Dọc đường văn nghệ 4/6
Danh mục
Dọc đường văn nghệ
NỘI DUNG
Lời dẫn : Dọc đường VN 4/6 -Thưa quý vị và các bạn! Mở đầu ct, chúng ta cùng tìm hiểu đôi nét về một nghệ sĩ tài danh của quê hương Quảng Trị qua bài viết của Xuân Dũng,mời quý vị và các bạn cùng nghe. -Phần cuối ct, khi nhìn lại một công trình đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến sáng tác văn nghệ sau ngày nước nhà thống nhất, Xuân Dũng có bài viết sau, chúng ta cùng nghe. -Qúy thính giả vừa theo dõi ct: dọc đường VN, chương trình có sự tham gia của...thân ái chào tạm biệt.

                      NHẠC SĨ HOÀNG THI THƠ.

                                                                                   (Xuân Dũng)

   Nằm bên cạnh dòng sông Thạch Hãn, làng Bích Khê từ lâu được biết đến như một làng cổ trên đất Quảng Trị, một nơi chốn được xem là địa linh nhân kiệt nổi danh. Làng quê hiền hòa giữa vùng đồng bằng Triệu Phong qua mấy trăm năm tuổi vẫn luôn bâng khuâng gợi cội nhớ nguồn.

   Nói đến Bích Khê là nói đến một vùng quê con người trung hậu, can đảm, hiếu học, tài hoa. Tổ tiên dân làng này theo Chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào đây lập nghiệp từ thưở ban sơ năm 1558. Ba họ chính đầu tiên khai lập làng Bích Khê là họ Lê, họ Đỗ và họ Hoàng vẫn tồn tại, sinh sôi cho đến ngày nay tạo nên gốc rễ của một thôn trang tên tuổi. Người Bích Khê dù làm ruộng hay thợ thủ công, dù chân lấm tay bùn, chơi đàn theo nghiệp tổ hay miệt mài đèn sách vẫn luôn gắng gỏi, làm hết sức mình để bồi đắp cho đời như phù sa dòng Thạch Hãn.

   Trong lịch sử âm nhạc hiện đại Việt Nam, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ  sinh năm 1929 mất năm 2001 là một chân dung nổi tiếng được hàng triệu khán giả hâm mộ. Ông đã sáng tác gần 200 ca khúc, được nhớ đến bởi những bài hát  mang âm hưởng dân gian, chất chứa tình quê, hồn quê lai láng như : Đường xưa lối cũ, Trăng rụng xuống cầu, Rước tình về với quê hương, Duyên quê, Túp lều lý tưởng…những ca khúc trở thành tiếng lòng người Việt qua mấy thế hệ. Ngoài tư cách là một nhạc sĩ nổi tiếng, ông còn là nhà soạn kịch và đạo diễn phim video.

  Đánh giá ca khúc của ông, nhạc sĩ Tuấn Khanh, khẳng định:  Âm nhạc của Hoàng Thi Thơ là một nét độc đáo, không lẫn lộn với bất kỳ ai. Nhạc thuật của ông biến hóa đôi khi hết sức dàn trải, đôi khi lại ứng dụng phương thức điệp âm, môtip rất gần gũi dễ nhớ, nhưng trong ca từ luôn luôn giàu có hình ảnh những nét đẹp của quê hương, khát vọng cho một tương lai tươi sáng. Giai điệu của ông phần lớn sảng khoái, sôi nổi và là một sự kết hợp độc đáo của phong cách của miền Trung - Quảng Trị quê hương ông và miền Nam - nơi ông có hơn 40 năm sống và sáng tác, hoạt động nghệ thuật.

Vốn từng tham gia kháng chiến, là bạn của những nghệ sĩ thế hệ đầu của Việt Nam như nhạc sĩ Trần Hoàn, nhà thơ Lưu Trọng Lư... miêu tả của ông trong âm nhạc cũng đầy tính cổ điển nhưng lại rất thơ mộng và dân dã. Nhiều bài hát của ông gần như là bài hát “cửa miệng” của các thế hệ người Việt dù ở trong nước hay đi xa, như Ðường xưa lối cũ, Trăng rụng xuống cầu, Rước tình về với quê hương, Ðám cưới trên đường quê, Ô kìa đời bỗng dưng vui...

 

 Khi về ngôi nhà thơ ấu kỷ niệm nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ sẽ thấu hiểu hơn về nơi chôn nhau cắt rốn của một tài năng âm nhạc. Ngôi nhà hương hỏa tọa lạc ở làng hòa mình giữa thiên nhiên thôn dã chốn quê đã nuôi dưỡng tâm hồn người nghệ sĩ. Này đây trong khu vườn với hoa trái chân quê ở miệt làng đồng bằng trù phú, với cảnh vật an lành như muốn níu chân người thăm viếng. Một mái nhà tranh đơn sơ với những đồ vật lấm láp chân quê của người nông phu thức khuya dậy sớm bạn cùng đồng ruộng quây quần bên nhau trong một không gian đầy ắp quê hương. Chính nơi chốn này đã sinh hạ và dưỡng dục một nghệ sĩ đồng quê đích thực của dân tộc Việt Nam. Những bài hát của ông vẫn vang lên sau lũy tre làng, bên những hàng cau cho dù người sáng tác đã từ lâu đi vào miền thương nhớ. Họ, sau những bận rộn bên cánh đồng làng vào mùa thu hoạch lại gặp nhau trong những ngôi nhà của làng mạc Việt Nam mà hát cho nhau nghe những điều máu thịt mà người nhạc sĩ đã từng gởi gắm. Đó chính là hạnh phúc giản dị mà lớn lao của một đời nghệ sĩ. Và cho dù ông đã đi xa thì những người yêu quý ông vẫn tìm đến nghĩa trang ở tận nước Mỹ xa xôi mà thắp nén hương lòng tưởng nhớ.

 

 

       DẤU ẤN MỘT  CÔNG TRÌNH TRONG TÁC PHẨM VĂN NGHỆ.

                                                                                      (Xuân Dũng)

  Trên dải đất miền Trung, hiếm có một công trình thủy lợi nào để lại dấu ấn đậm sâu trong những sáng tác của văn nghệ sĩ, đặc biệt là với những tên tuổi như Trần Hoàn và Trịnh Công Sơn như công trình đại thủy nông Nam Thạch Hãn. 

  Cho đến hôm nay nhiều người vẫn nhớ về bài hát “Câu hò trên công trường Nam Thạch Hãn” của nhạc sĩ Trần Hoàn về công trình đại thủy nông trên vùng đất Bình Trị Thiên khi chiến tranh vừa tan khói súng không lâu. Chất liệu âm nhạc lấy từ dân ca hò khoan Lệ Thủy, sáng tác thành ca khúc với giai điệu khỏe khoắn, tiết tấu phù hợp với không khí lao động tập thể nơi công trường, có tác dụng động viên tinh thần của những người "vắt đất ra nước, thay trời làm mưa". Cứ sáng sáng, chiều chiều tiếng loa phóng thanh của công trường phát đi nhiều ca khúc cách mạng, trong đó có bài hát này cảu nhạc sĩ Trần Hoàn.

    Ta nắn dòng mương bắc qua sông qua suối

Ta cho dòng nước biếc đó chảy xuống đồng xa

Anh em ta ơi, ới chị em ơi.

Ta bắt tay vào nhanh ta đào thật sâu

Khoan ơi dô khoan xin mời các bạn.

Khoan ơi dô khoan ơi hò là dố khoan.

Chừ đượm mồ hôi để ngày mai say mùa.

Cho đồng hoang hóa lên xanh lúa xanh mầu

Con sông quê hương ơi ta mến ta thương

Bắt chảy ngược dòng thêm tưới mát đồng xa

Cho đêm đêm ta nghe văng vẳng câu hò…"

 

 Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mùa xuân 1978 cũng đã về Quảng Trị “đi thực tế” viết thành bút ký nóng hổi“Tháng 3 trên công trường Nam Thạch Hãn”. Không khí công trường, cảnh vật và con người được nhìn qua lăng kính của một nghệ sĩ đa tài: "Đầm đơn đầm đôi rập ràng nện chặt bờ đập mới nhú. Tiếng đập nhịp nhàng đến độ muốn khơi dậy một tiếng hò nện đã quen. Nước ứa ra ở đoạn thấp của con kênh dự trù. Một tốp nữ tát nước ra ngoài, đều tay như múa. Hiện trường bỗng chốc mang cái khí hậu của một sân khấu rộng rãi ngoài trời, màu đất đỏ non tươi làm nền cho một đại vũ khúc mang tên công trình đại thủy nông Nam sông Thạch Hãn".

    “Đội nữ gánh đất từ đồi cao lao xuống nhanh như những cánh hải âu vụt xuống mặt sông”“Đoàn quân chân đất khuôn mặt hiền từ nhưng thách đố. Mỗi bàn chân có năm ngón. Mười ngón chân bám chặt mặt đất như những câu móc bằng thép nguội. Không gì gỡ ra nổi. Những bàn chân bỗng chốc dạy cho tôi biết vì sao mặt đất quê hương này không bao giờ mất được. Những ngón chân rễ cây đại ngàn đã cắm sâu vào lòng đất nước”.

   Tác dụng lâu dài và lớn lao nhiều mặt của công trình này cũng đã được đông đảo người dân ghi nhận. Ông Đỗ Xuân Hiệu xã Triệu Long, huyện Triệu Phong cho biết (băng)

   Công trình đại thủy nông này đã in dấu trong đời sống nông nghiệp Quảng Trị mà còn in dấu trong những tác
File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 30/05/2021 10:38 Phạm Xuân Dũng 30/05/2021 10:38
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà