Sức khỏe đời sống 12 5 2019 – Lồng ruột ở trẻ
Danh mục
Sức khỏe và đời sống
NỘI DUNG
Lời dẫn : Kính chào quý vị và các bạn! Tôi là Như Hòa và rất vui khi được gặp lại quý vị và các bạn trong chuyên mục Sức khỏe đời sống của Đài PTTH Quảng Trị, đồng hành với chương trình hôm nay là PTV Thúy Hằng cùng KTV thu âm Vĩnh Lộc. Chương trình đang được phát trên tần số 92,5Mhz, sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị, quý vị và các bạn có thể nghe lại chương trình trên địa chỉ trang web www.quangtritv.vn Thúy Hằng này, chị có đồng tình với tôi rằng, với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thì việc chăm sóc sẽ khá khó khăn đúng không? Khi mà các bé chưa biết nói nên không thể nói cho bố mẹ biết khi mình khó chịu, đau ốm như thế nào, các bậc phụ huynh sẽ phải thường xuyên tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm để làm sao chăm sóc con mình an toàn, khỏe mạnh nhất. Đúng rồi chị Như Hòa ạ. Khi có con nhỏ tôi mới thấu hiểu được ngày trước bố mẹ chăm sóc mình vất vả như thế nào. Có nhiều bệnh, nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe phải nhìn vào biểu hiện hoặc phải đến bệnh viện mới nhờ bác sĩ tư vấn, điều trị được. Trong khá nhiều loại bệnh thì lồng ruột là một trong những bệnh cực kỳ nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện chị Hòa ạ. Vâng, theo như tôi được biết thì lồng ruột là một bệnh ngoại khoa trầm trọng và hầu như chỉ gặp ở trẻ em, đặc biệt là các trẻ nhỏ. Điều khó khăn trong chẩn đoán bệnh là trẻ quá nhỏ và không thể nói chuyện nên chúng ta không thể biết được bệnh như thế nào. Để giải đáp một phần về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị lồng ruột ở trẻ, chúng tôi sẽ chuyển đến quý vị và các bạn trong chuyên mục SKĐS hôm nay. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Sức khỏe đời sống 12 5 2019 – Lồng ruột ở trẻ

Kính chào quý vị và các bạn!

Tôi là Như Hòa và rất vui khi được gặp lại quý vị và các bạn trong chuyên mục Sức khỏe đời sống của Đài PTTH Quảng Trị, đồng hành với chương trình hôm nay là PTV Thúy Hằng cùng KTV thu âm Vĩnh Lộc. Chương trình đang được phát trên tần số 92,5Mhz, sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị, quý vị và các bạn có thể nghe lại chương trình trên địa chỉ trang web www.quangtritv.vn

Thúy Hằng này, chị có đồng tình với tôi rằng, với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thì việc chăm sóc sẽ khá khó khăn đúng không? Khi mà các bé chưa biết nói nên không thể nói cho bố mẹ biết khi mình khó chịu, đau ốm như thế nào, các bậc phụ huynh sẽ phải thường xuyên tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm để làm sao chăm sóc con mình an toàn, khỏe mạnh nhất.

Đúng rồi chị Như Hòa ạ. Khi có con nhỏ tôi mới thấu hiểu được ngày trước bố mẹ chăm sóc mình vất vả như thế nào. Có nhiều bệnh, nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe phải nhìn vào biểu hiện hoặc phải đến bệnh viện mới nhờ bác sĩ tư vấn, điều trị được. Trong khá nhiều loại bệnh thì lồng ruột là một trong những bệnh cực kỳ nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện chị Hòa ạ.

 Vâng, theo như tôi được biết thì lồng ruột là một bệnh ngoại khoa trầm trọng và hầu như chỉ gặp ở trẻ em, đặc biệt là các trẻ nhỏ. Điều khó khăn trong chẩn đoán bệnh là trẻ quá nhỏ và không thể nói chuyện nên chúng ta không thể biết được bệnh như thế nào. Để giải đáp một phần về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị lồng ruột ở trẻ, chúng tôi sẽ chuyển đến quý vị và các bạn trong chuyên mục SKĐS hôm nay. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Nhạc cắt

Bài 1 – Triệu chứng lồng ruột ở trẻ

Thưa quý vị và các bạn! Bệnh lồng ruột ở trẻ em là một bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến đường ruột, gồm có ruột non và ruột già. Đây là chứng bệnh trong đó một đoạn ruột chui vào lòng của một đoạn ruột kế cận. Khi chui vào kèm theo các mạch máu cũng bị cuốn vào theo, hậu quả là tạo nên sự thắt nghẹt các mạch máu này, gây tổn thương đoạn ruột bên dưới và chảy máu. Nếu không được điều trị kịp thời lồng ruột ở trẻ em sẽ bị hoại tử dẫn đến thủng ruột và gây nên viêm phúc mạc tức là màng bụng. Vậy triệu chứng của lồng ruột như thế nào, chúng tôi mời quý vị và các bạn cùng nghe bài viết sau.

Bé Nguyễn Anh Khoa, 15 tháng ở phường 1, thành phố Đông Hà từng nằm điều trị chứng lồng ruột tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị. Sau 10 ngày ho, sốt bé được bố mẹ đưa vào viện điều trị. Tuy nhiên, sau thời gian điều trị sốt thì cơn sốt lại tái diễn. Bố mẹ Anh Khoa lo lắng đưa con mình nhập viện điều trị. Anh Nguyễn Anh Việt bố bé Anh Khoa cho biết, kèm theo triệu chứng ho con trai mình bứt rứt, khó chịu và thường kéo áo ở bụng. Tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, bé Anh Khoa được các bác sĩ chẩn đoán bị lồng ruột nên phải nằm viện điều trị. Anh Nguyễn Anh Việt, bố bé Nguyễn Anh Khoa chia sẻ thêm:

Trích băng:

Theo các chuyên gia y tế, chứng lồng ruột ở trẻ em thường gặp phải ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ trong khoảng từ 3 đến 9 tháng tuổi. Các bé trai thường có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 đến 3 lần so với bé gái.  Vào thời kỳ đầu của bệnh, trẻ có thể khó chịu do co thắt dạ dày. Trẻ bất thình lình khóc lớn do đau bụng và co gối lên ngực. Những cơn đau bụng như vậy cứ tái phái nhiều lần. Trẻ có thể bị ói mửa, xanh xao và vã mồ hôi. Khi ruột bị nghẹt nghiêm trọng hơn, phân sẽ có máu và nước nhầy, dạ dày bị sưng lên. Trẻ có thể trở nên yếu ớt, thỉnh thoảng có cảm giác một chỗ u lồi lên trên dạ dày. Những dấu hiệu và triệu chứng khác bao gồm tiêu chảy, sốt và mất nước. Tiến sỹ, bác sỹ Phan Khánh Việt, Phó khoa Ngoại Tổng hợp, bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết thêm những biểu hiện khi trẻ bị lồng ruột:

Trích băng:

Như vậy, với trẻ nhỏ chưa biết nói, chúng ta nên cẩn trọng thường xuyên theo dõi ăn suống, sinh hoạt của trẻ để biết con, cháu mình phát triển khỏe mạnh hay không. Vì các bé chưa nói được nên phải dựa vào những biểu hiện bên ngoài như quấy, khóc, ôm bụng, xoa bụng để các bậc phụ huynh có hướng giải quyết kịp thời. Điều quan trọng là đưa con đến ngay bệnh viện khi có những biểu hiện bất thường để được bác sĩ tư vấn và điều trị. Tuyệt đối không nên chủ quan, dùng các biện pháp dân gian khi chưa hiểu rõ con mình bị bệnh gì. Bởi khi giai đoạn sớm của bệnh, trẻ chỉ khóc to liên tục làm cho bố mẹ không cảnh giác được bệnh và đưa con đến bác sĩ muộn. Lúc này trẻ không còn cơ hội điều trị không phẫu thuật và có thể phải tiến hành một ca đại phẫu tháo hoặc cắt một phần ruột.

Nhạc cắt

Bài 2 – Nguyên nhân và điều trị chứng lồng ruột

Quý vị và các bạn thân mến! Như trong bài viết trên chúng tôi vừa chia sẻ, lồng ruột thường xuất hiện ở trẻ nhỏ từ 3 – 9 tháng tuổi nên đòi hỏi bố mẹ trẻ cần phải chăm sóc con cẩn thận, thường xuyên theo dõi trẻ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời, chúng tôi mời quý vị và các bạn cùng nghe bài viết sau:

Chứng lồng ruột ở trẻ em hiện chưa xác định rõ nguyên nhân. Ở trong nhiều trường hợp, các bác sỹ cho biết, nguyên nhân có thể là do sau khi bị viêm ruột làm cho đoạn ruột chui vào lòng của một đoạn ruột kế cận. Khi chui vào kèm theo các mạch máu cũng bị cuốn vào theo, hậu quả là tạo nên sự thắt nghẹt các mạch máu này, gây tổn thương đoạn ruột bên dưới và chảy máu. Bên cạnh đó, một khối u lành tính hay hiếm gặp hơn là ung thư ruột non cũng có thể gây ra chứng bệnh này. Vì lồng ruột ở trẻ em xảy ra nhiều hơn vào mùa thu và mùa đông, hơn nữa vì trẻ em mắc bệnh thường có những triệu chứng giống như cảm cúm, nên một vài người cho rằng có thể do virus gây ra. Trong các trường hợp khác, xuất hiện bất thường như polyp hoặc khối u được cho là nguyên nhân gây bệnh, phổ biến nhất là bệnh túi thừa Meckel. Khi trẻ bị ho nhiều mà điều trị bằng thuốc cảm cúm không khỏi, các bậc phụ huynh cũng nên cẩn trọng và đưa trẻ tới ngay bác sỹ để điều trị. Tiến sỹ, bác sỹ Phan Khánh Việt, Phó khoa Ngoại Tổng hợp, bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết thêm:

Trích băng:

Sau khi đến bác sỹ và chẩn đoán đúng trẻ bị lồng ruột, bác sĩ sẽ gỡ chỗ tắc bằng cách bơm hơi vào đường tiêu hóa nếu trẻ đến trong giai đoạn sớm của bệnh, nếu phương pháp này thất bại thì sẽ tiến hành phẫu thuật tháo hoặc cắt đoạn ruột bị lồng và dùng kháng sinh để trị nhiễm trùng. Ngoài ra còn có những phương pháp điều trị khác như đặt ống thông mũi – dạ dày để giúp giảm áp lực trong ruột non. Bệnh lồng ruột ở trẻ em nếu không được chữa trị có thể gây hoại tử và nhiễm trùng máu đe dọa tính mạng. Đối với trường hợp bệnh nhẹ, bệnh chỉ xảy ra tạm thời và có thể tự hết. Khi trẻ lớn lên, nguy cơ tái phát bệnh sẽ giảm. Hầu hết sự tái phát bệnh diễn ra trong vòng 24 tiếng đầu tiên sau khi chữa trị. Chính vì vậy đối với những trường hợp này không thể có biện pháp để ngăn ngừa mà cần theo dõi để kịp thời đưa trẻ tới bệnh viện khi tái phát. Bác sỹ Khánh Việt cho biết thêm:

Trích băng:

Như vậy, lồng ruột thường chỉ xảy ra ở trẻ em. Những trẻ đã từng bị bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh lần hai. Các bậc phụ huynh nên chú ý quan sát trẻ, khi trẻ có bất cứ biểu hiện bất thường nào như khó chịu liên tục, co chân lên bụng, ói mửa, chướng bụng… hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay để bác sĩ kịp thời can thiệp. Nếu trẻ đến sớm, bác sĩ chỉ cần bơm hơi vào ống hậu môn để kéo giãn đoạn ruột lồng. Phương pháp điều trị này tỷ lệ thành công khá cao vả trẻ không cần phải trải qua đau đớn bằng phẫu thuật. Nếu trẻ đến viện muộn hoặc thủ thuật tháo lồng bằng hơi thất bại, tùy tình hình mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật thích hợp. Điều cần thiết các bậc phụ huynh nên làm là tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của trẻ; nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho trẻ.

Nhạc cắt

Bài 3 - An toàn vệ sinh thực phẩm trong mùa hè

Thời tiết trong mùa hè thường nóng ẩm khiến tình trạng ô nhiễm, ngộ độc thực phẩm diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Trong mùa hè, với thời tiết nóng và ẩm, thiếu nước sạch, trang thiết bị bảo quản không đầy đủ, không bảo đảm vệ sinh, gia tăng sử dụng nước đá ăn uống, nguyên liệu tươi sống bảo đảm an toàn, chế biến thức ăn không gia nhiệt kỹ, nấu xong không ăn ngay hoặc không đun lại sau khi bảo quản thức ăn quá 2 giờ thì nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm rất cao, nhất là thức ăn được chế biến có nguồn gốc động vật và các loại thực phẩm có nhiều dầu, đạm như thịt, cá, hải sản, sữa…Bài viết sau sẽ đề cập rõ hơn vấn đề này, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Mùa hè, thời tiết nóng và ẩm làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm do rác thải, nước thải và sự phát triển mạnh của côn trùng truyền bệnh, ruồi nhặng, chuột… là vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe đối với một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng thói quen sử dụng thức ăn đường phố, thực phẩm chín ở những cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố do ô nhiễm thực phẩm, thức ăn chín.

Thói quen “đơn giản” trong việc lựa chọn nguyên liệu thực phẩm, biện pháp chế biến, che đậy, bảo quản thực phẩm sau chế biến… tại các đám cưới/giỗ; không tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể; kinh doanh thức ăn đường phố ở địa điểm ô nhiễm; sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, nguyên liệu thực phẩm bị ô nhiễm… thì sẽ gia tăng nguy cơ xảy ra ngộ độc, bệnh truyền qua thực phẩm và các sự cố ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Ông Lê Văn Quốc, Quản lý 1 nhà hàng tại thành phố Đông Hà chia sẻ:

Trích băng:

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng tránh được ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm trong mùa hè cần lựa chọn, mua và sử dụng những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm; bảo đảm vệ sinh tay, vệ sinh dụng cụ ăn uống, dụng cụ chế biến thực phẩm; sử dụng nguồn nước sạch; bảo quản thực phẩm đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, nên thực hiện “ăn chín, uống sôi”.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc và bệnh truyền qua thực phẩm thì người tiêu dùng cần nắm được những kiến thức cơ bản, trách nhiệm trong bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, cũng như cách bảo quản thực phẩm. Bên cạnh đó, người sản xuất, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm, kinh doanh mặt hàng ăn uống phải có trách nhiệm, đạo đức cao trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm để góp phần phòng tránh hiệu quả ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm cho cả cộng đồng. Bác sĩ Phạm Thị Thùy Dung, Phòng Nghiệp vụ, Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm tỉnh Quảng Trị cho biết:

Trích băng:

Để đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thực phẩm trong mùa hè, ngoài sự vào cuộc quyết liệt của ngành y tế và các ban, ngành liên quan; trách nhiệm, đạo đức của người sản xuất, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm thì người tiêu dùng cũng cần nâng cao nhận thức, nắm vững những kiến thức cơ bản trong bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, cũng như cách bảo quản thực phẩm nhằm phòng tránh các vụ ngộ độc đáng tiếc xảy ra./.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Bảo 08/05/2019 18:11 Nguyễn Thị Bảo 08/05/2019 18:11
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà