TRANG NÔNG NGHIỆP NGÀY 25-6
Danh mục
Trang nông nghiệp
NỘI DUNG

TRANG NÔNG NGHIỆP NGÀY  25-6- 2019

PTV: Chào bà con và các bạn! Trang nông nghiệp tuần này mời bà con và các bạn theo dõi một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây cam. Mục sổ tay nhà nông sẽ cung cấp với bà con một số việc cần làm trong tháng7 đối với nông nghiệp, lâm nghiệp,  chăn nuôi và thủy sản. Phần cuối chương trình mời bà con cùng tìm hiểu mô hình trồng nấm cho hiệu quả kinh tế cao của gia đình chị Nguyễn Thị Hải ở thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh. Còn bây giờ như thường lệ là một số thông tin nông nghiệp đáng chú ý trong tỉnh thời gian qua. 

I.                  THÔNG TIN NÔNG NGHIỆP

1.TẬP HUẤN XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHĂN NUÔI AN TOÀN DỊCH BỆNH

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã tổ chức lớp tập huấn xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn dich bệnh, phòng chống một số bệnh trong chăn nuôi  Khuyến nông viên và Cộng tác viên Khuyến nông cơ sở.

Hiện nay tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi diễn biến phức tạp, đặc biệt dịch tả lợn Châu phi đã lây lan nhanh ở nhiều địa phương, đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi và người sản xuất, tiêu thụ. Ngoài việc đẩy mạnh truyền thông thông tin giúp người chăn nuôi biết được cách phòng chống, an tâm về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thì công tác tập huấn hướng dẫn các quy trình chăn nuôi lợn an toàn sinh học rất cần thiết.

Chương trình tập huấn diễn ra trong vòng 3 ngày, nhằm giúp cho học viên biết được tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là dịch tả lợn Châu Phi và các biện pháp phòng chống có hiệu quả; quy trình chăn nuôi lợn an toàn sinh học, trong đó cần quan tâm đến  con giống;  chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng; vệ sinh tiêu độc khử trùng và tiêm phòng các loại vác xin theo hướng dẫn.

Bên cạnh đó, giảng viên còn trao đổi với các học viên khi về cơ sở ngoài việc truyền đạt lại các kiến thức được học cho bà con nông dân, cần thông tin cho người chăn nuôi biết trong giai đoạn hiện nay phải có kế hoạch tổ chức sản xuất chăn nuôi lợn chặt chẽ nhằm hạn chế rủi ro do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi.

2. KHỐI THI  ĐUA CÁC TRUNG TÂM, BAN QUẢN LÝ THUỘC SỞ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIAO LƯU.

Vừa qua, Khối thi đua các Trung tâm, ban quản lý thuộc Sở đã tổ chức các động nhằm hướng đến kỷ niệm 30 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Trị và 72 năm ngày thương binh liệt sỹ.

Với mục đích thể hiện nghĩa cử “uống nước nhớ nguồn” của thế hệ hôm nay đối với các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc. Ôn lại truyền thống của tỉnh nhà sau 30 năm thành lập lại . Khối thi đua gồm 27 đơn vị sự nghiệp, là các Trung tâm và Ban Quản lý dự án  thuộc các Sở đã tổ chức các hoạt động viếng nghĩa trang, giao lưu văn nghệ, thể thao giữa các đơn vị trong khối nhằm hướng đến kỷ niệm 30 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Trị và 72 năm ngày thương binh liệt sỹ.

Thông qua các hoạt động như thế này, nhằm tăng cường tinh thần đoàn kết, giao lưu, học hỏi giữa các Trung tâm, Ban quản lý thuộc Sở, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, sức khỏe cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong toàn khối thi đua. Tạo khí thế hăng say, phấn khởi trong cán bộ, viên chức và người lao động các Trung tâm, Ban quản lý thuộc Sở góp phần tăng cường tình đoàn kết giữa các cơ quan trong Khối thi đua, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

II.     KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ

PTV: Thưa bà con nông dân và các bạn. Cam là cây ăn quả  được phát triển ở một số địa phương trong những năm gần đây, tuy là cây trồng không mới nhưng với việc phát triển quy mô lớn, đòi hỏi người sản xuất phải nắm được các quy trình trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh thì sãn xuất mới đạt hiệu quả kinh tế cao. Để giúp bà con nông dân nắm được quy trình sản xuất . Trang nông nghiệp tuần này chúng tôi xin giới thiệu với bà con một số Kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây cam. Mời bà con cùng chú ý theo dõi!

Kỷ thuật chăm sóc cây cam

(phát lại)

III.           SỔ TAY NHÀ NÔNG

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM TRONG THÁNG 7

  1- Công việc đồng áng:

- Lúa trà sớm trổ vào cuối tháng.

- Chủ động phòng chống hạn cho cây trồng.

- Bón phân nuôi đòng cho lúa khi có đòng dài 1 - 2mm (trước khi lúa trỗ 20 - 25 ngày).

- Phòng trừ sâu bệnh hại lúa, sâu đục thân, rầy nâu, chuột, bệnh khô vằn, bệnh lùn sọc đen.

- Gieo lúa cạn khi đất đủ ẩm; trồng môn, từ, tía.

- Thu hoạch đậu đỗ vụ Hè Thu.

- Trồng cây ăn quả, cây công nghiệp vùng Hướng Hoá.

- Triển khai phương án phòng, chống lụt bão.

- Tiếp tục phòng trừ rệp sáp, tuyến trùng, chết chậm hại hồ tiêu.

2- Chăn nuôi:

- Quản lý đàn GSGC, tạo môi trường vật nuôi nơi ở mát mẻ.

- Chăm sóc nuôi dưỡng tốt đàn gia súc, gia cầm.

- Tăng cường công tác chống nóng cho gia súc; cho gia súc, gia cầm uống đầy đủ nước.

- Vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại.

- Tiêm phòng bổ sung cho GSGC.

3- Thuỷ sản:

- Chăm sóc và quản lý tốt các yếu tố môi trường nước trong ao tôm.

- Nuôi vỗ cá bố mẹ cho sinh sản tái phát lần 2 vào tháng 8.

- Tiếp tục chăm sóc cá thịt, tu sữa ao hồ, che chắn để chống lụt bão đầu vụ.

- Vỗ béo và chuẩn bị thu hoạch cá thịt vùng thấp trũng.

- Khai thác nghề lưới vây; nghề lưới mành; lưới rê Thu, Ngừ; lưới chụp; nghề câu tay cá Nục; nghề câu vàng; lưới kéo ruốc (giã ruốc). 

4- Lâm nghiệp:

- Chống hạn che chắn cho vườn ươm và cây trồng mới.

- Kiểm tra chống cháy rừng, kiểm tra rừng gỗ tự nhiên, xử lý thực bì chuẩn bị trồng rừng.

- Phòng trừ sâu bệnh hại cây vườn ươm.

-Triển khai công tác chuẩn bị trồng rừng ở huyện Hướng Hoá trong tháng 7/2019.

-Tiến hành gieo ươm các giống keo trồng rừng năm 2019.

5- Thuỷ lợi:

- Điều tiết nước cho lúa và cây hoa màu.

- Thực hiện các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

- Theo dõi tình hình mặn xâm nhập nội đồng, sông để có kế hoạch lấy nước từ sông bảo đảm cấp nước sản xuất.

- Tổ chức gia cố các công trình đê điều, hồ đập bảo đảm an toàn trước mùa mưa bão hoặc báo cáo đơn vị cấp trên nếu vượt quá khả năng của đơn vị.

IV.            MÔ HÌNH KINH NGHIỆM

Làm giàu từ mô hình trồng nấm

PTV: Bà con và các bạn thân mến! Với mong muốn làm giàu trên chính mãnh đất quê hương, cùng với niềm đam mê nghiên cứu và trồng các loại nấm làm thực phẩm, chủ động nắm bắt thị trường. Chị Nguyễn Thị Hải ở thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh đã đưa nhiều giống nấm vào trồng, bước đầu thu được kết quả rất khả quan. Mời bà con cùng tìm hiểu về mô hình này qua ghi nhận sau đây.

Vốn tính chịu khó và đam mê kinh doanh, thấy nấm là loại thực phẩm sạch, nhu cầu thị trường rất cần nên chị Nguyễn Thị Hải, thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh quyết tâm đầu tư sản xuất. Gia đình chị là một trong những hộ trồng nấm với số lượng lớn trong vùng, từ chỉ sản xuất nấm sò đến nay chị đã mở rộng trồng thêm nhiều loại nấm khác. Chị Hải cho biết mỗi loại nấm đều có kỹ thuật trồng và chăm sóc khác nhau, nhưng để có được sản lượng nấm đạt chất lượng cao thì quan trọng nhất là khâu chọn giống, sau đó là cách ủ nguồn nguyên liệu, nguyên liệu phải được lựa chọn kĩ càng, sạch sẽ chất lượng nấm mới đạt, năng suất sẽ cao hơn. Hiện nay mỗi năm gia đình chị trồng từ 40.000 – 50.000 bịch nấm sò và 5.000 – 6.000 bịch nấm linh chi, và đặc biệt đầu năm 2019 chị đưa vào trồng thử nghiệm 1.000 bịch giống nấm Hoàng Đế và đã thành công.

P/v: chị Nguyễn Thị Hải- thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh

Trong quá trình sản xuất chị Hải luôn tuân thủ các quy trình sản xuất, chế biến nấm theo hướng an toàn từ khâu trồng cấy nấm, chăm sóc tưới bằng nước sạch, vệ sinh lán trại sạch sẽ hằng ngày. Nhờ vậy, nấm của chị luôn được mọi người ưa chuộng, chọn mua.

Theo chị Hải trồng Nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây trồng khác, thị trường nấm luôn ổn định. Hiện nay, ngoài bán nấm thương phẩm chị Hải còn tự sản suất phôi nấm giống, để bán cho các hộ trồng nấm khác. Với mô hình cung cấp phôi giống và bán nấm thương phẩm, mỗi năm gia đình chị có thu nhập hàng trăm triệu đồng.

P/v: ông Đinh Năm – GĐ HTX Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh.

Hiện nay trại nấm của chị Hải không chỉ là nơi sản xuất nấm chất lượng mà còn là cầu nối giúp nông dân trong vùng cùng phát triển kinh tế. Là người kinh doanh nhưng chị Hải luôn sẵn sàng hướng dẫn cho nông dân đến tham quan, học hỏi một cách tận tình từ kỹ thuật xây dựng trại, kệ đến kỹ thuật trồng, chăm sóc. Chị mong muốn người dân trong vùng sẽ có thêm nguồn thu nhập ổn định để phát triển kinh tế gia đình, cũng như cung cấp các sản phẩm sạch để bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.

 

Chào cuối

Đón xem: Các loại Nấm được biết đến là một loại thực phẩm ngon, sạch và bổ dưỡng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sớm nhận biết được thế mạnh của loại cây trồng này, nhiều hộ nông dân ở tỉnh ta đã chuyển hẳn sang nghề trồng nấm. Ghi nhận của Phóng viên Trang NN về mô hình trồng nấm cho hiệu quả kinh tế cao của chị Nguyễn Thị Hải ở thôn Hiền Lương xã Vĩnh Thành huyện Vĩnh Linh. Mời bà con cùng đón xem vào 18h thứ 3 ngày 25-6 trên sóng truyền hình của Đài PTTH QT.

 

TRANG NÔNG NGHIỆP NGÀY  25-6- 2019

PTV: Chào bà con và các bạn! Trang nông nghiệp tuần này mời bà con và các bạn theo dõi một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây cam. Mục sổ tay nhà nông sẽ cung cấp với bà con một số việc cần làm trong tháng7 đối với nông nghiệp, lâm nghiệp,  chăn nuôi và thủy sản. Phần cuối chương trình mời bà con cùng tìm hiểu mô hình trồng nấm cho hiệu quả kinh tế cao của gia đình chị Nguyễn Thị Hải ở thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh. Còn bây giờ như thường lệ là một số thông tin nông nghiệp đáng chú ý trong tỉnh thời gian qua. 

I.                  THÔNG TIN NÔNG NGHIỆP

1.TẬP HUẤN XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHĂN NUÔI AN TOÀN DỊCH BỆNH

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã tổ chức lớp tập huấn xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn dich bệnh, phòng chống một số bệnh trong chăn nuôi  Khuyến nông viên và Cộng tác viên Khuyến nông cơ sở.

Hiện nay tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi diễn biến phức tạp, đặc biệt dịch tả lợn Châu phi đã lây lan nhanh ở nhiều địa phương, đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi và người sản xuất, tiêu thụ. Ngoài việc đẩy mạnh truyền thông thông tin giúp người chăn nuôi biết được cách phòng chống, an tâm về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thì công tác tập huấn hướng dẫn các quy trình chăn nuôi lợn an toàn sinh học rất cần thiết.

Chương trình tập huấn diễn ra trong vòng 3 ngày, nhằm giúp cho học viên biết được tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là dịch tả lợn Châu Phi và các biện pháp phòng chống có hiệu quả; quy trình chăn nuôi lợn an toàn sinh học, trong đó cần quan tâm đến  con giống;  chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng; vệ sinh tiêu độc khử trùng và tiêm phòng các loại vác xin theo hướng dẫn.

Bên cạnh đó, giảng viên còn trao đổi với các học viên khi về cơ sở ngoài việc truyền đạt lại các kiến thức được học cho bà con nông dân, cần thông tin cho người chăn nuôi biết trong giai đoạn hiện nay phải có kế hoạch tổ chức sản xuất chăn nuôi lợn chặt chẽ nhằm hạn chế rủi ro do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi.

2. KHỐI THI  ĐUA CÁC TRUNG TÂM, BAN QUẢN LÝ THUỘC SỞ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIAO LƯU.

Vừa qua, Khối thi đua các Trung tâm, ban quản lý thuộc Sở đã tổ chức các động nhằm hướng đến kỷ niệm 30 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Trị và 72 năm ngày thương binh liệt sỹ.

Với mục đích thể hiện nghĩa cử “uống nước nhớ nguồn” của thế hệ hôm nay đối với các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc. Ôn lại truyền thống của tỉnh nhà sau 30 năm thành lập lại . Khối thi đua gồm 27 đơn vị sự nghiệp, là các Trung tâm và Ban Quản lý dự án  thuộc các Sở đã tổ chức các hoạt động viếng nghĩa trang, giao lưu văn nghệ, thể thao giữa các đơn vị trong khối nhằm hướng đến kỷ niệm 30 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Trị và 72 năm ngày thương binh liệt sỹ.

Thông qua các hoạt động như thế này, nhằm tăng cường tinh thần đoàn kết, giao lưu, học hỏi giữa các Trung tâm, Ban quản lý thuộc Sở, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, sức khỏe cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong toàn khối thi đua. Tạo khí thế hăng say, phấn khởi trong cán bộ, viên chức và người lao động các Trung tâm, Ban quản lý thuộc Sở góp phần tăng cường tình đoàn kết giữa các cơ quan trong Khối thi đua, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

II.     KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ

PTV: Thưa bà con nông dân và các bạn. Cam là cây ăn quả  được phát triển ở một số địa phương trong những năm gần đây, tuy là cây trồng không mới nhưng với việc phát triển quy mô lớn, đòi hỏi người sản xuất phải nắm được các quy trình trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh thì sãn xuất mới đạt hiệu quả kinh tế cao. Để giúp bà con nông dân nắm được quy trình sản xuất . Trang nông nghiệp tuần này chúng tôi xin giới thiệu với bà con một số Kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây cam. Mời bà con cùng chú ý theo dõi!

Kỷ thuật chăm sóc cây cam

(phát lại)

III.           SỔ TAY NHÀ NÔNG

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM TRONG THÁNG 7

  1- Công việc đồng áng:

- Lúa trà sớm trổ vào cuối tháng.

- Chủ động phòng chống hạn cho cây trồng.

- Bón phân nuôi đòng cho lúa khi có đòng dài 1 - 2mm (trước khi lúa trỗ 20 - 25 ngày).

- Phòng trừ sâu bệnh hại lúa, sâu đục thân, rầy nâu, chuột, bệnh khô vằn, bệnh lùn sọc đen.

- Gieo lúa cạn khi đất đủ ẩm; trồng môn, từ, tía.

- Thu hoạch đậu đỗ vụ Hè Thu.

- Trồng cây ăn quả, cây công nghiệp vùng Hướng Hoá.

- Triển khai phương án phòng, chống lụt bão.

- Tiếp tục phòng trừ rệp sáp, tuyến trùng, chết chậm hại hồ tiêu.

2- Chăn nuôi:

- Quản lý đàn GSGC, tạo môi trường vật nuôi nơi ở mát mẻ.

- Chăm sóc nuôi dưỡng tốt đàn gia súc, gia cầm.

- Tăng cường công tác chống nóng cho gia súc; cho gia súc, gia cầm uống đầy đủ nước.

- Vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại.

- Tiêm phòng bổ sung cho GSGC.

3- Thuỷ sản:

- Chăm sóc và quản lý tốt các yếu tố môi trường nước trong ao tôm.

- Nuôi vỗ cá bố mẹ cho sinh sản tái phát lần 2 vào tháng 8.

- Tiếp tục chăm sóc cá thịt, tu sữa ao hồ, che chắn để chống lụt bão đầu vụ.

- Vỗ béo và chuẩn bị thu hoạch cá thịt vùng thấp trũng.

- Khai thác nghề lưới vây; nghề lưới mành; lưới rê Thu, Ngừ; lưới chụp; nghề câu tay cá Nục; nghề câu vàng; lưới kéo ruốc (giã ruốc). 

4- Lâm nghiệp:

- Chống hạn che chắn cho vườn ươm và cây trồng mới.

- Kiểm tra chống cháy rừng, kiểm tra rừng gỗ tự nhiên, xử lý thực bì chuẩn bị trồng rừng.

- Phòng trừ sâu bệnh hại cây vườn ươm.

-Triển khai công tác chuẩn bị trồng rừng ở huyện Hướng Hoá trong tháng 7/2019.

-Tiến hành gieo ươm các giống keo trồng rừng năm 2019.

5- Thuỷ lợi:

- Điều tiết nước cho lúa và cây hoa màu.

- Thực hiện các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

- Theo dõi tình hình mặn xâm nhập nội đồng, sông để có kế hoạch lấy nước từ sông bảo đảm cấp nước sản xuất.

- Tổ chức gia cố các công trình đê điều, hồ đập bảo đảm an toàn trước mùa mưa bão hoặc báo cáo đơn vị cấp trên nếu vượt quá khả năng của đơn vị.

IV.            MÔ HÌNH KINH NGHIỆM

Làm giàu từ mô hình trồng nấm

PTV: Bà con và các bạn thân mến! Với mong muốn làm giàu trên chính mãnh đất quê hương, cùng với niềm đam mê nghiên cứu và trồng các loại nấm làm thực phẩm, chủ động nắm bắt thị trường. Chị Nguyễn Thị Hải ở thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh đã đưa nhiều giống nấm vào trồng, bước đầu thu được kết quả rất khả quan. Mời bà con cùng tìm hiểu về mô hình này qua ghi nhận sau đây.

Vốn tính chịu khó và đam mê kinh doanh, thấy nấm là loại thực phẩm sạch, nhu cầu thị trường rất cần nên chị Nguyễn Thị Hải, thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh quyết tâm đầu tư sản xuất. Gia đình chị là một trong những hộ trồng nấm với số lượng lớn trong vùng, từ chỉ sản xuất nấm sò đến nay chị đã mở rộng trồng thêm nhiều loại nấm khác. Chị Hải cho biết mỗi loại nấm đều có kỹ thuật trồng và chăm sóc khác nhau, nhưng để có được sản lượng nấm đạt chất lượng cao thì quan trọng nhất là khâu chọn giống, sau đó là cách ủ nguồn nguyên liệu, nguyên liệu phải được lựa chọn kĩ càng, sạch sẽ chất lượng nấm mới đạt, năng suất sẽ cao hơn. Hiện nay mỗi năm gia đình chị trồng từ 40.000 – 50.000 bịch nấm sò và 5.000 – 6.000 bịch nấm linh chi, và đặc biệt đầu năm 2019 chị đưa vào trồng thử nghiệm 1.000 bịch giống nấm Hoàng Đế và đã thành công.

P/v: chị Nguyễn Thị Hải- thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh

Trong quá trình sản xuất chị Hải luôn tuân thủ các quy trình sản xuất, chế biến nấm theo hướng an toàn từ khâu trồng cấy nấm, chăm sóc tưới bằng nước sạch, vệ sinh lán trại sạch sẽ hằng ngày. Nhờ vậy, nấm của chị luôn được mọi người ưa chuộng, chọn mua.

Theo chị Hải trồng Nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây trồng khác, thị trường nấm luôn ổn định. Hiện nay, ngoài bán nấm thương phẩm chị Hải còn tự sản suất phôi nấm giống, để bán cho các hộ trồng nấm khác. Với mô hình cung cấp phôi giống và bán nấm thương phẩm, mỗi năm gia đình chị có thu nhập hàng trăm triệu đồng.

P/v: ông Đinh Năm – GĐ HTX Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh.

Hiện nay trại nấm của chị Hải không chỉ là nơi sản xuất nấm chất lượng mà còn là cầu nối giúp nông dân trong vùng cùng phát triển kinh tế. Là người kinh doanh nhưng chị Hải luôn sẵn sàng hướng dẫn cho nông dân đến tham quan, học hỏi một cách tận tình từ kỹ thuật xây dựng trại, kệ đến kỹ thuật trồng, chăm sóc. Chị mong muốn người dân trong vùng sẽ có thêm nguồn thu nhập ổn định để phát triển kinh tế gia đình, cũng như cung cấp các sản phẩm sạch để bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.

 

Chào cuối

Đón xem: Các loại Nấm được biết đến là một loại thực phẩm ngon, sạch và bổ dưỡng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sớm nhận biết được thế mạnh của loại cây trồng này, nhiều hộ nông dân ở tỉnh ta đã chuyển hẳn sang nghề trồng nấm. Ghi nhận của Phóng viên Trang NN về mô hình trồng nấm cho hiệu quả kinh tế cao của chị Nguyễn Thị Hải ở thôn Hiền Lương xã Vĩnh Thành huyện Vĩnh Linh. Mời bà con cùng đón xem vào 18h thứ 3 ngày 25-6 trên sóng truyền hình của Đài PTTH QT.

 

 

TRANG NÔNG NGHIỆP NGÀY  25-6- 2019

PTV: Chào bà con và các bạn! Trang nông nghiệp tuần này mời bà con và các bạn theo dõi một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây cam. Mục sổ tay nhà nông sẽ cung cấp với bà con một số việc cần làm trong tháng7 đối với nông nghiệp, lâm nghiệp,  chăn nuôi và thủy sản. Phần cuối chương trình mời bà con cùng tìm hiểu mô hình trồng nấm cho hiệu quả kinh tế cao của gia đình chị Nguyễn Thị Hải ở thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh. Còn bây giờ như thường lệ là một số thông tin nông nghiệp đáng chú ý trong tỉnh thời gian qua. 

I.                  THÔNG TIN NÔNG NGHIỆP

1.TẬP HUẤN XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHĂN NUÔI AN TOÀN DỊCH BỆNH

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã tổ chức lớp tập huấn xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn dich bệnh, phòng chống một số bệnh trong chăn nuôi  Khuyến nông viên và Cộng tác viên Khuyến nông cơ sở.

Hiện nay tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi diễn biến phức tạp, đặc biệt dịch tả lợn Châu phi đã lây lan nhanh ở nhiều địa phương, đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi và người sản xuất, tiêu thụ. Ngoài việc đẩy mạnh truyền thông thông tin giúp người chăn nuôi biết được cách phòng chống, an tâm về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thì công tác tập huấn hướng dẫn các quy trình chăn nuôi lợn an toàn sinh học rất cần thiết.

Chương trình tập huấn diễn ra trong vòng 3 ngày, nhằm giúp cho học viên biết được tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là dịch tả lợn Châu Phi và các biện pháp phòng chống có hiệu quả; quy trình chăn nuôi lợn an toàn sinh học, trong đó cần quan tâm đến  con giống;  chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng; vệ sinh tiêu độc khử trùng và tiêm phòng các loại vác xin theo hướng dẫn.

Bên cạnh đó, giảng viên còn trao đổi với các học viên khi về cơ sở ngoài việc truyền đạt lại các kiến thức được học cho bà con nông dân, cần thông tin cho người chăn nuôi biết trong giai đoạn hiện nay phải có kế hoạch tổ chức sản xuất chăn nuôi lợn chặt chẽ nhằm hạn chế rủi ro do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi.

2. KHỐI THI  ĐUA CÁC TRUNG TÂM, BAN QUẢN LÝ THUỘC SỞ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIAO LƯU.

Vừa qua, Khối thi đua các Trung tâm, ban quản lý thuộc Sở đã tổ chức các động nhằm hướng đến kỷ niệm 30 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Trị và 72 năm ngày thương binh liệt sỹ.

Với mục đích thể hiện nghĩa cử “uống nước nhớ nguồn” của thế hệ hôm nay đối với các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc. Ôn lại truyền thống của tỉnh nhà sau 30 năm thành lập lại . Khối thi đua gồm 27 đơn vị sự nghiệp, là các Trung tâm và Ban Quản lý dự án  thuộc các Sở đã tổ chức các hoạt động viếng nghĩa trang, giao lưu văn nghệ, thể thao giữa các đơn vị trong khối nhằm hướng đến kỷ niệm 30 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Trị và 72 năm ngày thương binh liệt sỹ.

Thông qua các hoạt động như thế này, nhằm tăng cường tinh thần đoàn kết, giao lưu, học hỏi giữa các Trung tâm, Ban quản lý thuộc Sở, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, sức khỏe cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong toàn khối thi đua. Tạo khí thế hăng say, phấn khởi trong cán bộ, viên chức và người lao động các Trung tâm, Ban quản lý thuộc Sở góp phần tăng cường tình đoàn kết giữa các cơ quan trong Khối thi đua, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

II.     KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ

PTV: Thưa bà con nông dân và các bạn. Cam là cây ăn quả  được phát triển ở một số địa phương trong những năm gần đây, tuy là cây trồng không mới nhưng với việc phát triển quy mô lớn, đòi hỏi người sản xuất phải nắm được các quy trình trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh thì sãn xuất mới đạt hiệu quả kinh tế cao. Để giúp bà con nông dân nắm được quy trình sản xuất . Trang nông nghiệp tuần này chúng tôi xin giới thiệu với bà con một số Kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây cam. Mời bà con cùng chú ý theo dõi!

Kỷ thuật chăm sóc cây cam

(phát lại)

III.           SỔ TAY NHÀ NÔNG

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM TRONG THÁNG 7

  1- Công việc đồng áng:

- Lúa trà sớm trổ vào cuối tháng.

- Chủ động phòng chống hạn cho cây trồng.

- Bón phân nuôi đòng cho lúa khi có đòng dài 1 - 2mm (trước khi lúa trỗ 20 - 25 ngày).

- Phòng trừ sâu bệnh hại lúa, sâu đục thân, rầy nâu, chuột, bệnh khô vằn, bệnh lùn sọc đen.

- Gieo lúa cạn khi đất đủ ẩm; trồng môn, từ, tía.

- Thu hoạch đậu đỗ vụ Hè Thu.

- Trồng cây ăn quả, cây công nghiệp vùng Hướng Hoá.

- Triển khai phương án phòng, chống lụt bão.

- Tiếp tục phòng trừ rệp sáp, tuyến trùng, chết chậm hại hồ tiêu.

2- Chăn nuôi:

- Quản lý đàn GSGC, tạo môi trường vật nuôi nơi ở mát mẻ.

- Chăm sóc nuôi dưỡng tốt đàn gia súc, gia cầm.

- Tăng cường công tác chống nóng cho gia súc; cho gia súc, gia cầm uống đầy đủ nước.

- Vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại.

- Tiêm phòng bổ sung cho GSGC.

3- Thuỷ sản:

- Chăm sóc và quản lý tốt các yếu tố môi trường nước trong ao tôm.

- Nuôi vỗ cá bố mẹ cho sinh sản tái phát lần 2 vào tháng 8.

- Tiếp tục chăm sóc cá thịt, tu sữa ao hồ, che chắn để chống lụt bão đầu vụ.

- Vỗ béo và chuẩn bị thu hoạch cá thịt vùng thấp trũng.

- Khai thác nghề lưới vây; nghề lưới mành; lưới rê Thu, Ngừ; lưới chụp; nghề câu tay cá Nục; nghề câu vàng; lưới kéo ruốc (giã ruốc). 

4- Lâm nghiệp:

- Chống hạn che chắn cho vườn ươm và cây trồng mới.

- Kiểm tra chống cháy rừng, kiểm tra rừng gỗ tự nhiên, xử lý thực bì chuẩn bị trồng rừng.

- Phòng trừ sâu bệnh hại cây vườn ươm.

-Triển khai công tác chuẩn bị trồng rừng ở huyện Hướng Hoá trong tháng 7/2019.

-Tiến hành gieo ươm các giống keo trồng rừng năm 2019.

5- Thuỷ lợi:

- Điều tiết nước cho lúa và cây hoa màu.

- Thực hiện các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

- Theo dõi tình hình mặn xâm nhập nội đồng, sông để có kế hoạch lấy nước từ sông bảo đảm cấp nước sản xuất.

- Tổ chức gia cố các công trình đê điều, hồ đập bảo đảm an toàn trước mùa mưa bão hoặc báo cáo đơn vị cấp trên nếu vượt quá khả năng của đơn vị.

IV.            MÔ HÌNH KINH NGHIỆM

Làm giàu từ mô hình trồng nấm

PTV: Bà con và các bạn thân mến! Với mong muốn làm giàu trên chính mãnh đất quê hương, cùng với niềm đam mê nghiên cứu và trồng các loại nấm làm thực phẩm, chủ động nắm bắt thị trường. Chị Nguyễn Thị Hải ở thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh đã đưa nhiều giống nấm vào trồng, bước đầu thu được kết quả rất khả quan. Mời bà con cùng tìm hiểu về mô hình này qua ghi nhận sau đây.

Vốn tính chịu khó và đam mê kinh doanh, thấy nấm là loại thực phẩm sạch, nhu cầu thị trường rất cần nên chị Nguyễn Thị Hải, thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh quyết tâm đầu tư sản xuất. Gia đình chị là một trong những hộ trồng nấm với số lượng lớn trong vùng, từ chỉ sản xuất nấm sò đến nay chị đã mở rộng trồng thêm nhiều loại nấm khác. Chị Hải cho biết mỗi loại nấm đều có kỹ thuật trồng và chăm sóc khác nhau, nhưng để có được sản lượng nấm đạt chất lượng cao thì quan trọng nhất là khâu chọn giống, sau đó là cách ủ nguồn nguyên liệu, nguyên liệu phải được lựa chọn kĩ càng, sạch sẽ chất lượng nấm mới đạt, năng suất sẽ cao hơn. Hiện nay mỗi năm gia đình chị trồng từ 40.000 – 50.000 bịch nấm sò và 5.000 – 6.000 bịch nấm linh chi, và đặc biệt đầu năm 2019 chị đưa vào trồng thử nghiệm 1.000 bịch giống nấm Hoàng Đế và đã thành công.

P/v: chị Nguyễn Thị Hải- thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh

Trong quá trình sản xuất chị Hải luôn tuân thủ các quy trình sản xuất, chế biến nấm theo hướng an toàn từ khâu trồng cấy nấm, chăm sóc tưới bằng nước sạch, vệ sinh lán trại sạch sẽ hằng ngày. Nhờ vậy, nấm của chị luôn được mọi người ưa chuộng, chọn mua.

Theo chị Hải trồng Nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây trồng khác, thị trường nấm luôn ổn định. Hiện nay, ngoài bán nấm thương phẩm chị Hải còn tự sản suất phôi nấm giống, để bán cho các hộ trồng nấm khác. Với mô hình cung cấp phôi giống và bán nấm thương phẩm, mỗi năm gia đình chị có thu nhập hàng trăm triệu đồng.

P/v: ông Đinh Năm – GĐ HTX Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh.

Hiện nay trại nấm của chị Hải không chỉ là nơi sản xuất nấm chất lượng mà còn là cầu nối giúp nông dân trong vùng cùng phát triển kinh tế. Là người kinh doanh nhưng chị Hải luôn sẵn sàng hướng dẫn cho nông dân đến tham quan, học hỏi một cách tận tình từ kỹ thuật xây dựng trại, kệ đến kỹ thuật trồng, chăm sóc. Chị mong muốn người dân trong vùng sẽ có thêm nguồn thu nhập ổn định để phát triển kinh tế gia đình, cũng như cung cấp các sản phẩm sạch để bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.

 

Chào cuối

Đón xem: Các loại Nấm được biết đến là một loại thực phẩm ngon, sạch và bổ dưỡng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sớm nhận biết được thế mạnh của loại cây trồng này, nhiều hộ nông dân ở tỉnh ta đã chuyển hẳn sang nghề trồng nấm. Ghi nhận của Phóng viên Trang NN về mô hình trồng nấm cho hiệu quả kinh tế cao của chị Nguyễn Thị Hải ở thôn Hiền Lương xã Vĩnh Thành huyện Vĩnh Linh. Mời bà con cùng đón xem vào 18h thứ 3 ngày 25-6 trên sóng truyền hình của Đài PTTH QT.

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Thái Hiền 20/06/2019 15:13 Lê Vĩnh Nhiên 28/06/2019 06:46

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà