Cần giải quyết tình trạng phòng học tạm bợ ở miền núi
Danh mục
Đại biểu dân cử với cử tri
NỘI DUNG
Lời dẫn : Chuyên mục ĐBDC với cử tri (Số thứ 2 Tháng 12/2016) MC: Thưa quý vị và các bạn! Một trong những ý kiến, kiến nghị của cử tri quan tâm đó là tình trạng cơ sở vật chất dạy học ở miền núi vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhất là vẫn còn tình trạng các phòng học tạm bợ, phòng học mượn. Trước kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa VII, PV chuyên mục đã tìm hiểu về thực trạng này ở huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông. Nội dung này sẽ được đề cập trong phần sau của chuyên mục. Còn bây giờ là tổng hợp về kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa VII. Nhạc cắt chuyên mục Tổng hợp kỳ họp thứ 3- HĐND tỉnh khóa VII Nhạc cắt chuyên mục MC: Thưa quý vị, thưa bà con cử tri. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự chăm lo của toàn xã hội, cơ sở vật chất trường, lớp học ở địa bàn miền núi trong những năm qua đã được đầu tư xây dựng, từng bước đáp ứng nhu cầu dạy học. Tuy nhiên hiện nay ở một số địa bàn vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn, cơ sở vật chất trường, lớp học vẫn còn khó khăn thiếu thốn, điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học. Phản ánh của PV chuyên mục Phóng sự “Cần giải quyết tình trạng phòng học tạm bợ ở miền núi” MC: Phóng sự vừa rồi cũng đã kết thúc chuyên mục ĐBDC với cử tri kỳ này tại đây. Cám ơn quý vị và bà con cử tri đã quan tâm theo dõi./. Tạ Hưng- Thanh Châu GTPS CM: Thực trạng trường, lớp học tạm bợ, mượn nhà dân, hoặc trung tâm học tập cộng đồng để làm lớp học chắc chắn sẽ ảnh hưởng không ít đến chất lượng dạy và học. Giải quyết dứt điểm tình trạng này không những tạo điều kiện cho giáo dục ở miền núi phát triển mà còn đáp ứng tâm tư nguyên vọng của giáo viên, phụ huynh và học sinh, để cho các em mỗi ngày đến trường thật sự là một ngày vui. Chuyên mục ĐBDC với cử tri, phát sóng lúc: ………Thứ Sáu, ngày 16/12 và phát lại……….ngày hôm sau trên sóng QRTV. Mời quý vị và bà con cử tri theo dõi./.

Chuyên mục ĐBDC với cử tri

(Số thứ 2 Tháng 12/2016)

 

MC: Thưa quý vị và các bạn! Một trong những ý kiến, kiến nghị của cử tri quan tâm đó là tình trạng cơ sở vật chất dạy học ở miền núi vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhất là vẫn còn tình trạng các phòng học tạm bợ, phòng học mượn. Trước kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa VII, PV chuyên mục đã tìm hiểu về thực trạng này ở huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông. Nội dung này sẽ được đề cập trong phần sau của chuyên mục. Còn bây giờ là tổng hợp về kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa VII.

                                       Nhạc cắt chuyên mục

Tổng hợp kỳ họp  thứ 3- HĐND tỉnh khóa VII

 

Nhạc cắt chuyên mục

MC: Thưa quý vị, thưa bà con cử tri. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự chăm lo của toàn xã hội, cơ sở vật chất trường, lớp học ở địa bàn miền núi trong những năm qua đã được đầu tư xây dựng, từng bước đáp ứng nhu cầu dạy học. Tuy nhiên hiện nay ở một số địa bàn vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn, cơ sở vật chất trường, lớp học vẫn còn khó khăn thiếu thốn, điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học. Phản ánh của PV chuyên mục

          Phóng sự “Cần giải quyết tình trạng phòng học tạm bợ ở miền núi”

 

MC: Phóng sự vừa rồi cũng đã kết thúc chuyên mục ĐBDC với cử tri kỳ này tại đây. Cám ơn quý vị và bà con cử tri đã quan tâm theo dõi./.

 

                                                                      Tạ Hưng- Thanh Châu

 

 

 

GTPS CM:

Thực trạng trường, lớp học tạm bợ, mượn nhà dân, hoặc trung tâm học tập cộng đồng để làm lớp học chắc chắn sẽ ảnh hưởng không ít đến chất lượng dạy và học. Giải quyết dứt điểm tình trạng này không những tạo điều kiện cho giáo dục ở miền núi phát triển mà còn đáp ứng tâm tư nguyên vọng của giáo viên, phụ huynh và học sinh, để cho các em mỗi ngày đến trường thật sự là một ngày vui. Chuyên mục ĐBDC với cử tri, phát sóng lúc: ………Thứ Sáu, ngày 16/12 và phát lại……….ngày hôm sau trên sóng QRTV. Mời quý vị và bà con cử tri theo dõi./.


Tổng hợp nội dung Kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh Khóa VII

Từ ngày 12-14/12, Kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh Quảng Trị khóa VII được diễn ra nhằm đánh giá toàn diện kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH, đảm bảo QP-AN của năm 2016, bàn và ra nghị quyết về phát triển KT-XH năm 2017 và quyết định nhiều nội dung quan trọng theo thẩm quyền. 

Trong năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là ảnh hưởng sự cố môi trường biển nhưng các chi tiêu phát triển của tỉnh vẫn đạt kế hoạch. Toàn tỉnh có 18/26 chỉ tiêu kinh tế - xã hội vượt và đạt kế hoạch đề ra, kinh tế tăng trưởng 6,5 %; thu ngân sách nội địa vượt 10,5% dự toán TW  giao và 100% dự toán địa phương. Việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và phát triển doanh nghiệp có chuyển biến tiến bộ. An sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất - tinh thần nhân tiếp tục được cải thiện và nâng cao. Quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững; công tác đối ngoại tiếp tục được mở rộng và có hiệu quả cụ thể. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được chú trọng và có nhiều chuyển biến tích cực, khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường, xã hội đồng thuận, nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số khó khăn, hạn chế: Thu ngân sách nhà nước, kim ngạch nhập khẩu đạt thấp. Còn lúng túng, chậm tổ chức thực hiện các cơ chế chính sách mới, nhất là về Luật đầu tư công, đầu tư theo đối tác công tư PPP, ảnh hưởng đến công tác huy động nguồn lực đầu tư. Việc triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác hành lang kinh tế Đông Tây chưa thực sự hiệu quả…

Với tinh thần làm việc nghiêm túc, tích cực, dân chủ và đề cao trách nhiệm trước cử tri và nhân dân trong tỉnh, kỳ họp thứ 3- HĐND tỉnh đã dành nhiều thời gian tập trung phân tích, thảo luận về về các báo cáo và cho ý kiến về các dự thảo nghị quyết, chất vấn và trả lời chất vấn, kiến nghị của cử tri. Kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh đã biểu quyết thông qua 17 Nghị quyết, trong đó có 5 Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế- xã hội, thu chi ngân sách, xây dựng cơ bản, biên chế, hành chính sự nghiệp năm 2017 và quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2015; 11 Nghị quyết chuyên đề về: Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, có tính đến năm 2030; Chương trình kiên cố hóa kênh mương giai đoạn 2016-2020 định hướng đến năm 2025; Phương án phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp thời kỳ ổn định 2017-2020 và định mức chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017; Chủ trương đầu tư các dự án khởi công mới giai đoạn 2017-2020;  Mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2016 - 2017 đến năm học 2020-2021; Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chính sách hỗ trợ nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2019; Xác định phạm vi vành đai biên giới, vị trí cắm biển báo vành đai biên giới trên tuyến biên giới đất liền tỉnh Quảng Trị…Để tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XVI của Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, trong phiên bế mạc kỳ họp, đồng chí Nguyễn Văn Hùng, UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị, các cơ quan của HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương và các vị đại biểu HĐND tỉnh cần xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện các đề án, chương trình, nghị quyết mà HĐND tỉnh đã thông qua. Chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội ngay từ những tháng đầu năm 2017; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước; tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm của các cấp về thu, chi ngân sách nhà nước, sử dụng vốn vay và xử lý nợ công, hạn chế và tiến tới xoá bỏ cơ chế "xin - cho"; tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển; chuyển đổi dần mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu kinh tế một cách thực chất, tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư phát triển, tranh thủ tối đa nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương đối với những dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng có quy mô lớn, then chốt đối với sự phát triển của khu kinh tế Đông Nam; đẩy mạnh cải cách hành chính, quyết tâm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2016-2020; đơn giản hoá thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, tạo bước chyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về ý thức phục vụ và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhân dân và doanh nghiệp. Trước mắt quan tâm chỉ đạo, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống cháy nổ, tệ nạn xã hội và bình ổn giá, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến các đối tượng chính sách, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, tổ chức các hoạt động để nhân dân vui Tết, đón Xuân Đinh Dậu.

 

 

 

 

 

                                                                                                  Tạ Hưng (Biên tập)


“Cần giải quyết tình trạng phòng học tạm bợ ở miền núi”

 

Điểm trường thôn Của, Trường THCS xã Hướng Lộc, huyện Hướng Hóa. Điểm trường này được xây dựng từ nhiều năm nay để phục vụ dạy học cho con em trên địa bàn không có điều kiện đến học tập ở khu vực trung tâm. Do cơ sở vật chất được làm bằng vật liệu sẵn có, thời gian xây dựng đã lâu cùng với khí hậu khắc nghiệt nên công trình đã nhanh chóng xuống cấp. Trong khí số lượng học sinh tăng lên, để có nơi học tập cho con em, Hội phụ huynh điểm trường thôn Của đã dựng thêm một phòng học tạm bằng tre gỗ và vài tấm lợp để thưng, che, nền phòng học bằng đất không đủ ấm về mùa đông và nóng bức về mùa nắng, chính những khó khăn này đã ảnh hưởng đến công tác dạy học cho GV và HS.

PV: Thầy Hồ Thái Lan, Điểm trường thôn Của, Hướng Lộc, Hướng Hóa

Do địa bàn miền núi, biên giới vùng sâu vùng xa, điều kiện giao thông đi lại hết sức khó khăn, nhất là vào mùa mưa lũ thường xuyên bị chia cắt, học sinh ở xa không có điều kiện đến học ở khu vực trung tâm nên phải học ở những điểm lẻ phòng học tạm bợ hoặc mượn nhà dân, nhà Trung tâm học tập cộng đồng thôn. Điểm trường mầm non ở thôn Loa, xã Pa Tầng là một ví dụ, do nằm xa khu trung tâm, đặc biệt là phải đi qua 2 cầu tràn thường xuyên bị ngập lụt chia cắt nên hết sức nguy hiểm cho các cháu. Để tạo thuận lợi cho các cháu, 5 năm nay, BGH nhà trường đã mượn nhà ở của ông Ăm Muôn  làm trường học cho các cháu. Bên cạnh đó, việc mượn nhà sinh hoạt cộng đồng làm nơi dạy học cũng hết sức bất tiện. Điểm trường mầm non Bản 2, xã Thuận, do nằm xa khu vực trung tâm không còn cách nào khác nhà trường phải mượn nhà sinh hoạt cộng đồng thôn để làm nơi dạy học. Trong khi đó cơ sở này nằm sát bên con suối thường xuyên xảy ra mưa lụt, rất nguy hiểm cho học sinh và giáo viên tại điểm trường này.

PV: Cô Nguyễn Thị Thu, Hiệu trưởng trường MN xã Thuận, Hướng Hóa

Tình trạng thiếu thốn về cơ sở vật chất trường lớp học càng trở nên bức bách đối với các xã biên giới, vùng sâu xa, đặc biệt khó khăn. Tính đến thời điểm này toàn huyện Đakrông đang còn tồn tại 20 phòng học bằng tranh tre nứa lá, 12 phòng học mượn nhà dân và trung tâm học tập cộng đồng. Trong đó, ở xã A Vao còn có 7 điểm trường lẽ ở các thôn bản khác nằm cách trung tâm xã gần chục km. Điểm trường lẻ nằm xa nhất là trên 20 km, những điểm trường lẽ này cơ sở trường lớp vẫn còn đơn sơ tạm bợ. Để xóa phòng học tạm bợ và nhà sinh hoạt cộng đồng đảm bảo phục vụ học 2 buổi trên ngày huyện Đakrông còn thiếu 183 phòng học. Huyện miền núi Hướng Hóa vẫn còn 2 điểm phòng học tạm; 34 điểm trường học mượn nhà dân và các trung tâm học tập cộng đồng.

PV: Ông Nguyễn Văn Đức, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Hướng Hóa

Thực trạng trường, lớp học tạm bợ, mượn nhà dân, trung tâm học tập cộng đồng để làm lớp học chắc chắn sẽ ảnh hưởng không ít đến chất lượng dạy và học. Giải quyết dứt điểm tình trạng này không những tạo điều kiện cho giáo dục ở miền núi phát triển mà còn đáp ứng tâm tư nguyên vọng của giáo viên và học sinh, để cho học sinh mỗi ngày đến trường thật sự là một ngày vui./.

 

 

                                                                                                              Tạ Hưng


File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Tạ Quang Hưng 14/12/2016 23:33 Tạ Quang Hưng 14/12/2016 23:33
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà