Tạp chí Văn nghệ chủ nhật 13.6
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí văn nghệ chủ nhật: 13.6.2021

Trích bài hát COVID 19

PTV1: Kính thưa Quý vị và các bạn! Đại dịch COVID-19 đã lan khắp toàn cầu. Nhiều quốc gia phải căng mình chống dịch và đang có những diễn biến đáng lo ngại. Việt Nam chúng ta là một trong những nước ra quân chống dịch từ rất sớm và bài bản. Do vậy, chúng ta đã có những thành công bước đầu trong việc ngăn dịch lây lan.

PTV2:  Cảm nhận được những cố gắng tuyệt vời của các cấp, các ngành, các cá nhân khắp đất nước trong chiến dịch này, các nhạc sỹ,  nhà văn nhà,  thơ thông qua những trang viết của mình đã thể hiện lòng biết ơn của những người dân đối với những người ở tuyến đầu chống dịch.

Trích

PTV1: Không nằm ngoài cuộc trong cuộc chiến chống đại dịch COV 19, đội ngũ văn nghệ sỹ Quảng Trị bằng trái tim và sức mệnh của những người hoạt động trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ của Tỉnh nhà bằng nhiều cách làm khác nhau…để khắc họa và thể hiện tình cảm của mình với nhân dân, với các cấp chính quyền…trong những ngày vừa qua.

Trích: Ông Dùng ngâm thơ.

PT2V: Vâng! Vừa rồi Quý thính giả đã nghe trích đoạn trong bài thơ: “Chuyện tình thời COVID” của nhà thơ Nguyễn Văn Dùng- Chủ tịch Hội VHNT Quảng Trị. Ông sẽ là khách mời cùng chúng ta chia sẽ về những sáng tác của văn nghệ sỹ tỉnh nhà dành cho chủ đề COVID 19 thời gian qua.

1/Xin cảm ơn nhà thơ NVD đã tham gia cùng chương trình hôm nay. Thưa ông! Ông vừa gửi đến Quý thính trích đoạn trong bài thơ: “Chuyện tình thời COVID”. Vậy bài thơ này được ông sáng tác trong hoàn cảnh nào ạ?

Ông Dùng trả lời…

2/Vâng! Được biết ngoài bài thơ “Chuyện tình thời COVID”, nhà thơ NVD cũng có khá nhiều sáng tác về chủ đề này. Thưa ông! Vậy trong thời gian vừa qua, khi làn sóng COVID bùng phát mạnh mẽ trở lại tại nhiều địa phương trong cả nước, trong đó tại tỉnh Quảng Trị cũng đã xuất hiện những ca dương tính COVID 19, cảm xúc của ông ntn ạ?

Ông Dùng trả lời…

3/Và với những tâm trạng đó, văn nghệ sỹ Quảng Trị đã vào cuộc với những hoạt động ntn để cùng với các cấp, các ngành và nhân dân tham gia chống dịch?

Ông Dùng trả lời…(10p nối 7p27s)

Trích bài hát:

PTV1: Quý vị và các bạn vừa đến với bài hát Việt Nam ơi- đánh bay COVID. Vâng! Thưa Quý vị và các bạn! Kể từ khi đại dịch covid 19 xảy ra, văn nghệ sỹ cả nước với mỗi người một lĩnh vực, một cách làm khác nhau đã góp phần ý nghĩa trên mặt trận văn hóa, chung sức phòng chống dịch covid 19. Với sức lan tỏa mạnh mẽ của tác phẩm văn học nghệ thuật đối với công chúng, mặt trận văn hóa nghệ thuật trở nên sôi động và ý nghĩa hơn rất nhiều, qua đó góp phần lan tỏa nhiều thông điệp sâu sắc của cuộc sống trên mặt trận chống đại dịch covid 19.

PTV2: Và ắt hẳn chúng ta còn nhớ: Làn sóng Covid-19 quay lại Việt Nam tuy muộn hơn nhiều quốc gia trên thế giới nhưng ngay sau khi khởi phát ở thành phố Đà Nẵng vào cuối tháng 7/2020 đã nhanh chóng lan ra các tỉnh miền Trung và gây một số ca tử vong. Trước thử thách lớn của làn sóng Covid-19 thứ 2 phức tạp và nguy hiểm hơn, Chính phủ quyết định tập trung nguồn lực dập dịch ở Đà Nẵng và các tỉnh lân cận, áp dụng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới và Bộ Y tế điều động lực lượng lớn chưa từng có tiếp sức cho Đà Nẵng và miền Trung, tái thiết lập giãn cách xã hội.

PTV1: Và, trong lúc cả nước phát huy những kinh nghiệm chống dịch rất quý báu tích lũy được ở giai đoạn đầu, hệ thống y tế với đội ngũ thầy thuốc từng kiểm soát tốt Covid-19 làm việc không ngơi nghỉ thì một lần nữa yếu tố tinh thần góp phần thắp lửa niềm tin chiến thắng đại dịch, trong đó có những ca khúc cải biên, bản nhạc chế cùng mục đích tạo “vaccine” đối trị làn sóng dịch Covid-19 thứ 2. MV Tiếng đàn Ta Lư phiên bản Chiến thắng Covid-19 với lời của Lục Hòa và giọng hát của Lê Ngọc Thúy- đã góp phần cổ động công tác phòng chống Covid-19.

Trích: Tiếng đàn Ta Lư phiên bản Chiến thắng Covid-19

PTV2: Dựa trên nét nhạc được nhạc sĩ Huy Thục sáng tác vào năm 1967 để ca ngợi âm điệu độc đáo của cây đàn Ta Lư đã đưa tinh thần lạc quan của người dân tộc Vân Kiều bay cao giữa đại ngàn Trường Sơn cũng như trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam, Tiếng đàn Ta Lư phiên bản Chiến thắng Covid-19 được phối khí với giọng hát nhẹ nhàng, vui tươi của Lê Ngọc Thúy tràn ngập niềm tin chiến thắng khi diễn tả không khí ngăn chặn, biện pháp phòng chống và xử lý, ứng phó với Covid-19 rất hiệu quả của Việt Nam.

Trích:

PTV2: Quý vị và các bạn  thân mến! Chúng ta vừa nghe bài hát: Tiếng đàn Ta Lư phiên bản Chiến thắng Covid-19 với lời của Lục Hòa và giọng hát của Lê Ngọc Thúy. Còn bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục cuộc trò chuyện cùng với nhà thơ NVD.

4/ Thưa nhà thơ NVD! Để có những sáng tác hay về chủ đề COV 19, bản thân ông và văn nghệ sỹ tỉnh nhà đã lấy nguồn cảm hứng sáng tác từ những câu chuyện hay những thông tin ntn để tạo nên cảm xúc trong từng tác phẩm ạ?

Ông Dùng trả lời…14p

Trích bài hát: Trống cơm chống COV

PTV2: Quý vị và các bạn vừa đến với ca khúc: Trống cơm chống COV. Vâng! Một bài hát được cải biên từ làn điệu dân ca Trống cơm của Bắc Bộ. Không chỉ sáng tác mới mà nhiều ca khúc chống COVID đã được cải biên từ các nhạc phẩm nổi tiếng. Và trong số đó, một trong những bài hát không thể không nhắc đến là ca khúc: Ta đã thấy gì sau Cô Vy của Liên Paris được cải biên từ ca khúc Ta thấy gì đêm nay của nhạc sĩ Trịnh Công.

PTV1: P/s chèn: Năm 1998, trong một lần trò chuyện trước thềm hội quán văn nghệ sĩ ở thành phố Hồ Chí Minh, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nói: Anh rất nể những người cải biên ca từ, chế nhạc của anh, đặc biệt là khi nghe mấy đứa trẻ hát “Một người mù xem ti vi, một người câm đang tập hát, một người cùi đếm ngón tay” vì nhận ra tính triết học nhân sinh, tính nhân văn trong những ca từ đó sâu sắc lắm, cao lắm, hơn hẳn lời của bài hát gốc.

22 năm sau, nhân loại bước vào thập niên thứ ba của thể kỷ XXI với một trật tự bình thường mới trên thế giới được xác lập bởi chủng mới của virus Corona, và một lần nữa ca từ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được chế. “Ta đã thấy gì sau Cô Vy, dịch đi muôn vạn hiểm nguy, đài báo loan tin khắp mọi miền. Hãy ở nhà chống dịch Cô Vy. Người dân hạn chế giao lưu. Cả nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh, người dân là một chiến sĩ, đoàn kết quyết tâm ta sẽ chiến thắng” là phần mở đầu bài hát “Ta đã thấy gì sau Cô Vy” của Liên Paris được cải biên từ ca khúc “Ta thấy gì đêm nay” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhằm cổ động phong trào chống dịch Covid-19 ngay trong những ngày Việt Nam bước vào giai đoạn ứng phó với làn sóng thứ 2 của dịch Covid-19.

Trích

 MV Ta đã thấy gì sau Cô Vy được mở đầu với đề từ là câu chuyện về những người hùng thầm lặng trên tuyến đầu chống dịch thể hiện ý muốn "Tôi viết lại lời bài Ta thấy gì đêm nay tri ân đội ngũ y bác sỹ, chiến sĩ công an, bộ đội và các tình nguyện viên đang ngày đêm chống dịch'' của tác giả phái sinh nhạc phẩm Ta thấy gì đêm nay: “Ta đã thấy gì sau Cô Vy, bàn tay nắm chặt bàn tay. Những suất cơm thơm thắm tình người, những giường tầng của người chiến sĩ, nhường dân trong lúc cách ly, vai vác ba lô các anh vượt rừng, lều căng tạm trên vách núi, thật đáng quý thay Bộ đội Cụ Hồ. …”.

Trích

Là phiên bản chống dịch Covid-19, Ta đã thấy gì sau Cô Vy đã nhạc hóa các biện pháp phòng chống hội chứng hô hấp cấp tính nặng do virus Corona 2 đồng thời góp tiếng thêm hình lan tỏa thông điệp đoàn kết chống dịch Covid-19 để không ai bị bỏ lại phía sau trong niềm tin chiến thắng: “Dịch bệnh hiểm nguy một phút chớ có lơ là, khử khuẩn rửa tay luôn nhớ phải mang khẩu trang, mọi người đề cao ý thức cách ly xã hội, đẩy lùi được ngay Cô Vy ra khỏi Việt Nam. …Ta đã thấy gì sau Cô Vy, bàn tay muôn vạn bàn tay, đất nước giang tay đón kiều bào, để đùm bọc sẻ chia gian khó, tình quê hương thắm trong tim, Nhà nước với nhân dân như là một rồi, Việt Nam ta sẽ chiến thắng, đoàn kết chống dịch như là chống giặc”.

Trích

PTV2: Như vậy có thể thấy rằng sự vào cuộc của văn nghệ sỹ trên mặt trận COV 19 rất kịp thời và mạnh mẽ. Với văn nghệ sỹ Quảng Trị, bằng trách nhiệm của mình với cộng đồng, xã hội cũng đã có nhiều cách để tuyên truyền khác nhau về dịch bệnh Cov 19.

PTV1: P/s chèn: Với bút danh Hoài Chung, nhà thơ Nguyễn Hữu Thắng- nguyên giám đốc sở VHTT&DL Quảng Trị có khá nhiều tác phẩm xuất hiện trên báo, tạp chí những năm tám mươi của thế kỷ trước. Chủ đề Hữu Thắng thường hướng tới là  các em thiếu niên nhi đồng bởi xuất thân anh vốn là một nhà giáo hiền hậu có tâm hồn trong sáng, lối sống giản dị khá hợp với trạng thơ viết cho tuổi nhỏ.

Khi dịch Covid-19 bùng phát trong cả nước, thực hiện lời răn dạy của Bác Hồ: "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy", Cùng với đội ngũ văn nghệ sỹ tỉnh nhà, Nguyễn Hữu Thắng đã tích cực sáng tác để góp phần chống dịch.

Nhà thơ Nguyễn Hữu Thắng chia sẽ:

Trích thơ

Mộc mạc, mang nặng ngôn từ... khẩu hiệu, nhưng đôi lúc cũng hết sức dí dỏm, dễ đọc, dễ hiểu, dễ cảm nhận, đó là những vần thơ "theo dòng thời sự”, hưởng ứng tinh thần chống dịch Covid-19 của nhà thơ Nguyễn Hữu Thắng. Trong điều kiện cả nước căng mình phòng, chống dịch Covid-19, những nhà thơ, người yêu thơ như Nguyễn Hữu Thắng bằng nguồn cảm xúc tự thân, bằng ngòi bút, trang giấy, họ đã tình nguyện trở thành "chiến sỹ” trên mặt trận tuyên truyền. Qua đó, góp phần cổ vũ tích cực cho toàn xã hội đoàn kết, có niềm tin vững chắc, cùng chung tay chiến thắng đại dịch Covid-19, đem lại cuộc sống bình yên cho mỗi nếp nhà.9.5

Đọc thơ Nguyễn Hữu Thắng

5/Quý vị và các bạn vừa đến với một trong những câu chuyện ý nghĩa về việc làm của văn nghệ sỹ Quảng Trị trong cuộc chiến đại dịch COVID 19. Thưa nhà thơ NVD. Hiện nay dịch bệnh COVID tiếp tục có những diễn biên phức tạp. Là một người dân, đồng thời là văn nghệ sỹ của tỉnh nhà. Ông có điều gì muốn chia sẽ ạ?12p27s

Ông Dùng trả lời…(Bây giờ tâm trạng của một số người….)

Trích ông Dùng đọc thơ.

Trích bài hát; Chung tay phòng chống CORONA

PTV1: Chào cuối

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 09/06/2021 10:00 Lê Vĩnh Nhiên 26/07/2022 14:40

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà