chuyên mục Hàng việt
Danh mục
Người Việt hàng Việt
NỘI DUNG

Chuyên mục Hàng Việt chinh phục Người Việt ngày 23.8.2023

Dẫn: Kính chào quí vị và các bạn đang theo dõi CM Hàng Việt chinh phục Người Việt của Đài PTTH Quảng Trị phối hợp với UBMTTQVN tỉnh thực hiện. CM hôm nay sau phần điểm tin thị trường là PS về hiệu quả- tầm quan trọng của kết nối sản phẩm ocop ở Vĩnh Linh. Sau đây là nội dung chi tiết của Chương trình.

Nhạc cắt thị trường HV.

Dẫn: Tạo điều kiện để Công ty Musa Pacta nghiên cứu hợp tác phát triển các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến cây chuối.  Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng tại buổi làm việc với Công ty TNHH MTV Musa Pacta (Công ty Musa Pacta) về đề xuất nghiên cứu hợp tác phát triển các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến cây chuối.

Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, vải dệt công nghiệp, giấy... từ sợi chuối ngày càng được ưa chuộng tại thị trường các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nhật, Hàn Quốc... Hiện nay, Việt Nam có hơn 200.000 ha trồng chuối quả, có thể tạo ra 600.000 tấn sợi thô mỗi năm sẽ đem lại giá trị nhiều tỉ USD cho đất nước.

Qua tìm hiểu tiềm năng tại Quảng Trị, đơn vị mong muốn hợp tác với tỉnh để phát triển vùng nguyên liệu trồng chuối, xây dựng hệ thống xưởng sản xuất sợi thô và các sản phẩm phụ thu từ thân cây chuối, thu mua sản phẩm chuối quả tươi, sợi chuối khô. ở địa bàn huyện Hướng Hóa, sản lượng mỗi năm từ 55.000 - 60.000 tấn quả tươi. Hiện có hơn 2.000 ha trồng chuối đã được cấp 9 mã số vùng trồng để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tỉnh Quảng Trị định hướng đến năm 2030 phát triển diện tích chuối đạt trên 6.200 ha, sản lượng trên 110.000 tấn, trồng tập trung trên địa bàn các huyện Hướng Hóa, Đakrông và các huyện khác. ở giai đoạn 1, doanh nghiệp tiếp tục khảo sát kỹ lưỡng vùng trồng chuối trên địa bàn huyện Hướng Hóa, liên kết với các cơ sở thu mua chuối của địa bàn hai huyện Hướng Hóa, Đakrông để tạo ra mạng lưới thu mua sản phẩm ổn định.

Tin 2: Hệ lụy từ việc trồng ồ ạt, cung vượt cầu khiến giá chanh leo xuống thấp. Nếu năm 2022, giá chanh leo nguyên liệu cho các nhà máy chế biến ở mức 17.000-18.000 đ/kg, thì năm nay, tại Gia Lai, giá chanh leo hiện chỉ còn 1.500-2.000 đ/kg.

Thị trường cũng tác động đến các hộ trồng chanh leo ở Quảng Trị, nhất là ở Hướng Hóa. từ đầu vụ mùa năm 2023 cho đến thời điểm này, giá chanh leo liên tục giảm, chanh xuất khẩu hiện giá chỉ còn 20 - 25 nghìn đồng/kg, chanh chợ 7-8 nghìn đồng/kg (đầu vụ từ 8-10 nghìn đồng/kg), chanh múc giá rất thấp, chỉ 2 nghìn đồng/kg. Khoảng 1 tuần trở lại đây, chanh leo không xuất khẩu đi được, còn các loại chanh khác thì ế ẩm.

Theo nhiều người dân ở xã Hướng Phùng, hiện chanh leo xuất khẩu sang nhiều thị trường nhưng thị trường xuất khẩu chủ yếu vẫn là Trung Quốc. Lý do chanh leo rớt giá có thể là do thời điểm này Trung Quốc đang vào chính vụ thu hoạch chanh leo nên sức mua của thị trường này đối với chanh leo Việt Nam bị giảm.

Tin 3: Giá dừa tăng gấp 3 sau tin được xuất khẩu sang Mỹ

Ngay sau khi có thông tin trái dừa sọ Việt Nam được xuất khẩu sang Mỹ, giá dừa tươi tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã tăng trở lại sau thời gian trầm lắng. Nếu đầu năm 2023, giá dừa tươi chỉ ở mức 15.000-20.000 đồng/chục thì nay tăng lên 60.000-65.000 đồng/chục.

Hiện Việt Nam đứng thứ 7 về sản xuất dừa trên toàn thế giới. Năm qua, kim ngạch xuất khẩu dừa của Việt Nam đạt 900 triệu USD, đưa nước ta trở thành quốc gia xuất khẩu các sản phẩm từ dừa lớn thứ 4 khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nếu thống kê được các nhóm sản phẩm khác sử dụng nguyên liệu từ dừa thì ngành này có thể đã vào nhóm xuất khẩu tỷ đô.

Nhạc cắt sản phẩm Quảng Trị

Dẫn: Thưa quí vị và các bạn! Xây dựng sản phẩm ocop thêm một lần nữa khẳng định về chất lượng của chính sản phẩm đó, tuy nhiên không dừng lại ở việc đạt được chứng nhận mà chính mỗi chủ thể càng phải nỗ lực nâng cao hơn về mẫu mã, chất lượng và đặc biệt là kết nối để nâng cao hơn giá trị của sản phẩm sau khi được chứng nhận. Để cùng với hộ sản xuất, doanh nghiệp đưa sản phẩm đến nhiều hơn với thị trường thì các ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương tích cực hỗ trợ thông qua nhiều hình thức với mục tiêu đưa sản phẩm đến với thị trường và giúp chủ thể mở rộng quy mô sản xuất.

KẾT NỐI THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM OCOP VĨNH LINH

          Sản phẩm dầu lạc Làng An của xã Kim Thạch được chứng nhận sản phẩm ocop 3 sao từ năm 2020, với lợi thế địa phương vùng đất đỏ, chất lượng lạc được khẳng định với diện tích toàn huyện trên 1.300 ha, sản lượng mỗi năm khoảng ..... Nhận thấy nhu cầu của người dân về sản xuất và sử dụng các sản phẩm nông sản sạch ngày càng cao, cùng với mong muốn tạo nên giá trị mới cho hàng nông sản của quê hương, năm 2018 được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và Sở Công thương Quảng Trị, anh Lê Thanh Biên mạnh dạn đầu tư gần 1 tỉ đồng để xây dựng cơ sở ép dầu lạc với năng suất 30 lít/giờ.

Để có được sản phẩm dầu lạc đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và chất lượng, bên cạnh việc đầu tư các loại máy móc thiết bị hiện đại, anh Biên đặc biệt quan tâm đến chất lượng nguyên liệu ngay từ đầu vào. Do đó, anh đã kết hợp với Phòng Nông nghiệp huyện, Hội Nông dân xã cùng các hộ gia đình trồng lạc lựa chọn những diện tích đất màu mỡ và giống lạc phù hợp cho năng suất cao với tỉ lệ dầu nhiều để đưa vào sản xuất.

 

PV: Anh LÊ THANH BIÊN- Chủ cơ sở sản xuất dầu lạc Làng An- Kim Thạch- Vĩnh Linh- Quảng Trị.

 

Từ nguồn vốn hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP, thời gian vừa qua huyện Vĩnh Linh đã chi hơn 600 triệu đồng để hỗ trợ cho các Chủ thể OCOP, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp… phát triển sản xuất. Từ đó, nhiều cơ sở, doanh nghiệp đã làm nên những thương hiệu đặc sản nổi tiếng như: nem, hồ tiêu, thanh long ruột đỏ, bột sắn dây, tinh dầu lạc, tinh dầu sả, cốm gạo lứt rong biển, miến ngũ sắc, dầu lạc nguyên chất, nước mắm nhĩ cá cơm, hải sản Cửa Tùng... trong đó có 02 sản phẩm đạt OCOP 4 sao, 8 sản phẩm đạt OCOP 3 sao. Sản phẩm của Công ty TNHH Hùng Thịnh Thành cũng đã tham gia chương trình ocop với sản phẩm tinh bột nghệ, và kế hoạch đang thực hiện sản phẩm dầu lạc, bột sắn dây để đưa ra thị trường và tăng cường công tác kết nối.

PV: Bà NGUYỄN THỊ HƯƠNG- GĐ Công ty TNHH Hùng Thịnh Thành

Tận dụng ưu thế là địa phương có tiềm năng vùng đất đỏ bazan màu mỡ để phát triển ngành nông nghiệp toàn diện, gắn với phát triển công nghiệp nông thôn, Vĩnh Linh đã xây dựng các vùng chuyên canh các giống cây nông nghiệp hàng hóa có thế mạnh như: Lúa, lạc, hồ tiêu, cao su, nghệ, cây ăn quả, rau màu... Xây dựng các trang trại nuôi - trồng tổng hợp đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo an toàn sinh học và môi trường.

Bên cạnh đó, Vĩnh Linh luôn duy trì và nâng cao giá trị thương hiệu truyền thống, xây dựng thêm các thương hiệu mới theo hướng mỗi xã một sản phẩm, tạo mối liên kết trong phát triển công nghiệp ở các vùng nông thôn, thúc đẩy nông nghiệp phát triển gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP.

PV: Bà LÊ THỊ THÚY KIỀU - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vĩnh Linh - Quảng Trị.

Xây dựng một sản phẩm đạt chứng nhận ocop đã khó việc nâng hạng, đổi mới về mẫu mã, khẳng định chất lượng và tăng số lượng sản phẩm đầu ra lại càng khó khăn hơn. Trong thời gian tới, ngoài sự nỗ lực của chính người sản xuất thì sự đồng hành từ các ngành chức năng và đặc biệt là tăng cường kết nối một cách có hiệu quả sẽ tạo niềm tin và động lực cho chính mỗi chủ thể sản phẩm ocop tiếp tục nỗ lực xây dựng thương hiệu đưa sản phẩm địa phương Quảng Trị đi muôn nơi từ đó nâng cao thu nhập, làm giàu cho quê hương.

Dẫn chào cuối.

 

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Hiển 21/08/2023 11:06 Nguyễn Thị Hiển 21/08/2023 11:06
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà