Dọc đường văn nghệ : Duyên nợ Nhà báo với văn chương
Danh mục
Văn hóa và đời sống
NỘI DUNG

  Dọc đường văn nghệ : Duyên nợ Nhà báo với văn chương 

 

MC: Kính chào quý vị và các bạn, cảm ơn quý vị và các bạn đang nghe chương trình Dọc đường văn nghệ của Đài PTTH Quảng Trị.

MC: Thưa quý vị và các bạn, Đổi mới sáng tạo đang trở thành yêu cầu cấp thiết đối với báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên mọi mặt đời sống - xã hội như hiện nay. Thực tế nhiều cơ quan báo chí đã có sự chủ động, linh hoạt và khá nhạy bén trong việc nắm bắt công nghệ, thực hiện chuyển đoiỉ số mạnh mẽ và đáp ứng được yêu cầu thông tin với bạn đọc.

MC: TRong chuyên mục dọc đường văn nghệ hôm nay chúng tôi có một số ghi nhận về hoạt động chuyển đổi số của TC Cửa Việt. Phần cuối chương trình là Bút ký duyên nợ văn chương của hai nhà báo Quảng Trị. Bây giờ là nội dung chi tiết của chương trình.

Nhạc cắt

MC: Thưa quý vị và các bạn, Cả thế giới đang chuyển động trước sự tác động của công nghiệp 4.0. Sau dịch bệnh và thiên tai càng chứng minh cho thấy phải thay đổi phương thức cũ. Làm thế nào để đưa tên tuổi văn nghệ sĩ và văn hóa Quảng Trị - “truyền thông xuyên biên giới” thành công, khi “cuộc chơi” phải là sự vươn tầm ra thế giới. Với trăn trở đó, BBT tạp chí Cửa Việt đã có những chủ trương đổi mới trên nhiều lĩnh vực.

 

MC: Chia sẻ về mục tiêu chung khi đổi mới Nhà Báo Đoàn Phương Nam, TBT tạp chí Cửa Việt cho biết : Tạp chí Cửa Việt tiến hành song song cả 3 bước: Đổi mới ở tạp chí in, mở rộng phạm vi tiếp cận độc giả thông qua mạng xã hội, nâng cấp giao diện trang thông tin điện tử tổng hợp. Với nguồn nhân lực ít, kinh phí mỏng, tạp chí chọn cách thức dễ làm trước, khó làm sau. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là phương thức hiệu quả để thực hiện. Đầu tiên là áp dụng mô hình tòa soạn online, gần như tác nghiệp hoàn toàn trên môi trường mạng. Đồng thời xác định Tạp chí in, web, fanpage phải có sự vận hành riêng theo đúng tính chất của nó.

Đối với tạp chí in, thay đổi đầu tiên đến từ hình thức, trong đó bìa phải đẹp. Mỗi số báo tạp chí hướng tới một chủ đề mà tạm gọi là câu chuyện. Để đặt hàng những cây bút có tên tuổi, tất nhiên với mức nhuận bút còn thấp của Tạp chí Cửa Việt, thì chính sự cầu thị và mong muốn có bài viết đóng góp cho sự phát triển của tỉnh là điều thuyết phục những trí thức, văn sĩ đặt bút viết. Điều này thể hiện rõ nét trong ấn phẩm mới ra mắt bạn đọc - tạp chí Cửa Việt số chuyên đề. Nhà Báo Đoàn Phương Nam cho biết thêm :

Băng :

Song song với việc chú trọng đổi mới nội dung và hình thức, công tác quảng bá cũng được BBT rất chú trọng. Với sự ra đời của fanpage Tạp chí Cửa Việt từ tháng 4/2020, tạp chí thực hiện tốt hơn việc quảng bá, thông tin: Quảng bá cho chính mình và quảng bá cho đối tượng được thông tin. Tạp chí cũng thực hiện livestream một số sự kiện quan trọng của tỉnh và giới văn nghệ sĩ. Tạp chí cũng chia sẻ trên fanpage thông tin từ Báo Quảng Trị hay hoặc các buổi livestream khác của Đài PT-TH tỉnh. Bởi sự phân chia các cơ quan báo chí cũng chỉ là hình thức. Tất cả phải hướng đến mục tiêu quan trọng là truyền thông xuyên biên giới nhằm xây dựng và quảng bá thương hiệu Quảng Trị. Trang thông tin điện tử tổng hợp được đầu tư nâng cấp, thực hiện được việc số hóa, lưu trữ các thông tin liên quan đến mảnh đất, con người Quảng Trị. Đồng thời qua đó cũng giúp tạp chí đến gần hơn với đọc giả : Nhà Báo Đoàn Phương Nam chia sẻ :

Băng

Trong thông điệp đầu năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh đến việc chuyển đổi số để tạo bước đột phá, phát triển mới cho đất nước. Chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí, truyền thông sẽ diễn ra mạnh mẽ và rất nhanh. Báo chí không chỉ đóng vai trò là nguồn thông tin phản ánh mọi lĩnh vực đời sống xã hội mà báo chí trong thời kỳ mới phải là “bộ lọc” thông tin, kiến giải những vấn đề mang tính bản chất từ hiện tượng xã hội để bảo đảm thực hiện tốt sứ mạng của nền báo chí cách mạng và phát triển theo hướng hiện đại. Đổi mới, sáng tạo làm cho nội dung thông tin trở nên hấp dẫn, sinh động, thiết thực, có chiều sâu, có thông điệp truyền tải rõ ràng và bám sát với thực tế; góp phần tạo lập dư luận xã hội đúng đắn. Xác định mục tiêu giữ vững thương hiệu Tạp chí Cửa Việt đã được các thế hệ nhà văn, nhà báo đi trước gây dựng nên bằng văn tài, tâm sức và trí tuệ. Đồng thời phấn đấu xây dựng bộ ấn phẩm của Tạp chí Cửa Việt trở thành thương hiệu tiêu biểu của tỉnh Quảng Trị trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ tà một lối đi thênh thang của Tạp chí Cửa Việt trên văn đàn rộng lớn của Việt Nam thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển hôm nay./.

Nhạc cắt

MC: Thưa quý vị và các bạn, Văn chương và báo chí vẫn thường được ví như hai anh em. Chẳng vậy mà đội ngũ nhà báo hiện nay có rất nhiều người viết văn và ngược lại, rất nhiều nhà văn cũng tham gia viết báo. Sự thành công của họ ở cả hai lĩnh vực đã cho thấy mối quan hệ tương hỗ giữa văn học và báo chí của nền báo chí Việt Nam.

MC: Phần cuối chương trình Trong chuyên mục dọc đường văn nghệ hôm nay xin được giới thiệu đến quý vị và các bạn những gương mặt nhà báo của tỉnh Quảng Trị có nhiều duyên nợ với văn chương. Kính Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi:

 

 Nhà báo Lê Đức Dục là một trong những nhà báo năng động, xông xáo của báo Tuổi Trẻ, giành được nhiều giải thưởng báo chí quan trọng. Nhắc đến anh với vai trò ký giả, bạn đọc sẽ nhớ nhiều đến một Nhà báo Lê Đức Dục luôn nóng hổi với những bài viết về biên giới, biển đảo; một Nhà báo Lê Đức Dục khác nữa lại cũng luôn đau đáu tiếp sức cho học sinh nghèo vượt khó, nạn nhân chất độc da cam và những mảnh đời cần những trái tim thiện nguyện.

Và anh còn là nhà thơ dù bản thân anh không hề tự nhận mình như thế. Thơ của Lê Đức Dục thường man mác hồn quê và nheo mắt đa tình. TRong bài thơ Nắng tầm xuân, anh viết :

 

" Bây giờ em đã thành nỗi nhớ

/Mưa bão nằm quên cuối tháng mười/

Miền xuân về biếc ngoài song cửa

/Ký ức hiền như dòng sông trôi

/ Lòng anh hóa rộng dài bờ bãi

/ Phù sa kỷ niệm ngấu đôi bờ/

Giêng hai trời đất mang áo mới/

 Xuân này em còn mang áo xưa/

  

Ngoài thơ, anh cũng viết nhiều về Ký. Ký của Lê Đức Dục cũng thường ám gợi da diết hoài niệm, nhất là mỗi khi nhắc đến quê nhà. Anh từng được báo Văn nghệ tặng thưởng bút ký hay năm 1996.

Trong bút ký "Thương quá quê nhà" người đọc dễ đồng cảm với người viết sau khi nói về những món ăn nhà quê của dân Quảng Trị : " Hóa ra hạnh phúc nhiều khi không phải là dư giả áo cơm, tưng bừng cao lương mỹ vị. Chỉ cần biết quê nghèo đã chắt chiu  từ mưa nắng đất đai cho ta những vị mặn mòi nồng ấm, như mẹ nghèo vẫn cho ta lớn khôn bằng hạt lúa, củ khoai và lời ru hời hỡi. Ngần ấy thôi, đủ ta lúc cô lẻ chốn đất khách quê người còn có một nơi để nỗi hoài hương ngược miền cố xứ, có cháo bột cá tràu, có chếnh choáng Kim Long, có người em gái nâu mắt thẳm huyền, có một nơi cho nỗi nhớ biết chốn đi về, ngược xuôi trong miền ký ức...là Kẻ Diên, là Quảng Trị quê nhà".

  Với nhà Nhà báo Nguyễn Hoàn, văn chương là một lựa chọn song hành cùng con đường làm báo. Vốn là một sinh viên văn khoa học hành cần mẫn, giỏi giang được giữ lại trường làm giảng viên đại học. Nếu anh không muốn xê dịch chắc chúng ta sẽ có thêm một nhà khoa học đầy đủ học hàm, học vị,  nghiên cứu phê bình văn chương đúng nghĩa. Nhưng nghề báo và quê hương đã vẫy gọi anh về làm ký giả. Nguyễn Hoàn thực sự là một nhà báo đa năng ngày càng ít đi trong làng báo. Anh có thể viết những phóng sự điều tra sắc sảo, những bài bình luận có chất lượng, những phản biện được dư luận chú ý. Nhưng mặt khác anh còn là cây bút phê bình tiểu luận vững vàng, với sở học căn bản, cách viết linh hoạt, có những phát hiện bất ngờ, thú vị của một người "nhiều chữ", có những khái quát đủ độ thuyết phục người đọc. Hàm lượng thông tin, tri thức và chất xám vẫn thường có mặt trong những tác phẩm của anh. Một số bài viết tiêu biểu của anh như : "Mẹ Gio Linh-mẹ Việt Nam", "Festival Huế 2002-từ một góc nhìn", "Hoàng Phủ Ngọc Tường : về nguồn xưa gối tay nằm bệnh", "Bắt gặp những ý niệm nghệ thuật của họa sĩ Lê Bá Đảng", "Hàn Mặc Tử trong ký ức người em họ", " Cố đô Hoa Lư và bài học giữ bước"...

   Trong bút ký "Mẹ Gio Linh-mẹ Việt Nam" người đọc khoái cảm, hứng thú và đồng tình với giọng văn hào sảng và thi vị : " Xuân làng Mai đã trổ màu", câu thơ của nhóm Bích Khê Hoàng gia thi phái (nhóm thơ họ Hoàng làng Bích Khê, Triệu Long, Triệu Phong) gửi báo "Xuân làng Mai", tờ báo viết tay của người làng Mai ra đời thời tiền khởi nghĩa quả đã ứng vận với hôm nay. Đình Mai Xá Chánh đang được trùng tu lại và đề nghị công nhận di tích lịch sử của tỉnh. Cả đến con rùa trong đình này cũng có một số phận hy hữu lạ thường. Năm 1968, lính Mỹ đưa xe về húc tan đình làng và lấy đi con rùa trong đình, con rùa quý, trên thân mạ sắc vàng có có hai con hạc đứng. Năm 1995, chính người lính Mỹ lấy rùa đình làng sang trả lại cho làng. Người Mỹ cũng đã biết lỗi trước văn hóa làng Mai vậy. Người làng Mai không những đánh giặc dũng khí có thừa mà còn chuộng tài hoa văn chương, học vấn hết mực. Một sớm anh Tùng dẫn tôi băng vào một vùng cây cối nguyên sinh rậm rạp, đó là lòi Mai Xá Chánh, nơi người làng Mai đã dựng nên Văn Thánh vào năm 1910 nhằm tôn vinh những người học hành đỗ đạt. Ngày trước cạnh Văn Thánh có một cây trầm nguyên sinh to lớn, mình chảy nhựa đầy. Làng làm lễ "khuyến học" tại Văn Thánh trong hương nhựa trầm xông ngào ngạt. Anh Tùng và tôi bâng khuâng bước trên nền Văn Thánh, lần tìm những viên gạc cũ, bóc gỡ lớp rêu phong của thời gian vẫn thấy hiện nguyên màu sắc nâu hồng được nung đúc từ bầu máu nóng của ông cha. Năm 1980, nhà khảo cổ học Trần Quốc Vượng đã đến đây để khảo sát, cho đào hố khai quật. Ông đề nghị cho rào lại khu vực Văn Thánh để bảo vệ trong khi chưa phục chế. Thời chiến dùng võ công. Thái bình dùng văn trị. Hương mai, hương trầm làng Mai thêm ngát lừng".

  Nguyễn Hoàn giành được nhiều giải thưởng báo chí, văn học nghệ thuật của tỉnh và trung ương. Ngoài sự góp mặt trong nhiều tập phóng sự -bút ký, anh còn in riêng hai tập sách phóng sự-bút ký : "Một cõi vĩnh hằng" (Hội VHNT tỉnh Quảng Trị 2002) và "Mai sau dù có bao giờ" (NXB Thuận Hóa 2007). Nếu không bận rộn với công việc quản lý văn học nghệ thuật và truyền thông, chắc có lẽ Nguyễn Hoàn sẽ có thêm nhiều bài viết thú vị.

 

PTV : Chào kết :

  

Lời giới thiệu :

Mời quý thính giả đón nghe ct văn nghệ pt có tên "Dọc đường văn nghệ". Trong ct sắp tới,  có  nội dung như : nhà báo Quảng Trị với duyên nợ văn chương. Nội dung này sẽ được phát sóng vào thứ 6 ngày 18/6, vào lúc 9h30, được phát lại vào thứ ba 22/6, lúc 9g. Chương trình do pv Xuân Dũng phụ trách, mời quý vị và các bạn đón nghe.

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lê Vĩnh Nhiên 26/07/2022 14:40
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà