Chương trình phát thanh Cuộc sống muôn màu: Bạo lực học đường
Danh mục
Văn hóa và đời sống
NỘI DUNG
Chương trình phát thanh Cuộc sống muôn màu 
 Bàn về vấn nạn bạo lực học đường. 
 Phát sóng ngày 7/11/2016 

   Quý vị và các bạn thân mến! Những cảnh tượng đau lòng mà nếu mới lần đầu được xem qua, bạn có thể nghĩ là những cảnh trong một bộ phim hành động, nhưng thực chất đó là những hành động mà các em học sinh dùng để giải quyết sự khó chịu, để thể hiện cá nhân và có khi cũng chẳng vì một lí do gì cả. Vì sao mà những hành động của các em nhỏ trong lứa tuổi cắp sách đến trường- lứa tuổi được cho là đẹp nhất và trong sáng nhất lại như vậy? Bạo lực học đường đang là một vấn đề gây nhiều nhức nhối trong dư luận và hiện nay đang có chiều hướng gia tăng. Thời gian gần đây, chúng ta chứng kiến các vụ bạo lực có tính chất nghiêm trọng hơn và có sự tham gia của phái nữ lâu nay vẫn được gọi là phái yếu. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trang này. Mời quý vị và các bạn cùng chúng tôi lắng nghe 10 phút của chương trình “Cuộc sống muôn màu” để bàn luận về vấn đề này nhé!

   Nhạc cắt!   

Quý vị và các bạn thân mến! Lứa tuổi học sinh THCS đang ở độ tuổi dậy thì và có nhiều sự thay đổi trong suy nghĩ và tính cách. Các em có xu hướng tự do, độc lập, tự quyết và thích thể hiện cái tôi của bản thân.   Các em suy nghĩ như thế nào về bạo lực học đường, chúng ta cùng nghe một vài chia sẻ của các em hs trường THCS Phan Đình Phùng.   

 1 cuộc PV với học sinh cấp 2: -         em quan niệm ntn về bạo lực học đường -          khi xảy ra bạo lực thì các em làm ntn? -         Khi trực tiếp chứng kiến hay khi xem các clip trên mạng về các vụ học sinh đánh nhau, làm nhục nhau, em cảm thấy như thế nào về những hành vi và thái độ của những người trong clip đó?    

Chia sẻ về vấn nạn bạo lực học đường hiện nay, các phụ huynh cũng không khỏi băn khoăn. -         Anh(chị) nghĩ như thế nào về BLHD hiện nay -         Đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này   

Bạo lực học đường đang xuất hiện tại nhiều địa phương trên cả nước, riêng với Quảng Trị, thời gian qua đã phải chứng kiến một số vụ  việc đau lòng mà gần đây nhất, là vụ 2 nữ sinh lớp 9 ở Hải Lăng đánh một nữ sinh lớp 10 THPT Hải Lăng được tung clip lên mạng xã hội facebook gây xôn xao dư luận. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi ngắn với thầy giáo Nguyễn Khoa Xưng- Hiệu trưởng Trường THPT Hải Lăng xung quanh vấn đề này: Thầy giáo Nguyễn Khoa Xưng- (Băng)   

Câu hỏi đặt ra, tại sao bạo lực học đường lại có chiều hướng gia tăng như vậy? Câu trả lời đã được những người có thẩm quyền trả lời.

 Ông Phạm Vũ Luận- Nguyên Bộ trưởng Bộ GDDT nói: “Về phía nhà trường và ngành giáo dục: Phương pháp và nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên còn hạn chế, chưa tạo được sự lôi cuốn chủ động, chưa tạo nên xúc cảm sâu sắc cho học sinh. Giáo dục đạo đức, lối sống bằng việc nêu những tấm gương tốt của những người xung quanh, của thầy, cô giáo và trong xã hội chưa được nhiều. 

Ông Ngũ Duy Anh- Vụ trưởng vụ công tác HSSV- Bộ GDDT lý giải: Từ những nguyên nhân rất đơn giản như thiếu tiền chơi điện tử, chát, ăn chơi, đua đòi sẽ dẫn đến phạm tội giết người để cướp tài sản. Bên cạnh đó, tác động của internet, một số HSSV bị tiêm nhiễm từ băng đĩa đen, các trang web có nội dung bạo lực, khiêu dâm, đồi trụy đã phạm các tội như quan hệ tình dục với trẻ em, hiếp dâm.  

Ông Hứa Ngọc Thuận- Nguyên là PCT UBND TP HCM cho rằng: Gia đình là nơi chịu trách nhiệm đầu tiên đối với tình trạng học sinh đánh nhau. Nếu gia đình không quan tâm đến con cái thì không cách nào giải quyết được tình trạng này. PGĐ Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn Hiệp Thống phát biểu: Quan trọng là làm như thế nào để các cháu có thể nhận ra sự sai trái. Việc mạt sát, mắng mỏ hay tách biệt chúng ra khỏi sinh hoạt chung thì dễ dẫn đến tiêu cực cao hơn tích cực.  

Đó là ý kiến của những người có thẩm quyền về nguyên nhân, lí giải vì sao mà nạn bạo lực học đường đang ngày càng gia tăng như vậy.  

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với  chị Phan Thị Hường- thạc sĩ tâm lí học để làm rõ hơn vấn đề này. Cảm ơn chị đã nhận lời trò chuyện với chúng tôi ngày hôm nay.   

 PV: -         Có những lí do nào Bạo lực học đường gia tăng? -         Thái độ của người đứng ngoài có tác động ntn đến các vụ bạo lực học đường hiện nay? -         Những hình thức ntn được cho là bạo lực? -         Vì sao ngay khi phải chịu những trận đòn ngay trong trường học, nơi được gọi là khá an toàn thì đa số các em lại chịu đựng và không kêu cứu, và sau đó thì cũng không chia sẻ với gia đình. Chúng ta hiểu như thế nào về tâm lí này của trẻ thưa cô? -         Các em thường không chia sẻ với bố mẹ hay thầy cô vì sợ phiền toái, nếu các em có tâm lí này về lâu dài sẽ để lại hậu quả ntn? -         Để khắc phục tâm lí đó, chúng ta cần trang bị cho các em những kĩ năng như thế nào để phản ứng đích đáng trong những trường hợp như vậy. -         Việc đưa các clip về bạo lực học đường lên mạng xã hội để cảnh báo nhưng cũng để lại hậu quả trái chiều?   

Thay vì nhắc lại những hình ảnh nhức nhối về hậu quả của bạo lực học đường như một hồi chuông cảnh báo thì chúng ta những người lớn, hãy chia sẻ và dạy cho trẻ những kĩ năng để trực tiếp và phản ứng lại với bạo lực ngay tại học đường. 

* Phần cuối của chương trình, mời quý vị và các bạn nghe bài viết  của tác giả Hàn Trọng Quang Hưng trên Báo Tuổi trẻ chia sẻ về nguyên nhân của những vụ bạo lực học đường:   

Bạo lực học đường: Đừng trách trẻ, người lớn hãy nhìn lại mình!  

Bấy lâu nay, nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng cứ đóng tiền để con đến trường là xong, phó thác hết trách nhiệm cho thầy cô, nhà trường. Mỗi ngày thay vì hỏi con được mấy điểm, tại sao phụ huynh không cùng chia sẻ chuyện lớp, chuyện trường với con? Tại sao phụ huynh nhất mực để tâm đến danh hiệu con mang về mà không chú trọng dạy con biết tự bảo vệ mình, những kỹ năng ứng phó với bạo lực học đường? Những câu chuyện đau lòng về bạo lực học đường, theo tôi nghĩ, đã và đang phản ánh trung thực nhất về sự thiếu hụt kỹ năng đương đầu với áp lực cũng như vượt qua sự thất bại ở trẻ nói chung. Chúng ta đừng nghĩ rằng trẻ con không biết gì. Ở lứa tuổi này trẻ rất coi trọng hình ảnh và thể diện của mình, bị đánh khiến giá trị của trẻ bị xâm phạm nghiêm trọng. Theo tôi, thay vì trách móc con trẻ, phụ huynh chúng ta phải thẳng thắn nhìn lại chính mình. Có thể nói bạo lực học đường là hệ quả tất yếu của việc giáo dục con lệch lạc, máy móc. Chúng ta đang quá đề cao giáo dục kiến thức cho con. Thử hỏi bên cạnh những buổi học thêm đến những buổi học năng khiếu thì các con được nhận những bài học về sự sẻ chia, về lòng nhân ái được bao nhiêu? Các bậc cha mẹ đã dành thời gian đủ dài để biết con đang học gì, đọc gì trên mạng hay chưa? Trong khi đó, các chương trình đào tạo của ta lại khá nặng nề. Cha mẹ không quản ngại đưa đón con đến các lớp học thêm có khi đến tận 11g đêm. Cha mẹ không tiếc tiền khi “đổ” ra cho con đến các trung tâm để mong con học giỏi, xuất sắc. Tuy nhiên, rất ít gia đình chú trọng bồi đắp tâm hồn thiện cho con, đôi khi chỉ là uốn nắn qua lời chào, lời xin lỗi hay lời cảm ơn. Nhìn lại những cuộc thi từ trước đến nay, rất ít trẻ tham gia với niềm vui mà chủ yếu để theo đuổi giải thưởng, danh hiệu cho cha mẹ. Cha mẹ luôn kỳ vọng con vào được những trường nổi tiếng. Chính điều đó góp phần gây nên sự bất mãn, xơ cứng trong tâm hồn trẻ mà nhiều bậc cha mẹ không mảy may biết. Không có gì khó hiểu khi nhiều đứa trẻ với kho kiến thức sâu rộng nhưng lại vụng về, thiếu hụt những kỹ năng sống cơ bản nhất. Người lớn rất hay khen mỗi khi trẻ được điểm cao, hay đạt được thành tích về lĩnh vực nào đó. Nhưng khi trẻ thể hiện lòng trắc ẩn, lòng tốt, giúp đỡ bạn bè thì chúng ta lại bỏ qua, lại làm ngơ. Phải chăng chính chúng ta chưa nhìn nhận đúng giá trị của những hành động tử tế? Tôi nghĩ tâm hồn trẻ cũng giống như cái cây, cần được vun xới, tưới tắm thường xuyên. Bởi điều đó rất cần cho một tâm hồn lành mạnh trong tương lai.   

* Vâng thưa quý vị và các bạn, trẻ thường quan sát và bắt chước những hành động, ứng xử của người lớn. Muốn trẻ tránh xa bạo lực thì không còn cách nào khác, gia đình phải lấy việc nuôi dưỡng tâm hồn thiện cho các con làm gốc.   

Trẻ thường dễ bắt chước người lớn, hấp thụ cả những mặt tốt và cả tiêu cực của cha mẹ. Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc dạy con biết quan sát cuộc sống, biết giúp đỡ và đồng cảm với người khác, đơn giản chỉ là không được nhăn mặt, bịt mũi tỏ vẻ khinh thường mỗi khi đi qua bác lao công, không chế giễu người tàn tật, người không may mắn trong cuộc sống... Tất cả những việc tưởng như nhỏ nhặt ấy nếu được vun đắp từng ngày sẽ làm nên những nhân cách tử tế khi trưởng thành, giúp con hoàn thiện về nhân cách sống. Và đó cũng là sự khởi đầu của lòng nhân ái, vị tha, biết yêu thương con người luôn có trong mỗi người. Đây cũng là thông điệp mà những người làm chương trình muốn gửi đến quý vị thính giả nghe đài. 

Và đến đây, thời lượng của chương trình “Cuộc sống muôn màu” tuần này xin được khép lại. Cảm ơn sự đồng hành của quý vị và các bạn, thân ái chào tạm biệt và hẹn gặp lại.  

Chú thích duyệt

Đã tham gia chỉnh sửa rồi. Nhất trí. Lãnh đạo cho ý kiến

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Thái Thị Thúy Diệu 02/11/2016 09:46 Lê Vĩnh Nhiên 04/11/2016 09:37
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà