dưới mái nhà dài
Danh mục
Đất và người Quảng Trị
NỘI DUNG
Lời dẫn : Hiện ở xã A Bung huyện ĐaKrông tỉnh Quảng Trị vẫn còn gìn giữ căn nhà dài truyền thống của người PaKo. Biết bao thế hệ đã từng sinh ra lớn lên đưới mái nhà dài minh chứng cho những câu chuyện về tình người, sự sẻ chia đùm bọc giữa những con người trong một dòng tộc.

ĐỀ CƯƠNG CM ĐẤT VÀ NGƯỜI QUẢNG TRỊ

Nội dung chính: Hiện ở xã A Bung huyện ĐaKrông tỉnh Quảng Trị vẫn còn gìn giữ căn nhà dài truyền thống của người PaKo. Biết bao thế hệ đã từng sinh ra lớn lên đưới mái nhà dài minh chứng cho những câu chuyện về tình người, sự sẻ chia đùm bọc giữa những con người trong một dòng tộc.

Thời lượng: 10  phút

Địa điểm: Thôn Cu Tài, Xã A Bung huyện Đakrông

Thời gian thực hiện: Thứ 3 ngày 5.12.2023

Đề xuất: Xin xe ô tô thực hiện, thời gian từ 5h đến 17h30.

STT

NỘI DUNG

HÌNH ẢNH

ĐỊA ĐIỂM

THỜI LƯỢNG

01

Dẫn -Không đơn thuần là nơi trú ngụ, nhà dài của đồng bào Pa Kô ở miền Tây Quảng Trị còn là linh hồn, biểu tượng của tính cộng đồng, đoàn kết và là nơi chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa truyền thống riêng biệt của một tộc người mang họ Bác Hồ, sống trên dải Trường Sơn bao la hùng vĩ.

 

 

MC

Studio

 

02

Tile: DƯỚI MAI NHÀ DÀI

 

 

 

 

03

Men theo con đường rải nhựa dốc hun hút, ngoằn ngoèo, nép mình bên những dãi núi cao ngút với gần 2 tiếng đồng hồ chạy xe máy từ cầu treo Đakrông, chúng tôi mới đến được xã A Bung (huyện Đakrông) – một xã giáp ranh với nước bạn Lào, gồm 7 thôn, với 627 hộ, hơn 2600 khẩu, trong đó dân tộc Pa Kô chiếm hơn 80%, còn lại là người Kinh và Vân Kiều. Đây là nơi vẫn còn lưu giữ ngôi nhà sàn truyền thống “siêu dài”. Và gần nửa thế kỷ trôi qua, ngôi nhà ấy vẫn ngày ngày được vị chủ hộ cẩn trọng gìn giữ.

 

Hình đường đi

Hình bản làng A Bung

Xã A Bung

 

04

Cách trục đường Hồ Chí Minh chừng 200m, ngôi nhà dài của hộ gia đình ông Hồ R nằm ở thôn Cu Tài 1, xã A Bung dễ dàng nhận diện giữa những nếp nhà sàn và bê tông hóa với chiều dài riêng biệt, trên 70m.

 

Hình nhà ông R

Xã A Bung

 

05

 

Phỏng vấn: Nhân vật

 

Gia đình nhân vật

 

 

 

Chuyện kể rằng, người Pa Kô trước đây chỉ sống trên núi cao, sau năm 1975 họ mới di chuyển xuống vùng thấp hơn. Những ngôi nhà dài cũng theo họ mà... xuống núi. Hồ A Ron, một người Pa Kô hiếm hoi từng ra tận Hà Nội để học đại học, nay là Phó chủ tịch UBND xã A Bung, tiết lộ với tôi rằng mỗi ngôi nhà dài là một biểu tượng cho cả dòng họ, thậm chí cho cả bản làng Pa Kô nào đó. “Nhà dài thể hiện sự đoàn kết, tínhcộng đồngcủa người Pa Kô. Anh em, con cái phải ở gần cạnh nhau để bảo ban, chia sẻ, chăm sóc lẫn nhau và đặc biệt lúc đau ốm có người kịp thời tương trợ. Nên nhà dài không đơn thuần chỉ là nơi trú ngụ”, ông A Ron đúc kết.

Hình ông A Rôn đi thăm một số nhà dài

 

 

 

*P/v: A Ron

 

 

 

06

Nhà được làm bằng gỗ (gồm gõ, lim, lát hoa, hương, cẩm lai...), sàn nhà là những thanh tre và nứa đan xếp vào nhau, phần mái lợp bằng tranh, và được dựng thành 2 phần. Phần thứ nhất là gian khách (hay còn gọi là ga) đặt ở vị trí trung tâm ngôi nhà: đây là nơi tiếp khách và tổ chức các nghi lễ hàng năm của gia chủ, đồng thời là nơi sinh hoạt chung của mọi thành viên trong nhà, gian khách càng rộng càng thể hiện lòng yêu mến khách của gia chủ.

Phần thứ hai là các gian ốc: gian này dùng để ở, gồm nhiều buồng nhỏ xếp theo thứ tự cấp bậc, trong đó giáp gian khách là của vợ chồng chủ nhà, sau đó là của vợ chồng các thành viên con cháu trong dòng họ. Ngoài bếp lửa chính đặt ở gian khách, thì trong tất cả các gian ốc đều có một bếp lửa riêng để tiện cho sinh hoạt của mỗi hộ gia đình.

 

 

Hình ngôi nhà

Gia đình nhân vật

 

7

*P/v: Một chủ nhà

 

 

 

8

Trước kia, nếu đến miền sơn cước phía tây tỉnh Quảng Trị, không khó để bắt gặp hình ảnh những ngôi nhà dài vững chãi tại các bản. Trung bình mỗi dòng họ có từ 1 đến 2 căn nhà dài. Tuy nhiên, từ những năm 1990 trở đi, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, số lượng ngôi nhà dài của người Pa Kô cũng dần biến mất để thay bằng những căn nhà sàn nhỏ hoặc nhà xây.

Hình bản làng

 

 

9

*P/v: Ông Hồ Hiền, Chủ tịch xã A Bung

 

 

 

 

Hiện tại, những căn nhà dài của đồng bào Pa Koo còn sót lại đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều cột gỗ lớn trong nhà cũng bị mối mọt ăn mòn, các buồng vách và sàn nhà cũng đã xập xệ… Chính vì thế, việc bảo tồn ngôi nhà để gìn giữ bản sắc văn hóa đậm đà của người Pa Kô rất cần sự chung tay giúp đỡ của các tổ chức ban ngành, và sớm có phương án bảo tồn cho phù hợp. Tránh nguy cơ “xóa sổ” ngôi nhà dài hiếm hoi còn sót lại giữa đại ngàn Trường Sơn”,

Hình nhà dài….

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lê Ngọc Tú 30/11/2023 16:32 Lê Vĩnh Nhiên 25/12/2023 13:49
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà