PTTT: Cơ sở dữ liệu quốc gia
Danh mục
Chương trình phát thanh trực tiếp
NỘI DUNG

Kịch bản PTTT 30/6

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoạt động: Người dân được lợi gì?

Thưa QV & các bạn! Triển khai Đề án cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp của Bộ Công an, thời gian vừa qua, lực lượng Công an tỉnh đã tập trung nguồn lực, nhân sự để hoàn thành tiến độ nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên hiện nay nhiều người dân dù đã làm thẻ căn cước công dân vẫn không hiểu rõ thẻ căn cước công dân sẻ được sử dụng như thế nào và nhiều người vẫn còn thắc mắc việc dùng thẻ căn cước công dân gắn chíp có bị theo dõi, giám sát hay không?

Để giúp QV& các bạn có thêm những thông tin cần thiết về Căn cước công dân, mời Qv & các bạn cùng lắng nghe trong chương trình PTTT hôm nay, và vị khách mời sẽ tham gia chương trình xin được trân trọng giới thiệu… (Đại diện Công an tỉnh Quảng Trị )

Trước tiên, xin cảm ơn khách mời đã nhận lời tham gia chương trình.

Quý vị và các bạn thân mến! Chương trình của chúng tôi đang được phát sóng trực tiếp trên sóng Phát thanh và livestream của Đài PTTH Quảng Trị, QV & các bạn có thể tham gia đặt câu hỏi cho khách mời của chương trình thông qua SĐT…. Hoặc để lại comment trên trang Facebook của Đài PTTT Quảng Trị.

Nhạc cắt

Thưa QV & các bạn!  Từ ngày 1/7, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ được kết nối, chia sẻ với dữ liệu chuyên ngành của các bộ, ngành, lĩnh vực. Để chuẩn bị cho việc này, lực lượng công an đã đi đầu với việc triển khai cùng lúc 2 dự án về cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân gắn chíp nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư. Việc cấp căn cước công dân tại Quảng Trị đến nay như thế nào, mời QV & các bạn cùng khách mời nghe phóng sự sau:

 Phóng sự chèn:Việc chuyển đổi từ giấy chứng minh nhân dân (CMND) 9 số, 12 số, thẻ căn cước công dân (CCCD) mã vạch sang thẻ CCCD gắn chíp điện tử có ý nghĩa rất quan trọng trong xây dựng Chính phủ điện tử, góp phần cải cách hành chính, nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự… Thời gian vừa qua, Công an tỉnh Quảng Trị đã đồng loạt ra quân triển khai “chiến dịch” cấp thẻ CCCD gắn chíp điện tử cho người dân trên địa bàn, Huy động lực lượng để thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư nhằm làm sạch dữ liệu bảo đảm “đúng, đủ, sạch, sống”, phục vụ trích xuất vào hệ thống thu nhận hồ sơ CCCD, rút ngắn thời gian làm thủ tục cho người dân khi đến cấp thẻ CCCD. Cùng với đó, Công an tỉnh thành lập 31 tổ công tác cấp CCCD với hơn 300 cán bộ, chiến sĩ. Công an các đơn vị, địa phương cũng thực hiện công tác rà soát, điều tra nhân khẩu đủ điều kiện cấp CCCD trên địa bàn quản lý. Phấn đấu trước ngày 1/7/2021 sẽ hoàn thành chỉ tiêu cấp gần 550.000 thẻ CCCD cho tất cả công dân trên địa bàn. Để công tác cấp CCCD gắn chíp điện tử đạt hiệu quả cao, Công an tỉnh bố trí các tổ cấp CCCD lưu động về trực tiếp từng địa bàn cấp xã, cơ quan, ban, ngành để tiến hành cấp CCCD.

PV Công An

PV Người dân

Vâng, thưa QV & các bạn! Thưa … có thể thấy lực lượng Công an đã rất nỗ lực trong việc cấp căn cước công dân cho người dân, thưa … ông/bà có thể cho biết đến thời điểm này việc cấp căn cước công dân trên địa bàn tỉnh đã đạt được kết quả như thế nào?

Khách mời trả lời

TRẢ LỜI: Tính đến 23/6/2021, Công an các đơn vị, địa phương đã thu nhận: 438.701 hồ sơ/546.705 chỉ tiêu, đạt 80,24% chỉ tiêu Bộ Công an giao; Trong đó: công dân thường trú 437.906 hồ sơ; công dân tạm trú: 795 hồ sơ. Đã chuyển về Cục cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an để cấp thẻ: 337.657 hồ sơ; đạt tỷ lệ 77%. Đã trả cho công dân: 69.156 thẻ/98.329 thẻ nhận từ Cục Cảnh sát QLHC về TTXH (đạt 70,3%).

          Hiện nay Công an các đơn vị, địa phương đang tiếp tục triển khai thu nhận hồ sơ cho công dân đủ điều kiện đang có mặt trên địa bàn, do số lượng nhân khẩu đủ điều kiện cấp CCCD vắng mặt nhiều nên chưa thu nhận hết số lượng nhân khẩu đủ điều kiện cấp trên địa bàn tỉnh.

Vâng, và dù phần đông người dân đã được cấp căn cước công dân nhưng nhiều người vẫn không thực sự hiểu rõ cách thức sử dụng cũng như việc được cấp CCCD sẽ có tác dụng gì khi thực hiện các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, ông/bà có thể giải thích rõ hơn cho người dân được biết?

Khách mời trả lời

TRẢ LỜI: Việc sử dụng thẻ căn cước công dân có gắn chíp điện tử sẽ mang lại nhiều tiện ích. Khi công dân giao dịch với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội hoặc các giao dịch hành chính thì chỉ cần duy nhất thẻ này, vừa phòng tránh tình trạng giả mạo giấy tờ vừa giảm chi phí cho việc công chứng các giấy tờ truyền thống. Đồng thời, giúp công dân chủ động trong việc kiểm soát dữ liệu thông qua các ứng dụng định danh bảo mật được tích hợp trên thẻ, không bị lộ, lọt thông tin cá nhân. Việc sử dụng thẻ căn cước có gắn chíp điện tử với độ bảo mật cao cũng mở ra nhiều cơ hội trong triển khai các dịch vụ liên quan đến xác thực điện tử, bảo đảm an ninh, an toàn các sự kiện, các hoạt động kinh tế - xã hội.

Thưa ông/bà … vậy việc dùng thẻ CCCD và bỏ sổ hộ khẩu giấy liệu có ảnh hưởng gì đến các thủ tục liên quan?

Khách mời trả lời

TRẢ LỜI: Theo quy định của Luật Cư trú sửa dổi, sổ hộ khẩu sẽ có giá trị sử dụng như giấy tờ xác nhận về cư trú, công dân có thể sử dụng thẻ CCCD để thay thế sổ hộ khẩu. Tại Điều 10 Nghị định 37/2021/NĐ-CP ngày 29-3-2021, khi công dân đi giao dịch hành chính thì các cơ quan chức năng khai thác thông tin công dân qua việc kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua số định danh cá nhân của công dân, do đó sau khi có lộ trình kết nối, chia sẻ thông tin giữa CSDLQG về DC và Cơ sở dữ liệu chuyên ngành, việc bỏ sổ hộ khẩu giấy và dùng thẻ CCCD tích hợp nhiều thông tin cá nhân sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhiều cho công dân và không ảnh hưởng gì đến các thủ tục liên quan.

Xin cảm ơn ông/bà.

Quý vị và các bạn đang nghe chương trình PTTT của Đài PTTH Quảng Trị, QV có thể tham gia đặt câu hỏi cho khách mời của chương trình qua số điện thoại…. cảm ơn QV & các bạn đã luôn đồng hành cùng chương trình.

Và chúng tôi cũng đã nhận được tín hiệu điện thoại từ phía thính giả nghe đài, xin mời KTV thu âm Vĩnh Lộc nối máy giúp chúng tôi.

Xin chào thính giả, bạn có thể giới thiệu 1 chút về bản thân mình được không?

Trả lời

Vâng, và câu hỏi mà bạn muốn gửi đến chương trình là gì?

Thính giả: Vâng, tôi có 1 thắc mắc như thế này: Việc công dân sử dụng CCCD có gắn chíp điện tử có ảnh hưởng đến việc bảo mật thông tin cá nhân không? Và thẻ CCCD có gắn chíp có bị theo dõi, giám sát hay không?

Vâng, đó là một câu hỏi của thính giả nghe đài, xin mời ông/bà… giải đáp.

Khách mời trả lời

TRẢ LỜI: Chip sử dụng trên thẻ CCCD tuân thủ quy định bảo mật của thế giới và Việt Nam, trên chip có thực hiện ký số do vậy khó có thể làm giả, bảo đảm được độ tin cậy cao trong thực hiện các giao dịch. Chíp có khả năng lưu trữ thông tin sinh trắc học (như dấu vân tay) cho phép xác thực bảo đảm chính xác con người, qua đó, thông tin chủ thể được định danh một cách chính xác, giảm thiểu mọi nguy cơ về giả mạo thẻ, bảo đảm an toàn nhất là giao dịch về tài chính. Bộ Công an đã đưa ra phương án bảo mật thông tin và đã được các cơ quan chức năng nghiệm thu đánh giá trước khi đưa vào sử dụng rộng rãi trong xã hội.

Việc gắn chíp trên thẻ CCCD với mục đích là thuận tiện trong các giao dịch hành chính của công dân, cũng như phục vụ công tác quản lý Nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, là xu hướng tất yếu của xã hội hiện nay. Chíp được gắn trên thẻ là để lưu trữ các thông tin của công dân, không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân. Việc tích hợp, sử dụng thông tin trên chíp tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin.

Xin cảm ơn ông/ bà… và cũng liên quan đến những thắc mắc của người dân xung quanh thẻ CCCD, PV Thành Chung sẽ có cuộc trao đổi với… (Khu phố trưởng, KP...), xin mời KTV nối cầu giúp chúng tôi, mời QV & các bạn cùng …. Theo dõi. Xin mời anh Thành Chung.

Thành Chung: Vâng, xin chào ông/bà… chào chị Thái Hiền, đứng cạnh tôi lúc này là…

Xin chào ông.

Trả lời

Thưa ông, xin được hỏi ở địa bàn KP … hiện nay việc làm CCCD như thế nào?

Trả lời

Trong quá trình làm CCCD người dân ở đây khó gặp khó khăn gì không?

Trả lời

Thưa ông, vậy hiện nay điều mà người dân băn khoăn nhất khi làm CCCD là gì?

Trả lời

Thưa ông, từ những băn khoăn đó ông có điều gì muốn chia sẻ, có câu hỏi nào muốn gửi đến khách mời của chương trình là ông/bà….

Trả lời (Thắc mắc nhiều trường hợp đã đăng ký và làm thủ tục từ rất lâu rồi mà đến nay vẫn chưa nhận được, nhiều hộ gia đình có nhiều người cùng làm CCCD nhưng phải nộp phí cho phía bưu điện nhiều… bất tiện … việc bưu điện thu phí nhiều lần/hộ gia đình như vậy có đúng không?... )

Xin cảm ơn ông. Vâng, và đó là câu hỏi mà rất nhiều người dân muốn được lắng nghe, xin mời giải đáp của ông/bà… khách mời của chương trình.

Vâng, xin cảm ơn anh Thành Chung, và xin mời ông/bà trả lời.

Khách mời trả lời.

TRẢ LỜI: Theo kế hoạch, Bộ Công an sẽ hoàn thành việc cấp 50 triệu thẻ CCCD trước ngày 01/7/2021, tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện dự án chịu tác động lớn từ tình hình dịch bệnh Covid-19, ảnh hưởng nặng nề đến nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành công nghiệp sản xuất chip điện tử, chip gắn trên CCCD được nhập khẩu từ nước ngoài nên đã tác động lớn đến tiến độ sản xuất thẻ để trả cho công dân. Hiện tại, Bộ Công an đang ưu tiên sản xuất thẻ CCCD cho các cháu học sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ phông và các trường hợp cấp bách khác. Trong thời gian này, khi làm thủ tục cấp CCCD, cơ quan Công an để trống ngày hẹn trả CCCD, khi nhận được thẻ sẽ liên hệ trực tiếp hoặc trả thẻ qua Bưu điện theo yêu cầu của công dân.

Liên quan đến vấn đề chuyển phát thẻ CCCD qua dịch vụ Bưu điện: Thực hiện Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg, ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ Bưu chính công ích; Bộ Công an ban hành Quyết định số 2044/QĐ-BCA-V19, ngày 14/6/2017 về việc công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích, trong đó có việc cấp thẻ Căn cước công dân. Trên cơ sở chủ trương chung của thủ tướng Chính phủ và Bộ Công an, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn Công an các địa phương trả kết quả cấp thẻ CCCD trực tiếp cho công dân hoặc qua địa chỉ đăng ký theo nguyện vọng của công dân. Công an tỉnh Quảng Trị đã có văn bản phối hợp cơ quan Bưu điện trong chiến dịch cấp thẻ CCCD, việc tiếp nhận nhu cầu đăng ký do cơ quan Bưu điện trực tiếp thực hiện theo yêu cầu của người dân, cơ quan Công an chỉ thực hiện thu nhận hồ sơ và bàn giao thẻ CCCD cho Bưu điện chuyển cho công dân theo địa chỉ đăng ký. Về vấn đề nộp cức phí đối với nhiều người trong một hộ, Bưu điện tỉnh đã ban hành Quyết định số 57 ngày 30/3/2021 thực hiện giảm 50% cước chuyển phát đối với các trường hợp chuyển phát từ 02 thẻ CCCD trở lên tại cùng địa chỉ đăng ký và đăng ký cùng thời điểm.

Vâng, thưa ông như chúng ta đã biết thì từ ngày 1/7 hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ được kết nối, chia sẻ với dữ liệu chuyên ngành của các bộ, ngành, lĩnh vực. Vậy những trường hợp sau ngày 1/7 vẫn chưa làm CCCD hoặc chưa được cấp CCCD thì khi tiến hành giao dịch có liên quan đến thủ tục hành chính có gặp khó khăn gì không?

Khách mời trả lời

TRẢ LỜI: Theo quy định, các loại giấy tờ tùy thân như Giấy Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân mã vạch còn giá trị sử dụng thì công dân vẫn tiếp tục dùng các loại giấy tờ đã được cấp để giao dịch hành chính, tuy nhiên, Bộ Công an khuyến khích người dân nên làm thủ tục cấp thẻ CCCD gắn chíp trước ngày 01/7/2021.

Vâng, và bây giờ là một câu hỏi nữa từ phía thính giả của chương trình, mời KTV kết nối điện thoại giúp chúng tôi.

Xin chào thính giả.

Xin chào chương trình.

Vâng, Qv thính giả có câu hỏi nào muốn gửi đến chương trình:

Vâng, cho tôi hỏi khi sử dụng CCCD thì những trường hợp nào sẽ bị xử phạt vì quản lý, sử dụng CMND và thẻ CCCD không đúng cách? Mức xử phạt cụ thể cho mỗi trường hợp là bao nhiêu và quy định cụ thể tại văn bảo nào? Xin cảm ơn chương trình.

Vâng, xin cảm ơn thính giả và xin mời ông/bà giải đáp.

Khách mời trả lời

TRẢ LỜI: - Về lĩnh vực Chứng minh nhân dân: Hiện nay đang thực hiện theo quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội…, trong đó các trường hợp bị xử phạt liên quan đến CMND quy định tại Điều 9 Nghị định gồm:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không xuất trình chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;

b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi chứng minh nhân dân;

c) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thu hồi, tạm giữ chứng minh nhân dân khi có yêu cầu của người có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng chứng minh nhân dân của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;

b) Tẩy xóa, sửa chữa chứng minh nhân dân;

c) Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Khai man, giả mạo hồ sơ, cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp chứng minh nhân dân;

b) Làm giả chứng minh nhân dân;

c) Sử dụng chứng minh nhân dân giả.

4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi thế chấp chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.”

- Về lĩnh vực Căn cước công dân: Hiện nay, Bộ Công an đã chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó dự thảo các quy định xử phạt liên quan đến CCCD gắn chíp, khi Nghị định chính thức được ban hành Công an tỉnh sẽ thông báo rộng rãi và tuyên truyền sâu rộng đến Nhân dân để người dân nắm, thực hiện theo quy định.

Vâng, đó là giải đáp đến từ… Thưa ông/bà với việc đưa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vào hoạt động, người dân chỉ sử dụng CCCD có thể thay thế cho các loại giấy tờ khác như BHYT, giấy phép lái xe… hay không?

Khách mời trả lời

TRẢ LỜI: Với việc đưa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vào hoạt động, cùng với việc cấp thẻ CCCD có gắn chip điện tử, vừa qua Bộ Công an đã có yêu cầu khảo sát gửi các Bộ, ngành và UBND các tỉnh về nhu cầu kết nối, tích hợp thông tin trên chíp; trong thời gian tới Bộ Công an có Kế hoạch để tích hợp nhiều trường thông tin của công dân như bảo hiểm y tế, bằng lái xe… vào trong chip điện tử trên thẻ CCCD, khi thực hiện Bộ Công an sẽ có hướng dẫn chi tiết, cụ thể.

Có một câu hỏi nữa được thính giả gửi về cho chương trình, câu hỏi như sau: Tôi mới đi làm CCCD đầu năm 2020. Khi đó tôi vẫn được cấp CCCD mẫu cũ (loại có mã vạch). Hiện giờ ngành chức năng đang tiến hành cấp loại mới có gắn chíp, vậy tôi có cần đi làm lại CCCD loại có gắn chíp này hay không?

Vâng, đó là câu hỏi của thính giả, xin mời ông/bà… giải đáp.

Khách mời trả lời

TRẢ LỜI: Thực hiện hướng dẫn của Bộ Công an tại Thông tư số 06/2021/TT-BCA, ngày 23/01/2021quy định về mẫu thẻ CCCD gắn chíp, theo đó, Thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước ngày 23/01/2021 (ngày Thông tư này có hiệu lực) thì vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu đổi từ thẻ CCCD mã vạch sang thẻ CCCD gắn chíp thì được đổi theo quy định. Như vậy, trường hợp của anh vẫn tiếp tục dụng thẻ CCCD mã vạch. Tuy nhiên, để thuận lợi trong giao dịch, nhất là khi sổ hộ khẩu hết hiệu lực sử dụng (31/12/2022), cơ quan Công an khuyến khích người dân nên làm thủ tục đổi thẻ CCCD gắn chíp theo chủ trương của Bộ Công an.

Thưa ông/bà vậy sau khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đi vào vận hành, quy trình cấp, đổi, cấp lại CCCD sẽ thay đổi như thế nào? Người dân có thể làm CCCD ở bất cứ đâu mà không cần phải về nơi đăng ký thường trú không?

Khách mời trả lời

TRẢ LỜI:

Hiện nay, Bộ Công an đã ban hành Nghị định 37/2021/NĐ-CP, ngày 29/3/2021 có hiệu lực từ 14/5/2021 và 02 Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Căn cước công dân đó là Thông tư số 59/2021/TT-BCA và Thông tư số 60/2021/TT-BCA, ngày 15/5/2021 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2021, theo đó có quy định mới quy trình, trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD gắn chíp, trong đó nếu trường hợp công dân đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trường hợp thông tin đã chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân; hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị. Trường hợp công dân kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu thông tin của công dân chưa có hoặc có sai sót thì công dân mang theo giấy tờ hợp pháp để chứng minh nội dung thông tin khi đến cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Về địa điểm cấp CCCD: Theo quy định tại khoản 1, Điều 10, Thông tư số 59/2011/TT-BCA, Công dân có thể đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân (cụ thể là Công an cấp huyện hoặc Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an cấp tỉnh) nơi công dân thường trú hoặc tạm trú để làm thủ tục cấp CCCD. Như vậy, ngoài nơi đăng ký thường trú, công dân có thể đến cơ quan Công an có thẩm quyền nơi mình đăng ký tạm trú (nếu có) để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại CCCD.

Thưa ông/bà… theo Luật Cư trú năm 2020 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2021 thì việc quản lý dân cư sẽ thay thế từ Sổ hộ khẩu giấy sang dữ liệu điện tử. Vậy khi nào sẽ chính thức bỏ Sổ hộ khẩu giấy?

TRẢ LỜI: Theo quy định tại khoản 3, Điều 38, Luật Cư trú năm 2020 thì Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022. Trường hợp thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Tuy nhiên, khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.

Xin cảm ơn ông/bà. Thưa ông/bà, vậy trong thời gian tới để phục vụ người dân tốt hơn trong thời gian tới ngành Công an sẽ đưa ra những phương án, kế hoạch gì?

Khách mời trả lời

TRẢ LỜI:

Theo lộ trình và Kế hoạch tiếp theo của Bộ Công an, trong thời gian tới, Công an tỉnh dự kiến các mặt công tác trọng tâm cần thực hiện góp phần phục vụ người dân tốt hơn cụ thể:

1. Phục vụ triển khai các kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ quan, ban, ngành để thực hiện các dịch vụ công, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, góp phần giảm thiểu tiến tới xóa bỏ dần các loại giấy tờ khi người dân sử dụng các giao dịch điện tử, giao dịch qua môi trường mạng và thực hiện các thủ tục hành chính; đảm bảo an toàn cho các giao dịch số, tối ưu hóa thời gian, chi phí khi cung cấp các dịch vụ cho người dân.

2. Tiếp tục thu nhận hồ sơ cấp căn cước có gắn chíp điện tử cho công dân với thủ tục nhanh gọn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, bảo đảm 100% công dân đến độ tuổi được cấp căn cước theo quy định; có phương án thực hiện triển khai các ứng dụng của thẻ căn cước công dân có gắn chíp điện tử nhằm cải cách hành chính, tạo điều kiện cho nhân dân trong thực hiện giao dịch dân sự.

3. Chỉ đạo lực lượng Công an các cấp triển khai thực hiện có hiệu quả Luật cư trú sửa đổi, chuyển đổi phương thức quản lý dân cư từ sổ hộ khẩu giấy sang quản lý bằng mã số định danh cá nhân trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; triển khai cung cấp các dịch vụ dân cư và dịch vụ công mức độ 4 trong công tác đăng ký quản lý cư trú và cấp căn cước công dân.

4. Dự kiến đưa bộ phận cấp CCCD qua Trung tâm hành chính công tỉnh để tạo điều kiện tốt nhất cho người dân trong thực hiện các thủ tục hành chính.

Xin cảm ơn ông/bà đã tham gia chương trình và cung cấp cho chương trình cũng như thính giả nghe đài những thông tin hữu ích.

Quý vị và các bạn thân mến! Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý dân cư, cụ thể việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, trên cơ sở đó tạo nền tảng cho công tác quản lý hành chính nhà nước theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Đồng thời nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm giấy tờ công dân, giảm thời gian và chi phí giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và góp phần phát triển Chính phủ điện tử. Chương trình PTTH tuần này xin được khép lại tại đây, cảm ơn QV & các bạn đã quan tâm lắng nghe, xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại.

Câu hỏi dự phòng:

Khi có thẻ CCCD gắn chip thì có còn phải sử dụng đến hộ khẩu giấy khai sinh nữa không, giấy tờ trên còn phải giữ lại không?

Trả lời: Khi có thẻ CCCD gắn chíp, người dân vẫn có thể được sử dụng Sổ hộ khẩu và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật Cư trú cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022 trừ các trường hợp công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu thì Sổ hộ khẩu sẽ được thu hồi, không tiến hành các thủ tục liên quan đến cấp sổ hộ khẩu nữa.

Về Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân, thể hiện những thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân và là cơ sở để xác định các thông tin của một cá nhân trên các loại hồ sơ giấy tờ liên quan đến nhân thân của cá nhân đó, Thẻ CCCD không thay thế Giấy khai sinh.

Vài tháng trước có vụ rò rỉ thông tin cá nhân. Vậy Sau khi số hóa thông tin liên quan đến cư dân thì hệ thống quản lý mới có biện pháp gì để đảm bảo những thông tin đó không bị hack, rao bán, sử dụng mục đích trái phép?

Trả lời:  Hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư được các đơn vị nghiệp vụ và Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông kiểm tra thường xuyên, đảm bảo không thể bị xâm nhập bởi các mối nguy hại từ bên ngoài. Do đó, người dân có thể hoàn toàn yên tâm về tính bảo mật dữ liệu thông tin dân cư của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Để tránh việc đánh cắp, lợi dụng thông tin, đối với người dân khi sử dụng dữ liệu của mình cần chủ động hạn chế chia sẻ các thông tin cá nhân (số điện thoại, địa chỉ Mail, địa chỉ nhà ở, thông tin gia đình, người thân, số CMND/CCCD…) trên mạng xã hội. Trong các trường hợp cần thiết phải cung cấp thông tin cá nhân, người dân cần phải xem xét tính hợp pháp của cơ quan, tổ chức mà mình cung cấp, đồng thời có yêu cầu đối với cơ quan, tổ chức đó phải đảm bảo bí mật thông tin cá nhân của mình. Bộ Công an đang nghiên cứu xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân để có biện pháp quản lý và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.

Sau 1-7 công dân được cấp CCCD khi thực hiện các giao dịch mua bán nhà đất... xác nhận các loại giấy tờ tại UBND, công an, cho con đi học...người dân có còn phải mang theo sổ hộ khẩu, kết hôn... để xuất trình không?

Trả lời: Khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đi vào hoạt động sẽ bảo đảm chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm giấy tờ công dân, giảm những chi phí mà hiện nay người dân, doanh nghiệp đang phải chi trả trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính (chi phí do phải đi lại, công chứng, chứng thực các loại giấy tờ...).

Khi các cơ sở dữ liệu chuyên ngành thực hiện kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ sử dụng số định danh cá nhân và các thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để làm căn cứ giải quyết các thủ tục hành chính, công dân không cần xuất trình các giấy tờ chứng minh nhân thân của mình.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 29/06/2021 08:09 Lê Vĩnh Nhiên 26/07/2022 14:40
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà