Chuyên mục khoa học và đời sống ( phát thanh): ngành khoa học và công nghệ đồng hành cùng doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo
Danh mục
Khoa học và cuộc sống
NỘI DUNG

Chuyên mục khoa học và đời sống

MC1: Xin kính chào quý thính giả nghe đài đã đến với chuyên mục khoa học và đời sống.

Thưa quý thính giả! Năm 2018, với chủ đề “Năm doanh nghiệp”, cùng với cả tỉnh, ngành Khoa học và Công nghệ tiếp tục có những động thái mạnh mẽ trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng các DN trên địa bàn tỉnh.

MC2: Vậy việc đồng hành cùng với doanh nghiệp đã được ngành khoa học và công nghệ triển khai như thế nào?

MC1: Nội dung trên chúng tôi sẽ đề cập rõ hơn trong chuyên mục tuần này, kính mời quý thính giả cùng theo dõi.

 

Nhạc cắt

 

MC2: Thưa quý thính giả! Một trong những hỗ trợ được nhắc đến nhiều nhất trong năm 2018 này đó là Nghị quyết số 31/2017/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả KH&CN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 – 2025.

MC1: Nghị quyết này đã tạo thuận lợi cho DN khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu và triển khai ứng dụng KH&CN.

MC2: Bắt đầu từ chủ trương lớn của Đảng, Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp, trong thời gian qua, bên cạnh việc tích cực tham mưu, xây dựng các chính sách tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển KH&CN, ngành KH&CN đã triển khai nhiều Chương trình nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực nghiên cứu, đổi mới công nghệ.

MC1: Trong đó phải kể đến các chương trình  như: Chương trình nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến 2020, Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ doanh nghiệp  hay còn gọi là Chương trình 68, Chương trình hỗ trợ DN KH&CN và tổ chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm,...

MC2:  Cùng với đó là các hình thức hỗ trợ đa dạng khác huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như: Quỹ phát triển KH&CN, Quỹ KH&CN doanhnghiệp, Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp,...

MC1: Trong đó doanh nghiệp luôn là trung tâm. Hầu hết các chương trình, đề án, dự án này đều đang trong quá trình triển khai, nhưng hiệu quả ban đầu đạt được rất tích cực.

MC2: Mới nhất, chính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả KH&CN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017- 2025 được HĐND tỉnh ban hành tại Nghị quyết số 31/2017/NQ-HĐND ngày 14/12/2017 là “đòn bẫy” để đẩy mạnh phát triển KH&CN trên địa bàn tỉnh.

MC1: Với Nghị quyết này, doanh nghiệptrên địa bàn tỉnh có thêm cơ hội lớn để khởi nghiệp, nâng cao năng lực hội nhập dựa trên đổi mới sáng tạo, thương mại hóa kết quả KH&CN, khai thác tài sản trí tuệ hay mô hình kinh doanh mới.

MC2: Chính sách này tập trung hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng các tiến bộ KH&CN cao để tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng và nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh.

MC1: Từng bước tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp; doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, xem KH&CN là động lực quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường trong và ngoài nước. Ông Từ Linh Nhân-giám đốc công ty TNHH Từ Phong, huyện Cam Lộ nói:

 

Băng: Nói về những thuận lợi cho doanh nghiệp, những kiến nghị và đề xuất để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả

MC2: Trong các chính sách cụ thể của Nghị quyết. Đối với chính sách hỗ trợ ứng dụng, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ, trong sản xuất và chế biến hàng hóa nông lâm, thủy sản; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp và chính sách Hỗ trợ ứng dụng và nhân rộng các kết quả từ việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN các cấp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

MC1:  Các doanh nghiệp có cơ hội được tiếp cận để khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu và triển khai ứng dụng KH&CN với mức hỗ trợ tối đa 30% tổng mức kinh phí đầu tư và tối đa không quá 200 triệu đồng/dự án.

MC2: Riêng Chính sách Hỗ trợ hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm hàng hóa có thể thấy khá “toàn diện” với các nội dung tập trung sâu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trang bị đủ năng lực cạnh tranh quốc tế và khu vực.

MC2: Nghị quyết số 31/2017/NQ-HĐND là chính sách quan trọng, là bệ phóng để các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu và triển khai ứng dụng KH&CN, nâng cao hình ảnh, thương hiệu, vị thế của doanh nghiệp trong và ngoài nước.

MC1: Và để có thể phát huy hết vai trò là nhân tố quan trọng trong việc thực hiện thành công các chính sách từ Nghị quyết này, các doanh nghiệp cũng cần chủ động đổi mới tư duy.

MC2: Trong đó, chứng nhận Doanh nghiệp KH&CN là một chính sách ưu đãi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân triển khai ứng dụng các kết quả KH&CN vào sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh thương mại hóa các sản phẩm hàng hóa là kết quả của hoạt động KH&CN...Bên cạnh đó, đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu khoa học từ việc tích cực thành lập Quỹ Phát triển KH&CN doanh nghiệp.

MC1: Doanh nghiệp là lực lượng chính trong công tác đầu tư và ứng dụng KH&CN trong sản xuất, kinh doanh. Vai trò của DN trong chuỗi hoạt động nghiên cứu và đổi mới sáng tạo là vô cùng quan trọng. Nhà nước có thể đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, từ nghiên cứu cơ bản đến định hướng ứng dụng.

MC2: Tuy nhiên, để đưa các kết quả nghiên cứu từ phòng thí nghiệm ra thị trường, ứng dụng được trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để tạo thành sản phẩm, dịch vụ mới và giá trị gia tăng cho xã hội, thìdoanh nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất.Vì vậy, để thực sự đưa KH&CN và đổi mới sáng tạo trở thành động lực phát triển, rất cần sự tham gia mạnh mẽ, thực chất từ cộng đồng doanh nghiệp, cùng với cơ quan quản lý nhà nước đồng hành góp phần thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu và triển khai ứng dụng KH&CN.

 

Nhạc cắt

 

MC1: Qúy thính giả nghe đài thân mến! Xác định khoa học và công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp, những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi nhằm hỗ trợ, khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các doanh nghiệp, trong đó phải kể đến chính sách trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, sau nhiều năm ban hành, việc trích lập quỹ này vẫn còn quá ít doanh nghiệp quan tâm.

MC2: Theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 3-6-2008, tại điều 17, cho phép doanh nghiệp được trích tối đa 10% lợi nhuận trước thuế để thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp, sử dụng để đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ.

MC1: Theo đó, mỗi doanh nghiệp vừa hay nhỏ thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và nộp thuế theo kê khai thì có quyền được trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đã có rất nhiều chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp.

MC2: Như vậy, việc trích lập quỹ đã mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều những lợi ích. Một trong những lợi ích dễ nhận thấy nhất đó là doanh nghiệp không những được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp khi quyết toán thuế mà còn có một nguồn quỹ phục vụ cho quá trình nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ cho chính doanh nghiệp đó. Từ sự phát triển khoa học và công nghệ mà lợi ích về lâu về dài cho doanh nghiệp là sự đổi mới, phát triển ngày càng hiện đại hóa và bền vững.

MC1: Trước thực trạng về việc nhiều doanh nghiệp còn khá thờ ơ với chính sách trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ, theo tìm hiểu được biết một trong những nguyên nhân chính là do hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh ta hầu hết là các doanh nghiệp dịch vụ và xây dựng.

MC2:  Chính vì vậy, việc trích lập quỹ và đầu tư cho khoa học và công nghệ vẫn chưa được quan tâm. Bên cạnh đó, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ quy định mức trích tối đa là 10% nên nhiều doanh nghiệp có thể trích 0% mà vẫn không vi phạm quy định.

MC1: Về phía các doanh nghiệp, ngoài những doanh nghiệp không có đủ nguồn lực để đầu tư phát triển khoa học và công nghệ thì đối với các doanh nghiệp có khả năng họ lại cho rằng, nguyên nhân là xuất phát từ chính quy định trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ.

MC2: Theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18-6-2014 và Nghị định 95/2014 quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ khi trích lập, nếu quỹ phát triển khoa học và công nghệ không được sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập của doanh nghiệp đó.

MC1: Như vậy, để có thể sử dụng được 10% lợi nhuận trước thuế, các doanh nghiệp phải lập hội đồng thẩm định, nghiệm thu theo tiêu chuẩn khoa học. Nhưng quy định như thế nào là đạt chuẩn khoa học và công nghệ như thế nào là chưa lại chưa được quy định cụ thể, rõ ràng. Lo ngại phải đứng trước nguy cơ bị truy thu thuế sau khi trích lập quỹ, các doanh nghiệp đã chọn giải pháp an toàn là không trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ.

MC2: Năm 2017, công ty TNHH MTV cấp nước và xây dựng Quảng Trị đã thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Đây là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của tỉnh Quảng Trị lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ để hoạt động.

MC1: Qua một năm hoạt động, quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã phát huy được tác dụng và hỗ trợ đắc lực trong đổi mới, sáng tạo những hoạt động liên quan đến lĩnh vực khoa học và công nghệ của công ty. Ông Lê Thành Ty-Phó giám đốc công ty TNHH MTV cấp nước và xây dựng Quảng Trị cho biết:

 

Băng: Cho biết hiệu quả của quỹ phát triển khoa học và công nghệ của công ty

MC2: Thành lập quỹ và sử dụng nguồn quỹ một cách có hiệu quả chính là một cách để cho doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo trong quá trình ứng dụng khoa học và công nghệ đi vào đời sống sản xuất, tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể phát triển hơn nữa. Và công ty TNHH MTV cấp nước và xây dựng Quảng Trị cũng đã thực hiện có hiệu quả nguồn quỹ trong vận dụng để đưa những cải tiến về khoa học và công nghệ phục vụ vào sản xuất và đo lường đối với đơn vị. Ông Lê Thành Ty-Phó giám đốc công ty TNHH MTV cấp nước và xây dựng Quảng Trị cho biết thêm:

 

Băng: Đề xuất trong những thời gian đến để quỹ hoạt động có hiệu quả

 

MC1: Việc ra đời quỹ phát triển khoa học và công nghệ đối với công ty là rất cần thiết. Thông qua nguồn quỹ này, công ty có điều kiện sáng tạo, đổi mới để nâng cao dây chuyền sản xuất của công ty ngày mỗi hoạt động có hiệu quả hơn.

Nhạc cắt

MC2: Qúy thính giả nghe đài thân mến! Cùng đồng hành với doanh nghiệp trong việc hỗ trợ để doanh nghiệp có những đổi mới sáng tạo, thời gian qua Sở khoa học và công nghệ cũng đã có những giải pháp tích cực để hỗ trợ cho doanh nghiệp.

MC1: Xung quanh vấn đề này, PV chuyên mục có cuộc trao đổi với ông Trần Ngọc Lân-GĐ Sở Khoa học và công nghệ Quảng Trị.

1.Thưa ông, thời gian qua ngành khoa học và công nghệ đã cùng đồng hành với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để doanh nghiệp có điều kiện đổi mới sáng tạo như thế nào?

2.Hiện tại ở trên địa bàn tỉnh mới có 1 doanh nghiệp đã thành lập được quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Vậy về phía ngành khoa học và công nghệ có những chính sách gì để hỗ trợ doanh nghiệp thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ?

3.Vậy để doanh nghiệp tiếp tục có những đổi mới, sáng tạo thì về phía sở có những định hướng gì để hướng doanh nghiệp có nhiều đổi mới sáng tạo?

Xin cám ơn đồng chí.

 

Nhạc cắt

 

MC2: Thưa quý thính giả nghe đài! Có thể nói, với sự định hướng và hỗ trợ từ phía ngành khoa học và công nghệ đã luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, để doanh nghiệp ngày càng có nhiều sáng tạo và đổi mới.

MC1: 15 phút của chuyên mục khoa học và đời sống tuần này xin được kết thúc, những người thực hiện chương trình Ngọc Dệp….xin kính chào và hẹn gặp lại quý thính giả trong chương trình tuần sau.

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trương Thị Ngoc Diệp 14/05/2018 09:05 Lê Vĩnh Nhiên 14/05/2018 10:33
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà