Phụ nữ Quảng Trị “Hỗ trợ phục hồi sinh kế cho cộng đồng dễ bị tổn thương bởi dịch Covid-19”
Danh mục
Khác
NỘI DUNG

Phụ nữ Quảng Trị “Hỗ trợ phục hồi sinh kế cho cộng đồng dễ bị tổn thương bởi dịch Covid-19”

Thưa QV&CB! Sau hơn 2 năm, tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát nhưng đời sống của người dân, đặc biệt là những hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số rơi vào cảnh không có việc làm, thu nhập bấp bênh, không có điều kiện để tái sản xuất, nên hộ nghèo tăng cao.  Để giúp người dân vượt qua giai đoạn ngặt nghèo này, từ năm 2021, với sự hỗ trợ kinh phí từ Đại sứ quán Ai Len, tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam đã phối hợp với Quảng Trị thực hiện thí điểm cung cấp hỗ trợ cứu trợ khẩn cấp cho người nghèo, người lao động, đặc biệt là người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi đại dịch ở các xã vùng cao huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị và một số tỉnh khác như Hà Giang, Hòa Bình.

Hướng tới mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận tài chính và dịch vụ đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực và cải thiện các kỹ năng cần thiết để phục hồi và duy trì sinh kế cho các hộ dân, đặc biệt là phụ nữ dễ bị tổn thương bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Hội LHPN tỉnh Quảng Trị phối hợp với Tổ chức Care Quốc tế tại Việt Nam đề xuất triển khai hoạt động hỗ trợ phục hồi sinh kế cho cộng đồng dễ bị tổn thương bởi dịch Covid-19 với 2 xã thí điểm ban đầu là xã Lìa và xã Thuận huyện Hướng Hóa.  Tùy vào tình hình thực tế cũng như nhu cầu mà người dân đang cần Tổ chức Care và Hội LHPN tỉnh đã tìm các hình thức hỗ trợ phù hợp như cây giống, vật nuôi hoặc tiền mặt để bà con sớm tái thiết cuộc sống, vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Chị Nguyễn Thị Quế Phượng                                               

PCT Hội LHPN tỉnh Quảng Trị

( Nói về việc lựa chọn các hình thức hỗ trợ phù hợp với thực tế và nhu cầu của bà con vùng cao, với mong muốn tạo chiếc cần câu để giúp bà con có thêm việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống)

Thực tế cho thấy, trong đại dịch covid 19, Hướng Hóa là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi số lượng người bị nhiễm bệnh cao, từ đầu năm 2022 đến nay, toàn huyện có gần  12000 người bị nhiễm covid 19,  khoảng 1.500 người dân tộc Vân Kiều, Pa Cô, đã phải trở về quê sau khi mất việc làm tại các khu công nghiệp ở các thành phố lớn như TP HCM và Bình Dương. Người dân sống gần biên giới với CHDCND Lào không thể đi làm công việc thời vụ. Những người sống trong khu vực có nguy cơ lũ lụt và sạt lở đất cao phải chịu nhiều thiệt hại hơn. Rất nhiều hộ gia đình không có thu nhập, nhất là những hộ nghèo, hộ neo đơn, hộ có người già, trẻ em, người tàn tật, phụ nữ có thai và phụ nữ làm chủ hộ rất cần sự quan tâm, chung sức của cộng đồng để tiếp tục cuộc sống sau dịch bệnh.

Chị Hồ Thị Lan

Xã Thuận, Hướng Hóa, Quảng Trị

( Nói về việc sau dịch bệnh, cuộc sống của tôi rất khó khăn, không việc làm, tuổi thì đã già, bây giờ được hỗ trợ tiền mặt tôi rất mừng, số tiền tuy không nhiều nhưng tạm thời giúp tôi vượt qua lúc này)

Để triển khai dự án được thuận lơi, ngay từ khi thực hiện, Tổ chức Care và Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương các xã được hưởng lợi tổ chức họp dân, bình xét các tiêu chí các hộ để đưa vào danh sách cũng như khảo sát nhu cầu, mong muốn hỗ trợ của người dân, từng nhóm khảo sát đã đến tận các thôn, bản, tìm hiểu thêm về đời sống của bà con, cách thức hỗ trợ cần thiết và hiệu quả để người dân có thêm động lực phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống. Thông qua hoạt động khảo sát, lựa chọn người hưởng lợi có tính đến các đối tượng yếu thế, phân tách giới và ưu tiên phụ nữ dễ bị tổn thương để từ đó có các quyết định hỗ trợ đúng đối tượng.

Thực tế cho thấy, dịch bệnh covid 19 ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe, nền kinh tế và cuộc sống của người dân, nhất là cộng đồng dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ.  Một số nơi, các mặt hàng nông sản làm ra không trao đổi, buôn bán được do hạn chế đi lại. Một số lao động chân tay bị mất việc làm thời vụ do không thể đến thành phố. Hầu hết các nguyên liệu đầu vào nông nghiệp đều tăng mạnh do thiếu nguồn cung và đồng thời tăng chi phí vận chuyển. Tình hình như vậy khiến cuộc sống của những hộ dân đã nghèo càng thêm khốn khó để tồn tại. Ngoài ra, họ bị giảm thu nhập nên không thể đầu tư cho cây trồng mới, đặc biệt là vật tư như phân bón, cây giống, thức ăn chăn nuôi.

Một trong số những hình thức hỗ trợ được người dân lựa chọn ở xã Lìa huyện Hướng Hóa đó là hỗ trợ giống cây trồng để trồng rừng, cải thiện thu nhập. Bước vào vụ trồng rừng năm 2022 cũng là dịp người dân được hỗ trợ cây giống để triển khai trồng và chăm sóc. Để thực hiện hợp phần này, Hội LHPN tỉnh đã tìm kiếm và cung cấp nguồn giống đạt chất lượng cao, phối hợp với chính quyền các xã hưởng lợi và người dân triển khai tập huấn, hướng dẫn về cách trồng và chăm sóc cây trồng. Tại các điểm giao nhận, bà con phấn khởi đón nhận, tổ chức trồng và chăm sóc cây tràm với mong muốn sẽ có nguồn thu nhập về sau này.

Chị Hồ Thị Pang

Xã Lìa, Hướng Hóa, Quảng Trị

( Được nhận cây giống đợt này tôi rất vui, tôi sẽ cố gang chăm sóc cây trồng này thật tốt để không phụ lòng mọi người đã hỗ trợ, để gia đình tôi có thêm nguồn thu nhập, nâng cao đời sống về sau này)

Ông Hồ Văn Ta Nga

PCT UBND xã Lìa, Hướng Hóa, Quảng Trị

( Sau đại dịch, đời sống của bà con gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về kinh tế, sự hỗ trợ của tổ chức Care và Hội LHPN tỉnh là rất cần thiết, chúng tôi sẽ quan tâm, giám sát và kịp thời giúp bà con để những gì mà dự án hỗ trợ đạt được kết quả mà họ mong muốn, giúp người dân cải thiện sinh tế, ổn định lâu dài)

   Với giai đoạn đầu thí điểm ở hai xã Lìa và Thuận của huyện Hướng Hóa, sẽ có 989 hộ gia đình được hưởng lợi, trong đó sẽ bao gồm các đối tượng: Nông dân là phụ nữ dân tộc thiểu số không thể tiếp cận thị trường do các hạn chế của COVID-19, đặc biệt là những người sản xuất quy mô nhỏ không có đủ nguồn lực để duy trì sản xuất của họ ở tỉnh. Lao động là người dân tộc thiểu số nhập cư bị sa thải ở các thành phố và buộc phải trở về quê hương của họ. Dự án sẽ ưu tiên không chỉ những người bị ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch mà còn ưu tiên các nhóm yếu thế như người dân tộc thiểu số, hộ nghèo / cận nghèo, hộ có người già (trên 65 tuổi), trẻ em (dưới 5 tuổi), người tàn tật, phụ nữ có thai và phụ nữ làm chủ hộ.

Chị Hồ Thị Thiếc

Chủ tịch Hội LHPN xã Lìa, Hướng Hóa, Quảng Trịs

( Ý nghĩa dự án mang lại)

Sau khi Dự án kết thúc, những kết quả của Dự án vẫn tiếp tục được duy trì. Người hưởng lợi sẽ sử dụng các hỗ trợ của dự án như là một sự tạo đà để khôi phục sinh kế, phát triển kinh tế gia đình, từng bước phục hồi sau đại dịch Covid-19. Các vật tư đầu vào phù hợp với tập quán canh tác của người dân địa phương và phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu sẽ được cung cấp. Bên cạnh đó, việc cung cấp các khuyến cáo kỹ thuật từ Dự án sẽ giúp người dân hưởng lợi duy trì các phương thức canh tác hiệu quả, thích ứng và bảo vệ môi trường, từ đó bảo vệ sức khỏe và nâng cao thu nhập cho họ trong những năm tiếp theo.

 

Giới thiệu ps:  Hướng tới mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận tài chính và dịch vụ đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực và cải thiện các kỹ năng cần thiết để phục hồi và duy trì sinh kế cho các hộ dân, đặc biệt là phụ nữ dễ bị tổn thương bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Hội LHPN tỉnh Quảng Trị phối hợp với Tổ chức Care Quốc tế tại Việt Nam triển khai hoạt động hỗ trợ phục hồi sinh kế cho cộng đồng dễ bị tổn thương bởi dịch Covid-19 với 2 xã thí điểm ban đầu là xã Lìa và xã Thuận huyện Hướng Hóa.  Tùy vào tình hình thực tế cũng như nhu cầu mà người dân đang cần Tổ chức Care và Hội LHPN tỉnh đã tìm các hình thức hỗ trợ phù hợp như cây giống, vật nuôi hoặc tiền mặt để bà con sớm tái thiết cuộc sống, vượt qua giai đoạn khó khăn này. Phóng sự Phụ nữ Quảng Trị “Hỗ trợ phục hồi sinh kế cho cộng đồng dễ bị tổn thương bởi dịch Covid-19” được phát sóng vào lúc 9h40 thứ 4 ngày 23.11 trên sóng truyền hình Đài PTTh Quảng Trị, mời QV&CB đón xem

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Đỗ Hoài Đức 22/11/2022 13:54 Lâm Thị Hạnh 30/11/2022 07:56
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà