Dọc đường văn nghê 28/5
Danh mục
Dọc đường văn nghệ
NỘI DUNG
Lời dẫn : Dọc đường VN 28/5 -Thưa quý vị và các bạn! Mở đầu ct, chúng ta cùng đến với một nghệ sĩ đa tài, đó là nghệ sĩ Nguyễn Trọng Tạo qua bài viết của Xuân Dũng : Nguyễn Trọng Tạo-chấm phá một tài hoa, mời quý vị và các bạn cùng nghe. -Phần cuối ct khi trải nghiệm về một nơi chốn quê nhà, Xuân Dũng có bút ký : Đi dọc một làng quê, chúng ta cùng theo dõi -Qúy thính giả vừa theo dõi ct: dọc đường văn nghệ với sự tham gia của..., thân ái chào tạm biệt.

    NGUYÊN TRONG TẠO: CHẤM PHÁ MỘT TÀI HOA.

                                                                                                (Xuân Dũng)

Nguyễn Trọng Tạo (25/8/1947 - 7/1/2019) là nhà thơ, nhà văn, kiêm nhạc sĩ, hoạ sĩ, sinh tại Diễn Châu, Nghệ An, đi lính năm 1969, học Đại học viết văn Nguyễn Du khoá 1, làm thơ từ năm 14 tuổi. Ông là Uỷ viên Hội đồng thơ của Hội nhà văn Việt Nam, Trưởng ban biên tập báo Thơ (2003–2004), từng được các giải thưởng thơ của Nghệ An năm 1969, và giải thơ của các báo Văn nghệVăn nghệ quân độiNhân dân (1978), hai lần được Giải thưởng Văn học nghệ thuật cố đô (Huế), Giải thưởng Văn học nghệ thuật Hồ Xuân Hương, Giải thưởng Uỷ ban toàn quốc các hội văn học nghệ thuật Việt Nam về thơ và văn xuôi. Thơ và truyện ngắn của ông dịch ra tiếng Pháp, Anh, Nga, Tây Ban Nha...
Ngoài thơ, ông còn là nhạc sĩ, công tác tại Tạp chí Âm nhạc và Thời đại của Hội nhạc sĩ Việt Nam.

   Riêng với Quảng Trị sau ngày tái lập tỉnh năm 1989, anh cùng hai nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Quang Lập theo sự phân công của Hội VHNT tỉnh Bình Trị Thiên sáng lập tạp chí Cửa Việt. Đóng góp quan trọng nhất của anh là phần mỹ thuật của tạp chí này. 

   Thơ Nguyễn Trọng Tạo được công chúng đón nhận và các nhà thơ phê bình, các nhà thơ cũng đánh giá cao vì anh đã tạo được cách nói riêng, giọng điệu riêng trong dòng chảy thi ca. Nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến đánh giá : “Thơ của Nguyễn Trọng Tạo là thơ của những cái chớp mắt... Cảm hứng nhân văn của Nguyễn Trọng Tạo không hề dễ dãi, và, lấp lánh vô tận như những cái chớp mắt..” , còn nhà thơ Vũ Cao thì ghi nhận :Nếu người đọc muốn tìm thấy ở thơ Nguyễn Trọng Tạo câu trả lời chức năng của thơ là gì thì khó mà có một lời giải đáp cụ thể. Ta thấy thơ anh không nhằm phục vụ một nhiệm vụ hoặc cổ vũ một trào lưu gì. Anh như một người lẻ loi đứng trên các nẻo đường, mặc cho các lớp người cứ trùng điệp ồn ào qua lại.
Thật khó có thể xếp Nguyễn Trọng Tạo vào một lớp nhà thơ nào. Ngòi bút anh thoải mái với những điều không phải dễ nói ra...”

   Nguyễn Trọng Tạo là nhà thơ có phong cách sáng tác thơ vừa dân dã lại vừa hiện đại, vừa duy lý nhiều khi đến mức nghiêm ngặt, lại vừa duy tình và duy mỹ đến tận cùng bản ngã. Thơ anh xông xáo trên nhiều đề tài, lĩnh vực của cuộc sống từ thơ tình đến thơ thế sự, từ những riêng tây đến nỗi niềm chung, nhất là tránh được sự dễ dãi, mòn cũ trong thể hiện của một nhà thơ đã có tiếng trên thi đàn. Đặc biệt, giọng thơ trữ tình-thế sự của anh đã tạo nên nhiều tác phẩm được dư luận quan tâm, các nhà phê bình cũng phải chú mục. Có thể kể tên nhiều bài thơ có sức lan tỏa dài lâu như “Tản mạn thời tôi sống”, “Cây gậy Nguyễn Quang Lập”, “Đồng dao cho người lớn”...Các nhà phê bình thường nhắc đến hai câu thơ có tính chất cột mốc  trong lập ngôn thơ của Nguyễn Trọng Tạo như một năng lực biểu hiện của thi ca khi gắn liền với thế sự, một tuyên ngôn thi rất riêng của nhà thơ: “Thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi/Câu trả lời thật không dễ dàng chi” (Tản mạn thời tôi sống).

   Thơ Nguyễn Trọng Tạo thường năng trĩu nỗi suy tư, trăn trở và  chiêm nghiệm khiến mọi dao động của con sóng thơ không chỉ trượt trên bề mặt của hiện tượng, sự vật mà còn tạo nên những cơn sóng ngầm dai dẳng trong cảm xúc tiếp nhận ngay cả những đề tài có vẻ  xa vời thời cuộc chẳng hạn  như khi “Đồng dao cho người lớn”:

   có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi
có con người sống mà như qua đời

có câu trả lời biến thành câu hỏi
có kẻ ngoại tình ngỡ là tiệc cưới

có cha có mẹ có trẻ mồ côi
có ông trăng tròn nào phải mâm xôi

có cả đất trời mà không nhà ở
có vui nho nhỏ có buồn mênh mông

mà thuyền vẫn sông mà xanh vẫn cỏ
mà đời vẫn say mà hồn vẫn gió

có thương có nhớ có khóc có cười
có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi.

   Để rồi khi trở về với cái tôi riêng mình thì niềm riêng thi sĩ vẫn hiện về trong xao xác tài hoa và ngay cả khóc cười cũng khác:

     chia cho em một đời tôi
một cay đắng
 một niềm vui
  một buồn
tôi còn cái xác không hồn
cái chai không rượu tôi còn vỏ chai

chia cho em một đời say
một cây si
       với
               một cây bồ đề
tôi còn đâu nữa đam mê
trời chang chang nắng tôi về héo khô

chia cho em một đời Thơ
một lênh đênh
       một dại khờ
               một tôi
chỉ còn cỏ mọc bên trời
một bông hoa nhỏ lặng rơi mưa dầm...

  Nhiều người đọc chuyên nghiệp cũng đồng tình với ý kiến rằng thơ Nguyễn Trọng Tạo nhiều sắc màu, giàu nhạc điệu có lẽ vì nhà thơ còn là một nhạc sĩ, một họa sĩ minh họa và trình bày mỹ thuật nên góc cảm, góc nhìn đa diện trong sáng tạo thi ca. Điều này tạo nên sự sinh động nhiều vẻ, vượt qua sự đơn điệu, lặp lại dễ nhàm chán mà thi ca hiện đại đang muốn lột xác để đồng hành với công chúng văn học hôm nay. Những suy tưởng, triết lý trong thơ anh không khô hạc, trái lại xanh tươi, sống động bật dậy thành thơ, thành lời từ những cảnh ngộ và tâm trạng cụ thể rất người trong muôn nẻo nhân sinh.    Chỉ ngần ấy thôi cũng đủ chấm phá một chân dung thơ Nguyễn Trọng Tạo đa thanh, đa sắc và lấp lánh tài hoa vừa giã biệt cõi đời.

   Nhà thơ đã đi xa sau một đời sống sôi động, hào sảng, yêu và lao động hết mình, sống một cuộc đời bằng nhiều cuộc đời, để lại cho nhân gian nhiều tác phẩm văn nghệ có giá trị cả về nội dung lẫn nghệ thuật và rất nhiều những tiếc thương, tưởng niệm của những người yêu văn học nghệ thuật. Thì nói theo cách nói của nhà thơ khi hát “Đồng dao cho người lớn” : Có thương có nhớ có khóc có người/Có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi”.

   Vậy thì có cái chớp mắt đã thấy một cuộc đời nghệ sĩ đã đi qua và cả những gì còn đọng lại để thêm nhớ tiếc nhiều hơn một tài hoa văn nghệ- Nguyễn Trọng Tạo.



  

 

 

       ĐI DỌC MỘT LÀNG QUÊ.

                                                                          ( Xuân Dũng)

   Tôi đã biết Mỹ Thủy (Hải An, Hải Lăng) từ trước khi  đặt chân đến mảnh đất này. Có thể gọi tên đây là “Làng Đỏ” giữa bời bời cát trắng Hải Lăng…

   Nhiều người đồng thuận cao  với ý kiến đây là vùng quê có truyền thống cách mạng kiên trung, lại có lợi thế trong giao thông thủy-bộ, tạo nên huyết mạch thông thương giữa một vùng đồng bằng có vị trí kinh tế quan trọng trong kháng chiến, một cửa ngỏ từ Thừa Thiên-Huế ra Quảng Trị. Tóm lại là một cái gai nhọn trong mắt quân xâm lược hồi ấy đang muốn đánh nhanh thắng nhanh để thực hiện dã tâm nuốt gọn “Bình Trị Thiên khói lửa”. Cũng như cách đó không xa, “Trận Thanh Hương” ác liệt khi giặc Pháp hành binh từ Huế ra Quảng Trị và đã được nhà văn Nguyễn Khắc Thứ khắc họa thành công trong tác phẩm truyện ký cùng tên buổi đầu kháng chiến.

  Kẻ thù muốn xóa sổ một “Làng Đỏ” không cam chịu lùi bước trước quân xâm lược. Và hai trận thảm sát man rợ đã cướp đi 526 mạng người Mỹ Thủy vào năm 1948, chính xác là vào ngày 19/3 và 8/4/1948.

Trên bia chứng tích hôm nay của một di tích quốc gia ở Mỹ Thủy chỉ ghi ngắn gọn hơn sáu mươi chữ về tội ác trời không dung, đất không tha để tạc vào đất trời và lòng người các thế hệ về vụ thảm sát lịch sử : ““Với âm mưu dập tắt lòng yêu nước và phong trào cách mạng của nhân dân Quảng Trị, trong hai ngày 19-3 và 8-4, quân đội Pháp tổ chức cuộc hành quân quy mô lớn đã càn quét và thảm sát một cách man rợ thôn Mỹ Thủy làm chết 526 thường dân vô tội, trong đó có nhiều người già, phụ nữ và trẻ em".

Thương tiếc những người dân yêu nước, một lòng trung trinh với cách mạng và kháng chiến, nhà thơ Quảng Trị Dương Tường đã viết bài thơ “Tiếng hàng dương Mỹ Thủy” vào năm 1949. Những câu thơ thác lời cây dương làng biển thống thiết và căm hờn vang lên như những hồi chuông tưởng niệm những đồng bào đã khuất :”Ta, cây dương Mỹ Thủy/Kể lể thù năm xưa/Lời thấm vào xương tủy/Vang ngân dài muôn thu…Muôn đời sau dằng dặc/Có khuây hận thù xưa/Ta gởi trời vi vút/Thương xót đến bao giờ”.

Tôi vẫn còn nhớ đến một tác phẩm văn học về làng quê Mỹ Thủy đọc thời bao cấp đang tuổi học trò. Trong kháng chiến chống Mỹ tên tuổi anh hùng liệt sĩ Trần Thị Tâm đã được biết đến nhiều. Nhà thơ Thu Bồn chỉ ghé qua huyện  Triệu Hải  ít ngày mà đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết hai tập “Dưới đám mây màu cánh vạc” tái bản đến mấy lần, được dịch giả Xô viết dịch sang tiếng Nga. Cuốn sách này được nhiều người ưa thích bởi yếu tố kỳ ảo được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật hợp lý, tạo nên một tác phẩm khá thành công theo ý kiến của nhà phê bình Vương Trí Nhàn. Ông còn cho rằng vì tác giả là con đẻ của chiến tranh nên khi gặp câu chuyện anh hùng Trần Thị Tâm, dù chỉ qua thực tế sáng tác vài ngày, Thu Bồn vẫn viết nên một cuốn tiểu thuyết khá đầy đặn về một người con gái kiên cường, bất khuất của quê hương Quảng Trị, ấy là nhờ vốn sống, kinh nghiệm sống của mình qua chiến tranh. Nhiều trường học, đường phố ở Quảng Trị mang tên người liệt nữ Mỹ Thủy như là một chứng chỉ tâm linh uống nước nhớ nguồn. Nói về quê hương, Nhà giáo ưu tú, Nhà thơ Võ Văn Hoa, một người con quê hương Hải Lăng cảm nhận  (băng)

 

Mới đây tôi đã liên hệ với chính quyền địa phương xã Hải An để tìm hiểu và có thể tái hiện một hoạt động văn nghệ dân gian độc đáo nơi đây, đó là màn múa tập thể thường được diễn xướng vào lễ hội, nhất là mùa xuân, có tên “Thiên hạ thái bình”. Thật tuyệt vời tên gọi này khi bày tỏ khát vọng cao quý  và vĩnh hằng của loài người! Thái bình, thịnh trị  đời nào mà chẳng cần và ai mà chẳng muốn.

   Mỹ Thủy và cả Hải Lăng đang từng bước chuyển
File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 28/05/2021 15:54 Phạm Xuân Dũng 28/05/2021 15:54
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà