Phóng sự "Hành trình tìm bạn của cựu chiến binh Mỹ"
Danh mục
Phóng sự - Tài liệu
NỘI DUNG
Lời dẫn : Thưa QV&CB! Chiến tranh luôn gây ra thiệt hại và mất mát to lớn cho tất cả các bên. Đối với Hoa Kỳ, bên thực hiện cuộc chiến tranh tại Việt Nam, cũng phải chịu đựng những tổn thất nặng nề. Đến bây giờ, gần nữa thế kỷ sau cuộc chiến tranh, Hoa Kỳ vẫn đang trả cái giá của cuộc chiến, cụ thể, là nhiều quân nhân Mỹ đã bỏ mạng hoặc vẫn mất tích; nhiều cựu binh Mỹ dù sức đã yếu nhưng vẫn quay lại Việt Nam và cố tìm cho được hài cốt của bạn mình.

Con đường mòn lên rẫy của đồng bào Vân Kiều ở huyện Đakrông, Quảng Trị điệp trùng núi non và bồng bềnh mây phủ. Nó là một ngọn núi heo hút thuộc bản Khe Hiên, xã Hướng Hiệp nhưng lính Mỹ gọi là căn cứ Russell, một căn cứ hỗ trợ hỏa lực cách khu phi quân sự DMZ 8 km về phía tây.

Núi cao, đường trơn trượt và tuổi tác theo thời gian khiến bước chân của Bob Haseman, cựu chỉ huy cấp trung đội thuộc Quân đoàn I, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ càng thêm khó nhọc.

Cơn mưa rừng bất chợt đổ xuống khiến Bob Haseman càng liên tưởng về thời chiến tranh khốc liệt mà ông từng đồn trú ở đây đúng 50 năm trước. Một cuộc chiến tranh mà ông nói rằng là một sai lầm lớn của người Mỹ. Ông nói rằng, chúng tôi lẽ ra không nên tham gia vào cuộc chiến và nghĩ rằng người Mỹ gây ra quá nhiều thiệt hại cho nơi này hơn là những điều tốt đẹp.

P.v Bob Haseman – Cựu chỉ huy trung đội thuộc Quân đoàn I, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.

Năm 1969, lúc đó tôi là một chỉ huy trung đội thuộc Quân đoàn Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Trung đội của tôi có 35 người và chúng tôi đồn trú trên các căn cứ hỏa lực ở miền núi phía tây tỉnh Quảng Trị trong đó có căn cứ Russell mà hôm nay chúng tôi đến.”

Lần đầu tiên trở lại Quảng Trị sau chiến tranh, Bob mang theo con trai Brian cùng cựu binh, nhà báo Ron Martz và Tom Irwin.

Trở lại nơi cũ, các cựu binh Mỹ mang theo bó hoa tươi, cắm trên đỉnh đồi để tưởng nhớ người bạn Jimmy Jackson đã mất tích đúng ngày này 50 năm trước. Và việc tìm lại các chứng cứ và dữ kiện của người bạn bị mất tích tại đây là mục đích chính của đoàn cựu binh Mỹ trong chuyến đi lần này. Họ hi vọng dùng dữ liệu thu thập từ chuyến khảo sát để thúc giục Chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục thực hiện cuộc tìm kiếm toàn diện hơn nữa.

Bob Haseman kể lại rằng căn cứ Russell nguyên là nơi hỗ trợ hỏa lực nằm trong rừng, hầu hết khoảng thời gian đóng tại đây đều nhàm chán. Ban ngày tham gia tuần tra bảo vệ căn cứ với những lo sợ; ban đêm thì nỗi lo càng lớn hơn vì bộ đội Việt Nam có tể tấn công bất cứ lúc nào. Vào tháng 9/1969, quân đội Hoa Kỳ quyết định bỏ rơi căn cứ Russell và dự kiến cho căn cứ này nổ tung khi tất cả đã rút đi. Thuốc súng đã được bố trí và ngòi nổ đã sẵn sàng. Trung đội của Bob Haseman lên trực thăng CH-53 xuất phát trước; 2 trực thăng còn lại bay quanh chờ 2 trung đội khác. Sau khi xuất phát thì Bob nghe trên tín hiệu bộ đàm báo vụ nổ đã vô tình bị kích hoạt sớm hơn mong đợi. Hậu quả 4 lính Mỹ thiệt mạng và 15 người khác bị thương. Trong đó có bạn ông, hạ sĩ Jimmy Jackson, trường hợp đến nay được cho là 1 trong những quân nhân Mỹ mất tích bí ẩn nhất khi có một số ý kiến cho rằng sau vụ nổ, Jackson bị thương và được đưa về bệnh viện Quảng Trị rồi tự nhiên biến mất mà không ai giải thích được vì sao.

Tuy nhiên, những cựu binh Mỹ này đi cùng Bob thì tin rằng người bạn Jackson đã bị thiệt mạng sau vụ nổ để bỏ lại căn cứ.

Đi cùng đoàn trở về căn cứ cũ Russell lần này có cựu binh, nhà báo Ron Martz. Ông đã theo đuổi các bằng chứng về trường hợp mất tích của Jimmy Jackson từ hơn 30 năm nay. Sau nhiều nỗ lực của ông và một số cựu binh khác, đến gần đây, Quân đội Hoa Kỳ mới thừa nhận rằng có thể Jackson đã vô tình bị bỏ sót lại và mất tích ngay sau vụ nổ.

PV Bob Haseman  - Cựu chỉ huy trung đội Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ

-Tôi nghĩ đó là một sai lầm lớn và tôi ước rằng chúng tôi đã không làm điều đó. Chúng tôi đã gây quá nhiều tổn thất. Tôi ước rằng chúng tôi tìm ra cách thức tốt hơn trong tiếp cận vấn đề với Việt Nam tại thời điểm đó. Và bạn biết không tôi nghĩ đáng lẽ ra chúng tôi không nên có cuộc chiến đó..

Giá như không có chiến tranh thì tôi và người bạn Jimmy Jackson đã không phải đến đây và cậu ấy đã không bị mất tích trên đồi như thế.

PV Brian Haseman  - Con trai cựu binh Bob Haseman

Tôi nghĩ rằng không nên có chiến tranh. Khi chiến tranh thì bổng nhiên nhiều quốc gia và nhiều người phải tham gia vào việc mà họ không muốn và tôi cho rằng đó là một trong những vấn đề lớn nhất mà chúng ta gặp phải. Vậy nên tôi không muốn chiến tranh, không cần thiết phải có chiến tranh. Nếu có thể thì hòa bình là cách tốt nhất để dàn xếp mọi chuyện.

Trên đường trở về, những cựu binh Mỹ vẫn day dứt vì người bạn của họ, Jimmy Jackson, vẫn nằm lại tại Quảng Trị, một sự mất mát mà đến 50 năm sau cuộc chiến họ vẫn còn phải trả giá. Thời gian đã quá lâu khiến những người lính Mỹ năm xưa thêm già yếu. Bởi vậy, đây có thể là chuyến đi cuối cùng của họ trở lại Việt Nam tìm bạn. Nhưng cũng thật chua chát, họ vẫn chưa tin liệu với dữ liệu thu thập lần này sẽ thuyết phục được chính quyền Mỹ hay không. Nhưng họ hi vọng thế hệ con cái của mình đi theo trong chuyến đi này sẽ nhận ra được sai lầm của chiến tranh và đừng bao giờ để nó lặp lại; đến để hiểu hơn về Việt Nam và hướng đến những việc làm có ích trong tương lai.

 

Thành Bắc

(thực hiện trong chuyến đi cùng các cựu binh Mỹ)




 

 

*Nội dung một số đoạn hội thoại trên đỉnh căn cứ Russell (bắn phụ đề trong phóng sự):

 

+Ron: “Tôi không tin là căn cứ hướng về phía Tây đâu. Hướng tây đâu nhỉ. Vậy thì nó ở hướng Bắc hay Nam?

+Bob: Phía Bắc. Nó hướng tới một trong những vùng phía kia

…………………………..

+Bob: Đây là hướng Bắc đúng không?

+Brian: Nơi trú ẩn ở phía Tây.

+Bob: Vậy là ở bên này.

+ Bob: Cái thìa này có lẽ từ thời đó.

+ Bob: Các boong-ke trú ẩn ở dọc theo dưới kia.

+ Bob: Hãy định vị thêm những nơi khác.

+Ron: Bây giờ chúng ta sẽ xác định vị trí ở đằng kia.

+Ron: Anh biết đấy, trước đây họ đã tìm thấy một vài di vật như chiếc nhẫn, ve hàm hạ sĩ, trung sĩ như của Jackson.

……………..

+Ron: Tôi nghĩ họ đã đánh dấu sai nơi đặt những khẩu súng.

+Brian: Như vậy là những bậc thang đi lên nằm ở đây. Có thể là chú ấy đã ở vị trí này.

+Ron: Họ mô tả là khi người đầu tiên ném tàn thuốc vào trong các hố thuốc súng thì nó chưa nổ lớn đâu. Nó chỉ giống như tiếng vút của chiến đấu cơ.

Tôi không biết sự thật có như vậy không nhưng tôi nghĩ theo hướng vụ nổ mà họ đánh dấu ở đây chỉ là tiếng nổ khởi đầu thôi.

+Bob: Đây có thể là vỏ đạn chiến tranh.

+Brian: Số thứ 2 là 1859…440

Đúng vậy. 34 là ở đằng kia.      …….    185.941

+Ron (cầm trên tay mảnh vũ khí cũ): Đây là chất liệu sợi thủy tinh.

+Bob: Chúng dùng cho xe tăng phải không?

 Chúng ta gọi nó là nòng súng à?

 

 

Chú thích duyệt

Phóng sự đã được phòng BT đuyệt, nội dung khá tốt. Đề nghị lãnh đạo xem và cho thực hiện

File đính kèm: ps-hanh-trinh-cua-cac-cuu-binh-my-tim-ban-lai.docx
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thành Bắc 14/10/2019 10:51 Lê Vĩnh Nhiên 20/11/2019 07:11
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà