Phóng sự: Vì Quảng Trị phát triển
Danh mục
Khác
NỘI DUNG

Phóng sự dự thi “Vì Quảng Trị phát triển”: 10p

traller

Từ bao đời nay, đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô ở huyện miền núi Hướng Hoá được biết đến là một cộng đồng dân tộc có nền văn hóa bản địa đa sắc màu với một kho tàng các làn điệu dân ca phong phú. Đối với người dân nơi đây, dân ca không chỉ là hình thức giải trí mà đã trở thành bản sắc gắn với tín ngưỡng và truyền thống của dân tộc mình. Dù lên nương hay lên rẫy, dù sinh hoạt lễ hội hay trong lao động sản xuất thì những câu dân ca vẫn gần gũi, đằm thắm, mộc mạc vút bay giữa núi rừng Trường Sơn. 

Người giữ hồn cho câu hát dân ca

Trích tiếng động: hát dân ca của Bà YLo 20s

(Cho cảnh xớt flycam núi rừng, khe suối…và sau cùng cảnh chị em phụ nữ hát trên nhà sàn)

Đã 6 năm nay, ngôi nhà sàn này đã trở thành điểm hẹn quen thuộc của chị em phụ nữ trong câu lạc bộ dân ca thuộc thôn A Sóc- Lìa, xã Lìa, huyện Hướng Hóa. Bởi định kỳ 1 tháng/ 1 lần các thành viên của CLB  lại tổ chức sinh hoạt, cùng nhau đàn và hát những làn điệu dân ca quen thuộc của đồng bào mình.  

Trích hát 10s

Cũng chừng ấy thời gian, bà Y Lo- năm nay 75 tuổi được biết đến là một trong những người có vai trò không nhỏ trong việc truyền dạy những bài hát dân ca cho các thành viên trong câu lạc bô. Là người thích sưu tầm và có giọng hát dân ca ngọt ngào nên khi có chủ trương thành lập CLB dân ca tại địa phương, bà Y Lo đã được phụ nữ trong thôn tín nhiệm bầu làm chủ nhiệm CLB. Dưới sự điều hành của Y Lo, đã có hàng chúc bài hát dân ca Vân Kiều và Pa Kô được sưu tầm như: tà oái, oát, xà nớt, a dên…

Để các bài hát có đệm nhạc phù hợp, Y Lo đích thân nhờ các nghệ nhân giỏi nhạc cụ trong thôn hướng dẫn chị em cách đánh đàn ta lư, thổi sáo, thổi khèn bè… và giúp góp ý sáng tác lời để hát theo từng điệu nhạc cho phù hợp. Nhờ vậy, các buổi sinh hoạt của CLB luôn diễn ra sôi nổi, đa số thành viên tích cực học hỏi kinh nghiệm và thể hiện khả năng biểu diễn của mình thông qua các điệu nhạc, lời ca, tiếng hát dân ca truyền thống.

Pv: Bà Y Lo- Thôn A Sóc-Lìa, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị.

(Đọc dịch: Từ nhỏ, tôi thường được nghe ông bà, bố mẹ hát ru con, cháu hoặc vào các dịp lễ, tết, cưới hỏi… các nghệ nhân trong bản cùng nhau hát, múa những làn điệu dân ca mộc mạc, gần gũi, vui tươi, mang nhiều ý nghĩa trong cuộc sống. Có lẽ nhờ vậy mà khi trở thành một thiếu nữ tôi đã thẩm thấu một tình yêu đặc biệt đối với những làn điệu dân ca của dân tộc mình. Tôi thích tham gia vào đội văn nghệ của địa phương, sẵn sàng biểu diễn phục vụ các dịp lễ, tết, cưới hỏi của bà con. Sau này, khi lập gia đình và giờ đã lớn tuổi nhưng không lúc nào tôi thôi đam mê múa hát dân ca).

Trong ký ức của mình bà Y Lo vẫn còn nhớ rõ: Cả quãng đời con gái của mình, Y Lo cùng nhiều chị em thôn bản đã tham gia vào những buổi biểu diễn văn nghệ hát cho bộ đội trên dãy Trường Sơn nghe những bài hát dân ca của đồng bào mình. Đất nước hoà bình, bà con dân bản trở về xây dựng quê hương và cuộc sống mới. Y Lo ngày ngày vẫn lên nương lên rẫy, gắn bó với củ sắn củ khoai. Thế nhưng, dù cuộc sống nhiều vất vả, song trong trái im bà tình yêu đối với dân ca chưa bao giờ nguôi ngoai; thời gian càng giúp bà hiểu thêm về giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc mình để rồi thôi thúc YLo miệt mài tìm tòi, sưu tầm những làn điệu dân ca để giữ gìn và bảo vệ.

(Cảnh tại nương sắn)

Pv: Bà Y Lo- Thôn A Sóc-Lìa, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị.

(Đọc dịch: “Nhận thấy tầm quan trọng trong việc giữ gìn làn điệu dân ca của đồng bào mình, từ khi được chị em phụ nữ trong thôn bầu làm chủ tịch clb dân ca tại địa phương; tôi đã tham gia truyền dạy dân ca cho chị em phụ nữ trong câu lạc bộ với những làn điệu dân ca như : Tà oải, ca lơi cha chấp, hát ru, oát. Các chị em đặc biệt là những người trẻ tuổi đều rất vui và phấn khởi khi được biết nhiều hơn những bài hát dân ca của cha ông mình. Đó là động lực giúp tôi có trách nhiệm hơn nữa với việc trao truyền giá trị văn hóa của đồng bào mình cho thế hệ trẻ hôm nay”.)

Mặc dù tuổi đã cao nhưng bà con trong thôn bản vẫn luôn khâm phục Y Lo bởi bà có khả năng sáng tác rất nhanh và đúng luật điệu của nghệ thuật hát dân ca Vân Kiều như những bài hát ngợi ca đất nước, Đảng, Bác Hồ…Nhờ vậy mà nhiều bài hát dân ca của đồng bào tưởng chừng như bị lãng quên đã được bà khơi dậy và tạo nên một sức sống mới. Những lúc rảnh rỗi, bên bếp lửa trong căn nhà sàn, chị em phụ nữ lại quay quần để được nghe bà Y Lo chỉ dạy và tập hát những làn điệu dân ca của đồng bào mình. Tuy còn đôi chút bối rối, ngại ngùng trong lời ca, tiếng hát nhưng sự nỗ lực qua mỗi buổi tập, sự tiếp thu của các chị em trong thôn đã góp phần trong việc gìn giữ, lưu truyền vốn văn hóa quý báu của đồng bào.

(Cảnh bên bếp lửa-  Trích hát 15s)

P/v: Chị Hồ Thị Hợp- Phó chi Hội Phụ nữ thôn A Sóc-Lìa, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị.

Sau 6 năm đi vào hoạt động, CLB dân ca thôn A Sóc-Lìa, xã Lìa, huyện Hướng Hóa đã thu hút được hơn 50 thành viên tham gia. Trong các buổi sinh hoạt của clb, các nghệ nhân trong thôn cũng được mời tới tham gia để cùng chia sẽ về những làn điệu; những kinh nghiệm; cách thức sáng tác..và họ lại cùng nhau hát lên những bài hát dân ca của mình như càng khẳng định sức sống trường tồn của loại hình âm nhạc truyền thống này.

Trích hát 10s

“Đọc dịch: Chúng ta sum họp một nhà/Chung sức đoàn kết trẻ già mẫu mực/Mong sao quê hương phát triển bền vững/Kinh tế - an ninh – quốc phòng/Giữ gìn, sạch đẹp mọi nhà an vui/Đề cao thực hiện bình đẳng/Thanh niên nam nữ phải sao công bằng”.

Sự ra đời của clb dân ca vô cùng ý nghĩa bởi ngoài việc khơi dậy những làn điệu dân ca cổ của đồng bào Vân Kiều, Pako..thì CLB còn giúp đời sống tinh thần của người dân nơi đây phong phú hơn, bà con thôn bản doàn kết, có thêm động lực để chung sức xây dựng cuộc sống mới.

P/V: Chị Hồ Thị Thiếc- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã xã Lìa, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị.

(Nhận xét về bà YLo)

Đối với đồng bào Pako, Vân Kiều, những nhạc cụ dân tộc hay những câu hát dân ca luôn được xem đó là những “báu vật” được trao truyền qua nhiều thế hệ. Có thể âm nhạc cũng như kỹ nghệ chế tác nhạc cụ  của họ còn thủ công, thô sơ… nhưng đó là âm thanh của núi rừng được cất lên từ những rung cảm chân thành trong tâm hồn, tạo cho họ một sức mạnh trường tồn từ thế hệ này qua thế hệ khác. Chính vì vậy nhiều năm qua, những lớp người đi trước luôn ý thức được trách nhiệm của mình trong việc góp phần bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa của đồng bào mình. (Tư liệu)

Pv: Bà Y Lo- Thôn A Sóc-Lìa, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị.

“Sáu năm qua gắn bó với câu lạc bộ dân ca của địa phương, tôi thấy đây là việc làm vô cùng ý nghĩa và lúc nào còn khỏe, còn minh mẫn..tôi vẫn sẽ tiếp tục với công việc dạy hát dân ca của mình. Chỉ mong thế hệ trẻ sẽ biết gìn giữ vốn quý của ông cha để lại.”

P/v: Chị Nguyễn Thị Huyền- Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hướng Hóa, Quảng Trị.

(Câu 2- đánh giá về vai trò của lớp nghệ nhân đi trước)

Từ bao đời nay, trong phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Pa Kô, Vân Kiều  ở Hướng Hóa, Quảng Trị luôn chứa đựng nhiều nét đặc trưng. Những làn điệu dân ca, các điệu múa cồng chiêng, tiếng khèn…đóng  vai trò quan trọng trong đời sống thường ngày, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng của mỗi người dân; tạo nên bức tranh nghệ thuật âm nhạc dân gian đặc sắc. Trước nguy cơ bị mai một của nhiều loại hình âm nhạc dân tộc thiểu số, việc bảo tồn, gìn giữ mạch nguồn dân ca các dân tộc đã và đang được ngành văn hóa huyện Hướng hóa quan tâm thực hiện; nhằm bảo tồn và phát triển vốn văn hóa độc đáo của đồng bào nơi đây.

P/v: Chị Nguyễn Thị Huyền- Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hướng Hóa, Quảng Trị.  (câu 1- những kế hoạch bảo tồn ngành văn hóa thời gian qua)

Không biết từ bao giờ, những thế hệ người Pa Kô, Vân Kiều từ khi sinh ra đã được nuôi dưỡng bằng những khúc hát; làn điệu dân ca và phong tục văn hóa dân gian truyền thống đặc sắc…Không ai biết lịch sử của làn điệu dân ca này có từ bao giờ mà chỉ biết có từ lâu đời và được kế thừa theo lối truyền miệng từ đời này sang đời khác, được các thế hệ ngườiVân Kiều kế thừa, gìn giữ và phát huy.

(Đọc dịch: À ơi…! Xưa kia bản làng ta cực khổ, ăn uống không đủ no. Được Đảng, Nhà nước chăm lo chúng ta đoàn kết xây dựng, sản xuất. Bây giờ mỗi người đã có cơm ăn, con cái học hành, bản làng ngày càng phát triển…")

(Cảnh ylo ngồi hát ru cháu)

Tin rằng với tấm lòng và sự tâm huyết của những lớp người đi trước đang ngày đêm miệt mài trao truyền những nét văn hóa quý báu ấy..sẽ góp phần bảo tồn và gìn giữ cho thế hệ trẻ người Pako, Vân Kiều kho tàng văn hóa quý báu của đồng bào thiểu số trên dãy núi Trường Sơn Quảng Trị.

(Trích hát 15s- Toàn cảnh núi rừng)

Ánh Tuyết, Quách Long

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 24/06/2021 07:48 Cao Thị Ánh Tuyết 24/06/2021 07:48
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà