DUOI BONG NHA DAI
Danh mục
Đất và người Quảng Trị
NỘI DUNG
Lời dẫn : Thưa quý vị và các bạn! Với người đồng bào Vân Kiều Pa Ko họ có một truyền thống từ xa xưa luôn gắn bó, đề cao tính cộng đồng. Đây cũng chính là nét văn hóa trong đời sống hằng ngày của họ. Và nhà dài của người Pa Ko có thể là biểu tượng cho nét văn hóa cộng đồng ấy. Mời quý vị cùng xem những hình ảnh về căn nhà dài độc đáo ở xã A Bung, huyện Đakrông. Có lẽ đây là căn nhà dài duy nhất của người dân còn sót lại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Chuyên mục Đất và Người Quảng Trị

Phát sóng thứ 3, ngày 12.12.2023

Tên: DƯỚI BÓNG NHÀ DÀI

Stand up Lâm Phương: Thưa quý vị và các bạn! Với người đồng bào Vân Kiều Pa Ko họ có một truyền thống từ xa xưa luôn gắn bó, đề cao tính cộng đồng. Đây cũng chính là nét văn hóa trong đời sống hằng ngày của họ. Và nhà dài của người Pa Ko có thể là biểu tượng cho nét văn hóa cộng đồng ấy. Mời quý vị cùng xem những hình ảnh về căn nhà dài độc đáo ở xã A Bung, huyện Đakrông. Có lẽ đây là căn nhà dài duy nhất của người dân còn sót lại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Phim:

Xã A Bung, huyện Đakrông, một địa phương nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Trị. Một mặt giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế, một mặt là biên giới với nước bạn Lào.

Xã có  7 thôn với 627 hộ gia đình trong đó đồng bào Pa Kô chiếm hơn 80% với xóm làng quần tụ bên nhau được bao bọc bởi những ngọn núi con sông .

Chuyện kể rằng, xưa kia A Bung như là chốn thâm sơn cùng cóc, giao thông cách trở. Cuộc sống của người dân tự cung tự cấp dựa vào rừng xanh và những mùa nương rẫy. Cũng chính vì vậy mà người dân ở đây thường sống quần tụ gần gủi với nhau. Có lẽ nguồn gốc nhà dài bắt đầu từ đó.

Ở thôn Cu Tài 1, gia đình bà Hồ Thị Chí được xem dòng tộc lớn nhất. Hiện trong căn nhà dài này đang có tới 6 gia đình đang sinh sống cùng nhau đã qua 2 thế hệ.

Bà nhớ lại, vào năm 1976 sau khi đất nước được giải phóng, bà Chí cùng với chồng của mình bắt tay dựng nên căn nhà dài với mong muốn để mọi người có nơi nương tựa. Vào thời điểm đó để làm được căn nhà dài cũng giống như câu chuyện cổ tích trên núi A Bung.

Phỏng vấn: Bà HỒ THỊ CHÍ Thôn Cu Tài 1 – A Bung – Đakrông – Quảng Trị

MC lòng tiếng: “Hồi xưa còn cực lắm, ăn không có. Hai vợ chồng làm nhiều việc, trồng lúa, trồng cây thuốc lá. Làm được chừng nào đem bán chừng đó, cứ tranh thủ nhờ thêm anh em vào rừng tìm cây, tìm gỗ dần dần về làm nhà. Sau hơn hai năm, với sự trợ giúp của 3 thợ làm và hàng chục người dân trong bản căn nhà mới chính thức hoàn thiện. Hồi xưa, ngôi nhà có chiều dài trên 100m và bề rộng hơn 10m, nhưng về sau, một số thành viên trong gia đình tách hộ ra ngoài dựng nhà riêng lập kinh tế nên chiều dài ngôi nhà đã bị thu ngắn lại còn hơn 70m”

Nhà dài của gia đình bà Chí chủ yếu được làm bằng các loại gỗ lim, gõ, gỗ lát, sàn nhà là những thanh tre và nứa đan xếp vào nhau. Trước đây phần mái được lợp bằng tranh, và được dựng thành 2 phần. Phần thứ nhất là gian khách hay còn gọi là ga đặt ở vị trí trung tâm ngôi nhà. Đây là nơi tiếp khách và tổ chức các nghi lễ hàng năm của gia chủ, đồng thời là nơi sinh hoạt chung của mọi thành viên trong nhà, gian khách càng rộng càng thể hiện lòng yêu mến khách của gia chủ.

Phần thứ hai là các gian ốc: gian này dùng để ở, gồm nhiều buồng nhỏ xếp theo thứ tự cấp bậc, trong đó giáp gian khách là của vợ chồng chủ nhà, sau đó là của vợ chồng các thành viên con cháu trong dòng họ. Ngoài bếp lửa chính đặt ở gian khách, thì trong tất cả các gian ốc đều có một bếp lửa riêng để tiện cho sinh hoạt của mỗi hộ gia đình.

 

Phỏng vấn: Bà HỒ THỊ CHÍ Thôn Cu Tài 1 – A Bung – Đakrông – Quảng Trị

MC lòng tiếng: “Mấy năm trước khi mà chồng mất, có nhiều người muốn hỏi mua lại căn nhà nhưng mẹ nhất định không bán. Bởi căn nhà găn bó cả một đời, nơi ở hiện tại của 5 chị em họ hàng. Mẹ cũng muốn gìn giữ lại cho con cháu đời sau để hiểu về truyền thống của gia đình, dòng họ rồi truyền thống của người Pa Ko.”

 

Đối với bà, ngôi nhà dài là một niềm tự hào và là một “gia tài” vô giá, chẳng những của riêng gia đình mà còn cho cả dòng họ của mình. Việc bảo tồn, gìn giữ ngôi nhà cũng đồng nghĩa với mong muốn để cho con cháu sau này hiểu được mỹ tục của ông cha thời xưa cũng như những nét đẹp, bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Theo lời của những người già trong bản, người Pa Kô trước đây chỉ sống trên núi cao, sau năm 1975 họ mới di chuyển xuống vùng thấp hơn. Những ngôi nhà dài cũng theo họ mà... xuống bản như bây giờ.

Mỗi ngôi nhà dài là một biểu tượng cho cả dòng họ, thậm chí cho cả bản làng Pa Kô nào đó. Nhà dài thể hiện sự đoàn kết, tính cộng đồng của người Pa Kô. Anh em, con cái phải ở gần cạnh nhau để bảo ban, chia sẻ, chăm sóc lẫn nhau và đặc biệt lúc đau ốm có người kịp thời tương trợ nên nhà dài không đơn thuần chỉ là nơi trú ngụ.

Phỏng vấn: Ông HỒ VĂN HIỀN Quyền Chủ tịch UBND xã A Bung – Đakrông – Quảng Trị

(Nội dung: nói về vai trò nhà dài trong đời sống và phương hướng bảo tồn nhà dài)

Trước kia, nếu đến miền núi phía tây tỉnh Quảng Trị, không khó để bắt gặp hình ảnh những ngôi nhà dài vững chãi tại các bản. Trung bình mỗi dòng họ có từ 1 đến 2 căn nhà dài. Tuy nhiên, từ những năm 1990 trở đi, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, số lượng ngôi nhà dài của người Pa Kô cũng mất đi để thay bằng những căn nhà sàn nhỏ hoặc nhà xây. 

Đặc biệt, từ những năm 1986 trở đi, thực hiện định canh định cư, tách hộ để phát triển sản xuất theo Chương trình xóa đói giảm nghèo 135, người Pa Kô bắt đầu bỏ nhà dài truyền thống, tách hộ thành những gia đình nhỏ một đến hai thế hệ. Đến nay, toàn huyện Đăkrông không còn một gia đình nào ở nhà dài. Và nhà dài mai một dần.

Qua nhiều năm, căn nhà dài ở A Bung cũng đã bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp. Nhiều cột gỗ lớn trong nhà cũng bị mối mọt ăn mòn, Chính vì thế, việc bảo tồn ngôi nhà để gìn giữ bản sắc văn hóa đậm đà của người Pa Kô rất cần sự chung tay giúp đỡ của các tổ chức ban ngành, và sớm có phương án bảo tồn cho phù hợp. Tránh nguy cơ xóa sổ ngôi nhà dài hiếm hoi còn sót lại.

Phỏng vấn: Ông                                      Trưởng Phòng VHTT huyện Đakrông – Quảng Trị

(Nd: Đề xuất phương án bảo tồn)

Biết bao thế hệ đã từng sinh ra lớn lên đưới mái nhà dài minh chứng cho những câu chuyện về tình người, sự sẻ chia đùm bọc giữa những con người trong một dòng tộc. Không đơn thuần là nơi trú ngụ, nhà dài của đồng bào Pa Kô ở miền Tây Quảng Trị còn là linh hồn, biểu tượng của tính cộng đồng, đoàn kết và là nơi chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa truyền thống riêng biệt của một tộc người mang họ Bác Hồ, sống trên dải Trường Sơn bao la hùng vĩ.

 

 

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lê Ngọc Tú 06/12/2023 10:44 Lê Vĩnh Nhiên 25/12/2023 13:49

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà