Phòng chống bệnh cho cây tiêu trong mùa mưa
Danh mục
Trang nông nghiệp
NỘI DUNG

TRANG NÔNG NGHIỆP NGÀY 26 - 12 – 2017

PTV: Kính chào bà con và các bạn! Trong những ngày này, bà con nông dân tại các địa phương đang khẩn trương xuống đồng làm đất và chuẩn bị các vật tư cần thiết để chuẩn bị bước vào vụ sản xuất Đông Xuân. Đặc biệt hiện nay tình hình thời tiết với rét đậm kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công việc của bà con nông dân. Nhằm khắc phục những hạn chế bất lợi của thời tiết, bà con cần chủ động với công tác  ngâm ủ giống, nắm vững lịch thời vụ gieo trồng đảm bảo cho vụ sản xuất trog thời gian đến được thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất.

I. THÔNG TIN NÔNG NGHIỆP

1. TẬP HUẤN NÂNG CAO KIẾN THỨC CHO ĐỘI NGỦ KHUYẾN NÔNG VIÊN CƠ SỞ

Hiện nay toàn tỉnh Quảng trị có 135 khuyến nông viên và 393 cộng tác viên khuyến nông. Đây là những lực lượng quan trong đóng góp vào hoạt động khuyến nông tại địa phương.

Nhằm nâng cao năng lực và kỹ thuật chuyên môn cho đội ngũ này. Trong thời gian qua, từ ngày 27/11 - 21/12/2017 Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã tổ chức 09 lớp tập huấn nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho lực lượng khuyến nông viên cơ sở tại 09 huyện, thị. Mỗi lớp tập huấn diễn ra trong vòng 2 ngày, có 30 học viên tham gia. Đối tượng gồm khuyến nông viên cấp xã, thị trấn và cộng tác viên khuyến nông tại các thôn, bản. Lớp tập huấn tập trung vào các nội dung chính như: Phương pháp khuyến nông, các kỷ năng cần có của cán bộ khuyến nông; Chủ trương chính sách về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững, hiện đại; Một số lưu ý chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2017-2018 và các tiến bộ mới trong sản xuất nông nghiệp, biện pháp kỷ thuật về phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, thủy sản...

Thông qua lớp tập huấn, các học viên đã được trang bị những kiến thức cơ bản về công tác khuyến nông trong thời kỳ mới. Đây là những kiến thức bổ ích giúp đội ngủ khuyến nông viên cơ sở khi về địa phương sẽ có thêm điều kiện để tham mưu, đề xuất, xây dụng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến nông ở địa phương đáp ứng nhu cầu thực tế, nâng cao hiệu quả sản xuất và góp phần phát triển nông thôn ngày càng giàu đẹp.

2. TRIỂN KHAI MÔ HÌNH TRỒNG CÂY CÀ GAI LEO

Với mục tiêu chuyển đổi các vùng đất canh tác kém hiệu quả sang trồng các loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Năm 2017 này, Trung tâm Khuyến nông (KN) tỉnh đã triển khai mô hình trồng cây cà gai leo tại các huyện Gio Linh, Triệu Phong và Thị xã Quảng Trị.

Theo đó, mô hình được triển khai trên diện tích 1,5 ha. Mật độ trồng 40.000 cây/ha. Trong đó, Trung tâm KN tỉnh hỗ trợ 100% cây giống và 30% vật tư phân bón, tổng giá trị hỗ trợ thực hiện mô hình là gần 91 triệu đồng, còn lại do người dân đóng góp. Hiện cây cà gai leo đang phát triển tốt, dự kiến sau khoảng 3 – 4 tháng sẽ cho thu hoạch.

Cà gai leo là cây thân thảo, cành non tỏa rộng, phủ lông hình sao và có nhiều gai. Cây ưa sáng, có khả năng chịu hạn cao. Theo kinh nghiệm dân gian cà gai leo là cây thuốc nam đặc biệt tốt cho gan, một trong những cây thuốc nam có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan B rất hiệu quả. Cà gai leo có thể phơi khô hoặc chế biến thành dạng cao đặc để sử dụng. Tuy nhiên hiện nay nguồn nguyên liệu vẫn chủ yếu dựa vào thu hái ngoài tự nhiên. Với mô hình này theo ước tính có thể thu hoạch liên tục trong 3 năm, mỗi năm 3 - 4 đợt, năng suất từ 3 - 5 tấn/ha. Với giá bán mỗi kg cà gai leo sau khi phơi khô từ 70.000 - 80.000 đồng, thì tính ra mỗi ha có thể mang lại thu nhập từ 100 – 120 triệu đồng.

II. KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ

PTV: Thưa bà con và các bạn! Hồ tiêu là loại cây công nghiệp nhiệt đới có giá trị xuất khẩu cao, đem lại nhiều lợi nhuận cho người trồng trọt. Giai đoạn mùa mưa là giai đoạn cây hồ tiêu dễ mắc sâu bệnh hại, việc chăm sóc phòng trừ sâu bệnh hại cho cây trong giai đoạn này rất quan trọng. Nhằm giúp bà con hạn chế những rủi ro trong sản xuất cây hồ tiêu, trong chương trình hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cùng bà con một số biện pháp kỹ thuật chăm socscaay hồ tiêu trong mùa mưa.

III. MÔ HÌNH KINH NGHIỆM

TRỒNG KEO LƯỠI LIỀM TRÊN CÁT

PTV: Thưa bà con và các bạn! Vùng cát nội đồng – một tiểu vùng sinh thái đặc thù, khắc nghiệt và rất nhạy cảm với điều kiện thời tiết, khí hậu. Do tính khắc nghiệt của vùng đất này nên một trong những yêu cầu bức bách là trồng rừng phòng hộ để vừa chống xói mòn, vừa ngăn chặn nạn cát bay cát nhảy, đồng thời cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương. Trước tình hình đó, năm 2014 Trạm Khuyến nông huyện Gio Linh đã triển khai "Mô hình trồng keo lưỡi liềm trên cát" nhằm nghiên cứu khả năng sinh trưởng và tính thích nghi của cây keo lưỡi liềm trong điều kiện vùng cát. Sau 3 năm thực hiện, đến thời điểm này mô hình đã thu được những kết quả bước đầu hết sức khả quan.

Năm 2015, ông Lê Quang Trung cùng với 4 hộ dân ở tại thôn 6 (xã Gio Hải – huyện Gio Linh) được Trạm Khuyến nông chọn thực hiện mô hình trồng keo lưỡi liềm trên diện tích 6 ha. Tham gia thực hiện mô hình trồng keo lưỡi liềm, ông cùng các hộ dân trong nhóm được Trạm Khuyến nông hỗ trợ giống cây keo lưỡi liềm, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc nên cây trong mô hình phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt trên 90%. Đến nay sau hơn 3 năm trồng và chăm sóc đúng quy trình, cây đạt chiều cao bình quân từ 3 – 3,5m, đường kính gốc từ 4 – 6cm.

P/v ông Lê Quang Trung – Thôn 6, xã Gio Hải, huyện Gio Linh

Keo lưỡi liềm (còn gọi là keo lá liềm vì lá có hình lưỡi liềm) là giống cây được chọn tạo thành công từ nguồn giống nhập nội của Australia. Thân thẳng, rễ phát triển mạnh, có nhiều vi khuẩn cố định đạm cộng sinh nên vừa có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất rất tốt. Với các vùng đất cát ven biển, đặc biệt là các đồi cát nội đồng hoặc đồi cát di động, bán di động… keo lưỡi liềm là cây trồng lý tưởng để hình thành rừng phòng hộ bảo vệ đất, điều hòa khí hậu, chống cát bay, cát nhảy, cải tạo môi trường sinh thái, tạo điều kiện thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và đời sống dân sinh. Với những kết quả đạt được bước đầu của cây keo lưỡi liềm, dự kiến sản lượng gỗ có thể đạt 70 - 80 tấn/ha, lợi nhuận thu được khoảng 40 triệu đồng/ha trong chu kỳ 7 năm.

P/v kỹ sư Nguyễn Ngân – Trạm Khuyến nông huyện Gio Linh

Có thể nói, với khả năng thích ứng rộng, chịu hạn tốt, sinh trưởng phát triển nhanh, sản lượng gỗ lớn, cây keo lưỡi liềm là hướng mở cho phát triển loại cây kinh tế trên cát góp phần thay thế các loại cây có giá trị kinh tế thấp, trong tương lai có thể trở thành loại cây kinh tế chủ lực của ở vùng cát.

PTV: Chào cuối

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 23/12/2017 10:38 Võ Nguyên Thủy 26/12/2017 14:47

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà