chuyên mục khoa học và đời sống: sở hữu trí tuệ từ những đặc sản địa phương
Danh mục
Khoa học và cuộc sống
NỘI DUNG

Chuyên mục khoa học đời sống.

MC1: Thưa quý vị và các bạn! Phát triển tài sản trí tuệ cho sản phẩm nông sản có ý nghĩa rất thiết thực, không chỉ cung cấp thông tin, luận cứ khoa học và thực tiễn giúp các cơ quan quản lý nhà nước hoạch định chính sách, hỗ trợ các vùng nông thôn tháo gỡ khó khăn, quy hoạch và phát triển sản xuất hàng hóa mà còn giúp nâng cao sức cạnh tranh và giá trị hàng hóa cho sản phẩm nông sản.

MC2: Sớm nhận thức và đánh giá cao vai trò của sở hữu trí tuệ trong tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, cùng với việc tăng cường triển khai các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao KH&CN, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thì việc xác lập, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông, lâm đặc sản của tỉnh cũng được ưu tiên thực hiện.

MC1: Vậy tỉnh Quảng Trị đã thực hiện việc xác lập, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông sản như thế nào? Vấn đề trên chúng tôi sẽ đề cập rõ trong chương trình tuần này. Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

Nhạc cắt

MC1: Thưa quý vị và các bạn! Đến nay các sản phẩm chủ lực của tỉnh như: Rau an toàn Đông Hà, Chuối Hướng Hóa, Rượu truyền thống men lá Ba Nang, Khoai Môn Vĩnh Linh, sản phẩm cao dược liệu Định Sơn, Đậu đen xanh trình Cục Sở hữu trí tuệ đăng ký xác lập nhãn hiệu chứng nhận/nhãn hiệu tập thể cho 09 sản phẩm và đã được Cục Sở hữu trí tuệ thông báo quyết định chấp nhận đơn hợp lệ và tiến đến cấp văn bằng bảo hộ năm 2018.

MC2: Có được những kết quả trên chính là nhờ công tác quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông, lâm sản sau khi được bảo hộ đã được triển khai tích cực.

MC1: Qua thực tế đánh giá cho thấy những sản phẩm đặc sản của địa phương sau khi được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã có những thuận lợi nhất định trong việc quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, thâm nhập thị trường.Và những sản phẩm này đã được người tiêu dùng biết đến. Chị Nguyễn Thị Hà-xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh cho biết:

Băng: Tôi thấy những sản phẩm của địa phương đã được chứng nhận thương hiệu mang lại hiệu quả thực tế, ít nhất sản phẩm cũng đã được bảo hộ.

MC2: Còn đối với các nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu thông thường thì ngay sau khi đăng ký các nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ các tổ chức tập thể đã xây dựng các quy chế và vận hành hệ thống quản lý nhãn hiệu tập thể, các chủ sở hữu nhãn hiệu cũng xây dựng và thực hiện các chiến lược nhằm bảo vệ, phát huy danh tiếng, uy tín của sản phẩm và của đơn vị.

MC1: Sở hữu trí tuệ đã và đang trở thành một công cụ quan trọng để nâng cao giá trị cho sản phẩm nói chung và nông sản nói riêng, với một tỉnh có nhiều nông, lâm đặc sản là sản phẩm chủ lực như Quảng Trị thì việc đăng ký và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông sản đặc sản gắn liền với tên địa danh và mang những đặc tính riêng bằng các hình thức đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể nhằm đảm bảo quyền sử dụng của cả cộng đồng các nhà sản xuất, kinh doanh là rất quan trọng.

MC2: Để được trao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ này, tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện nhất định, sản phẩm phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chí chất lượng cụ thể và phải tuân theo một hệ thống kiểm soát chặt chẽ.

MC1: Đây là một trong những căn cứ giúp đảm bảo uy tín, danh tiếng và xuất xứ của sản phẩmm, đồng thời cũng là lý do mà người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cho sản phẩm cao hơn các sản phẩm cùng loại khác trên thị trường.

MC2: Tuy nhiên, phát triển quyền sở hữu trí tuệ để nâng cao giá trị nông sản không thể một sớm một chiều, có ngay kết quả, mà đòi hỏi phải kiên trì cả một quá trình.

MC1: Để quyền sở hữu trí tuệ thực sự trở thành công cụ đưa nông sản của tỉnh lên một tầm cao mới, cần có sự đồng thuận, tham gia nhiệt tình của các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà sản xuất và doanh nghiệp, có như vậy mới tạo được chuỗi liên kết bền vững tạo điều kiện cho các vùng sản xuất nông sản của tỉnh phát triển ổn định và mang lại hiệu quả kinh tế cao./

Nhạc cắt

MC1: Thưa quý vị và các bạn! Để một sản phẩm đưa ra ngoài thị trường thì cần có sự bảo hộ trí tuệ và có được một nhãn hiệu. Vậy hồ sơ để xây dựng việc bảo hộ trí tuệ và xây dựng thương hiệu như thế nào.

MC2: Để giúp quý vị và các bạn hiểu rõ hơn về cách thức thực hiện hồ sơ sở hữu trí tuệ cho từng sản phẩm, pv chuyên mục đã có cuộc trao đổi với ông Lê Dinh-trưởng phòng quản lý chuyên ngành, Sở khoa học và công nghệ Quảng Trị. Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

1.Thưa ông, việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm địa phương thì hồ sơ cần những bước như thế nào?

2.Đối với doanh nghiệp khi cần chứng nhận nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm thì họ cần phải làm gì?

3.Để sản phẩm được chứng nhận tập thể thì về phía cơ quan chuyên ngành có sự hỗ trợ nào không?

Vâng, xin cám ơn ông.

Nhạc cắt

MC1: Thưa quý vị và các bạn! Ngày sở hữu trí tuệ thế giới ra đời vào năm 2000 khi các quốc gia thành viên của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới quyết định ngày 26 tháng 4 hàng năm, để các quốc gia cùng nhau gia tăng sự hiểu biết chung về sở hữu trí tuệ trên toàn thế giới.

MC2: Kể từ đó, ngày sở hữu trí tuệ đã trở thành một ngày mà mọi người trên thế giới này cùng nhau tìm hiểu và cổ vũ cho những đóng góp của sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển của văn hóa nghệ thuật, công nghệ và những đổi mới sáng tạo vì cuộc sống con người.

MC1: Ngày sở hữu trí tuệ năm 2018 sẽ tôn vinh vai trò của phụ nữ trong hoạt động đổi mới, sáng tạo, sự khéo léo và can đảm của những người phụ nữ đang thúc đẩy sự thay đổi trong thế giới và định hướng cho tương lai. Ngày sở hữu trí tuệ thế giới năm 2018 với chủ đề “Tiếp sức cho những thay đổi - Phụ nữ với hoạt động đổi mới và sáng tạo”.

MC2: Đối với tỉnh Quảng Trị, trong những năm qua đã triển khai thực hiện nhiều hoạt động về sở hữu trí tuệ. Đặc biệt năm nay ngày sở hữu trí tuệ có chủ đề “ Tiếp sức cho những thay đổi-Phụ nữ với hoạt động đổi mới và sáng tạo” thì những hoạt động đễ hỗ trợ cho phụ nữ có sự đổi mới, có sự sáng tạo trên các lĩnh vực đều được triển khai thực hiện.

MC1: Với phụ nữ Quảng Trị, trong thời gian qua cũng đã có những sáng tạo đổi mới nhất là trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, kinh doanh thương mại. Họ đã không ngừng học tập và đổi mới trong quá trình tạo ra những sản phẩm có giá trị.

MC2: Đa số những sản phẩm của chị em làm ra đều là những sản phẩm có chủ lực và tạo được uy tín cũng như thương hiệu ở thị trường.

MC1: Một trong những đặc sản mà được nhiều người biết đến trong lĩnh vực sản xuất các loại tinh dầu đó là tinh dầu Huyền Thoại.

MC2: Xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc sản của địa phương chính từ việc sản xuất tinh dầu là thành công của chị Lê Thị Huyền Thoại, thành phố Đông Hà.Chị Thoại đã tự tìm hiểu và mở cơ sở sản xuất tinh dầu thảo mộc với thương hiệu Tinh dầu Huyền Thoại.

MC1: Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, từ quy mô thủ công nhỏ lẻ cơ sở đã áp dụng tiến bộ KH&CN, đầu tư máy móc thiết bị để sản xuất nhằm nâng cao năng  suất chất lượng sản phẩm. Số lượng tinh dầu thiên nhiên của cơ sở rất phong phú với 10 sản phẩm tinh dầu chiết xuất từ: gừng, tràm, hoa ngũ sắc, bạc hà, sả, bưởi..., được người tiêu dùng đón nhận.

MC2: Các sản phẩm tinh dầu này đã được ngành chức năng kiểm tra cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn chất lượng, đồng thời chị cũng đã đăng ký thương hiệu, mã vạch, nhãn mác cho các sản phẩm tạo ra chỗ đứng cho thương hiệu tinh dầu thiên nhiên từ miền đất Quảng Trị trên thị trường. Chị Lê Thị Huyền Thoại-chủ cơ sở sản xuất tinh dầu Huyền Thoại cho biết:

Băng: Thương hiệu đối với một sản phẩm là rất quan trọng, chính vì vậy bản thân khi làm ra sản phẩm phải xây dựng và bảo hộ được sản phẩm.

MC1: Trong những mặt hàng nông sản chủ lực của Quảng Trị như hồ tiêu, cà phê… không thể không nhắc đến hạt gạo. Nhanh nhạy trong việc nắm bắt nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng hiện nay Công ty CP Nông sản hữu cơ Quảng Trị nỗ lực đưa hạt gạo hữu cơ Quảng Trị đến với người tiêu dùng. Bằng việc tăng cường liên kết với nông dân tại các huyện trên địa bàn tỉnh, hợp tác sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, sạch, bền vững.

MC2: Gạo hữu cơ được sản xuất theo những tiêu chuẩn, quy trình khắt khe, được canh tác trên vùng đất sạch của một số hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, sử dụng giống lúa RVT chất lượng cao, nguồn nước tưới tiêu sạch, chăm sóc theo quy trình phân bón hữu cơ Ong Biển, không sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản, chất tạo mùi, chất tẩy trắng hóa học. Từ đó, mang lại những hạt gạo sạch, có giá trị dinh dưỡng cao, nâng cao uy tín, thương hiệu nông sản Quảng Trị trên thị trường, đem lại thu nhập cao cho nhà nông.

MC1: Có thể nói, từ những tấm gương điển hình trong việc ứng dụng KH&CN trong xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc sản của địa phương trên địa bàn tỉnh cho thấy phụ nữ tỉnh Quảng Trị đã phát huy vai trò sáng tạo trong sản xuất kinh doanh. Từ đó, tạo ra các giải pháp hiệu quả để xóa đói, giảm nghèo, nâng cao sự phát triển kinh tế - xã hội.

MC2: Để phát huy sự chủ động sáng tạo của phụ nữ tỉnh nhà trong ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất kinh doanh, xây dựng các thương hiệu đặc sản của địa phương,... cần có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích động viên kịp thời đối với những tấm gương phụ nữ điển hìnhđể phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn, chủ động hơn, đóng góp ngày càng lớn hơn trong hoạt động ứng dụng tiến bộ KH&CN, phát triển thương hiệu sản phẩm đặc sản địa phương.

MC1: Đồng thời, tạo ra sự liên kết giữa các sở, ban, ngành với Hội Phụ nữ các cấp để tuyên truyền, nhân rộng các mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN trong thực tiễn nhằm quảng bá mạnh mẽ thương hiệu sản phẩm địa phương, phát huy vai trò sáng tạo của phụ nữ, tạo công ăn việc làm tăng thu  nhập cho chị em phụ nữ trên địa bàn toàn tỉnh.

MC2: Chính những kết quả từ sự đổi mới sáng tạo của phụ nữ trong lĩnh vực sản xuất những mặt hàng nông sản của địa phương đã thấy việc sở hữu trí tuệ trên lĩnh vực nông sản của địa phương mang lại hiệu quả thiết thực. Những đặc sản ra được người tiêu dùng đón nhận bởi chất lượng đảm bảo. Đây cũng là cơ sở để Quảng Trị tiếp tục thực hiện tốt sở hữu trí tuệ đối bảo hộ nhãn hiệu đối với những đặc sản mang tính địa phương. Ông Trần Thiềm-PGĐ Sở khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Trị nói:

Băng: Hướng tới Sở khoa học và công nghệ tiếp tục đẩy mạnh việc bảo hộ thương hiệu sản phẩm mang tính đặc trưng của vùng miền, qua đó nâng cao uy tín, tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm ở giữa thị trường.

MC1: Với việc đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của địa phương, tập trung vào các sản phẩm làng nghề truyền thống lâu đời, vùng cây - con đặc sản thông qua việc xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý. Từ đó nhằm duy trì hoạt động sản xuất của các làng nghề, các vùng cây con để qua đó tạo vị thế cho các sản phẩm làng nghề trên thị trường trong quá trình hội nhập quốc tế, và có sức cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu cũng như các sản phẩm công nghệ cao.

MC2: Và những đóng góp của chị em trong việc đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng đã thực sự mang lại những hiệu quả góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà. Chính những sáng tạo của phụ nữ tạo ra từ hoạt động nghiên cứu cũng như xuất phát từ thực hiện những thiên chức hàng ngày đã làm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người trong mọi lĩnh vực.

 Chào cuối: chuyên mục khoa học và đời sống xin kết thúc tại đây, cám ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi. Những người thực hiện Ngọc Diệp….xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại.

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trương Thị Ngoc Diệp 20/04/2018 15:01 Trương Thị Ngoc Diệp 20/04/2018 15:01
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà