Chuyên mục Tôi trẻ: Nghị lực cô gái khiếm thị
Danh mục
Vĩnh Linh lũy thép lũy hoa
NỘI DUNG

Kịch bản chi tiết  chuyên mục Tôi trẻ : Nghị lực của cô gái khiếm thị:

Tôi sống

Dẫn : QV và CB thân mến, có lẽ trong chúng ta, chưa ai từng đặt mình vào vị trí một người khiếm thị để tìm hiểu, hay cảm nhận được những suy nghĩ hay cảm giác của một người kém may mắn, suốt cuộc đời không nhìn thấy được ánh sáng hay bất cứ điều gì. Cuộc sống của những người khuyết tật nói chung và những người bị khiếm thị nói riêng chính là một thế giới khác, một thế giới của những thiệt thòi và những nỗi buồn. Tuy nhiên, chương trình hôm nay sẽ kể cho các bạn nghe về một câu chuyện đầy cảm động của một cô giáo trẻ khiếm thị. Nếu có ý chí thì không có gì là không thể.

 

Sinh ra và lớn lên ở Cam Lộ, nhưng thành phố Đông Hà lại trở  thành chốn đi về thường xuyên nhất của cô giáo Nguyễn Thị Nguyệt.

Ngay từ rất nhỏ, so với bạn bè đồng trang lứa, thị lực của Nguyệt đã kém  hơn rất nhiều. Không có đôi mắt sáng như mọi người, mọi sinh hoạt trong cuộc sống của cô gái nhỏ đều gặp khó khăn. Nguyệt đã từng phải bỏ học giữa chừng, trải qua những tháng ngày u uất, tăm tối và bi quan khi không nhìn thấy ánh sáng.

Tuy nhiên, sau đó nhờ sự động viên của gia đình và ý chí của bản thân, cô gái trẻ đã tham gia các lớp học chữ nổi dành cho người khiếm thị , rồi tốt nghiệp trường Cao đẳng sư phạm Quảng Trị vào năm 2013. Ngay sau khi ra trường, Nguyệt trở thành giáo viên của trường trẻ em khuyết tật thuộc sở giáo dục và đào tạo Quảng Trị.  Hiện tại, ngoài vai trò chính là truyền đạt kiến thức cho học trò của mình, Nguyệt còn mở thêm cơ sở xoa bóp bấm huyệt tại nhà để tận dụng quỹ thời gian nhàn rỗi và kiếm thêm thu nhập.

Thời gian trôi qua, cuộc sống của mỗi người cũng có thể gặp những bước ngoặt hoặc biến cố. Đối với Nguyệt bước ngoặt được cô trân trọng và ghi nhớ nhất đó chính là ngày thành đôi với chồng mình, anh Nguyễn Văn Trường, đến từ tỉnh Quãng Ngãi.

Từng là bí thư xã đoàn An Vĩnh, huyện Đảo Lý Sơn , sau khi đem lòng thương mến Nguyệt, Trường quyết định chuyển hẳn ra Quảng Trị , trở thành người bạn đồng hành, trở thành đôi mắt sáng dẫn đường cho Nguyệt trong những lúc cô cần nhất.

Đến nay, sau khi tổ chức lễ cưới được hơn một tháng, trong căn nhà nhỏ dưới tiết trời đang dần chuyển mùa, đôi bạn trẻ như đôi chim câu, làm gì cũng có nhau, cùng chia sẽ mọi vui buồn, vất vả như hình với bóng.


 II/ Tôi chia sẽ:

Dẫn : Các bạn thân mến, sau khi xem qua những hình ảnh của Nguyệt và Trường, chúng ta đều thắc mắc không biết một người bình thường khi chung sống với một người khiếm thị sẽ có những điều khó khăn, hay bất đồng gì, liệu có những điều gì cần cân nhắc hay điều chỉnh để tạo được sự hòa hợp, ngọt ngào hơn.  Hãy nghe thêm về nỗ lực của họ.

 

1/  So với người bình thường, cuộc sống của Nguyệt hẳn có rất nhiều điều đặc biệt?

2/ Vậy em đã phải nỗ lực như thế nào để có được thành công như ngày hôm nay?

3/ Chị muốn nghe thêm về câu chuyện tình yêu của bọn em?

4/ Nguyệt có điều gì muốn hỏi anh Trường không?

5/ Vậy , trong quá trình giảng dạy ở lớp, ngoài kiến thức thì Nguyệt đã truyền cho các học trò về nghị lực sống của mình chứ?

6/ Em đánh giá như thế nào về sự quan tâm của các cấp ban ngành đến người khuyết tật ở tỉnh ta hiện nay?

 

III/  Thông điệp của tôi

Không giống như những đồng nghiệp của mình đang tham gia công tác tại trường trẻ em khuyết tật , bản thân Nguyệt là một cô giáo  hàng ngày đứng lớp nhưng cũng phải chịu thiệt thòi khi mắc chứng khiếm thị. Không quan sát được học sinh, lại khó khăn trong việc đi lại nhưng bù vào đó, cô giáo Nguyệt lại có sự đồng cảm sâu sắc đối với những cô bé, cậu bé không may mắn. Ngoài sự nhiệt tình, tận tâm trong việc dạy chữ, dạy số, cô còn truyền cho các em những bài học về tình yêu cuộc sống. Ở những lớp học đặc biệt này, ngoài những môn học thông thường thì các em còn được học thêm các môn học đặc thù khác ví dụ như môn giáo dục kĩ năng sống, môn định hướng di chuyển.

Một lớp học dù chỉ có 5 học sinh nhưng những rào cản cho việc truyền đạt kiến thức lại có rất nhiều. Ở đây, mỗi em bị khiếm thị ở một mức độ khác nhau, chưa kể độ tuổi của các em trong cùng một lớp lại không đồng đều. Ngoài ra, lớp học không chỉ là mái nhà chung của các em nhỏ vùng đồng bằng mà còn là điểm đến của những em nhỏ đến từ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khó khăn về tiếp cận ngôn ngữ. Bởi vậy, để việc giảng dạy đạt hiệu quả, tạo nên sự gần gũi, đoàn kết giữa các thành viên thì cô gái trẻ này phải  rất linh hoạt, nỗ lực làm tròn tất cả các vai.

 

Cô giáo Nguyệt là cô nhưng cũng là người mẹ hiền, ngày ngày sát cánh, bù đắp cho những đứa trẻ thiệt thòi.

 

đề tài hay, là nguồn động viên đối với những người lâm vào hoàn cảnh khốn khó, có khi là tuyệt vọng đứng lên, song và làm việc có ích cho xã hội. Kết cấu được.

 

 

Chú thích duyệt

 

Chuyên mục đã được phòng duyệt, nội dung và cách thể hiện khá tốt. đề nghị lãnh đạo xem và cho thực hiện.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Hoàng Diệu Thông 24/11/2016 09:08 Lê Vĩnh Nhiên 24/11/2016 09:42
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà