Đất và Người Quảng Trị - Bài Người dân An Lạc gắn bó với nghề trồng hoa
Danh mục
Đất và người Quảng Trị
NỘI DUNG
Lời dẫn : a

 

Phát thanh Đất và Người Quảng Trị

Xin kính chào quý vị thính giả đang nghe Đài. Bây giờ là thời lượng 15p của chuyên mục phát thanh Đất và Người QT. Lời đầu tiên cho phép những người thực hiện chương trình gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến quý vị thính giả đã đồng hành cùng với chuyên mục trong thời gian qua. Thưa quý vị thính giả, trong 15p của chương trình, mở đầu mời quý vị thính giả cùng nghe bài viết “Người dân An Lạc gắn bó với nghề trồng hoa” của PV Mỹ Nhị. Ở tuần trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu về cuộc đời cũng như sự nghiệp của những người con ưu tú của quê hương Quảng Trị qua các thời kì. Nhưng vì thời lượng chương trình không cho phép nên chúng ta chỉ mới tìm hiểu được một phần của vấn đề. Hôm nay, mời quý vị thính giả cùng tìm hiểu tiếp qua cuộc trò chuyện giữa PV Mỹ Nhị với ông Trương Sỹ Tiến – Nguyên là PCT UBND tỉnh Quảng Trị. Phần cuối, mời quý vị thính giả cùng nghe bài tản văn “Hoa của tháng Ba” của tác giả Bội Nhiên.

 

Nhạc cắt

 

Bài 1: MC: Thưa quý vị thính giả. Trước kia, các bậc tiền khai khẩn chọn cái tên “An Lạc” để đặt cho làng quê của mình, gửi gắm ước vọng về một cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc. Mong ước ấy giờ đã thành hiện thực. Nhờ nghề trồng hoa mà cuộc sống nhiều người dân địa phương đã bước đầu an lạc. Đây cũng chính là nội dung bài viết “Người dân An Lạc gắn bó với nghề trồng hoa” của PV Mỹ Nhị.

Thức dậy từ mờ sáng để cắt tỉa hoa, dẫu trân mình trong giá rét nhưng anh Hoàng Hữu Khiêm (sinh năm 1975), người dân làng An Lạc gần như không mỏi mệt. Lâu nay, anh Khiêm luôn tự nhận có mối duyên nợ đặc biệt với nghề trồng hoa. Từ tấm bé, anh đã thấy bà con làng An Lạc trồng hoa trong vườn nhà để bán. Nhờ công việc này mà bố mẹ anh lo liệu được cho 9 người con trưởng thành. Sau này, khi lớn lên, không hẹn mà gặp, 7 anh em trai trong gia đình anh Khiêm đều gắn bó với nghề trồng hoa.

Anh Khiêm chia sẻ: “Sau khi lập gia đình riêng, tôi từng làm nhiều công việc nhưng không khá lên được…

Cách vườn hoa của anh Hoàng Hữu Khiêm chỉ vài bước chân, vườn hoa của gia đình anh Trịnh Đức Quang (sinh năm 1982) khiến ai ghé thăm cũng phải trầm trồ. Anh Quang là người gốc Bắc, bươn bả vào Quảng Trị làm ăn, rồi nên duyên với một cô gái làng An Lạc. Vốn làm nghề xây dựng, anh chưa bao giờ nghĩ có ngày mình rẽ hướng. Thấy bà con trong làng quanh năm miệt mài trồng hoa, anh cũng bắt tay thử nghiệm. Ngờ đâu, anh Quang đam mê với công việc từ lúc nào chẳng hay. Chính nhờ nghề trồng hoa mà cuộc sống vợ chồng anh ngày càng ổn định.

 Anh Quang cho biết: “Giờ đây, tôi không phải bươn bả đến nhiều miền quê, làm việc trong môi trường dễ xảy ra tai nạn lao động nữa mà vẫn có thu nhập khá, được gần vợ con. Tính đến nay, tôi đã có 6 năm gắn bó với nghề trồng hoa rồi. Trung bình mỗi năm gia đình tôi thu nhập hơn 100 triệu đồng…”.

Cũng giống như anh Khiêm, anh Quang, cách đây hơn 30 năm, người dân làng An Lạc còn loay hoay với bài toán thoát nghèo. Bấy giờ, bà con chủ yếu gắn bó với nghề nông, làm thuê hoặc buôn bán nhỏ lẻ. Dẫu hay lam, hay làm nhưng nhiều gia đình vẫn phải chạy gạo từng bữa. Để cải thiện cuộc sống, một số người dân bắt tay trồng hoa trong vườn nhà hay bên triền sông Hiếu. Điều khiến bà con vui mừng là hoa sinh trưởng, phát triển tốt. Vào những ngày rằm, lễ tết, hoa của bà con bán rất chạy. Thấy tín hiệu đáng mừng, bắt đầu từ năm 1990, nhiều hộ dân làng An Lạc đã bắt tay vào trồng hoa. Dần dần, từ ươm trồng phục vụ Tết, bà con nơi đây trồng hoa quanh năm với nhiều loại như: cúc, đồng tiền, thược dược, lay ơn… Bà con cũng chuyển dần từ trồng hoa vườn sang hoa chậu, cho thu nhập cao.

Thực ra, để có những mùa hoa như ý, người dân ở làng An Lạc phải nếm trải rất nhiều vất vả. Bà con thường ví công việc mình đang làm là “chăm con mọn”. Tất cả mọi khâu từ gieo hạt, ươm mầm đến bón phân, phòng trừ sâu bệnh, cắt tỉa… đều được chú ý đến từng chi tiết. Đặc biệt, vào những ngày cận Tết Nguyên đán, vì thời tiết mưa rét thường kéo dài nên công việc của người trồng hoa càng trở nên vất vả. Chính tình yêu, sự tri ân với cái nghề giúp cuộc sống của mình và bà con bước sang trang mới mà những người dân thôn An Lạc bền bỉ gắn bó. Trung bình mỗi năm bà con cung ứng cho thị trường từ 25 – 27 ngàn chậu hoa.

Để hỗ trợ nhau làm ăn, nhiều người dân địa phương đã tham gia vào tổ hợp tác sản xuất hoa An Lạc. Ra đời vào năm 2011, đến nay, tổ hợp tác đã trở thành “bà đỡ” của không chỉ các thành viên mà cả những hộ trồng hoa ở làng, đặc biệt là người mới bắt tay với nghề. Thành thông lệ, ngay từ đầu năm, các thành viên tổ hợp tác sản xuất hoa An Lạc đã xây dựng kế hoạch sản xuất. Mỗi khi thời tiết có diễn biến bất thường hay dịch bệnh hoành hành, bà con lại nhóm họp để bàn cách xử lý. Các thành viên trong tổ cũng tích cực trồng thử nghiệm các giống hoa mới; áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật; sản xuất các chế phẩm từ thiên nhiên… Không chỉ hỗ trợ nhau, các thành viên trong tổ hợp tác sản xuất hoa An Lạc còn tích cực chia sẻ kinh nghiệm cho bà con địa phương; hỗ trợ về giống, phân bón; cho vay vốn không lấy lãi…

Ông Hoàng Kim Thu, Chủ tịch UBND phường Đông Giang cho biết: “Trước kia, người dân làng An Lạc chủ yếu làm nông và buôn bán nhỏ. Nhờ nghề trồng hoa mà cuộc sống bà con có nhiều thay đổi tích cực. Hiện nay, người dân làng An Lạc trồng hoa quanh năm. Từ khó khăn, nhiều hộ đã vươn lên, có của ăn, của để. Về phần mình, chúng tôi luôn đồng hành, hỗ trợ bà con phát triển kinh tế từ nghề trồng hoa”.

Mới đây nhất, lãnh đạo phường quy hoạch vùng trồng hoa với diện tích rộng 2 ha. Bước đầu, thành viên tổ hợp tác sản xuất hoa An Lạc đã đăng ký, tiến hành các thủ tục cần thiết và nhận từ 200 - 280m2/hộ để trồng hoa. Bên cạnh đó, UBND phường cũng tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành tập huấn; chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật; quảng bá…

Bài 2: Phần tiếp theo, mời quý vị và các bạn cùng PV Mỹ Nhị trò chuyện với ông Trương Sỹ Tiến – Nguyên là PCT UBND tỉnh Quản Trị để tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của những người con ưu tú của quê hương Quảng Trị qua các thời kì.

PV Mỹ Nhị: Thưa quý vị thính giả, tuần trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cuộc đời cũng như sự nghiệp của những người con ưu tú thời kì phong kiến. Tuần này, mời quý vị tìm hiểu tiếp về những người con ưu tú ở thời kì hiện nay.

Băng

Nhạc cắt

Bài 3:

MC: Phần cuối của chuyên mục mời quý vị thính giả cùng nghe bài “Hoa của tháng 3” của tác giả Bội Nhiên.

 

Người già bảo cô được mùa sinh vì thuộc mệnh Mộc mà được sinh ra trong mùa Xuân. Đang là những ngày đầu tiên của tháng Ba. Không có bông hoa nào dành tặng cô.

 

Khắp nơi trên đường phố hoa được bày bán rộn rã. E.mail báo có messaging. Là bài viết kèm ảnh minh họa của cộng tác viên. Dòng cảm ơn của cô thật mượt mà. Trên khoảng sân ngang ở phía trước là làn nắng mới rải màu vàng dịu ngọt. Bàn tán sôi nổi về mẫu đồng hồ và túi xách sang chảnh đang được giới thiệu trên thế giới ảo làm hai cô gái ở bàn bên cạnh không ngắm được sắc ửng của cơn gió vô ngôn vừa tới. Màn hình vừa sáng và nhịp rung của chiếc điện thoại di động ở cạnh tập tài liệu cho biết người bạn được cô lưu tên “không tì vết” từ năm trước đang gọi tới. “Mình đang tìm cách vận động cộng đồng giúp hai vợ chồng mù nghèo ở một xã miền núi có điều kiện mưu sinh tốt hơn để nuôi và cho cậu con trai ở tuổi sắp vào lớp một được đến trường”. Không còn những nụ hồng vàng và cẩm chướng đỏ trong mong chờ. Cảm thấy sâu hơn sự bất lực trước những nghiệt ngã. Vọng tới tâm trí là lời khuyên “Đừng sống thân phận của người khác mà nhất là người nghèo khó” trong lúc cô viết những dòng tin về tình cảnh của gia đình nhỏ ấy để gửi tới mục nhân đạo của các báo mình có cơ duyên cộng tác.

 

Tháng Ba đang xanh những thân cành của cây cối và đậm đà tươi thắm những bông hoa chúc mừng phái đẹp cùng lời hát “màu nắng hay là màu mắt em”của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Hoa hay sản phẩm làm đẹp đều không đến với cô. Gió đầu Xuân đã ấm hơn và bầu trời đã cao hơn. Công việc lại bắt đầu hối hả. Những giỏ hoa của thời gian không còn gợi nhắc hơn hai mươi lăm năm trước có người nói rằng vì cô mà muốn học trồng hoa. Tấm thiệp hoa người ấy tặng đã không còn. Kỷ niệm cũng vô thường. Công việc truyền thông đa phương tiện đòi hỏi những sáng tạo mới mà cũng đưa đẩy cô gặp nhiều cảnh đời xót xa mới. Hoa tươi đã tỏa hương sắc trong ngày cướicủa người mẹ nghèo đãsinh ra cô bé 9 tuổi bị mắc một dị tật là cong vẹo cột sống mà cô vừa viết thư kêu gọi giúp được chữa trị. Tháng Ba này hoa của người mẹ ấy vẫn là cô con gái mà “tắm cho cháu hôm qua tôi mới để ý thấyngười cháu bất thường với lưng cong vàcả thân hình thấp hơn so với các bạn cùng tuổi mà dạo trước còn hay kêu đaumỏi người nhưng cuộc sống cơ cực quá nên tôi cũng không có thời gian nghĩ ra là cháu bị bệnh”. Cô không hay là nước mắt của mình đang rớt trên dòng chữ mà mình đang trích câu nói của người mẹ…

 

Dòng tin nhắn lời hẹn uống café như một bông hoa nở thầm giữa ồn ã thị thành trong ngày của một nửa nhân loại trên địa cầu. Giọt nắng ngân vang như trong sắc nắng vàng mảnh mai kiacó vô vàn cái chuông đang nhất loạt rung lên. Khu vườn có sự yên tĩnh sâu xa bên đường phố dài. Café thơm óng ả. Họa phẩm duy nhất trong quán là bức tranh thủy mặc ẩn hiện đóa sen gầy trầm tư với mưa sa trên mặt hồ. Hộp thư điện tử vừa mở trên laptop nhấp nháy dấu báo có thư mớiởphần thư đến.“Bác sĩ Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình của Bệnh viện đã trả lời rằng vì độ cong vẹo khá lớn nên ca bệnh này được phẫu thuật càng sớm càng tốt và Bệnh viện có năng lực rất lớn nên hãy yên tâm là sẽ chữa trị tốt ca bệnh này. Bé cần được khám sàng lọc kỹ cùng với các xét nghiệm bổ sung. Nhờ bạn nhắn gia đình của bé liên hệ với cán bộ công tác xã hội của Bệnh việnđể được hướng dẫn về hỗ trợ chi phí phẫu thuật”…

 

Nụ hàm tiếu của tháng Ba nở trên môi và giữa lòng cô.

s

Chào cuối

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trần Thị Mỹ Nhị 07/03/2018 15:20 Võ Nguyên Thủy 20/03/2018 09:12
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà