Phóng sự: ứng dụng CNSH để bảo vệ môi trường
Danh mục
Phóng sự - Tài liệu
NỘI DUNG

Phóng sự:

Ứng dụng Công nghệ sinh học vào trồng trọt, chăn nuôi để bảo vệ môi trường

Thưa Qv & các bạn! Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh Quảng Trị luôn đẩy mạnh xây dựng nông nghiệp hữu cơ, hướng tới nền nông nghiệp bền vững. Trong đó, ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp được coi là giải pháp tối ưu xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại. Trong những năm qua, việc ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) ở Quảng Trị đã tạo ra những sản phẩm cây trồng, vật nuôi, chủng vi sinh vật và nhiều sản phẩm chế biến nông nghiệp mới có năng suất, chất lượng, an toàn, mang lại hiệu quả kinh tế cao, xây dựng một nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường.

Gần 5 năm đầu tư phát triển chăn nuôi, trang trại của Cựu chiến binh (CCB) Hoàng Phố ở thôn Tân Trang, xã Cam Thành huyện Cam Lộ được xem là một trong những trang trại điển hình về áp dụng phương pháp an toàn sinh học, chăn nuôi khép kín, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đem lại hiệu quả kinh tế, hạn chế tác động môi trường.

          Trên diện tích 8,4 hecta, ông Hoàng Phố đã cho xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi kết hợp gồm hệ thống chuồng trại nuôi heo khép kín, heo bản, gà công nghiệp và trồng xen canh cây ăn quả. Hiện trang trại của ông có hơn 2000 con heo thịt, 30.000 con gà và 300 con heo rừng. Để phòng trừ dịch bệnh cho đàn vật nuôi ông đã chủ động sử dụng các chế phẩm sinh học để phối trộn thức ăn cho đàn gia súc, gia cầm đồng thời sử dụng chế phẩm vi sinh để làm đệm lót sinh học nhằm để tăng sức đề kháng cho vật nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thực tế chứng minh, sau gần 5 năm chăn nuôi, trang trại của ông chưa lần nào phát dịch, tổng đàn được duy trì, sản lượng cao.

          Phỏng vấn Ông Hoàng Phố

          Thôn Tân Trang – Cam Thành – Cam Lộ

Xác định CNSH là hoạt động mang lại năng suất và thu nhập cao đối với lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh Quảng Trị đã đẩy mạnh nghiên cứu và sản xuất các chế phẩm sinh học để phục vụ sản xuất và đời sống. Ngày 5/2/2021, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định số 324/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”. Mục tiêu cụ thể mà Đề án đưa ra là phát động phong trào sử dụng chế phẩm vi sinh trong sản xuất nông nghiệp trên toàn tỉnh nhằm cải tạo đất, thúc đẩy phát triển các sản phẩm chủ lực, xử lý ô nhiễm môi trường, góp phần tạo bước đột phá trong nông nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển thời kỳ mới. Ứng dụng có hiệu quả các loại chế phẩm vi sinh trong trồng trọt; chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân trong nền kinh tế hội nhập và cải thiện chất lượng môi trường. Theo lộ trình đặt ra của đề án thì đến năm 2024 sẽ hình thành được ý thức, tập quán ứng dụng các loại chế phẩm vi sinh vào đời sống, sản xuất. Tạo thói quen sử dụng phân hữu cơ thay thế phân bón hóa học, sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tận dụng được 30% lượng phế phụ phẩm để sản xuất phân bón. Đến năm 2030, 70% lượng phế phục phẩm nông nghiệp (khoảng 400.000 tấn). Có khoảng 50-60% các trang trại nuôi tôm thâm canh sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý môi trường ao nuôi và bổ sung trong khẩu phần thức ăn. Có từ 40-50% các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm sử dụng chế phẩm vi sinh để phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, an toàn sinh học. Hình thành được mạng lưới cung ứng chế phẩm vi sinh đến các địa phương.

Hiện tại ở Quảng Trị đã sản xuất thành công 6 loại chế phẩm sinh học và đã chuyển giao công nghệ, hướng dẫn người dân sử dụng rộng rãi các loại chế phẩm sinh học vào chăn nuôi và đã đem lại hiệu quả tích cực.

Phỏng vấn Ông... Ái

Phường Đông Thanh – TP Đông Hà

Phỏng vấn Kỹ sư Lê Mậu Bình

Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Thông tin KH&CN, Sở KH&CN Quảng Trị

Việc Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ sẽ tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường bền vững, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao. Việc ứng dụng CNSH, các chế phẩm vi sinh vật sẽ góp phần thay thế việc sử dụng các loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu trong trồng trọt bằng việc sử dụng phân hữu cơ; phân lập vi sinh vật có lợi để sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Bên cạnh đó, hướng phòng trừ bệnh sinh học đã và đang được nghiên cứu cho ra các chế phẩm sinh học có nhiều triển vọng để phòng trừ các loại nấm gây bệnh hại cây trồng, giúp cây trồng phát triển tốt hơn, làm cho tác nhân gây bệnh không kháng thuốc, an toàn với môi trường sinh thái, phù hợp với xu hướng an toàn nông nghiệp.

Phỏng vấn Bà Nguyễn Hồng Phương

PGĐ Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị

Mục đích hàng đầu của nông nghiệp hữu cơ là tối đa hóa năng suất của cây trồng, vật nuôi và đảm bảo sức khỏe cho con người, bảo vệ môi trường. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ sinh học, trong đó có công nghệ vi sinh vào sản xuất đã mang lại những tác dụng to lớn cho ngành nông nghiệp với những ưu điểm vượt trội. Góp phần hạn chế dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu sang canh tác hiện đại, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, hướng đến xây dựng một nền nông nghiệp xanh và bền vững.

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 05/07/2023 15:49 Lê Vĩnh Nhiên 06/07/2023 07:46
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà