chuong trinfh PTTT
Danh mục
Chương trình phát thanh trực tiếp
NỘI DUNG
Chương trình PTTT Nhịp cầu Pháp Luật ngày 10.7.2023
Chủ đề: Tranh chấp tài sản, thừa kế và lập di chúc.

Dẫn: Kính chào quí thính giả đang theo dõi CT PTTT Nhịp cầu PL trên sóng PT
của Đài PTTH QT. Những nội dung về tư vấn pháp luật đã được các khách mời là
Luật sư- Cán bộ trung tâm tư vấn PL giải đáp cho quí thính giả được rõ về nhiều
chủ đề khác nhau mà thính giả đang quan tâm. Đất đai, hôn nhân, gia đình, tranh
chấp tài sản, thừa kế và vấn đề lập di chúc…. CT hôm nay chúng tôi mời đến
phòng thu là Luật Sư Đặng Quang Linh- Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Quảng Trị -
Trưởng Văn phòng Luật sư Linh Đặng.
Sđt của CT 0233595399 luôn nhận tín hiệu khi bạn có nhu cầu tư vấn.

Nhạc cắt

Phần điểm tin PL:
Ngày 30/6, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị đã hoàn
thiện các thủ tục tiếp nhận và bàn giao chị H.T.T., là nạn nhân bị lừa bán
sang Trung Quốc về đoàn tụ cùng gia đình ở huyện Đakrông. Trước đó, ngày
12/6/2023, Cục Phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ Tư lệnh BĐBP phối hợp với
BĐBP tỉnh Cao Bằng và Tổ chức trẻ em Rồng Xanh tiếp nhận và làm việc với chị
H.T.T. (sinh năm 1996), trú tại xã A Vao, huyện Đakrông bị lừa bán sang Trung
Quốc. Sau đó, các lực lượng chức năng đã đề nghị BĐBP Quảng Trị hỗ trợ tiếp
nhận và đưa nạn nhân về đoàn tụ cùng gia đình.
Được biết, vào năm 2019, trong thời gian đang làm việc tại Bình Dương, chị T. bị
một đối tượng làm cùng công ty hứa hẹn đưa ra Hà Nội và sắp xếp làm việc bán áo
quần với lương cao. Do thiếu hiểu biết nên chị T. đã đồng ý và bị các đối tượng
đưa dẫn bán qua Trung Quốc. Đến tháng 6/2023, chị T. được giải cứu và đưa về
Việt Nam.
Dẫn: Ngày 5/7, thông tin Công an huyện Hướng Hóa cho biết, đơn vị đang
tiến hành làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông vừa xảy ra trên địa bàn
khiến 1 người tử vong, 4 người bị thương.
vào khoảng 20 giờ tối qua 4/7, tại tuyến đường Hùng Vương nối dài đoạn qua
Khóm 7, thị trấn Khe Sanh, 2 mô tô biển kiểm soát 74H1-351.xx và 74F1-352.xx
va chạm nhau với tốc độ cao. Hiện chưa xác định được người điều khiển, hướng di
chuyển của các phương tiện.

Tại hiện trường, cú va chạm đã khiến 1 người tử vong tại chỗ là H.V.C. (24 tuổi),
trú tại thôn Cóc, xã Hướng Linh; 4 người bị thương là H.V.T. (14 tuổi), H.V.M.
(36 tuổi), cùng trú tại xã Hướng Linh và H.V. T. (19 tuổi), H.V.L. (15 tuổi), cùng
trú tại xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa.
Sau khi được cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Hướng Hóa, 2 trong số 4 người bị
thương phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên cứu chữa.
Thời gian gần đây, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an huyện Hướng Hóa đã
tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý các trường hợp vi phạm giao thông.
Tuy nhiên, tình trạng thanh thiếu niên điều khiển mô tô phóng nhanh, vượt ẩu vẫn
còn diễn ra.
Dẫn: Trong HN sơ kết 6 tháng đầu năm 2023, ĐC Võ Văn Hưng- Chủ tịch UBND
tỉnh đã chỉ đạo lực lượng CA tỉnh phải Kịp thời giải quyết những vấn đề phức tạp về
trật tự an toàn xã hội ngay tại cơ sở
6 tháng đầu năm Công tác phòng, chống tội phạm được triển khai hiệu quả. Đã
thực hiện quyết liệt đợt cao điểm tấn công, trấn áp, truy nã tội phạm bảo đảm an
ninh, trật tự tết Nguyên đán Quý Mão, triển khai đồng bộ các giải pháp phòng
ngừa, đấu tranh kéo giảm tội phạm hình sự. Đã điều tra, làm rõ 159 vụ án, bắt, xử
lý 255 đối tượng, trong đó án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng xảy ra 18 vụ,
điều tra làm rõ 17 vụ.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng yêu cầu trong 6 tháng cuối năm, toàn lực lượng
công an tỉnh tập trung thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, cụ thể: Mở các đợt cao
điểm tấn công, trấn áp tội phạm, kịp thời giải quyết những vấn đề phức tạp về trật
tự an toàn xã hội ngay tại cơ sở; triển khai thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, tiến
độ Đề án 06 của Chính phủ, dịch vụ công trực tuyến ngành công an; phối hợp với
các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh
Tổ quốc gắn với thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới...

Nhạc cắt.

Dẫn: Trước hết xin cảm ơn Luật Sư Đặng Linh đã nhận lời tham gia CT Nhịp
cầu PL tuần này của chúng tôi. Đối với vấn đề tranh chấp tài sản, thừa kế và
lập di chúc thì trên địa bàn tỉnh diễn ra như thế nào ạ?
Luật sư Đặng Linh trả lời.

Khi đời sống xã hội, dân trí ngày càng cao thì trong cộng đồng dân cư phát
sinh các quan hệ tranh chấp dân sự trên nhiều lĩnh vực, trong đó tập trung vấn đề
tranh chấp tài sản, chia thừa kế và lập di chúc ngày càng gia tăng.
Mặc dù là một địa phương nhỏ, dân số ít nhưng hàng năm trên địa bàn cũng
phát sinh vài trăm vụ việc liên quan các quan hệ nói trên.
Các tranh chấp về tài sản bao gồm: tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử
dụng, quyền khai thác, quyền thuê, thừa kế tài sản, thuê mua tài sản hoặc các
tranh chấp liên quan đến sở hữu riêng, sở hữu chung, sở hữu chung của vợ
chồng…
Tranh chấp tài sản thừa kế là việc tranh chấp những tài sản do người chết
để lại cho các đồng thừa kế.
Đối với vấn đề lập di chúc, Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm
chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc là giao dịch dân sự
tồn tại và có nhu cầu rất lớn trong đời sống xã hội.
Dẫn: Những vấn đề nào thường diễn ra phức tạp và kéo dài thưa Luật sư?
Nguyên nhân ở đây là gì?
Luật sư Đặng Linh trả lời.
Trong các vấn đề nêu trên thì vấn đề tranh chấp tài sản xảy ra thường xuyên,
trong đó vấn đề tranh chấp đất đai có tính chất phức tạp hơn, các vụ việc kéo dài
năm này qua năm khác, bởi nguyên nhân chủ yếu do một số quy định pháp luật còn
mâu thuẫn, chưa đồng bộ hoặc chưa có hướng dẫn cụ thể nên còn nhiều quan
điểm, nhận thức và áp dụng pháp luật khác nhau. Đặc biệt, quy định của các văn
bản pháp luậtvề đất đai qua các thời kỳ có nhiều thay đổi, công tác quản lý nhà
nước qua các thời kỳ lịch sử cũng khác nhau nên việc đánh giá chứng cứ, áp dụng
pháp luật, thu thập xác minh để giải quyết tranh chấp đất đai còn gặp nhiều khó
khăn, vướng mắc.

Chương trình luôn mong muốn nhận được những câu hỏi của thính giả nghe Đài
trước và khi chương trình đang diễn ra. Câu hỏi gửi về Phòng VN CĐ Đài PTTH
Quảng Trị. Quí thính giả có thể tương tác với chúng tôi qua sđt….
Đầu tiên là câu hỏi của một thính giả gửi về CT. Nội dung như thế này :Ba mẹ tôi
có lập di chúc để lại căn nhà cho tôi. Nay ba tôi mất trước, mẹ tôi muốn sang tên
cho tôi trước có được không? Thủ tục như thế nào?

Luật sư Đặng Linh trả lời.
Theo câu hỏi của bạn, ba, mẹ bạn có di chúc để lại cho bạn ngôi nhà, nếu di
chúc hợp pháp và nội dung di chúc có ghi rõ: Sau khi cả hai ông, bà đều qua đời
(chết) thì Di sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bạn thì khi mẹ bạn chết, di chúc
mới có hiệu lực.
Trường hợp, mẹ bạn còn sống muốn cho, tặng bạn phần tài sản ½ ngôi nhà
của bà thì bà phải thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc theo quy định
tại Khoản 1 Điều 640 Bộ luật Dân sự năm 2015. Sau khi sửa đổi di chúc thì bà có
thể thực hiện việc cho tặng bạn tài sản của bà.
Còn ½ tài sản mà ba ban có di chúc, bạn có thể tiến hành mở thừa kế theo
quy định tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự, thời điểm mở thừa kế là thời điểm
người có tài sản chết và di chúc của người đó sẽ có hiệu lực.
Về thủ tục nhận di sản thì bản di chúc của ba bạn phải được công bố trước
những người thừa kế, sau khi người lập di chúc chết, người đang giữ di chúc phải
giao di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc. Người
công bố di chúc thực hiện theo khoản 1, khoản 2 Điều 647 Bộ luật Dân sự, người
công bố di chúc được quy định như sau:
- Di chúc bằng văn bản lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng: Công
chứng viên là người công bố di chúc.
- Người lập di chúc chỉ định người công bố di chúc: Người được chỉ định có
nghĩa vụ công bố di chúc.
- Người lập di chúc không chỉ định hoặc có nhưng người được chỉ định từ
chối công bố di chúc: Những người thừa kế thỏa thuận để cử một người đứng ra
công bố di chúc.
Dẫn: một nội dung khác cần LS tư vấn: Mẹ tôi có sở hữu một căn nhà tại ĐH, nay
mẹ tôi muốn lập di chúc chỉ để lại căn nhà cho chia đều cho các con thì bên công
chứng yêu cầu phải có chứng tử của ông bà ngoại. Cả hai ông bà đều đã mất rất lâu
nên gia đình không tìm được chứng tử. Xin luật sư tư vấn công chứng yêu cầu
chứng tử là đúng không?
Luật sư Đặng Linh trả lời.
Tài sản là ngôi nhà của mẹ bạn, đây là tài sản riêng của bà nên bà có quyền định
đoạt. Nay mẹ bạn lập di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân mẹ bạn nhằm chuyển
tài sản của mình cho các con sau khi chết. Đây là quyền lập di chúc để định đoạt
tài sản của mình theo quy định tại Điều 609, Bộ Luật dân sự 2015;

Khi lập di chúc, mẹ bạn phải hoàn toàn tỉnh táo, minh mẫn  sáng suốt, không
bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của
luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật thì
công chứng viên không có quyền yêu cầu phải cung cấp thêm giấy chứng tử của
cha, mẹ người lập di chúc.
Người lập di chúc cần cung cấp các loại Giấy tờ nhân thân của mình như
CMND/CCCD, hoặc hộ chiếu; Giấy tờ nhân thân của người hưởng di sản như:
Giấy khai sinh, giấy chứng nhặn đăng ký kết hôn; chứng minh nhân dân hoặc Hộ
chiếu hoặc Căn cước công dân còn giá trị sử dụng và giấy tờ về tài sản.

Dẫn: Cha mẹ để lại di chúc khẳng định nhà, đất là tài sản chung, dùng để thờ tự thì
các con nên thực hiện như thế nào cho đúng pháp luật?
Luật sư Đặng Linh trả lời.
Theo quy định tại Điều 626  Bộ luật Dân sự 2015 , người lập di chúc có
quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để thờ cúng.
Tuy nhiên, trường hợp không được dành một phần di sản để thờ cúng
Theo quy định tại khoản 2 Điều 645  Bộ luật Dân sự 2015 , trường hợp toàn
bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì
không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 645  Bộ luật Dân sự 2015  : Trường hợp
người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó
không được chia thừa kế.
Theo quy định trên, cha mẹ bạn chỉ được để lại 1 phần di sản cho việc thờ
cúng.
Dẫn: Mẹ tôi hiện là chủ sở hữu một căn nhà. Vì lí do sức khỏe, mẹ tôi muốn có kế
hoạch rõ ràng trong việc để lại căn nhà cho 4 người con. Xin hỏi mẹ tôi có cần lặp
di chúc không, thủ tục cần gì, chi phí ra sao? Nếu không lặp di chúc, sau khi mẹ tôi
mất, thủ tục thừa kế có phức tạp không?
Luật sư Đặng Linh trả lời.
Nếu mẹ bạn có ý định để lại căn nhà cho 04 người con của bà thì có thể:
1. Lập hợp đồng cho tặng các con khi bà đang còn sống, minh mnaanx và sáng
suốt.

2. Lập di chúc theo đúng quy định của pháp luật.
Về thủ tục công chứng di chúc.
Hồ sơ bao gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Bản sao giấy tờ tùy thân của người lập di chúc;
- Bản sao GCNQSH, GCNQSD liên quan ngôi nhà.
Về phí công chứng: 50 ngàn đồng/di chúc; phí nhận lưu giữ di chúc là: 100
nghìn đồng/trường hợp.
Nếu khi còn sống, người có tài sản không định đoạt tài sản của mình thì khi
họ mất đi sẽ dễ phát sinh tranh chấp không đáng có.
Dẫn: Tôi có người chị ruột 69 tuổi có nhà ở đã có quyền sử dụng đất và một thửa
đất (có giấy quyền sử dụng đất).Chị đột ngột từ trần cách đây 2 tháng, anh em
kiểm tra toàn bộ nhà ở không có giấy quyền sử dụng đất cả 2 thửa đất của chị .Vậy
xin hỏi gia đình tôi phải làm những thủ tục gì và đến cơ quan nhà nước nào để làm
lại giấy tờ.
Luật sư Đặng Linh trả lời.
Trường hợp này, bạn phải đến Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện xin cung
cấp hồ sơ, nếu chị bạn đã được cấp GCNQSD đất nhưng nay đã mất thì người kế
thừa quyền là nghĩa vụ hợp pháp của chị bạn có đơn báo mất gửi UBND cấp xã để
niêm yết, thông báo công khai, sau thời gian 15 ngày, UBND cấp xã xác nhận vào
đơn báo mất, bạn lập hồ sơ xin cấp lại GCNQSD đất gửi Bộ phận 1 cửa VPUBND
cấp huyện xin cấp lại.
Dẫn: Năm 1998, tôi lấy tiền riêng đưa cho chồng để mua gần 4ha đất để canh tác,
với mong muốn chồng tạo ra thu nhập lo cho gia đình và các con sau này (thời gian
này chồng không việc làm, không thu nhập). Tuy nhiên đến nay người chồng
chẳng những không lo cho gia đình mà còn sinh sống trái pháp luật với người phụ
nữ khác và có 1 con riêng. Hiện tại tôi rất bức xúc, muốn thưa ra toà để đòi lại
phần đất mà tôi đã gửi chồng tôi mua. Xin hỏi luật sư tôi có thể đòi lại quyền lợi
của mình và các con được không? Và cách thức thực hiện như thế nào?
Luật sư Đặng Linh trả lời.
Vấn đề bạn nêu là quan hệ tranh chấp tài sản quyền sử dụng đất là tài sản
hình thành trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng bạn. Muốn chứng minh số tiền
mua thửa đất là tài sản riêng của bạn trong thời kỳ hôn nhân bạn phải có chứng
cứ vật chất.

Nay bạn muốn đòi lại tài sản trên, bạn cần khởi kiện vụ án dân sự đến TAND
có thẩm quyền, yêu cầu TAND buộc chồng bạn trả lại tài sản QSD đất nói trên.
Hồ sơ khởi kiện gồm đơn khởi kiện (theo mẫu); Bản sao GCNQSD đất thửa
đất tranh chấp; chứng cứ chúng minh tài sản đó là tài sản riêng của bạn; CCCD…
Câu hỏi: Thưa Luật sư, em trai tôi đã mất cách đây 5 năm, phần tài sản của em
trai tôi hiện nay do vợ của em trai tôi quản lý. Tuy nhiên, cha mẹ của em trai và tôi
còn sống, gia đình muốn chia phần tài sản của em trai tôi cho ba, mẹ tôi được
hưởng ngoài phần của vợ với lý do vợ của em trai tôi mới cưới được 2 năm thì em
trai tôi mất, đây cũng chính là phần đất mà ba mẹ tôi cho em trai tôi khi làm nhà
riêng, còn nhà thì cả 2 vợ chồng cùng làm nên. Vậy theo pháp luật thì ba mẹ tôi có
thể tranh chấp được hay không và có thể ủy quyên cho tôi đứng ra tranh chấp được
hay không. Nếu được thì thời gian thụ lý và quy trình thực hiện như thế nào vì hiện
nay ba, mẹ tôi đã già yếu nên cần thời gian giải quyết nhanh để được hưởng theo
quy định.
Luật sư Đặng Linh trả lời.
QSD đất cha mẹ cho em bạn làm nhà riêng là tài sản chung của vợ chồng
em bạn. Em bạn chết không để lại di chúc, phần tài sản của em bạn bằng ½ tài sản
hiện vợ em bạn đang quản lý được chia theo pháp luật. Phần di sản của em bạn
được chia cho hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ
nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Như vậy, di sản (1/2 tài sản chung) sẽ được chia cho, cha, mẹ bạn, vợ em bạn,
các con của em bạn (nếu có).
Nếu cha mẹ bạn muốn tranh chấp chia di sản thừa kế có thể tự thỏa thuận với
nhau trong gia đình, trường hợp không thể thỏa thuận có thể gửi đơn đến TAND
yêu cầu giải quyết.
Về thời hạn, theo Điều 203. Bộ Luật tố tụng dân sự thì Thời hạn chuẩn bị xét
xử vụ án tranh chấp thừa kế có thời hạn 4 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng thì có thể
quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng.
Dẫn: Thính giả gửi câu hỏi cho LS như sau: Ba mẹ tôi có 5 người con và ba
mẹ đã mất. Tôi hiện đang ở nhà thừa kế của ba mẹ, các anh chị khác đều có nhà
riêng. Xin hỏi, tôi được 3 anh chị tặng phần thừa kế của họ, nhà ba mẹ tôi được
chia 5 phần, tôi được 1 phần cộng với 3 phần được tặng, còn 1 anh không đồng ý
bán căn nhà để chia. Vậy xin hỏi trong trường hợp tôi đứng ra khởi kiện thì tòa có

xử cho tôi được quyền bán không (khi tôi được hưởng hết 4 phần còn anh tôi chỉ
co 1 phần), phần thừa kế nhiều có được quyền quyết định bán không?
Luật sư Đặng Linh trả lời.
Ba, mẹ bạn chết không để lại di chúc, nên di sản chia thừa kế theo PL, hàng
thừa kế thứ nhất chỉ có 5 anh em bạn (trường hợp ông, bà bạn chết) nên tài sản là
ngôi nhà chia thành 5 phần. 3 người anh từ chối nhận di sản và cho bạn hưởng
phần của họ, như vậy bạn được 4 phần, còn 1 phần người anh yêu cầu chia.
Nếu bạn muốn bán mà không được anh bạn đồng ý thì bạn có thể khởi kiện
yêu cầu TAND giải quyết. Tùy theo tài sản, TAND sẽ quyết định lập Hội đồng định
giá và bán tài sản rồi chia hoặc bạn có thể trả cho anh bạn số tiền tương đương
giái trị tài sản mà anh bạn được hưởng hoặc nếu tài sản chia được TAND sẽ chia
5 phần, bạn 4 phần, anh bạn 1 phần.
Dẫn: Tôi có 1 căn nhà, nay tôi muốn chia thừa kế với người không cùng huyết
thống của tôi có được không ạ? Thủ tục như thế nào thưa LS?
Luật sư Đặng Linh trả lời.
Trường hợp này nếu chia thừa kế, thì người không cùng huyết thống đó phải là con
nuôi của cha mẹ bạn. Cha mẹ bạn chết không để lại di chúc nên chia thừa kế theo
PL.
Thủ tục như tôi đã trao đổi trên, tại thời điểm cha mẹ chết là thời điểm mở thừa kế,
hai người tự thỏa thuận hoặc nhờ TAND giải quyết.
Dẫn: Cho tôi hỏi tiền gửi tiết kiệm trong ngân hàng được giải quyết như thế nào
khi người gửi không may tử vong?
Luật sư Đặng Linh trả lời.
Theo quy định của Bộ luật dân sự, khi người đứng tên trên  sổ tiết kiệm  chết thì số
tiền này sẽ được xem là di sản thừa kế và phân chia theo luật định.
Trường hợp này, vì người chết không để lại di chúc nên sẽ được phân chia theo
pháp luật cho các hàng thừa kế.
Để làm được việc này, có 2 trường hợp như sau:
Đối với sổ tiết kiệm, bạn có thể liên hệ phòng công chứng để làm thủ tục khai nhận
di sản thừa kế, sau đó đến ngân hàng để rút số tiền này ra chia cho những người
được thừa kế.

Dẫn: Vợ chồng tôi ly hôn, có 1 người con chung, tài sản chung là căn nhà mẹ con
tôi đang ở. Khi ly hôn, chúng tôi không yêu cầu giải quyết tài sản chung do chồng
tôi muốn để căn nhà lại cho mẹ con tôi có chỗ ở. Sau đó chồng tôi có sinh sống với
chị B, không đăng ký kết hôn. Căn nhà mà chồng tôi và chị B đang sống do 2
người này mua, đứng tên chị B và chồng cũ tôi. Năm ngoái chồng tôi mất do bị
bệnh. Chị B khởi kiện yêu cầu đòi chia 1/2 căn nhà mẹ con tôi đang sống cho chị
B. Vậy cho hỏi theo quy định thì căn nhà tôi đang ở chia như thế nào? Còn căn nhà
chung giữa chồng tôi và chị B mua thì con tôi có quyền hưởng phần của bố nó đã
bỏ ra không?
Luật sư Đặng Linh trả lời.
Chồng bạn ly hôn với bạn và sống chung với người khác nhưng không đăng ký
kết hôn. Theo quy định tại khoản 1,   Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: 
1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với
nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền,
nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp
đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật
này.
Do không phát sinh quyền và nghĩa vụ nên bà B không có quyền yêu cầu chia
tài sản chung của bạn và chồng cũ.
Đối với tài sản chung giữa chị B và chồng cũ của bạn, con bạn có quyền
hưởng di sản trong khối tài sản chung của chị B với chồng cũ của bạn, theo hàng
thừa kế thứ nhất.
Dẫn: Xin cảm ơn những thông tin mà LS Đặng Linh đã chia sẽ cho quí thính
giả nghe Đài về các vấn đề mà quí thính giả quan tâm. Phần cuối là một số nội
dung về Quyền thừa kế để quí thính giả được rõ.
Quyền thừa kế là gì?
Theo Điều 609  Bộ luật dân sự 2015 , Quyền thừa kế được quy định như sau:
– Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của
mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp
luật.
– Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Từ quy định trên có thể hiểu, Quyền thừa kế bao gồm các quyền như sau: quyền
lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi mất, quyền để lại tài sản của mình
cho người thừa kế theo pháp luật và quyền được hưởng phần di sản theo di chúc
hoặc theo quy định của pháp luật của người được hưởng di sản.

Pháp luật quy định hai hình thức thừa kế bao gồm: Thừa kế theo di chúc và  thừa kế
theo pháp luật .
2. Đối tượng của quyền thừa kế
Về đối tượng của quyền thừa kế là tài sản thuộc sở hữu của người chết mà người
chết là người sử dụng hợp pháp để lại cho người còn sống.  Tài sản  theo Điều 105
Bộ luật dân sự 2015 là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm
bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài
sản hình thành trong tương lai.
Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối
tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Ngoài ra, tài sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của
người chết trong tài sản chung với người khác.
3. Chủ thể của quyền thừa kế
Về chủ thể của quyền thừa kế trong trường hợp này bao gồm: Quyền của người để
lại di sản và quyền của người nhận di sản.
3.1. Về quyền thừa kế của người để lại di sản
Theo Bộ luật dân sự 2015 thì mọi cá nhân đều có quyền định đoạt tài sản của mình
thể hiện dưới dạng  di chúc  trước khi qua đời. Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền
thừa kế, không phân biệt nam, nữ, tuổi tác, thành phần, tôn giáo, địa vị chính trị xã
hội…đều có quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản
theo di chúc hoặc theo pháp luật. 
– Trường hợp có di chúc của người chết để lại thì việc phân chia di sản phải tuân
theo ý nguyện của  người lập di chúc  đã ghi rõ trong di chúc.
– Trường hợp người chết không có di chúc để lại thì việc phân chia di sản sẽ tuân
theo quy định của pháp luật về thừa kế tại Bộ luật dân sự 2015. 
3.2. Về quyền thừa kế của người nhận di sản
Mọi cá nhân đều có quyền nhận di sản trong trường hợp thuộc diện nhận di sản
theo pháp luật hoặc theo di chúc. Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống
vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế
nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế
theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào  thời điểm mở thừa kế .
– Trường hợp người nhận di sản theo di chúc thì căn cứ vào quyền thừa kế của họ,
họ sẽ được hưởng phần di sản mà người đã chết để lại theo đúng những điều khoản
trong di chúc.  Người được thừa kế theo di chúc  có thể là bất kỳ ai theo ý chí của
người lập di chúc.
Lưu ý: Người được thừa kế theo di chúc không được là người làm chứng cho di
chúc hoặc công chứng, chứng thực di chúc.

– Trường hợp người nhận di sản theo quy định của pháp luật thì căn cứ vào hàng
thừa kế để xác định phần di sản mà họ sẽ nhận được. Những người thừa kế theo
pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ,
con nuôi của người chết;
+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị
ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội,
bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột,
cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là
bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người
chết là cụ nội, cụ ngoại.
4. Nguyên tắc của pháp luật về thừa kế
– Tôn trọng quyền định đoạt tài sản của người để lại di sản. Người để lại di sản
hoàn toàn có quyền quyết định ai có quyền được hưởng di chúc, mỗi người được
hưởng bao nhiêu hoặc  những ai bị truất quyền hưởng di sản thừa kế ,…mà không bị
phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể khác.
– Tôn trọng quyền của người hưởng thừa kế. Pháp luật dân sự thiết lập các quan hệ
dân sự mà ở đó các chủ thể tham gia có quyền tự quyết định cao, tự do ý chí khi
thực hiện các quan hệ đó. Vậy nên người thừa kế cũng có quyền từ chối nhận di
sản thừa kế trừ trường hợp nguyên do nhận là để trốn tránh nghĩa vụ tài sản với
người khác.
– Bình đẳng về thừa kế của cá nhân, được thể hiện ở việc các hàng thừa kế có các
chủ thể có đặc điểm khác nhau nhưng vẫn đứng chung hàng thừa kế và được
hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau.
– Bảo đảm quyền lợi của một số người thừa kế theo quy định của pháp luật. Những
người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người
thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ
không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít
hơn hai phần ba suất đó: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên
mà không có khả năng lao động.
Dẫn: Thưa quí vị và các bạn! Xung quoanh chủ đề về tranh chấp tài sản thừa
kế và di chúc thì quí vị và các bạn có thể gửi trực tiếp cho VP Luật sư Đặng
Quang Linh theo ĐC và Sđt để được tư vấn. Trong 30 phút của CT Nhịp cầu
pháp luật tuần này chúng tôi chỉ có thể giải đáp một số vấn đề mà thính giả

gửi câu hỏi về cho LS. Một lần nữa xin cảm ơn LS đã tham gia chương trình,
cảm ơn quý thính giả đã quan tâm lắng nghe.
File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Hiển 10/07/2023 09:11 Lê Vĩnh Nhiên 11/07/2023 06:06
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà