Tạp chí Văn nghệ chủ nhật 27.6
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí Văn nghệ chủ nhật 27.6.2021

Trích bài hát “Vĩnh Linh thương nhớ”

PTV: Thưa Quý vị và các bạn! Nhà thơ Nguyễn Hữu Thắng -Nguyên Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao &Du lịch tỉnh Quảng Trị vốn sinh ra và lớn lên tại Vĩnh Linh- mảnh đất được biết đến với bề dày văn hóa, lịch sử của dân tộc. Với bút danh Hoài Chung,  những sáng tác của nhà thơ Nguyễn Hữu Thắng xuất hiện khá nhiều trên báo, tạp chí những năm tám mươi của thế kỷ trước. Và một trong những chủ đề được anh tập trung thể hiện nhiều nhất là các bài thơ viết cho thiếu nhi.  

PTV: Vâng! Có lẽ một thầy giáo hiền hậu có tâm hồn trong sáng, lối sống giản dị khá hợp với những vần thơ viết cho tuổi nhỏ. Có một dạo lâu, người đọc thấy vắng thơ Nguyễn Hữu Thắng trên báo; cứ tưởng rằng anh đã vơi nhạt với thi ca. Nhưng không phải thế, cái tình thơ trong anh vẫn đầy đặn và mới đây nhất Nguyễn Hữu Thắng đã xb tập thơ với tựa đề “Nhặt lên từ bùn”. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cùng Quý thính giả tập thơ này qua những chia sẽ cùng nhà thơ NHT.

Trích

1/Xin cảm ơn nhà thơ NHT đã tham gia cùng chương trình. Thưa anh! “Nhặt lên từ bùn” là một thơ vừa mới đc xuất bản của anh. Từ tên gọi của tập thơ đã mở ra nhiều điều thú vị. Anh có thể chia sẽ một chút về tên gọi “Nhặt lên từ bùn”của tập thơ lần này ạ?

Ông Thắng trả lời…

2/Vâng! Một cái tên mang nhiều ý nghĩa phải ko ạ? Xin hỏi đây là tập thơ thứ mấy trong sự nghiệp thơ văn của anh? Và so với những tập thơ trước thì “Nhặt lên từ bùn” lần này có điểm gì khác biệt?

Ông Thắng trả lời…

3/Thưa anh! Trong tập thơ này thì những đề tài nào đã mag lại nhiều cảm hứng sáng tác trong anh?

Ông Thắng trả lời…(Bác Hồ, quê hương…- đọc một bài thơ về Bác Hồ)

P/s chèn 1: Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng thi ca vô tận với nhiều người cầm bút. Là một người sinh ra ở vùng đất Vĩnh Linh lịch sử, nơi có dòng sông Bến Hải đi qua, từng là vết đau chia cắt của non sông Việt Nam. Vùng đất gắn liền với những tác phẩm văn học nghệ thuật nổi tiếng như ca khúc Xa khơi của Nguyễn Tài Tuệ; Câu hò trên bến Hiền Lương của Hoàng Hiệp và câu thơ vô cùng ấn tượng của Tế Hanh Trời vẫn xanh một màu xanh Quảng Trị…Với người dân Vĩnh Linh, không gì có thể thay thế được hình ảnh Bác Hồ trong trái tim họ. Trong tập thơ Nhặt lên từ bùn, Nguyễn Hữu Thắng có các tác phẩm trực tiếp viết về Bác như Nhớ câu thơ Bác tặng; Thăm nhà Bác Hồ ở Bản Mạy, Thái Lan…Lòng thương dân của Bác Hồ được khắc tạc trong những câu thơ hết sức chân mộc: Bác khóc vụ sập địa đạo Vĩnh Quang / Bác gửi thư còn kèm theo bồ kết / Tuyến lửa ngày đêm ác liệt / Cháu gái dân quân tranh thủ gội đầu…(Nhớ câu thơ Bác tặng). Bản Mạy là nơi Bác Hồ từng sống để hoạt động cách mạng trên đất nước Thái Lan với bí danh Thầu Chín. Cái sự bình dị góp phần làm nên Con Người Hồ Chí Minh đã được Nguyễn Hữu Thắng đưa vào thơ một cách tự nhiên đẹp đẽ: Ngày xưa Thầu Chín ở đây / Sớm hôm đi cuốc, đi cày với dân / Đơn sơ một mái nhà tranh / Hai gian hai chái mà thành quê hương / Trúc tre kết lại thành giường / Cối xay, rổ rá, giần sàng cũng tre ( Thăm nhà Bác Hồ ở Bản Mạy, Thái Lan). Câu chuyện của quá khứ vẫn còn sinh động và tiếp thêm năng lượng cho dân tộc hôm nay. Hồ Chí Minh không chỉ là Con Người của lịch sử mà còn là Con Người của hiện tại và tương lai. Tôi nghĩ, bằng thơ, Nguyễn Hữu Thắng đã góp phần làm sáng tỏ và khẳng định thêm điều đó.

Trích bài hát Bác Hồ

PTV: Quý vị và các bạn đang nghe chương trình TCVNCN với cuộc trò chuyện nhà thơ NHT.

4/Thưa nhà thơ NHT! Như chia sẽ vừa rồi của anh thì anh đã có khá nhiều bài thơ sáng tác về Bác hồ trong tập thơ này. Vậy anh đã bao giờ được gặp Bác Hồ hay chưa và hình tượng của Người gợi lên trong anh những cảm xúc ntn ạ?

Ông Thắng trả lời…

5/ Và để có những bài thơ hay nhất về Người, anh đã tìm hiểu cuộc đời Bác ntn ạ?

Ông Thắng trả lời…(qua lời kể, qua sách báo, phim tư liệu…)

6/Vâng! Trong tập thơ “Nhặt lên từ bùn” có bài thơ “Nhớ câu thơ Bác tặng”. Phải chăng đây là một câu chuyện gắn với ký ức của người dân Vĩnh Linh đã được nhà thơ NHT kể lại trong trang viết của mình?

Ông Thắng trả lời…(Trả lời và đọc một đoạn bài thơ “Nhớ câu thơ Bác tặng”)

Trích bài hát: Bác Hồ

PTV: Thưa Quý vị và các bạn! Cùng với chủ đề về Bác Hồ thì đến với tập thơ Nhặt lên từ bùn của Nguyễn Hữu Thắng; hình ảnh đất nước, quê hương là mảng đề tài quan trọng được NHT khắc họa với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Chiến tranh và hòa bình, khi yên ổn lúc thiên tai, đất nước quê hương hiện lên trong thơ anh những góc cạnh, âm hưởng, màu sắc khác nhau nhưng đều chan chứa ân tình của người viết.

P/s chèn 2: Với những bài thơ về đất nước, quê hương; nhà thơ NHT nhận ra được vị quê từ chiếc bánh chưng xanh có từ bao đời nay trong ngày Tết nơi trập trùng mây nước Trường Sa: Bánh chưng xanh ở Trường Sa / Lá bàng vuông gói đầm đà vị quê. Có lẽ những ai đặt chân đến quần đảo phong ba ấy mới thấm thía được cái phong vị trong hai câu lục bát này của anh. Trường Sa là nơi ta cảm nhất đầy đủ nhất, rõ ràng nhất, mặn mòi nhất tình yêu đất nước, quê hương. Có những cái bình thường bỗng nhiên trở nên quá đỗi thiêng liêng, thương mến. Đất nước, quê hương trong thơ anh là những cái, những điều thật gần gũi, cụ thể. Đó có thể là hình ảnh một con sông quê nhà: Ai đi xa còn nhớ / Ai ở gần còn thương / Một thời sông Hồ Xá / Soi bóng mình trong gương (Sông Hồ Xá); có thể là chiếc quạt mo cau thời gian khó của mẹ: Hoa cau thơm suốt đêm hè / Mo cau làm gió mà nghe mát lòng (Quạt mo cau); hay chỉ là nết người nhà quê của miền cửa gió khắc bạc: Dù năm dù tháng bao nhiêu / Nhà quê mộc mạc vẫn neo chữ tình / Vá may bao cuộc rách lành / Chắt chiu năm tháng mới thành nét quê…(Nhà quê). Và, Nguyễn Hữu Thắng minh giác luôn, chẳng chút mảy may đắn đo phân tính: Nhà quê không bán, không mua / Mỗi người một cõi xa xưa để dành…

Người đọc có thể hình dung trái tim đa cảm của Nguyễn Hữu Thắng luôn hòa nhịp với thiên nhiên, cây cỏ quanh mình. Đọc những câu thơ man mác của anh về hoa dẻ bỗng nhiên ta cũng bâng khuâng nhiều đến thế: Ngày xưa…nhớ lại mà thương / Có những mối tình hoa dẻ / Rú rậm, truông dài lặng lẽ / Lối mòn ai tiễn đưa nhau (Hoa dẻ). Loài hoa như giọt nắng mai về ấy trong cảm thức của Nguyễn Hữu Thắng ôm chứa thật nhiều hoài niệm đẹp, bao nỗi chung riêng trộn hòa trong hương thơm dịu dàng của những cánh vàng lấp ló trong vầng lá xanh giữa nắng gió mùa hè. Đẹp sâu và lắng gợi ở hai chiều thời gian, dĩ vãng và hiện tại nâng dìu nhau lên bát ngát.

Trích bài hát: Hoa dẻ

7/PTV: Thưa nhà thơ NHT! Với chủ đề về quê hương đất nước, người đọc dễ dàng nhận thấy những bài thơ của anh trong tập thơ “Nhặt lên từ bùn” đều là những câu chuyện hết sức gần gũi, như là bức tranh của chính quê hương, tuổi thơ anh phải ko ạ?

Ông Thắng trả lời…

8/Và phải chăng mảnh đất Vĩnh Linh nói riêng, Quảng Trị nói chung đã đi vào từng trang viết của anh với nhiều hoài niệm khó quên?

Ông Thắng trả lời…(Đọc một bài thơ về quê hương)

P/s chèn 3: Trong tập thơ “Nhặt lên từ bùn”-Thật xúc động khi NHT kể lại câu chuyện về một buổi chiếu phim cho các liệt sĩ xem ở Thành cổ Quảng Trị. Đây không chỉ là thơ mà là cuộc chiến chưa nguôi trong tâm tưởng nhiều người, là máu và mồ hôi của một thời khói lửa, là ánh sáng và bóng tối của hôm qua và hôm nay, là nước mắt trôi chảy cùng Thạch Hãn, cùng Quảng Trị, cùng đất nước yêu thương: Buổi xem phim góp mặt mấy sư đoàn / Hàng ghế này chốt thép Long Quang / Hàng ghế này Nhan Biều, Bến Vượt / Hàng ghế này…tên không nhớ được / Lính vào thành chưa kịp nhận mặt nhau / Đồng đội ơi, ở đâu / Sư 320 hay Trung đoàn 27 / K10 đặc công hay mật danh Triệu Hải / Lính sinh viên mới được tăng cường…/ Tất cả hướng lên màn hình / Bộ phim Mùi có cháy / Nhân vật trong phim cũng là lính đấy / Những binh nhì đang tuổi mộng mơ / Bom rơi dày như mưa / Đạn nhiều như vãi trấu / Gạch Cổ thành đỏ bầm như máu / Thạch Hãn trôi áo mũ bập bềnh / Những linh hồn xem phim / Thấy bóng mình lao trên màn ảnh / 81 ngày đêm, hàng trăm trận đánh…Những chi tiết trong hiện thực quá khứ biến thành thơ, không cần thêm thắt, trau chuốt; trần trụi đến cùng, chân thật đến cùng và ta thấy cuộc chiến bi tráng chưa hề bị mờ nhòe chút nào cả. Đất nước là thế đấy, quê hương là thế đấy, Quảng Trị là thế đấy, sau chiến tranh còn đó những nỗi đau khôn xiết: Mênh mông mộ, mênh mông điệp khúc / Chưa biết tên…/ Chưa biết tên…/ Chưa biết tên…/ Tháng mười hai, ai nhớ, ai quên / Hồn liệt sĩ hát quân hành lặng lẽ / Đếm mỏi mắt, đi mỏi chân, mộ chí / Những hàng bia chung một dòng tên / Chưa biết tên / Đọc lên thấy quen quen / Mà đau đến tận cùng xương tủy. Chưa hết, màu hoa, màu mây, màu sông nơi Thành Cổ Quảng Trị hình như mang nỗi ưu tư của bao thân phận lính và dân: Bằng lăng tím bức thư anh / Mây trắng tóc người chờ đợi / Nhang thơm quyện màu như khói / Sông chiều đỏ ráng hoàng hôn.

Và thiên tai, đã bao phen chà đi xát lại mảnh đất này. Lại mất mát, xót đau. Và bù đắp, ấm áp. Từ bùn đất sau cơn đại hồng thủy nhà thơ thấy được vẻ đẹp của tình người Việt Nam: Nhặt lên từ bùn dấu những bàn chân / Ùn ùn người đi cứu nạn / Vết xe lăn Cà Mau, Bắc Cạn / Tiếng chào nhau hòa giọng ba miền và cũng như muôn đời nay vậy vẫn Mọc lên từ bùn những đóa sen thơm.

Quảng Trị là vùng đất nắng cháy, mưa dầm. Cái nắng Quảng Trị gay gắt mấy nơi so nổi, lo toan hạn hán đồng khô cùng nỗi day dứt, khát khao: Sông quê, mương hói cạn khô / Đồi quê cỏ cháy trâu nhô sừng gầy / Tôi ngồi thả thính lên phây / Khoe bức ảnh cũ những ngày mưa ngâu / Hôm qua đi chợ mua trầu / Hôm nay tựa cửa mong cầu cơn mưa.

Trích bài hát: Mảnh đất này thương lắm người ơi.

9/ PTV: Thưa nhà thơ NHT!thường thì viết về quê nhà Quảng Trị, điều khiến anh khắc khoải, trăn trở nhất trong những sáng tác của mình là gì?

Ông Thắng trả lời…

10/Vâng! Với tập thơ “Nhặt lên từ bùn” lần này, điều khiến anh tâm huyết nhất đó là gì?

Ông Thắng trả lời…

XIn cảm ơn những chia sẽ của anh và chúc anh trong thời gian đến sẽ ngày càng có những tác phẩm hay hơn nữa.

PTV: Kính thưa Quý vị!Thơ Nguyễn Hữu Thắng mang những nét, những mảng tươi ròng, nguyên chất của đời sống và chan chứa tình cảm nồng ấm. Với tập thơ “Nhặt lên từ bùn” vừa ra mắt bạn đọc, hy vọng trong hành trình sáng tạo thi ca sắp tới của NHT sẽ tiếp tục có những đổi thay mới mẻ hơn. Tin tưởng rằng: Nguyễn Hữu Thắng sẽ còn gắn bó lâu dài với thi ca trong ý thức tìm tòi, vượt lên. Chất đời sẽ được thăng hoa trong thơ, sâu hơn, lắng hơn, nhiều ánh sáng hơn.

Trích bài hát:  Hẹn về Quảng Trị

PTV: Chào cuối

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 24/06/2021 07:46 Lê Vĩnh Nhiên 26/07/2022 14:40

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà