát trên tần số 92,5mkz, được live stream trực tiếp trên trang FB Đài PTTH Quảng Trị. Và số điện thoại 02333 595 399 sẽ luôn chờ những cuộc gọi đến từ thính giả khi muốn tham gia chương trình với chủ đề Cô giáo bản em. Khách mời đồng hành cùng chương trình là cô giáo Nguyễn Thị Thuyết, hiện đang công tác tại điểm Cựp, trường TH&THCS Húc Nghì, huyện Đakrông.

Cảm ơn cô Nguyễn Thị Thuyết đã dành thời gian tham gia cùng chương trình. Nhân ngày nhà giáo VN, chúc chị cùng các đồng nghiệp của mình luôn sức khỏe, hạnh phúc và lời tri ân sâu sắc nhất đến quý thầy cô giáo.

Cô Thuyết: Vâng, chào Mỹ Nhị, Như Hòa cùng quý thính giả đang nghe chương trình “Radio – Sẻ chia lời chưa nói” của Đài PTTH Quảng Trị. Hôm nay bản thân mình cảm thấy rất vui, vinh dự khi tham gia vào chủ đề rất hay, rất đặc biệt. Đặc biệt ở đây là đúng với bản thân 1 người giáo viên như mình. Hi vọng trong chương trình này thì bản thân có thể chia sẻ được nhiều hơn, quan trọng là truyền đi được cảm hứng, năng lượng cho các bạn trẻ, các thầy cô giáo vùng cao như mình.

MN: Vâng, cảm ơn chị rất nhiều. Vượt hơn 100km, đường đi thì khá khó khăn, thưa quý vị, xin được chia sẻ với tất cả chúng ta, để có mặt và tham gia cùng chương trình ngày hôm nay, cô Thuyết đã chạy xe máy từ điểm Cự p thuộc địa bàn Húc Nghì, điểm mà cô Thuyết dạy cách đường 9 hơn 40km. Mặc dù quãng đường rất xa như vậy nhưng hình ảnh mà chúng tôi gặp là nụ cười rất tươi của cô, chị Thuyết ơi, 1 hình ảnh khá ấn tượng là bó hoa với nhiều màu sắc khác nhau. Chị có thể chia sẻ một chút về bó hoa này không ạ?

Cô Thuyết: Đúng là bó hoa này đặc biệt với mình. Lúc bắt đầu chạy xe về để tham gia chương trình thì có các bạn học sinh của mình đứng ở đường, chờ mình chạy xe đến là tặng hoa. Nói cô về xuôi rồi nhớ lên lại với bọn em. Hỏi mình về xuôi có lên ti vi không, rồi cô nói thì cháu có nghe không, lúc mô cô lên…các em ơi, bây giờ cô đang ngồi đây và trên bàn của cô cũng có boa hoa ven đường mà các em đã hái tặng cô. Cô cảm ơn các em rất nhiều.

Bắt đầu chèn ca khúc Cô giáo bản em

NH: Rất ý nghĩa và xúc động ạ. Không ngoa ngôn khi gọi họ là những “chiến sĩ cầm bút, cầm phấn”, bởi nếu không yêu nghề, yêu trò thì khó trụ vững nơi khó khăn đã khiến bao người phải sờn lòng… Thời điểm các thế hệ học trò cả nước đang hướng về Ngày Nhà giáo Việt Nam, chúng tôi tiếp tục được cảm nhận sự gian khổ, vất vả cùng những câu chuyện về những người thầy, cô giáo nơi vùng cao phía Tây tỉnh Quảng Trị.

Vuốt ca khúc lên cao

NH:

Bản làng trên núi ngàn cao lắm,
Vì đàn em cô giáo về cùng dân,
Vượt đường xa qua đèo qua suối,
Suối, suối ngàn hoa ngát rừng theo bước chân cô giáo đến làng.

Câu hát mà NH rất thích ạ. Thưa cô giáo Nguyễn Thị Thuyết, bài hát đó chắc chắn là hình ảnh không chỉ riêng của chị mà còn là hình ảnh chung của các thầy cô giáo đang dạy chữ ở vùng cao.

Cô Thuyết:

MN: Vâng, thưa quý vị thính giả, chị NH cùng khách mời của chương trình thân mến! Không quản ngại vất vả, nỗ lực khắc phục khó khăn để theo đuổi công việc dạy chữ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, rất nhiều thầy, cô giáo đã cắm bản, miệt mài gieo chữ nơi những điểm trường cao. Suốt… năm qua, bằng niềm đam mê, sự nhiệt huyết với nghề, và trên tất cả là tình yêu thương học trò, cô giáo Nguyễn Thị Thuyết ở điểm trường Cự p xã Húc Nghì huyện ĐKR đã gắn bó với nơi này hơn…kể từ ngày cầm tấm bằng tốt nghiệp đến nay.

1.     Thưa cô Nguyễn Thị Thuyết, thời điểm tốt nghiệp thì chắc chắn rằng mình đang còn rất trẻ, tại sao lúc đó chị lại chọn đến nơi vùng sâu, vùng xa mà không phải là một nơi nào khác?

TL:

 

2.     Khi đặt chân đến với nơi đây thì điều đầu tiên chị cảm nhận là gì?

TL:

 

3.     So với những gì mà chị suy nghĩ thì lớp học vùng cao có khác nhiều so với tưởng tượng của mình?

TL:

 

4.     Với rất nhiều những khó khăn đặt ra cho 1 cô giáo còn rất trẻ, vừa chưa có kinh nghiệm, công tác ở vùng sâu, vùng khó khăn, xa gia đình, lúc đó chị đã vượt qua như thế nào? Chị có nghĩ rằng mình sẽ không gắn bó với nơi này nữa?

 

TL:

 

NH: Thưa quý vị thính giả. Gọi điểm trường Cự p là "cổng trời" cũng xứng đáng vì những ngày đầu cô nhận dạy ở điểm trường này, vừa đi xe máy, vừa đi bộ cũng phải mất … giờ đồng hồ mới đến nơi. Đó là vào mùa nắng ráo, đường sá thuận lợi để đi. Vào mùa mưa, đường đến điểm trường Cự p  vô cùng khó khăn. Đây là một trong những điểm trường xa nhất, khó khăn nhất của xã. Với trách nhiệm là một giáo viên cắm bản, tôi luôn tâm niệm lời dạy của Bác: "Làm việc gì cũng phải có cái tâm và yêu nghề thì chúng ta mới thành công được". Với trách nhiệm của một giáo viên cắm bản, cô Thuyết nhận thức được rằng dạy học không chỉ là truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải dạy bằng cả trái tim, bằng cả tấm lòng. Chính vì điều đó, cô không ngừng trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách học hỏi sách báo, thông tin đại chúng, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp thông qua dự giờ, trao đổi chuyên môn và học ở bà con dân làng.

 

Trích băng (Hiệu trưởng)

Con đường dốc thẳng đứng… những góc cua đủ để thử sức những tay lái cứng cỏi là cung đường đến trường quen thuộc của cô giáo Nguyễn Thị Thuyết trong… năm qua. Dù con đường đã được trải 1 lớp sạn nhỏ, song những hôm trời mưa, đường trơn, cô giáo Vân phải dắt bộ hàng cây số mới có thể tới trường. Vài năm trước, khi phòng học chưa được kiên cố, công việc của các cô giáo ở đây khó khăn nhiều hơn thuận lợi. Không điện, không nước - đó là những ấn tượng sâu sắc đối với cô giáo Thuyết ngày mới lên điểm trường. Rồi sống lâu thành quen và dần yêu bản làng, yêu đàn em thơ, cô Thuyết như được sống trong vòng tay yêu thương của bà con dân bản, cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc, dần dần, cô giáo và bà con dân bản như anh em chung một nhà.

 

Trích băng:

Tuy nhiên, những chặng đường bùn lầy không phải trở ngại nhất với giáo viên vùng cao khi cô đã đi mòn lối mà khó nhất là làm sao học sinh vùng cao đều đi học, biết chữ. Lớp … của cô giáo Thuyết có …thì có … em ở lớp ít học sinh nhưng cô Thuyết luôn lo lắng vì “Người dân vùng cao cứ lam lũ làm ăn và cũng ít quan tâm đến việc học của con mình. Các em nhỏ chưa nghĩ về tương lai nên thường bỏ học sớm. Giáo viên luôn luôn tìm cách vận động các em ra lớp. Các em bỏ học phải đến làm công tác tư tưởng, khuyên nhủ, giúp đỡ các em trở lại trường học”, cô Thuyết chia sẻ. Học sinh vùng cao đều có hoàn cảnh khó khăn, thương các em mà cô giáo Trang gắn bó ở nơi này. Cô giáo nói: “Hai vợ chồng cùng quê nhưng chọn huyện vùng cao ĐKR để lập nghiệp, đây là quê hương thứ 2 của cô, hiện tôi đã có 2 đứa con và mái ấm hạnh phúc ở đây”. Thỉnh thoảng hai vợ chồng về quê để thăm gia đình, có lẽ vài tháng mới có dịp đi vì sự học trẻ em vùng cao còn gian nan và các giáo viên đều vất vả.

 

Nhạc cắt

5.     MN: Quay trở lại cuộc trò chuyện cùng cô giáo Nguyễn Thị Thuyết, kỉ niệm đến với bản C thì chắc chắn sẽ rất nhiều, tuy nhiên có kỉ niệm nào khiến chị nhớ mãi không ạ?

TL:

 

6.     Được biết rằng chị đã chọn mảnh đất này thành quê hương thứ 2, trong khi nhiều người vẫn đặt câu hỏi: Tại sao không đi nơi khác để có một môi trường tốt hơn. Chị Thuyết nghĩ sao về vấn đề này?

TL:

 

7.     Nếu có 1 mong muốn thì chị sẽ mong muốn điều gì?

TL:

 

Cảm ơn chị đã dành thời gian tham gia cùng chương trình. Một lần nữa chúc chị đón một ngày lễ 20.10 nhiều niềm vui.

Cô Thuyết:

 

Nhạc cắt

Bắt đầu phát ca khúc Bài ca người giáo viên Nhân dân

 

NH: Thưa quý vị thính giả. Với tấm lòng yêu nghề, mến trẻ, dù công tác xa gia đình, nhưng các thầy cô giáo ở vùng cao Quảng Trị nói riêng và trên cả nước nói chung vẫn đang đêm ngày bám lớp, tận tình dạy chữ cho các em nhỏ. Bởi họ biết, đằng sau những khó khăn ấy là cả một tương lai tươi sáng đang chờ đón các em và món quà quý nhất đối với các cô giáo là học sinh của mình luôn chăm ngoan, học giỏi, vâng lời cha mẹ. Để có những bản làng bình yên, các thầy cô giáo luôn sẵn sàng nhận phần vất vả, hi sinh về mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cách 1: Gọi điện về đường dây của chương trình: 02333.595.399 gặp BTV Mỹ Nhị- Phòng VN – Chuyên đề Đài PTTH QT. Xin được nhắc lại số điện thoại của chương trình: 02333 595.399

Cách 2: Gửi thư về địa chỉ mail: Radio – Sẻ chia lời chưa nói. Qrtv@gmail.com.

Cách 3: Chia sẻ qua fanpage: Radio – Sẻ chia lời chưa nói.

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trần Thị Mỹ Nhị 18/11/2022 15:42 Lê Vĩnh Nhiên 19/11/2022 07:50
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà