Tạp chí Dân tộc và miền núi
Danh mục
Tạp chí Dân tộc và miền núi
NỘI DUNG

Tạp chí dân tộc số 20. 27.6.2021

PS1: Tăng cường phòng, chống đuối nước cho trẻ em trong mùa hè

PTV: Thưa đồng bào và các bạn. Các tỉnh miền núi có đặc thù nhiều sông, suối, ao, hồ, thác nước… Khi hè tới cũng là thời điểm nhu cầu vui chơi, bơi lội của trẻ em tăng cao. Tuy nhiên, đằng sau đó ẩn chứa nhiều nguy cơ mất an toàn tính mạng cho trẻ em bởi kiến thức, kỹ năng bơi của các em một số nơi chưa được quan tâm.  Xác định nguyên nhân cơ bản khiến trẻ em bị đuối nước trên địa bàn, với mục tiêu hướng đến không để xảy ra tai nạn đuối nước ở trẻ em, chính quyền địa phương tại các huyện miền núi như Đakrông, Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị đã triển khai các chương trình, dự án phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ em. Sau đây là nội dung chi tiết của chuyên mục.

Các tỉnh miền núi có đặc thù nhiều sông, suối, ao, hồ, thác nước… Khi hè tới cũng là thời điểm nhu cầu vui chơi, bơi lội của trẻ em tăng cao. Tuy nhiên, đằng sau đó ẩn chứa nhiều nguy cơ mất an toàn tính mạng cho trẻ em bởi kiến thức, kỹ năng bơi của các em chưa thực sự được đảm bảo.

(Thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) cho thấy, mỗi năm Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước. Đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em, chiếm 48,8% do tai nạn thương tích. Đây là những con số rất xót xa, bởi khi tai nạn xảy ra không chỉ là thiệt thòi với đứa trẻ, mà còn gây tổn thương đến hạnh phúc của rất nhiều gia đình. Việc dạy bơi cho trẻ gặp nhiều khó khăn do thiếu giáo viên dạy bơi và thiếu bể bơi, đặc biệt là các xã nghèo, vùng khó khăn _ BỎ)

 Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em, nhưng đa số do nhận thức của gia đình, cộng đồng, xã hội về nguy cơ gây đuối nước ở trẻ nhỏ còn chưa đúng mức, từ đó mà trẻ thiếu sự giám sát, trông giữ của gia đình và người chăm sóc. Công tác quản lý của gia đình, nhà trường đối với con em, học sinh trong và ngoài trường học cũng còn hạn chế, việc dạy bơi trong trường học cũng chưa thực sự được chú trọng… Trước thực trạng đó, tại các huyện miền núi như Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, Đakrông, Hướng Hóa thuộc tỉnh Quảng Trị, khi hè đến, các địa phương đã thực hiện khai giảng các lớp học bơi cho những em học sinh trên địa bàn. Nhận thấy việc trẻ em bị đuối nước nguyên nhân chính là do các em không nhận được sự quản lý nghiêm từ các bậc phụ huỵnh, Hội LHPN trị trấn Krông Klang, huyện Đakrông đã tổ chức nhiều buổi truyền thông dành cho các bậc làm cha mẹ ngay trên địa bàn.

Tại đây, các phụ huynh được tuyên truyền, nâng cao hiểu biết để đề phòng tai nạn đuối nước cho con em mình, cần quan tâm và chia sẻ cho các em biết đến một số vấn đề như: Không nên nhảy xuống vùng nước mà không biết nơi đó nông hay sâu, có lối thoát khi gặp nguy hiểm hay không. Khi đi bơi nên đi chung với những người bơi giỏi và nên mang theo phao khi đi bơi và đi tàu thuyền. Chỉ đi bơi ở các hồ bơi bảo đảm an toàn và có nhân viên cứu hộ giám sát. Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên và không được rời mắt để làm công việc khác như đọc sách, tán chuyện gẫu, chơi bài…ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được. Bên cạnh đó nên cho trẻ tập bơi sớm (trên 4 tuổi). Vì đặc thù địa phương có nhiều sông suối nên có người lớn đưa đi học trong mùa mưa lũ.

Chị Hồ Thị Hinh

Thôn Làng Cát, thị trấn Krông Klang, Đakrông, Quảng Trị

Đọc dịch:

Chị Hồ Thị Tâm

Thôn Làng Cát, thị trấn Krông Klang, Đakrông, Quảng Trị

Đọc dịch:

Cũng như bao buổi truyền thông khác, nguyên nhân vì sao lại xảy ra những vụ tai nạn đuối nước, hiểu biết của các phụ huynh và ngay cả của bản thân các em đều được phân tích và chia sẻ rõ ràng, cụ thể. Từ những nguyên nhân đó, các em sẽ là người thực hành đầu tiên về sự hiểu biết của mình như khi thấy người đuối nước thì sẽ làm gì, mặc áo phao như thế nào cho đúng cách…đồng thời, tại buổi truyền thông này, chính các em cũng được nâng cao thêm các kiến thức, kỹ năng về bơi lội và cứu người khi đuối nước.

Chị Hồ Thị Chung

Chủ tịch Hội LHPN Thị trấn Krông Klang, Đakrông, Quảng Trị

Đọc dịch:

Để nâng cao hiểu biết và kỹ năng bơi lội từ buổi truyền thông dành cho phụ huynh và học sinh, chính các em đã được học thực hành do Huyện đoàn Đakrông triển khai từ giữa tháng 6 năm 2021.

Một trong những lý do khiến trẻ em ở vùng núi cao thị trấn Krông Klang mong đợi kỳ nghỉ hè chính là được bước vào lớp học bơi do đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tổ chức. Đến lớp, các em không chỉ có cơ hội “giải nhiệt” dưới làn nước mát mà còn được trang bị những kỹ năng hết sức cần thiết. Hiểu điều các em thực sự cần, năm nào, Đoàn cơ sở thị trấn Krông Klang cũng nỗ lực mở lớp học bơi ngay tại địa phương. Năm nay, thầy giáo Hoàng Sỹ Nguyên, hiện nay đang công tác tại trường Cấp 2 Đakrông đã trực tiếp tham gia giảng dạy kỹ năng bơi cho các em nhỏ. Dưới sự chỉ bảo tận tình của thầy, nhiều em đã có thể bơi chỉ sau vài ngày học. Tại địa phương, dù gặp nhiều khó khăn nhưng Đoàn Thanh niên xã, thị trấn vẫn quyết tâm mở lớp dạy bơi cho các em nhỏ. Trong điều kiện thiếu thốn nhưng không phải vì thế mà lớp dạy bơi của các em nhỏ vùng cao ít đi tiếng cười. Ngoài giáo viên, các em nhỏ còn được ĐVTN hỗ trợ để đảm bảo an toàn và học kỹ năng nhanh hơn. Luôn dành nhiều tình cảm cho em thơ, từ lâu, các bạn trẻ hiểu sâu sắc, sự an toàn của trẻ rất mong manh. Đặc biệt, do không được trang bị kỹ năng nên các em nhỏ có nguy cơ bị đuối nước cao. Trên địa bàn tỉnh, hầu như năm nào, các vụ đuối nước thương tâm cũng xảy ra. Thực tế ấy thôi thúc các cấp bộ đoàn, ĐVTN mở lớp dạy bơi để giúp trẻ em và cả phụ huynh vơi đi nỗi lo, ám ảnh về sông nước.

Thầy giáo Hoàng Sỹ Nguyên

Trường Cấp 2 Đakrông, Quảng Trị

Đọc dịch:

Để tổ chức lớp học bơi cho trẻ em, các thủ lĩnh đoàn, ĐVTN phải vượt qua khá nhiều rào cản. Đầu tiên, họ phải đối diện với nỗi lo của chính mình. Thực tế, việc đảm bảo an toàn cho hàng chục em nhỏ ở lứa tuổi hiếu động, nghịch ngợm, chưa biết cách tự bảo vệ mình không đơn giản. Tại vùng nông thôn, miền núi, riêng chuyện lựa chọn địa điểm dạy bơi an toàn đã là cả một vấn đề. Trong điều kiện khó khăn, việc làm sao để các em nhỏ thuần thục kỹ năng bơi lội trong thời gian ngắn nhất chính là điều khiến cán bộ đoàn, ĐVTN mang nhiều suy nghĩ. Những rào cản ấy dần được các bạn trẻ tháo gỡ bằng cách: Lên kế hoạch, giáo án cụ thể, bài bản; huy động sự hỗ trợ của tổ chức, cá nhân hảo tâm; lựa chọn cẩn thận địa điểm học tập; trang bị phao, đồ dùng hỗ trợ. Ngoài ra, ĐVTN còn thường xuyên túc trực tại các lớp học bơi để hỗ trợ giáo viên, giám sát học sinh.

Em Trương Văn Thoại

Đoàn cơ sở trị trấn Krông Klang, Đakrông, Quảng Trị

Đọc dịch:

Qua hơn 1 tuần tham gia học bơi, nhiều em đã bắt đầu biết bơi cơ bản. Một số em còn phát triển được khả năng bơi lội của mình. Bên cạnh đó, việc quan trọng nhất là các em đã trang bị cho mình kỹ năng cần thiết để bảo về bản thân khỏi bị đuối nước. với mong muốn ấy nên em nào cũng hăng say tập luyện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo. Nhiều phụ huynh đến để cổ vũ tinh thần cho con cũng như các bạn khác để hoàn thành việc học bơi tốt nhất.

Anh Hoàng Đức Nam

Trị trấn Krông Klang, Đakrông, Quảng Trị

Đọc dịch:

 

Em Hồ Thị Khoa

Thôn Khe Xong, Trị trấn Krông Klang, Đakrông, Quảng Trị

Đọc dịch:

Từ nhiều năm nay, các lớp dạy bơi tại các địa phương đã đào tạo cho nhiều em từ 6 đến dưới 15 tuổi tự biết bảo vệ mình trong môi trường nước. Đội ngũ cộng tác viên, cha mẹ học sinh cũng được tập huấn kiến thức, trang bị kỹ năng sơ cấp cứu khi trẻ gặp nạn... Một trong những yếu tố quan trọng khác để hạn chế tai nạn đuối nước là chính các gia đình phải tạo môi trường an toàn cho trẻ. Ngoài việc thường xuyên giám sát, bố mẹ cần chủ động nhắc nhở, dạy bảo, răn đe con em về hành vi tắm mát, bơi lội tại các ao, hồ, sông, suối; trang bị cho trẻ được biết về các nguy cơ có thể xảy ra khi đến gần những nơi có mặt nước hở để nâng cao tính cảnh giác, không chủ quan dù mình đã biết bơi...

 

Em Hồ Nguyễn Đức Giang

Thôn Khe Xong, Trị trấn Krông Klang, Đakrông, Quảng Trị

Đọc dịch:

Em Hồ Anh Đạt

Thôn Khe Xong, Trị trấn Krông Klang, Đakrông, Quảng Trị

Đọc dịch:

Để hạn chế tình trạng trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích, tai nạn đuối nước, yêu cầu các cơ quan, ban, ngành, các địa phương thực hiện nghiêm và hiệu quả công tác phòng, chống tai nạn thương tích và phòng, chống đuối nước trẻ em. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và của người dân trong việc phát hiện, giám sát, cảnh báo, gia cố các khu vực, địa điểm có nguy cơ gây tai nạn đuối nước đối với trẻ em; kịp thời phát hiện, có biện pháp hỗ trợ, trợ giúp đối với các trường hợp trẻ em bị tai nạn đuối nước. Phối hợp với các đơn vị tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên, hướng dẫn viên, cộng tác viên cơ sở về dạy bơi an toàn phòng, chống đuối nước cho trẻ em...

Công tác phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ chỉ đạt hiệu quả cao khi có sự chung tay của cả cộng đồng. Và mùa hè chỉ thực sự vui, có ý nghĩa trọn vẹn khi các em được an toàn với những trải nghiệm bổ ích.



Tăng cường phòng, chống đuối nước cho trẻ em trong mùa hè; Nông dân Đakrông với phong trào thi đua sản xuất giỏi; Nông dân Hướng Hóa tiếp tục tái canh cây ha cà phê theo hướng chất lượng, đặc sản

Dẫn đầu:

Xin kính chào đồng bào và các bạn, đồng bào và các bạn đang theo dõi Tạp chí Dân tộc và Miền núi của Đài PTTH Quảng Trị. Trong chương trình ngày hôm nay, chúng tôi xin mời đồng bào và các bạn cùng theo dõi một số nội dung sau: Tăng cường giáo dục, huấn luyện kỹ năng bơi lội nhằm phòng chống đuối nước cho trẻ em vùng cao; Cán bộ, hội viên Hội Nông dân Đakrông với phong trào thi đua sản xuất giỏi; Thời lượng còn lại của chương trình là phóng sự phản ánh về việc triển khai thực hiện Đè án tái canh cây cà phê theo hướng chất lượng, đặc sản.

Sau đây là nội dung chương trình.

Dẫn 1:

Thưa đồng bào và các bạn. Các tỉnh miền núi có đặc thù nhiều sông, suối, ao, hồ, thác nước… Khi hè tới cũng là thời điểm nhu cầu vui chơi, bơi lội của trẻ em tăng cao. Tuy nhiên, đằng sau đó ẩn chứa nhiều nguy cơ mất an toàn tính mạng cho trẻ em bởi kiến thức, kỹ năng bơi của các em một số nơi chưa được quan tâm.  Xác định nguyên nhân cơ bản khiến trẻ em bị đuối nước trên địa bàn, với mục tiêu hướng đến không để xảy ra tai nạn đuối nước ở trẻ em, chính quyền địa phương tại các huyện miền núi như Đakrông, Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị đã triển khai các chương trình, dự án phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ em.

Dẫn 2:

Thưa đồng bào và các bạn, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững là một trong 3 phong trào trọng tâm do Hội Nông dân Việt Nam phát động. Hưởng ứng cuộc phát động, Hội Nông dân huyện Đakrông tích cực thực hiện vận động, kêu gọi hội viên tham gia phong trào. Thông qua đó đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội ở nông thôn, làm tăng thêm hộ nông dân vượt khó thoát nghèo bền vững, trở thành hộ khá, giàu, tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho hàng nghìn hộ nông dân trong toàn huyện.

Nông dân Đakrông với phong trào thi đua sản xuất giỏi

Gần 10 năm gắn bó với công tác hội nông dân trong vai trò là Chủ tịch hội nông dân xã, ông Lê Quang Thao ở thôn 5 xã Ba Lòng huyện Đakrông luôn nhiệt tình đối với các hoạt động công tác hội, được cán bộ, hội viên và nhân dân yêu mến, cấp trên tin tưởng. Ông luôn là người mạnh dạn giám nghỉ dám làm đi đầu trong các phong trào hoạt động của hội để làm gương cho hội viên học tập noi theo.

Xuất thân từ nông dân, trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nên ông rất am hiểu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, luôn hăng hái đi đầu trong mọi hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân. Với trăn trở làm thế nào để thay đổi nhận thức cho hội viên cũng như bà con nhân dân trong xã phát triển kinh tế vươn lên làm giàu. Năm 2019 ông đã mạnh dạn vận động thêm 2 hộ dân trong thôn vay vốn đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại kiên cố nuôi bò bán chăn thả. Đến nay mô hình chăn nuôi của anh đã có hơn 40 con bò đang phát triển rất tốt và dự định đến năm 2025 mô hình sẽ phát triển lên 100 con.

Ông  Lê Quang Thao

Chủ tịch Hội nông dân xã Ba Lòng, Đakrông, Quảng Trị

 

Không chỉ phát triển kinh tế cho gia đình, ông thường xuyên về với cơ sở tuyên truyền vận động hội viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất, cũng như tổ chức cho hội viên đi tham quan học hỏi các mô hình kinh tế ở các địa phương. Để đảm bảo cho hội viên có điều kiện phát triển kinh tế hội nông dân xã đã đứng ra tín chấp ngân hàng chính sách gần 12 tỷ đồng với lãi suất thấp giúp hội viên phát triển kinh tế. Có thể thấy từ những việc làm thiết thực của người cán bộ Hội năng nổ đã góp phần đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi từ đó số hộ hội viên trong xã giàu tăng hàng năm, hộ nghèo giảm gần 6%/năm, thu hút đông đảo hội viên tham gia vào tổ chức hội. Xứng đáng là chổ dựa tin cậy cho hội viên nông dân.

Anh Ngô Bảo

Giám đốc phòng giao dịch NHCSXH huyện Đakrông, Quảng Trị

Cũng như gia đình ông Lê Quang Thao, gia đình anh Lê Văn Dũng thôn Khe Hà xã Hướng Hiệp đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng CSXH huyện để đầu tư phát triển trồng rừng kết hợp chăn nuôi đến nay cuộc sống của gia đình ngày càng phát triển và trở thành tấm gương sáng để mọi người học tập làm theo. Trước đây gia đình anh Lê Văn Dũng thôn Khe Hà xã Hướng Hiệp thuộc diện khó khăn nhất của thôn, năm 2010 vợ chồng anh được hội nông dân huyện tạo điều kiện cho vay 5 triệu đồng để phát triển chăn nuôi, anh mạnh dạn mua 1 con trâu giống để phát triển chăn nuôi. Đến nay nhờ chăn sóc tốt mà gia đình anh đã phát triển đàn trâu lên 10 con. Nhận thấy đất trống đồi trọc trong thôn còn nhiều anh đã bán bớt trâu và đầu tư vào phát triển trồng rừng, sau gần 10 năm đầu tư hiện tại trong tay vợ chồng anh đã có được 50 ha tràm hàng năm đều cho thu nhập ổn định từ 120 - 150 triệu đồng. Bên cạnh đó, tận dụng việc ở ngay gần nguồn nước nên anh đã ngăn đập đào thêm 3 cái ao để thả cá, chăn nuôi gà, ngan vịt và nuôi thêm dê. Từ hộ có hoàn cảnh khó khăn nhất của thôn đến nay gia đình anh đã thoát được nghèo có của ăn của để con cái có điều kiện được học hành ổn định. Với diện tích rừng trồng nhiều đường sá đi lại khó khăn nên anh cũng đã đầu tư hơn 50 triệu đồng để mở đường tạo điều kiện thuận cho việc thu hoạch rừng trồng của gia đình cũng như bà con trong thôn.

Anh Lê Văn Dũng

Thôn Khe Hà, Hướng Hiệp, Đakrông, Quảng Trị

Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững được Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện Đakrông quan tâm đặt mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm hành năm để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Nhằm nâng cao chất lượng phong trào, Hội Nông dân huyện đã đề ra nhiệm vụ cụ thể với mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả phong trào, trong đó, chú trọng phát động phong trào nông dân thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới với hai việc trọng tâm: “Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi” và “ Đổi mới mô hình sản xuất”; Đồng thời đưa ra các giải pháp để phát triển phong trào thi đua trong hội viên, nhờ vậy đã góp phần tập hợp, thu hút hội viên vào tổ chức hội

Bà Nguyễn Thị Lượng

Chủ tịch Hội nông dân huyện Đakrông, Quảng Trị

Có thể thấy phong trào Nông dân thi đua sản xuất giỏi đã góp phần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa nông sản quy mô lớn trong huyện, phát huy thế mạnh của mỗi địa phương, từng bước xây dựng thương hiệu nông dân sản xuất hàng hóa đặc trung, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người nông dân; khích lệ hội viên thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Dẫn 3:

Thưa đồng bào, thưa các bạn. Tỉnh Quảng Trị có khoảng 4.700ha, tập trung hầu hết ở huyện miền núi Hướng Hóa. Trong số đó có gần 2400 ha già cỗi, sinh trưởng kém cần cải tạo, tái canh.  Những năm trở lại đây, tái canh cà phê ở địa phương này được xác định là nhiệm vụ quan trọng đối với tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh theo hướng chất lượng, thị trường bền vững và cạnh tranh cao. Và theo kế hoạch thì từ nay đến năm 2025, mỗi năm huyện Hướng Hóa tái canh khoảng 200ha cà phê.

Nông dân Hướng Hóa tiếp tục tái canh cây ha cà phê theo hướng chất lượng, đặc sản

Tại huyện Hướng Hóa, cây cà phê không chỉ góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo mà thực tế đã đưa nhiều hộ gia đình, trong đó có không ít gia đình đồng bào dân tộc ít người vươn lên trở thành giàu có. Tuy nhiên, thời gian trở lại đây, năng suất cà phê nơi nhiều vùng không còn cao, diện tích cây già cỗi chiếm số lượng lớn nên việc tái canh cây cà phê trên địa bàn là đòi hỏi cấp thiết và được người dân trên địa bàn hưởng ứng tích cực, dù vẫn gặp khá nhiều khó khăn.

Anh Hồ Văn Nâm

Thôn Chênh Vênh, Hướng Phùng, Hướng Hóa, Quảng Trị

Tình hình năm vừa rồi mưu lũ nhiều, đường dẫn đến các lô cà phê rất khó khăn, thứ hai là vấn đề giống cà phê tái canh đến với bà con hơi muộn, có mấy năm cũng có hỗ trợ nhưng vẫn bị muộn thời vụ.

Để tái canh cà phê mang tính đồng bộ, hiệu quả và tái cơ cấu hoang hoàn toàn,  bình quân mỗi năm toàn huyện cưa đốn, cải tạo thêm 50ha cà phê để vườn cho năng suất cao hơn, nhằm đạt mụ tiêu đưa năng suất cà phê chè trung bình đạt từ 14 - 16 tấn/ha quả tươi. Sản lượng bình quân sau khi tái canh đạt 10 ngàn tấn/năm. Điều quan trọng là tái cánh sẽ tăng thu nhập cho người trồng cà phê lên 1,5 lần so với hiện tại. Nguồn vốn tái canh cà phê gồm vay ngân hàng, vốn tự có và vốn của nhà nước, trong đó cơ chế chính sách hỗ trợ tái canh là nhà nước hỗ trợ tối đa 80% giá giống cà phê và giống cây ngắn ngày trồng xen kẻ phục vụ tái canh.

Ông Lê Quang Thuận

Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa, Quảng Trị

Trong thời gian vừa rồi giá cả cà phê xuống thấp nên việc tái canh cà phê cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện nay theo Nghị quyết 03 chỉ có hỗ trợ tái canh bằng giống chứ không phải bằng các hình thức khác do vậy cũng khó khăn cho bà con trong việc tái canh. Vừa rồi UBND tỉnh cũng đã tổ chức tổng kết năm Nghị quyết của Hội đồng về hỗ trợ nông dân, nông thôn thì chúng tôi cũng đã đề xuất kéo dài thực hiện Nghị quyết 03, đồng thời đa dạng hình thức hỗ trợ để bà con có thể có điều kiện tái canh cà phê toota hơn.

Để giúp người trồng cà phê cải tạo chất lượng vườn cây, ổn định năng suất và sản lượng, thời gian này huyện Hướng Hóa vẫn triển khai chương trình tái canh cây cà phê trên địa bàn theo kiểu cuốn chiếu, vùng canh tác nào, hộ nông dân nào có diện tích già cỗi nhiều được ưu tiên tái canh trước. Vấn đề được quan tâm hàng đầu là phải thay đổi giống khi thực hiện tái canh và gắn với đó là trồng cà phê theo hướng xây dựng thương hiệu chất lượng và đặc sản./.

Chào cuối

 

                            

 

 


 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trần Thị Mỹ Nhị 25/06/2021 15:15 Trần Thị Mỹ Nhị 25/06/2021 15:15
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà