Khoa hoc doi song( du dia chi quang tri)
Danh mục
Khoa học và cuộc sống
NỘI DUNG

Chuyên mục khoa học và đời sống:

MC1: Thưa quý vị và các bạn! Địa chí là bộ sách quý, được xem như công trình Bách khoa thư của địa phương.Tại Quảng Trị, vấn đề biên soạn, xuất bản sách Địa chí nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết về địa lý, lịch sử, con người Quảng Trị một cách có hệ thống là nhu cầu cấp thiết, hiện đang được hoàn thiện để sớm công bố, xuất bản.

MC2: Hiện nay Sở khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Trị đang tiến hành lấy ý kiến của các nhà nghiên cứu, chuyên gia để chuẩn bị cho quá trình biên soạn địa chí Quảng Trị

MC1: Đề tài biên soạn địa chí Quảng Trị cũng là chủ đề cho chuyên mục tuần này, mời quý vị và các bạn cùng lắng nghe.

 

Nhạc cắt

MC1: Thưa quý vị và các bạn! Địa chí hay Dư địa chí là loại sách ghi chép một cách tổng hợp các mặt từ địa lý tự nhiên, địa hình, thời tiết, khí hậu đến sản vật, phong vật, cộng đồng dân cư, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... của một quốc gia, một khu vực, một tỉnh, thậm chí của một làng, một xã.

MC2: Địa chí là loại sách có 4 đặc trưng cơ bản: Tính khu vực, tính liên tục, tính tổng hợp và tính tư liệu. Địa chí là loại sách công cụ, đúc kết tri thức, do đó, mang tính khoa học cao.

MC1: Sách địa chí có 3 chức năng cơ bản: Chức năng nhận thức giúp mọi người hiểu một vùng đất cụ thể, đặc biệt là cho các nhà quản lý, lãnh đạo địa phương đó có một cái nhìn bao quát, tổng hợp, từ đó hoạch định chính sách, chiến lược phát triển địa phương; chức năng thực tiễn phục vụ yêu cầu quản lý, khai thác trong thực tế sản xuất, đời sống...; chức năng giáo dục làm tài liệu giáo dục học tập, lưu truyền cho hậu thế... Về thể loại, địa chí có hai thể loại: Địa chí toàn quốc (Quốc chí) hay nhất thống chí và địa chí của địa phương (phương chí, tỉnh chí) hay huyện chí, xã chí...

MC2: Nhận thức được tầm quan trọng của Địa chí, ngay những ngày đầu sau thời gian lập lại Tỉnh,Quảng Trị cũng đã bắt tay vào công việc sưu tầm biên soạn Địa chí Quảng Trị. Tỉnh đã hợp tác với Trường Đại học Tổng hợp Huế (nay là Trường Đại học Khoa học Huế) tiến hành nghiên cứu, biên soạn, đến năm 1996 đã hoàn thành tập bản thảo Địa chí Quảng Trị. Tuy nhiên, do những điều kiện khách quan lẫn chủ quan lúc bấy giờ nên Địa chí Quảng Trị chưa được xuất bản, phát hành mà chỉ tồn tại dạng bản thảo cho đến hôm nay. 

MC1: Sau 20 năm (Từ 1996 đến 2015), trước nhu cầu của cán bộ, nhân dân trong tỉnh cũng như sự cần thiết của một công trình khoa học tổng hợp, một bách khoa thư của địa phương;Việc nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn để sớm công bố, xuất bản Công trình Địa chí Quảng Trị trở nên rất cần thiết và cấp bách, việc khởi động biên soạn Địa chí được xúc tiến một cách tích cực, đồng bộ. MC2: Chính vì vậy, việc biên soạn và lấy ý kiến của những nhà nghiên cứu, nhà văn hóa ở trong và ngoài tỉnh là một điều hết sức cần thiết. Ông Hoàng Đức Chúng- ở phường 1, thành phố Đông Hà nói:

 

Băng: Nói về những ý kiến đóng góp cho địa chi Quảng Trị trên lĩnh vực kinh tế.

MC2: Trước nhu cầu của đông đảo cán bộ, nhân dân trong tỉnh cũng như sự cần thiết phải hoàn thành công trình Địa chí Quảng Trị, kể từ năm 2015, việc khởi động biên soạn Địa chí được xúc tiến một cách tích cực, đồng bộ; lãnh đạo tỉnh xác định việc biên soạn, công bố và xuất bản Địa chí Quảng Trị là nhiệm vụ trọng tâm của các năm 2016, 2017 và các năm tiếp theo.

MC1: Đồng thời giao cho Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị chủ trì, xây dựng kế hoạch hoàn thành xuất bản và sớm công bố công trình Địa chí Quảng Trị. Do nội dung Công trình Địa chí có tính phổ quát cao, liên quan đến nhiều lĩnh vực rộng lớn, tài liệu sử dụng trong Địa chí phải là tư liệu gốc, có độ chính xác cao... cho nên quá trình biên soạn đòi hỏi công phu, cẩn thận và đầu tư một lượng thời gian thích ứng.

 

Nhạc cắt

 

MC1:Thưa quý vị và các bạn!Trên tinh thần kế thừa kết quả nghiên cứu, biên soạn công trình Địa chí Quảng Trị (Tập bản thảo năm 1996) của Trường Đại học Khoa học Huế, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị đã phối hợp với Viện Sử học Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hội Di sản Văn hóa, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh bắt tay xây dựng Đề cương chi tiết, tổ chức nhiều cuộc Hội thảo khoa học để tranh thủ ý kiến tham gia của đông đảo giới nghiên cứu, các nhà chuyên môn, các nhà quản lý.

MC2: Ngày 24/6/2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1414/QĐ-UBND V/v Thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện công trình Địa chí Quảng Trị và ngày 19/10/2016, ban hành Quyết định số 2545/QĐ-UBND Phê duyệt đề tài Địa chí Quảng Trị thời gian thực hiện 36 tháng (từ 2016 - 2018) với sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, sự nổ lực, cố gắng của Sở Khoa học và Công nghệ.

MC1: Với sự quyết tâm, nổ lực của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tỉnh, với sự hợp tác đầy trách nhiệm và hiệu quả của các Viện, Trường, các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài tỉnh; Công trình Địa chí Quảng Trị đã hoàn thành Bản thảo. Ông Văn Viết Hóa -Nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh nói:

 

Băng: Nói về những ý kiến đóng góp cho địa chí tỉnh Quảng Trị

MC2: Song song với các hoạt động Hội thảo khoa học, các Hội nghị tư vấn, phản biện, giám định chất lượng nội dung bản thảo Địa chí Quảng Trị; Ban Biên tập đăng toàn văn nội dung Bản thảo Địa chí Quảng Trị lên Cổng Thông tin điện tử khoa học và công nghệ Quảng Trị nhằm lấy ý kiến trao đổi, góp ý, bổ sung chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo, các nhà chuyên môn, các nhà quản lý để công trình Địa chí Quảng Trị sớm hoàn thiện, xuất bản và phục vụ Quý độc giả.

 

Nhạc cắt

 

MC1: Thưa quý vị và các bạn! Để giúp quý vị và các bạn về quá trình biên soạn địa chí Quảng Trị, PV Nguyên Hương đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Bình –PGĐ Sở khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Trị.

1.Xin Ông cho biết bố cục và nội dung chính của  tập Bản thảo Công trình Địa chí quan trọng này?

2.Vâng, xin cảm ơn Ông! Để có được tập Bản thảo Công trình Địa chí Quảng Trị là cảquá trình biên soạn đòi hỏi sự công phu, cẩn thận và đầu tư một lượng thời gian thích ứng. Ông hãy cho biếtthêm những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai xây dựng Công trình Địa chí Quảng Trị?

3. Thưa Ông, dự kiến công trình Địa chí Quảng Trị sẽ được xuất bản và công bố vào thời gian nào?

4. Sau khi được xuất bản và công bố, Ông nhận định gì về ý nghĩa quan trọng của Sách Địa chí Quảng Trị trong việc phục vụ phát triển kinh tế- văn hóa xã hội của địa phương?

Xin cảm ơn ông về những chia sẻ vừa rồi!

 

Nhạc cắt

 

MC1: Thưa QV&CB! Như chia sẻ của Ông Nguyễn Bình, Địa chí Quảng Trị là công trình khoa học tổng hợp, một thành tựu quan trọng trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn của tỉnh.

MC2: Đây là bộ sách quý, được xem như công trình Bách khoa thư của địa phương; giúp cho cán bộ, đảng viên, đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật, thanh niên, thiếu niên, học sinh và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh có cái nhìn tổng quát về quá trình biến đổi của tự nhiên, sự thay đổi về địa lý, địa danh, diên cách của tỉnh và từng địa phương qua các thời kỳ lịch sử cũng như tiến trình phát triển dân cư, dân số, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội… trên địa bàn tỉnh trong lịch sử.

MC1: Từ đó, thấy được quá trình phát triển, sự lao động sáng tạo, sự hy sinh cao cả và những đóng góp to lớn của các thế hệ người Quảng Trị vào sự nghiệp chung của đất nước, địa phương. Bộ sách Địa chí Quảng Trị còn là tài liệu quan trọng để giáo dục truyền thống, phục vụ công tác giảng dạy, tra cứu trong giới nghiên cứu, trong các trường phổ thông, chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học trên địa bàn tỉnh. Với một tâm thế và tầm vóc như vậy, Hy vọng rằng công trình Địa chí Quảng Trị sớm được hoàn chỉnh, xuất bản và công bố trong một ngày gần nhất.

 

MC1: 15 phút của chuyên mục khoa học và đời sống tuần này xin được kết thúc tại đây, những người thực hiện chương trình Ngọc Diệp….xin kính chào và hẹn gặp lại trong chương trình tuần sau.

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trương Thị Ngoc Diệp 27/11/2018 07:59 Lê Vĩnh Nhiên 28/11/2018 10:07
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà