GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ
Danh mục
An sinh xã hội
NỘI DUNG

Ps GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ

Clip dựng hình nhanh + âm nhạc

( Hình ảnh các cảnh trường lớp đẹp học tập tốt, trao giải cho Văn Viết đức ..., mầm non, tiết tấu nhanh

 

30 năm xây dựng và phát triển cùng với những thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực kinh tế, những bước tiến mới trên lĩnh vực văn hóa xã hội và đời sống nhân dân, sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Trị đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có những bước phát triển toàn diện với những thành tựu quan trọng, huy động mọi nguồn lực xã hội tập trung phát triển quy mô trường lớp, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời kì CNH, HĐH đất nước. 

 BẮN CHƯ TÊN PS

Trong bối cảnh chung khi trở lại tên gọi chính mình, Quảng Trị đối mặt với thực trạng nghèo nàn và lạc hậu, đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn, mạng lưới trường, lớp, cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học vẫn còn thiếu. Toàn tỉnh có 349 cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông  và  02 trường trung cấp chuyên nghiệp, trong đó chỉ có 3 ngôi trường kiên cố, cao tầng. Một số xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thiếu trường lớp; tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đi học còn thấp. Các mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú, giáo dục ngoài công lập… cũng chưa có. Trong đó thách thức lớn nhất là tỉ lệ mù chữ rất cao. Vào năm 1990 toàn tỉnh có 14.500 người mù chữ trong độ tuổi từ 15-35, Tỉ lệ huy động vào các trường đạt thấp, tỉ lệ bỏ học chung các cấp là 7,5%.

Bắn chữ : Toàn tỉnh có 349 cơ sở giáo dục

                 14.500 người mù chữ

               Chỉ có 3 ngôi trường kiên cố, cao tầng

                 Tỉ lệ bỏ học chung các cấp là 7,5%

Phỏng vấn : Ông TRƯƠNG SỸ TIẾN

Nguyên PCT UBND tỉnh, Nguyên GĐ Sở GD và ĐT Quảng Trị

( 3 nhiệm vụ đặt ra Ngành GD và ĐT phải thực hiện )

Với tinh thần đó, tập thể cán bộ, giáo viên Quảng Trị bắt đầu một hành trình mới nhiều khó khăn và thử thách. Xác định đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển bền vững, từ sau ngày lập lại tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung xây dựng và hoàn thiện chiến lược, quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo qua từng giai đoạn, với một tư duy đột phá và tầm nhìn lâu dài, phù hợp với thực tiễn. Từ năm 1990, Giáo dục - Đào tạo Quảng Trị đưa ra nội dung “Lựa chọn một số giải pháp có ý nghĩa đột phá để tác động tích cực đến chất lượng, nhất là bộ phận trọng điểm và mũi nhọn” là bước đi táo bạo có tầm chiến lược trong chính sách kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó tập trung thực hiện quyết liệt các chính sách  Chuyển đổi các loại hình trường lớp; phổ cập giáo dục - xóa mù chữ; đầu tư cơ sở vật chất, xóa phòng học tạm, mượn, phát triển chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn.

Theo đó, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu được toàn ngành Giáo dục đào tạo Quảng Trị thực hiện là công tác Phổ cập giáo dục tiểu học - Chống mù chữ và tổ chức thực hiện chiến dịch bằng sức mạnh của cả tỉnh chi viện cho miền núi. Năm học 1993-1994, mặc dù cả tỉnh thiếu gần 500 giáo viên nhưng các phòng giáo dục: Vĩnh Linh, Gio Linh, Đông Hà, Triệu Phong, thị xã Quảng Trị, Hải Lăng, Cam Lộ đã hăng hái chi viện cho Hướng Hóa xóa mù chữ. Lực lượng nòng cốt là giáo viên được điều động từ biên chế ở các trường học. Để đảm bảo đủ số lượng giáo viên chi viện, các phòng giáo dục còn vận động giáo viên nghỉ hưu, về mất sức theo Quyết định 176 nhưng còn sức khỏe tham gia chiến dịch, về tận các bản làng xa xôi để mang ánh sáng văn hóa đến với người dân. Ngoài ra, với gần 2.000 cán bộ và giáo viên công tác ở 63 đơn vị trường học của 39 xã miền núi trên địa bàn là lực lượng quyết định cho phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ  thành công. Và trong chiến dịch này có rất nhiều người giáo viên đã lặng lẽ cống hiến tuổi thanh xuân của mình ở khắp các bản làng miền núi để đem cái chữ đến với con em các dân tộc thiểu số ở miền Tây Quảng Trị.

Cô giáo Nguyễn Thị Nga giáo viên Trường Tiểu học Hướng Phùng huyện Hướng Hóa là một trong số những người giáo viên như thế. 30 năm trước, cô giáo Nguyễn Thị Nga vừa tròn 20 tuổi, tham gia chiến dịch xóa mù cho học sinh vùng cao, hành trang người con gái nhỏ quê ở Triệu Phong  ngược lên miền núi Hướng Hóa  để làm nghề dạy học là chiếc túi ba lô nhỏ ,chiếc đàn ghi ta  và trái tim nhiệt huyết của tuổi trẻ. Giữa muôn vàn  khó khăn, gian khố thiếu thốn đủ bề, nhưng với tinh thần yêu nghề, cũng như nhiều đồng nghiệp khác cô giáo Nguyễn Thị Nga đã trèo đèo lội suối vận động trẻ đến trường. Lớp học từ vài ba em trong những lớp học tạm nằm giữa đồi cao dần dần thành lớp lớn vài chục em. Để giúp các em học đúng độ tuổi của mình, ngoài những giờ lên lớp, đêm đêm cô giáo Nga cùng các thầy cô giáo khác phân công về từng nhà học sinh để ổn bài, kèm cặp từng bài học …30 năm đã trôi qua, lớp học sinh đầu tiên của bản Cheng, xã Hướng Phùng  do cô giáo Nga dạy dỗ nay đã trưởng thành, nhiều người trong số đó là bác sỹ, giáo viên, bộ đội làm nhiệm vụ ở khắp mọi miền quê hương, nhưng ký ức về những năm thắng gian khó nhưng rất đỗi tự hào của lớp lớp cán bộ, giao viên miền núi Quảng Trị vẫn  vẹn nguyên.

Phỏng Vấn Cô giáo Nga

Phỏng vấn : Anh Hồ Văn Cương, hiện là Trưởng thôn Cheng, xã Hướng Phùng

Cô giáo Nguyễn Thị Lài, Phó Hiệu trưởng Trường TH Hướng Phùng

30 năm gắn bó với nghề dạy học ở miền núi, cũng như nhiều đồng nghiệp khác của mình cô giáo Nguyễn Thị Nga đã chọn bản Cheng, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa để làm quê hương thứ hai của mình. Có rất nhiều lí do để các cô thầy giáo gắn bó với nghề, gắn bó với bản làng nơi mình công tác.Với họ, cho dù tuổi thanh xuân tươi đẹp gắn bó với vùng rừng sâu nước độc, phải chịu nhiều thiệt thòi vất vả nhưng được cống hiến, được hi sinh để mang con chữ đến cho con em người đồng bào dân tộc thiểu số là niềm hạnh phúc trong cuộc đời. Những hi sinh ngày ấy của biết bao giáo viên miền núi nay đã được đền đáp. Trong gần 10 năm thực hiện chiến dịch phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù Những thế hệ cán bộ, giáo viên tỉnh nhà đã góp phần đưa Quảng Trị về đích trước 4 năm so với kế hoạch chung của Ủy ban quốc gia Chống nạn mù chữ, là tỉnh thứ 18 trong toàn quốc hoàn thành chương trình này vào năm 1996. Đến tháng 12/2005, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở Tháng 12/2013 tỉnh Quảng Trị hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, về đích trước 2 năm so với kế hoạch của toàn quốc.

Phỏng vấn Trưởng phòng Giáo dục Hướng Hóa

Cùng với việc thực hiện các chiến dịch phổ cập giáo dục, xóa mùa chữ, giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa trong điều kiện hết sức khó khăn, nhung được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân trên địa bàn; sự khắc phục khó khăn, kiên cường bám trường, bám lớp của các thầy cô giáo mà lực lượng xung kích là cán bộ, giáo viên miền núi; sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, giáo dục miền núi Quảng Trị đã từng bước chuyển mình, xóa được “bản trắng” giáo dục, nâng cao dân trí, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với đồng bằng. Các nguồn lực được tập trung ưu tiên cho miền núi, vùng sâu, vùng xa, nhất là triển khai đề án xóa phòng học tạm, phòng học mượn. Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú được thành lập, củng cố và ngày càng phát triển, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu học tập của học sinh miền núi. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách ưu đãi đối với học sinh và giáo viên.

Phỏng vấn : 2 thầy giáo xã Xy + chủ tịch xã

Xác định nhiệm vụ để phát triển toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục thì vấn đề Đầu tư phát triển cơ sở vật chất, phát triển quy mô, mạng lưới trường lớp có ý nghĩa rất quan trọng, đây cũng là thành tựu nổi bật mà ngành Giáo dục và đào tạo Quảng Trị đã đạt được trong thời gian qua. Từ xuất phát điểm chỉ có 3 ngôi trường kiên cố, cao tầng sau ngày lập lại tỉnh, đến nay quy mô mạng lưới trường lớp học phát triển rộng khắp, đáp ứng nhu cầu học tập của con em trong tỉnh. Tỷ lệ phòng học kiên cố - cao tầng của các cấp học đạt trên 72,5%. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có trường cao tầng, kiên cố hóa đạt 100%. Đến nay toàn tỉnh có 280 trường đạt chuẩn quốc gia. Sau 30 năm kể từ ngày lập lại tỉnh, quy mô mạng lưới trường, lớp Ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục được mở rộng, sắp xếp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và từng bước đa dạng hóa về loại hình trường lớp. Năm học đầu tiên sau ngày tái lập tỉnh, toàn tỉnh có 349 cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông, 02 trường trung cấp với 82.313 học sinh. Đến năm học 2018-2019, toàn ngành có 423 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và các trung tâm với hơn 160.000 học sinh, sinh viên. Hệ thống cơ sở đào tạo, dạy nghề gồm có 01 phân hiệu Đại học Huế, 02 trường cao đẳng và 05 trường trung cấp. Trung tâm học tập cộng đồng phủ khắp 141 xã, phường, thị trấn, trong đó có 136 trung tâm có đủ cán bộ quản lý và hoạt động hiệu quả.

Để đáp ứng nhu cầu học tập, Nhà nước cũng đã có chủ trương xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực cho xã hội đầu tư cho giáo dục; đa dạng hóa các loại hình học tập và phát triển các trường ngoài công lập. Về tốc độ phát triển trường ngoài công lập ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của con em nhân dân. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 15 trường mầm non, 02 trường phổ thông đa cấp, 02 trường trung cấp chuyên nghiệp dân lập, tư thục và hàng nghìn nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, tư thục.

Bắn chữ :

Năm học 1989 – 1990

2018-2019

3 Trường học kiến cố, cao tầng

Tỷ lệ trên 72,5%.

349 cơ sở giáo dục

423 cơ sở giáo dục

02 trường trung cấp

01 phân hiệu Đại học Huế

02 trường cao đẳng

05 trường trung cấp

2 ông Thầy Gio Linh, Trần Hưng Đạo + Vĩnh Linh

Thành tựu 30 năm qua của giáo dục và đào tạo Quảng Trị có rất nhiều ý nghĩa đối với sự phát triển của tỉnh nhà, kết quả này phải kể đến sự trưởng thành  của các thầy, cô giáo. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành cũng được tăng cường về số lượng, chuẩn hóa về trình độ, đảm bảo yêu cầu của việc dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục. So với ngày đầu tái lập tỉnh chỉ có có 5.374 cán bộ, giáo viên thì đến nay, toàn ngành hiện có 14.849 người. Hiện nay tổng số cán bộ quản lý, giáo viên mầm non và phổ thông đạt chuẩn chiếm tỷ lệ 99,82%. Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp đều được nâng lên theo chuẩn và vượt chuẩn. Hiện nay, trong toàn ngành có 18 cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, giáo viên có học vị tiến sỹ. Phần lớn nhà giáo có năng lực sư phạm, đáp ứng được yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp dạy học.

Bẵn chữ:

Về đội ngũ :

Năm 1989 : 5.374 cán bộ, giáo viên

Năm 2019: 14.849 người

Nhiều năm qua, ngành giáo dục Quảng Trị tập trung toàn lực cho việc đổi mới phương pháp dạy và học, hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục - đào tạo. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã hỗ trợ tích cực trong công tác quản lý và tổ chức các hoạt động dạy học. Chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng lên một cách vững chắc, đã tạo được nền căn bản cho giáo dục mũi nhọn và giáo dục chất lượng cao. Giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục trí dục và kỹ năng sống cho học sinh được quan tâm.

Với sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh, sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, các ngành chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục được giữ vững, phát triển; chất lượng giáo dục mũi nhọn đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Kỳ thi THPT quốc gia hằng năm, kết quả thi tốt nghiệp học sinh tỉnh Quảng Trị ngang bằng hoặc có năm cao hơn tỷ lệ học sinh tốt nghiệp chung của toàn quốc. Đối với sinh giỏi văn hóa, trong 30 năm qua, đã có hàng chục ngàn em đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh ở cả 3 cấp: tiểu học, THCS và THPT. Số học sinh giỏi quốc gia lớp 12 từ năm 1999 đến 2019 toàn tỉnh đạt 457 giải. Bên cạnh đó, có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi như giải Toán qua mạng Internet, trên máy tính Casio, các sân chơi trí tuệ cấp quốc gia, các cuộc thi học sinh giỏi khu vực và quốc tế… Năm 2015 em Văn Viết Đức học sinh Trường THPT Thị Xã Quảng Trị đạt Quán quân Đường lên đỉnh Olympia, năm 2017 em Phan Đăng Nhật Minh học sinh Trường THPT Hải Lăng giành ngôi vị Quán quân Đường lên đỉnh Olympia, năm 2017 em Phạm Huy học sinh Trường THPT Thị Xã Quảng Trị đạt giải ba quốc tế Cuộc thi Khoa học kỹ thuật do Intel ISEF tổ chức, năm 2018 em Lê Thanh Tân Nhật học sinh Trường THPT Thị Xã Quảng Trị đạt Á quân Đường lên đỉnh Olympia, em Võ Thục Khánh Huyền, học sinh Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, đạt huy chương Bạc tại Kỳ thi Olympic Toán học Singapore và Châu Á - SASMO 2017, em Đỗ Nguyễn An Huy, học sinh Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn đạt huy chương Bạc và em Lê Văn Tuấn, học sinh Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn đạt huy chương Đồng tại Kỳ thi Olympic Hình học Iran mở rộng năm 2018. Gần đây, em Thái Xuân Đăng, học sinh Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn đạt huy chương Bạc môn Tin học Olympic Châu Á – Thái Bình Dương... Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng cao, bình quân mỗi năm có khoảng 6.000 lượt thí sinh thi đỗ đại học, cao đẳng; xếp hạng của tỉnh theo điểm trung bình kết quả thi đại học, cao đẳng 5 năm trở lại đây đứng ở vị thứ từ 29 đến 32 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố trong cả nước; nhiều học sinh đỗ thủ khoa vào các trường đại học.

Phỏng vấn Thầy giáo – THPT Chuyên LÊ QUÝ ĐÔN

Với bề dày truyền thống tốt đẹp cùng những thành tích đã được ghi nhận, trong những năm qua, ngành giáo dục tỉnh nhà đã được đón nhận nhiều phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước, Chính phủ trao tặng, tiêu biểu như: Huân chương Lao động hạng Nhất, Có 01 tập thể được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Chính phủ tặng cờ thi đua đơn vị xuất sắc toàn quốc năm 2011 và 2013, Bộ GD&ĐT tặng cờ thi đua đơn vị dẫn đầu toàn ngành, UBND tỉnh tặng cờ thi đua đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh; Bộ GD&ĐT tặng Cờ thi đua đơn vị xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”; Từ năm 1989 đến nay, toàn Ngành đã có 01 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, 48 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú; hàng ngàn cán bộ quản lý, giáo viên đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động, Bằng khen Thủ tướng Chính phủ và nhiều danh hiệu thi đua cao quý khác.

Sau 30 dựng xây và phát triển, ngành Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị được xem là điểm sáng, là niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng phát triển kinh tế - xã hội trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh nói riêng và cho cả nước nói chung.

Phỏng vấn – TIẾN SỸ LÊ THỊ HƯƠNG

 “Ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay”, Ngành giáo dục đào tạo Quảng Trị hôm nay vinh dự được kế thừa những thành tựu nổi bật của thế hệ đi được, cộng hưởng sức mạnh từ sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân, với nhiều khó khăn phía trước, nhất là những thách thức đặt của nền giáo dục trong bối cách cuộc cách mạng công nghệ 4.0, nhưng tin tưởng rằng, tiếp bước các thế hệ đi trước, bằng tình yêu nghề tha thiết, những người lái đò thầm lặng Quảng Trị sẽ tiếp tục cố gắng hơn nữa trong sự nghiệp dạy chữ - dạy người, thắp lên ngọn lửa say mê học tập cho học sinh, khơi dậy cho các em khát khao lập thân, lập nghiệp và cống hiến để xây dựng quê hương đất nước, hoàn thành nhiệm vụ Trồng người lớn lao mà Đảng và Nhà nước giao phó, xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân, xứng đáng với miền đất học Quảng Trị yêu thương./.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lê Vĩnh Nhiên 20/11/2019 07:11
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà