Tạp chí Dân tộc và miền núi
Danh mục
Tạp chí Dân tộc và miền núi
NỘI DUNG

 

Tạp chí dân tộc số ngày 25.7.21

MỸ NHỊ - QUÁCH LONG – HOÀI ĐỨC – MINH PHÚ

PTV: Xin kính chào đồng bào và các bạn. Đồng bào và các bạn đang theo dõi chuyên mục Tạp chí Dân tộc của Đài PTTH Quảng Trị. Thưa đồng bào và các bạn, trong chương trình hôm nay, mời đồng bào và các bạn cùng theo dõi các phóng sự: Lớp xóa mù chữ cho bà con vùng cao. Tiếp đó là nội dung: Nghĩa tình bà con vùng cao hướng về miền Nam. Tiếp theo là phóng sự: Người uy tín làm gương, bản làng không khói thuốc. Hai nội dung cuối cùng là: Cần khắc phục các công trình thủy lợi bị hư hỏng sau mưa lũ và Tấm lòng Pả Xể. Mời đồng bào và các bạn cùng theo dõi.

PS1: Lớp xóa mù chữ cho bà con vùng cao

 

PTV: Thưa đồng bào và các bạn. Đakrông là huyện vùng cao của tỉnh Quảng Trị,  đa phần bà con là đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế, xã hội còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng. Tại các thôn bản vùng cao, vùng sâu vẫn còn những người dân chưa biết chữ, hoặc không được đến lớp học đầy đủ dẫn đến tình trạng tái mù chữ. Những năm qua, huyện Đakrông đã huy động sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền, vận động người dân chưa biết chữ ra lớp học. Nhận thức tầm quan trọng của việc xóa mù chữ, Hội liên hiệp phụ nữ thị trấn Krông Klang huyện Đak rông đã triển khai lớp học xóa mù chữ cho Hội viên Hội phụ nữ 2 thôn Khe Xong và thôn A Rồng thuộc thị trấn Krông Klang. Sau đây là nội dung chi tiết của chuyên mục.

Đây là thành viên khá đặc biệt của lớp học xóa mù chữ do Hội phụ nữ thị trấn Krông Klang tổ chức. Năm nay đã ngoài 70 tuổi nhưng bà Hồ Thị Dần trú tại thôn Khe Xong lại háo hức, vui mừng khi đây là lần đầu tiên bà được đi học chữ. Sửa soạn sách vở, ôn bài trước khi đến lớp là việc làm mà bà Dần không bao giờ quên. Từng chữ cái đã được học bà cố gắng đọc và nhớ để khi đến lớp, bà học những chữ cái mới hơn. Cứ như vậy, sau 2 tuần lên lớp, đến nay bà đã biết đọc 1 số chữ cái như a, b, c…và đã ghép được chữ.

Cũng cặp sách, vở, bảng đen được Hội phụ nữ thị trấn kêu gọi hỗ trợ, bà Dần cũng như các hội viên khác tham gia lớp học xóa mù chữ được miễn phí hoàn toàn học phí và đồ dùng học tập nên ai cũng phấn khởi, vui mừng. Lớp học xóa mù chữ được học vào các ngày thứ 2, thứ 3, thứ 4 hằng tuần tại nhà văn hóa cộng động thôn A Rồng. Lớp học gồm những thành viên có độ tuổi từ 25 đến 70 tuổi. Đây là những hội viên trước đây chưa có điều kiện để học chữ nên chưa biết chữ. Mặc dù đã có gia đình, con nhỏ, nhưng các chị, các bà vẫn thu xếp để đến lớp học đầy đủ. Mong muốn được biết chữ chưa bao giở lại trở nên mạnh mẽ đối với lớp học đặc biệt này.

 

Bà Hồ Thị Dần

Thôn Khe Xong, thị trấn Krông Klang, Đakrông, Quảng Trị

Đọc dịch:

Cũng như bà Hồ Thị Dần, chị Hồ Thị Chừ năm nay cũng ngoài 50 tuổi chia sẻ: Ngày trước do gia đình khó khăn, lứa tuổi như chị rất ít người đi học, do vậy, chị không đi học được. Hơn 2 tuần đi học lớp xóa mù chữ, dù tay cầm bút còn cứng nhưng bây giờ chị Chừ đã biết tính toán những phép tính đơn giản, biết đọc chữ cái. Chị cảm ơn cấp ủy, chính quyền đã tạo điều kiện cho bà và những người chưa biết chữ được đi học ở lớp xóa mù chữ. Lớp xóa mù chữ thị trấn Krông Klang có 25 thành viên, độ tuổi từ 25 - 70 tuổi. Mỗi lớp xóa mù chữ được tổ chức trong ba tháng. Đây là lần đầu tiên Hội phụ nữ mở lớp xóa mù chữ hoàn toàn miễn phí cho các hội viên. Từ lớp học này, mỗi năm có thêm nhiều người biết chữ, góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ dân trí…

 

Bà Hồ Thị Chữ

Thôn Khe Xong, thị trấn Krông Klang, Đakrông, Quảng Trị

Đọc dịch:

Năm nay cô giáo Hồ Thị Đình, người dạy, hướng dẫn những học sinh đặc biệt chỉ mới bước qua tuổi 30. Khi nghe tin có lớp xóa mù chữ, cô đã tình nguyện giảng dạy hoàn toàn miễn phí, góp sức lực nhỏ bé của mình để dạy chữ cho những hội viên tham gia lớp. Từ ngày đưa ra quyết định này, cô giáo trẻ cũng dành nhiều thời gian hơn để đọc các tài liệu về xóa mù chữ bởi chị hiểu rằng đối tượng học sinh của mình không phải là những cô cậu học trò lên sáu lên bảy mà là những người nhiều tuổi, thậm chí đã lên chức ông, chức bà. Chị phải học thêm tiếng của dân bản để những giờ lên lớp hiệu quả hơn. Vất vả, nhưng bằng kinh nghiệm những năm đứng trên bục giảng đây là những ngày trải nghiệm đáng nhớ nhất của chị. Và lần đầu tiên chị cảm nhận được ý nghĩa của công tác xóa mù chữ, cảm nhận được niềm vui của bà con khi biết đọc, biết viết...

Cô giáo Hồ Thị Đình

Thôn Khe Xong, thị trấn Krông Klang, Đakrông, Quảng Trị

Đọc dịch: Đây là lần đầu tiên tôi dạy lớp học rất đặc biệt này. Tôi thấy các bà, các chị ở đây có tinh thần học rất tốt, ban ngày dù bận làm nương rẫy nhưng đến giở học, các bà, các chị đi học rất đầy đủ. Sau lớp học này, tôi mong muốn các hội viên tham gia học sẽ biết được chữ để thuận tiện làm hồ sơ, các thủ tục, giấy tờ cần thiết. Hoặc đi đến một nơi nào đó thì có thể đọc tên và biết được địa chỉ.

Các bà, các chị học viên đến lớp đều rất tích cực học tập, nghiêm túc tiếp thu bài giảng và thảo luận rất sôi nổi. Trước đây, khi còn nhỏ, kinh tế gia đình còn khó khăn, nhà đông con nên hầu như các chị, các mẹ không được đi học. Không biết chữ, cũng không biết làm toán, mỗi lần đi đâu, làm gì cũng rất tự ti. Nhìn các mẹ, các chị tập viết các chữ cái mà ai cũng lấy làm vui. Việc mở lớp xoá mù chữ nhằm nâng cao nhận thức cho hội viên, phụ nữ và nhân dân trên địa bàn thị trấn, đồng thời lồng ghép tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ và nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần thực hiện tốt phong trào “Xây dựng xã hội học tập” trên địa bàn huyện Đakrông.

Là giáo viên dạy lớp xóa mùa chữ, cô giáo Hồ Thị Đình cho biết, dạy lớp xóa mù chữ gặp một số khó khăn. Giáo viên phải đồng thời dùng tiếng Vân Kiều và tiếng Việt để dạy học viên. Các học viên chủ yếu là lao động chính trong gia đình nên nhiều người không sắp xếp được thời gian để đến lớp học đều đặn. Quá trình tiếp thu kiến thức nhiều học viên gặp nhiều khó khăn do sự chênh lệch về tuổi tác và trình độ nhận thức. Tuy nhiên sau thời gian đến lớp, các học viên đã biết nhận mặt chữ, viết được tên tuổi, quê quán, thực hiện được các phép toán cộng, trừ đơn giản...

Nếu như trước đây, hầu hết mô hình kinh tế đưa vào giúp bà con sản xuất đều gặp khó, bởi họ cũng tham gia các lớp tập huấn, nhưng do không biết chữ nên không ghi chép lại được, nghe rồi lại quên. Việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ, học nghề, tìm kiếm việc làm rất bất cập; tiềm ẩn nguy cơ bị lôi kéo trước những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Chỉ khi được tham gia các lớp xóa mù chữ, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ… người dân mới dễ dàng tiếp cận các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hay học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt… Từ đó, vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn minh.

Chị Phan Thị Chung

Chủ tịch Hội phụ nữ thị trấn Krông Klang, Đakrông, Quảng Trị

Đọc dịch: Đối với Hội liên hiệp phụ nữ cũng quan tâm rất nhiều đến các hoạt động, phong trào của chị em các khóm. Bên cạnh đó, với mong muốn mở lớp xóa mù chữ, tạo điều kiện cho bà con biết chữ. Với lớp đầu tiên chúng tôi mở đã thu hút đông đảo chị em tham gia. Thành công của lớp học xóa mù chữ đầu tiên này sẽ là tiền đề để Hội mở thêm những lớp khác. Hiện tại, số lượng đăng kí tham gia lớp xóa mù chữ ở các khóm trên địa bàn tương đối cao. Sự đồng thuận và giúp đỡ từ chính quyền địa phương sẽ là động lực giúp chúng tôi mở những lớp học xóa mù chữ tiếp theo. Để bà con ai cũng biết chữ, thuận tiện trong cuộc sống và xóa dần mặc cảm, tự ti của nhân dân.

Các lớp xóa mù chữ, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ liên tục được mở đã góp phần quan trọng nâng cao dân trí cho người dân. Xác định, phần lớn các học viên tham gia lớp xóa mù chữ đều là nông dân, vốn quanh năm vất vả với công việc đồng áng, mùa vụ, khi tham gia các lớp học xóa mù chữ, họ càng trở nên bận rộn hơn. Do đó, để thu hút học viên đến lớp và học viên tiếp thu bài học tốt, đội ngũ giáo viên phải linh hoạt các phương pháp dạy học, thường xuyên tổ chức các trò chơi phù hợp với bài học, đặt những câu hỏi gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ. Xây dựng các học liệu, đồ dùng trực quan phù hợp với người học; gắn nội dung dạy học với tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Cùng với đó, tỉnh cũng có nhiều giải pháp hỗ trợ học viên như khi tham gia các lớp xoá mù chữ như: học viên không phải đóng học phí; hỗ trợ sách, bút cho học viên trong suốt thời gian học…

Rời khỏi lớp học xóa mù chữ, tiếng đánh vần của lớp học xa dần, đọng lại trong chúng tôi nhiều cảm xúc đó là những ánh mắt, những nụ cười rạng rỡ của bà con dân bản khi được học cái chữ. Nơi mà vẫn còn những tư tưởng, hủ tục lạc hậu ăn sâu vào tâm thức. Hy vọng rằng, lớp học sẽ góp phần nào đó nâng cao được trình độ dân trí, làm thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm của bà con. Giúp bà con tiếp nhận những cái mới, cái tiến bộ góp phần xây dựng vùng cao Đakrông ngày càng đổi mới.

PTV: Thưa đồng bào và các bạn. Những ngày gần đây, người dân tỉnh Quảng Trị đang quyên góp, ủng hộ nhu yếu phẩm gửi đến TP Hồ Chí Minh. Tại các huyện vùng cao như Hướng Hóa, Đakrông, bà con Vân Kiều, Pa Kô tuy đời sống còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng khi biết ở miền Nam dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, bà con ở phía Tây tỉnh Quảng Trị đã quyên góp các loại nông sản để gửi tặng đồng bào ta trong đó. Mong dịch bệnh sớm qua nhanh để bà con ổn định cuộc sống.

 

Từ sáng sớm chị Hồ Thị Ngoan ở xã Húc, huyện Hướng Hóa đã ra vườn để lựa chon những quả bí to, nặng nhất gửi vào tặng bà con nơi tâm dịch. Đối với chị em vùng đồng bào dân tộc thiểu số quanh năm thu nhập chỉ trong chờ vào nương rẫy, thu nhập chẳng đáng là bao nhưng khi nghe người dân thành phố Hồ Chí Minh đang gặp khó khăn vì dịch bệnh, ai cũng muốn chung tay giúp đỡ.

 

 

Chị Hồ Thị Ngoan

Xã Húc, Hướng Hóa, Quảng Trị

Đọc dịch: Mấy ngày nay, xem Tivi nhìn thấy người dân Thành phố Hồ Chí Minh không có rau quả tôi thương quá. Bữa trước lũ lụt, bà con trong Sài Gòn về cứu trợ mình đông lắm, bây giờ tôi muốn gửi được ít bí ngô vào trong đó giúp bà con. Ai cũng mong muốn dịch bệnh qua nhanh để cuộc sống trở lại bình thường.

Với tấm lòng của những người con mang họ Hồ của bác, từ quả mít non, măng tre đến vài chục lon nếp bản đều được sẻ chia. Việc hỗ trợ nông sản không phải là điều dễ dàng, khi nhiều chị em ở các bản làng xa xôi phải gùi cõng hàng chục cây số mới mang ra được điểm tập kết, rồi các chị biết đi xe máy vượt đèo dốc mới mang hàng đến trung tâm xã. Vất vã là vậy nhưng khi được đóng góp cho bà con vùng dịch ai nấy đều vui mừng.

 

Chị Hồ Thị Pêng

Xã Húc – Hướng Hóa – Quảng Trị

Đọc dịch:

 

Với tinh thần tương thân tương ái, cùng với cả nước, người dân Quảng Trị đang đồng lòng hướng về Thành phố Hồ Chí Minh, động viên bà con thêm niềm tin chiến thắng dịch bệnh để sớm ổn định cuộc sống.

PS3:

Người uy tín làm gương, bản làng không khói thuốc.

Thưa đồng bào các bạn! Do xuất phát từ điều kiện sinh sống ở vùng núi cao, khí hậu khắc nghiệt nên đồng bào Pa Cô ở thôn A Bung, xã vùng cao A Bung, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị có thói quen hút thuốc lá. Thói quen này duy trì từ thế hệ này qua thế hệ khác và gây ra không ít hệ lụy. Tuy nhiên những năm trở lại đây, thói quen hút thuốc lá trong người dân đang dần dần thay đổi, một phần do nhận thức của bà con về tác hại của thuốc lá, một phần do sự tuyên truyền, kêu gọi của trưởng làng Lê Hoàn.

Thôn A Bung có 138 hộ với 568 nhân khẩu và 100% là đồng bào dân tộc Pa Cô. Sinh sống tại vùng núi cao, nơi có mùa đông dài và lạnh nên đồng bào ở đây có thói quen trồng và hút thuốc lá. Bà con ở đây hút thuốc lá từ rất sớm, bắt đầu hút từ lúc 5, 6 tuổi và duy trì từ đó về sau. Do thói quen hút thuốc lá lâu năm, nhiều người đã gặp phải bênh tật liên quan đến thuốc lá như ung thư, tắc nghẽn phổi mãn tính, tim mạch và nhiều gia đình lâm vào cảnh đói nghèo do thói quen khó bỏ này…

Tuy nhiên vài năm trở lại đây thói quen hút thuốc lá đã dần thay đổi, số người hút thuốc đã giảm nhiều so với trước. Sự thay đổi này một phần do nhiều người dân đã nhận thức được tác hại của thuốc lá, nhưng quan trọng hơn đó là do sự tuyên truyền vận động liên tục của trưởng làng Lê Hoàn. Với vai trò là trưởng tộc, trưởng làng, ông Lê Hoàn đã tranh thủ mọi lúc mọi nơi tuyên truyền vận động người dân từ bỏ thói quen hút thuốc.

Ông Hồ Văn Hiền

Phó Chủ tịch UBND xã A Bung, Đakrông, Quảng Trị

(Trong thời gian qua ông Lê Hoàn đã làm rất tốt việc tuyên truyền vận động bà con nhân dân và những người sử dụng thuốc lá bỏ hút thuốc để khỏi ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế gia đình. Ông mặc dù tuổi đã cao nhưng vẫn dành thời gian trực tiếp tham gia các cuộc họp của thôn, bản, họp dòng họ để lồng ghép tuyên truyền, giải thích rõ tác hại khi sử dụng thuốc lá.)

Xuất phát từ nhận thức của một người cán bộ chủ chốt ở địa phương, ông Lê Hoàn hiểu rõ tác hại của thuốc lá và chứng kiến những hệ lụy do thuốc lá gây ra. Vì vậy, từ nhiều năm nay ông xem việc vận động bà con từ bỏ hút thuốc là công việc thường xuyên của mình. Để thuyết phục bà con dân bản, ông là người đầu tiên bỏ thuốc lá, sau khi từ bỏ được thói quen hút thuốc, ông vận động anh em, con cháu trong dòng họ. Tại các cuộc họp của họ tộc, của bản làng, với vai trò của mình, bao giờ ông Hoàn cũng lồng ghép tuyên truyền về tác hại của thuốc lá và tuyên truyền bà con từ bỏ thói quen hút thuốc. Với uy tín của một người cán bộ chủ chốt địa phương, một trưởng tộc một trưởng làng uy tín, những lời tuyên truyền vận động của ông Lê Hoàn đã được bà con lắng nghe và làm theo. Đến thời điểm này, sau nhiều năm kiên trì vận động, số lượng người hút thuốc trong thôn A Bung đã giảm hẳn.

Ông Lê Hoàn

Trưởng làng A Bung, xã A Bung, Đakrông, Quảng Trị

(Hút thuốc lá thì sinh ra bệnh nên tôi từ bỏ hút thuốc. Từ đó đến nay tôi cảm thấy sức khỏe tốt hơn so với khi hút thuốc và cả dòng họ của tôi bây giờ khoảng 95% không hút thuốc lá, cả già lẫn trẻ. Tôi thấy rất phấn khởi, khi con em bỏ được việc hút thuốc, vì thế tôi đã cùng anh em trong Đảng ủy, chính quyền, cán bộ hưu trí, cựu chiến binh đến tận nhà của bà con, đến các buổi họp tuyên truyền không hút thuốc lá.)

Anh Hồ Văn Đen, từng là một trong những người hút thuốc lá lâu năm. Anh không nhớ rõ mình hút thuốc từ bao giờ, lúc nhỏ nhìn người lớn hút thì hút theo, anh hút tất cả các loại, từ thuốc lá trồng trên rẫy đến thuốc lá mua trong tiệm tạp hóa. Lúc lớn lên thì việc hút thuốc lá trở thành một thói quen khó bỏ. Cứ tưởng thói quen này sẽ đeo đẳng và anh không vượt qua tật nghiện thuốc lá, thế nhưng qua sự vận động, tuyên truyên của người thân, người già, đặc biệt là sự thuyết phục tuyên truyền của ông Lê Hoàn, anh Đen dần đã từ bỏ được thuốc lá.

Anh Hồ Văn Đen

Thôn A Bung, A Bung, Đakrông, Quảng Trị

(Thời thanh niên hút thuốc nhiều nhưng giờ có người lớn tuổi, người uy tín, già làng tuyên truyền nên bỏ dần dần, giờ bỏ được rồi. Giờ thấy sức khỏe hơn hẳn thời thanh niên còn hút thuốc.)

Do là một tập tục được duy trì qua nhiều thế hệ, việc hút thuốc lá trở thành một thói quen khó từ bỏ. Để thay đổi được thói quen này, cần phải có sự tuyên truyền vận động của các tổ chức, đoàn thể địa phương, đặc biệt cần phát huy hơn nữa vai trò của các già làng, trưởng bản, đây là những người có uy tín cao, thông hiểu phong tục tập quán và có tiếng nói trong cộng đồng.

Ông Hồ Văn Hiền

Phó Chủ tịch UBND xã A Bung, Đakrông, Quảng Trị

(Trong thời gian tới địa phương tiếp tục chỉ đạo cán bộ văn hóa, ban quản lý các thôn bản làm tốt việc tuyên truyền vận động nhân dân từ bỏ thói quyen hút thuốc lá. Lồng ghép vào các cuộc họp của thôn, bản cùng các già làng tiếp tục tuyên truyên truyền bà con nhân dân hạn chế việc hút thuốc lá.)

Từ bỏ thói quen hút thuốc là một việc khó, thế nhưng nhiều người Pa Cô ở A Bung đã làm được. Kết quả này xuất phát từ sự vận động, tuyên truyền của những người như ông Lê Hoàn. Và để việc hút thuốc lá giảm dần rồi biến mất, ngoài sự vào cuộc của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng thì rất cần những tấm gương sáng của các già làng, trưởng bản, những người uy tín có tiếng nói trong cộng đồng.

PS4: Thưa đồng bào và các bạn! Sau đợt mưa lũ vào tháng 10/2020, nhiều công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Hướng Hóa bị thiệt hại nặng nề. Nhiều hồ, đập, kênh mương đang cần nhanh chóng khắc phục nhằm cung cấp nước sản xuất. Tuy nhiên, do kinh phí thực hiện lớn nên công tác khắc phục hiện nay gặp nhiều khó khăn. Phản ánh tại các xã vùng Lìa, huyện Hướng Hóa

Cần khắc phục các công trình thủy lợi bị hư hỏng sau mưa lũ

 

 Đập thủy lợi tại thôn A Sau tại xã Lìa phục vụ tưới tiêu cho gần 2 ha lúa tại đây. Tuy nhiên chỉ mới bắt đầu bước vào mùa khô nhưng nhiều diện tích lúa không thể gieo cấy. Nếu như ở vùng thuận lợi thì thời điểm này cây lúa đã đẻ nhánh nhưng ở đây việc sản xuất của bà con gặp nhiều khó khăn, nhiều diện tích mạ phải bỏ không do không thể đưa nước vào ruộng. Mùa khô thường bắt đầu tại cả xã vùng Lìa vào tháng 5, tháng 6 nhưng năm nay do nắng hạn sớm, mực nước các hồ đều xuống rất thấp khiến diện tích trồng lúa không đủ nước tưới. Khó khăn nhất hiện nay là nhiều công trình thủy lợi bị bị đất cát bồi lấp, khả năng tích nước là không thể. Dưới cái nắng gắt của vùng Lìa, nhiều nông dân đã lỡ gieo giống đứng ngồi không yên, mong muốn lớn nhất lúc này là có nước để chăm sóc cây lúa.

 

Ông Hồ Pả Hơn

Thôn A Sau, xã Lìa, Hướng Hóa, Quảng Trị

Không nạo vét thì ruông khô hết không làm được, bà con tự bản thân mình không thể làm được, cả phía trên lẫn phía dưới đều không bị bồi lấp. nếu có nước thì bà con trồng được lúa, trồng được hoa màu nhưng giò thì đều không làm được.

Trong đợt mưa lũ tháng 10 năm 2020 tại xã Lìa, huyện Hướng Hóa có hàng chục tuyến kênh mương, hồ đập thủy lợi đang bị vùi lấp, hư hỏng. Để kịp thời đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, địa phương đã trích kinh phí, khẩn trương huy động máy móc tổ chức khắc phục, nạo vét toàn bộ khối lượng đất cát vùi lấp để nhanh chóng lấy nước cho đồng ruộng. Tuy nhiên do nguồn ngân sách còn hạn chế nên đến nay, công trình thủy lợi A Sau và đập thủy lợi Lìa mới chỉ cung cấp nước trở lại cho khoảng 11 ha lúa ở gần công trình.

 

Ông Hồ Cu Đa

Phó Chủ tịch UBND xã Lìa, Hướng Hóa, Quảng Trị

Sắp tới và hiện tại sẽ có hạn hán kéo dài, địa phương xác định phải nạo vét kênh mương để điều tiết nước cho bà con sản xuất tất cả diện tích hiện có, cố gắng không bỏ hoang diện tích để tăng thu nhập và tránh tình trạng thiếu đói xảy ra.

Đối với các địa phương miền núi khi mà tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm đa số thì việc huy động nội lực để khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra đối với các công trình này là điều rất khó. Vì thế ngoài sự nỗ lực của nhân dân và chính quyền địa phương rất cần sự quan tâm đầu tư từ Trung Ương, các nguồn xã hội hoá trong khôi phục hạ tầng để người dân sớm khôi phục sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống.

 

                                               

PS5: Thưa quý vị và các bạn! Mặc dù gia đình có đến 7 đứa con, bản thân lại phải chạy thận nhân tạo suốt 5 năm nay, thế nhưng ông Pả Xể ở thôn Vùng Kho xã Đakrông huyện Đakrông đã tự nguyện hiến hàng nghìn mét vuông đất để xây trường mầm non cho con em học tập. Với ông việc hiến đất để làm trường không có gì lớn lao, điều quan trọng là con em được ổn định học tập để có một tương lai tươi sáng hơn.

Tấm long Pả Xể

 

Trích tiếng ông Pả Xể

thôn Vùng Kho, xã Đakrông Đakrông, Quảng Trị

(40 giây)

Suốt 5 năm liên tục, ông Pả Xể phải chạy thận khiến sức khỏe giảm sút. Những lúc mệt mỏi niềm vui lớn nhất của ông là từ những đứa trẻ trong thôn bản, tiếng cười đùa, hồn nhiên giúp ông quên đi bệnh tật. Quyết định hiến 1.400 m2 để xây trường là không hề dễ dàng, vì gia đình ông có đến 7 người con đang rất cần đất để sản xuất thế nhưng được sự động viên của bà con thôn xóm, ban mặt trận thôn cả gia đình đã thống nhất để đưa ra quyết định.

 

 Anh Hồ Văn Phanh

Trưởng thôn Vùng Kho, xã Đakrông, Đakrông, Quảng Trị

Chỉ ít tháng nữa thôi, trên mãnh đất của Pả Xể hiến tặng một điểm trường mầm non sẽ được xây dựng khang trang, đầy đủ vật dụng, đồ chơi, đáp ứng nhu cầu học tập của hơn 20 trẻ em trong thôn. Trong niềm vui chung của toàn thôn, toàn xã sẽ không ai quên được tấm lòng của Pả Xể. Đây sẽ là động lực để chính quyền, nhân dân huyện Đakrông cùng chung sức, đồng lòng đưa sự nghiệp giáo dục vùng khó ngày càng phát triển.

         

 

 

Tạp chí dân tộc số ngày 25.7.21

MỸ NHỊ - QUÁCH LONG – HOÀI ĐỨC – MINH PHÚ

PTV: Xin kính chào đồng bào và các bạn. Đồng bào và các bạn đang theo dõi chuyên mục Tạp chí Dân tộc của Đài PTTH Quảng Trị. Thưa đồng bào và các bạn, trong chương trình hôm nay, mời đồng bào và các bạn cùng theo dõi các phóng sự: Lớp xóa mù chữ cho bà con vùng cao. Tiếp đó là nội dung: Nghĩa tình bà con vùng cao hướng về miền Nam. Tiếp theo là phóng sự: Người uy tín làm gương, bản làng không khói thuốc. Hai nội dung cuối cùng là: Cần khắc phục các công trình thủy lợi bị hư hỏng sau mưa lũ và Tấm lòng Pả Xể. Mời đồng bào và các bạn cùng theo dõi.

PS1: Lớp xóa mù chữ cho bà con vùng cao

 

PTV: Thưa đồng bào và các bạn. Đakrông là huyện vùng cao của tỉnh Quảng Trị,  đa phần bà con là đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế, xã hội còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng. Tại các thôn bản vùng cao, vùng sâu vẫn còn những người dân chưa biết chữ, hoặc không được đến lớp học đầy đủ dẫn đến tình trạng tái mù chữ. Những năm qua, huyện Đakrông đã huy động sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền, vận động người dân chưa biết chữ ra lớp học. Nhận thức tầm quan trọng của việc xóa mù chữ, Hội liên hiệp phụ nữ thị trấn Krông Klang huyện Đak rông đã triển khai lớp học xóa mù chữ cho Hội viên Hội phụ nữ 2 thôn Khe Xong và thôn A Rồng thuộc thị trấn Krông Klang. Sau đây là nội dung chi tiết của chuyên mục.

Đây là thành viên khá đặc biệt của lớp học xóa mù chữ do Hội phụ nữ thị trấn Krông Klang tổ chức. Năm nay đã ngoài 70 tuổi nhưng bà Hồ Thị Dần trú tại thôn Khe Xong lại háo hức, vui mừng khi đây là lần đầu tiên bà được đi học chữ. Sửa soạn sách vở, ôn bài trước khi đến lớp là việc làm mà bà Dần không bao giờ quên. Từng chữ cái đã được học bà cố gắng đọc và nhớ để khi đến lớp, bà học những chữ cái mới hơn. Cứ như vậy, sau 2 tuần lên lớp, đến nay bà đã biết đọc 1 số chữ cái như a, b, c…và đã ghép được chữ.

Cũng cặp sách, vở, bảng đen được Hội phụ nữ thị trấn kêu gọi hỗ trợ, bà Dần cũng như các hội viên khác tham gia lớp học xóa mù chữ được miễn phí hoàn toàn học phí và đồ dùng học tập nên ai cũng phấn khởi, vui mừng. Lớp học xóa mù chữ được học vào các ngày thứ 2, thứ 3, thứ 4 hằng tuần tại nhà văn hóa cộng động thôn A Rồng. Lớp học gồm những thành viên có độ tuổi từ 25 đến 70 tuổi. Đây là những hội viên trước đây chưa có điều kiện để học chữ nên chưa biết chữ. Mặc dù đã có gia đình, con nhỏ, nhưng các chị, các bà vẫn thu xếp để đến lớp học đầy đủ. Mong muốn được biết chữ chưa bao giở lại trở nên mạnh mẽ đối với lớp học đặc biệt này.

 

Bà Hồ Thị Dần

Thôn Khe Xong, thị trấn Krông Klang, Đakrông, Quảng Trị

Đọc dịch:

Cũng như bà Hồ Thị Dần, chị Hồ Thị Chừ năm nay cũng ngoài 50 tuổi chia sẻ: Ngày trước do gia đình khó khăn, lứa tuổi như chị rất ít người đi học, do vậy, chị không đi học được. Hơn 2 tuần đi học lớp xóa mù chữ, dù tay cầm bút còn cứng nhưng bây giờ chị Chừ đã biết tính toán những phép tính đơn giản, biết đọc chữ cái. Chị cảm ơn cấp ủy, chính quyền đã tạo điều kiện cho bà và những người chưa biết chữ được đi học ở lớp xóa mù chữ. Lớp xóa mù chữ thị trấn Krông Klang có 25 thành viên, độ tuổi từ 25 - 70 tuổi. Mỗi lớp xóa mù chữ được tổ chức trong ba tháng. Đây là lần đầu tiên Hội phụ nữ mở lớp xóa mù chữ hoàn toàn miễn phí cho các hội viên. Từ lớp học này, mỗi năm có thêm nhiều người biết chữ, góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ dân trí…

 

Bà Hồ Thị Chữ

Thôn Khe Xong, thị trấn Krông Klang, Đakrông, Quảng Trị

Đọc dịch:

Năm nay cô giáo Hồ Thị Đình, người dạy, hướng dẫn những học sinh đặc biệt chỉ mới bước qua tuổi 30. Khi nghe tin có lớp xóa mù chữ, cô đã tình nguyện giảng dạy hoàn toàn miễn phí, góp sức lực nhỏ bé của mình để dạy chữ cho những hội viên tham gia lớp. Từ ngày đưa ra quyết định này, cô giáo trẻ cũng dành nhiều thời gian hơn để đọc các tài liệu về xóa mù chữ bởi chị hiểu rằng đối tượng học sinh của mình không phải là những cô cậu học trò lên sáu lên bảy mà là những người nhiều tuổi, thậm chí đã lên chức ông, chức bà. Chị phải học thêm tiếng của dân bản để những giờ lên lớp hiệu quả hơn. Vất vả, nhưng bằng kinh nghiệm những năm đứng trên bục giảng đây là những ngày trải nghiệm đáng nhớ nhất của chị. Và lần đầu tiên chị cảm nhận được ý nghĩa của công tác xóa mù chữ, cảm nhận được niềm vui của bà con khi biết đọc, biết viết...

Cô giáo Hồ Thị Đình

Thôn Khe Xong, thị trấn Krông Klang, Đakrông, Quảng Trị

Đọc dịch: Đây là lần đầu tiên tôi dạy lớp học rất đặc biệt này. Tôi thấy các bà, các chị ở đây có tinh thần học rất tốt, ban ngày dù bận làm nương rẫy nhưng đến giở học, các bà, các chị đi học rất đầy đủ. Sau lớp học này, tôi mong muốn các hội viên tham gia học sẽ biết được chữ để thuận tiện làm hồ sơ, các thủ tục, giấy tờ cần thiết. Hoặc đi đến một nơi nào đó thì có thể đọc tên và biết được địa chỉ.

Các bà, các chị học viên đến lớp đều rất tích cực học tập, nghiêm túc tiếp thu bài giảng và thảo luận rất sôi nổi. Trước đây, khi còn nhỏ, kinh tế gia đình còn khó khăn, nhà đông con nên hầu như các chị, các mẹ không được đi học. Không biết chữ, cũng không biết làm toán, mỗi lần đi đâu, làm gì cũng rất tự ti. Nhìn các mẹ, các chị tập viết các chữ cái mà ai cũng lấy làm vui. Việc mở lớp xoá mù chữ nhằm nâng cao nhận thức cho hội viên, phụ nữ và nhân dân trên địa bàn thị trấn, đồng thời lồng ghép tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ và nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần thực hiện tốt phong trào “Xây dựng xã hội học tập” trên địa bàn huyện Đakrông.

Là giáo viên dạy lớp xóa mùa chữ, cô giáo Hồ Thị Đình cho biết, dạy lớp xóa mù chữ gặp một số khó khăn. Giáo viên phải đồng thời dùng tiếng Vân Kiều và tiếng Việt để dạy học viên. Các học viên chủ yếu là lao động chính trong gia đình nên nhiều người không sắp xếp được thời gian để đến lớp học đều đặn. Quá trình tiếp thu kiến thức nhiều học viên gặp nhiều khó khăn do sự chênh lệch về tuổi tác và trình độ nhận thức. Tuy nhiên sau thời gian đến lớp, các học viên đã biết nhận mặt chữ, viết được tên tuổi, quê quán, thực hiện được các phép toán cộng, trừ đơn giản...

Nếu như trước đây, hầu hết mô hình kinh tế đưa vào giúp bà con sản xuất đều gặp khó, bởi họ cũng tham gia các lớp tập huấn, nhưng do không biết chữ nên không ghi chép lại được, nghe rồi lại quên. Việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ, học nghề, tìm kiếm việc làm rất bất cập; tiềm ẩn nguy cơ bị lôi kéo trước những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Chỉ khi được tham gia các lớp xóa mù chữ, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ… người dân mới dễ dàng tiếp cận các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hay học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt… Từ đó, vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn minh.

Chị Phan Thị Chung

Chủ tịch Hội phụ nữ thị trấn Krông Klang, Đakrông, Quảng Trị

Đọc dịch: Đối với Hội liên hiệp phụ nữ cũng quan tâm rất nhiều đến các hoạt động, phong trào của chị em các khóm. Bên cạnh đó, với mong muốn mở lớp xóa mù chữ, tạo điều kiện cho bà con biết chữ. Với lớp đầu tiên chúng tôi mở đã thu hút đông đảo chị em tham gia. Thành công của lớp học xóa mù chữ đầu tiên này sẽ là tiền đề để Hội mở thêm những lớp khác. Hiện tại, số lượng đăng kí tham gia lớp xóa mù chữ ở các khóm trên địa bàn tương đối cao. Sự đồng thuận và giúp đỡ từ chính quyền địa phương sẽ là động lực giúp chúng tôi mở những lớp học xóa mù chữ tiếp theo. Để bà con ai cũng biết chữ, thuận tiện trong cuộc sống và xóa dần mặc cảm, tự ti của nhân dân.

Các lớp xóa mù chữ, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ liên tục được mở đã góp phần quan trọng nâng cao dân trí cho người dân. Xác định, phần lớn các học viên tham gia lớp xóa mù chữ đều là nông dân, vốn quanh năm vất vả với công việc đồng áng, mùa vụ, khi tham gia các lớp học xóa mù chữ, họ càng trở nên bận rộn hơn. Do đó, để thu hút học viên đến lớp và học viên tiếp thu bài học tốt, đội ngũ giáo viên phải linh hoạt các phương pháp dạy học, thường xuyên tổ chức các trò chơi phù hợp với bài học, đặt những câu hỏi gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ. Xây dựng các học liệu, đồ dùng trực quan phù hợp với người học; gắn nội dung dạy học với tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Cùng với đó, tỉnh cũng có nhiều giải pháp hỗ trợ học viên như khi tham gia các lớp xoá mù chữ như: học viên không phải đóng học phí; hỗ trợ sách, bút cho học viên trong suốt thời gian học…

Rời khỏi lớp học xóa mù chữ, tiếng đánh vần của lớp học xa dần, đọng lại trong chúng tôi nhiều cảm xúc đó là những ánh mắt, những nụ cười rạng rỡ của bà con dân bản khi được học cái chữ. Nơi mà vẫn còn những tư tưởng, hủ tục lạc hậu ăn sâu vào tâm thức. Hy vọng rằng, lớp học sẽ góp phần nào đó nâng cao được trình độ dân trí, làm thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm của bà con. Giúp bà con tiếp nhận những cái mới, cái tiến bộ góp phần xây dựng vùng cao Đakrông ngày càng đổi mới.

PTV: Thưa đồng bào và các bạn. Những ngày gần đây, người dân tỉnh Quảng Trị đang quyên góp, ủng hộ nhu yếu phẩm gửi đến TP Hồ Chí Minh. Tại các huyện vùng cao như Hướng Hóa, Đakrông, bà con Vân Kiều, Pa Kô tuy đời sống còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng khi biết ở miền Nam dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, bà con ở phía Tây tỉnh Quảng Trị đã quyên góp các loại nông sản để gửi tặng đồng bào ta trong đó. Mong dịch bệnh sớm qua nhanh để bà con ổn định cuộc sống.

 

Từ sáng sớm chị Hồ Thị Ngoan ở xã Húc, huyện Hướng Hóa đã ra vườn để lựa chon những quả bí to, nặng nhất gửi vào tặng bà con nơi tâm dịch. Đối với chị em vùng đồng bào dân tộc thiểu số quanh năm thu nhập chỉ trong chờ vào nương rẫy, thu nhập chẳng đáng là bao nhưng khi nghe người dân thành phố Hồ Chí Minh đang gặp khó khăn vì dịch bệnh, ai cũng muốn chung tay giúp đỡ.

 

 

Chị Hồ Thị Ngoan

Xã Húc, Hướng Hóa, Quảng Trị

Đọc dịch: Mấy ngày nay, xem Tivi nhìn thấy người dân Thành phố Hồ Chí Minh không có rau quả tôi thương quá. Bữa trước lũ lụt, bà con trong Sài Gòn về cứu trợ mình đông lắm, bây giờ tôi muốn gửi được ít bí ngô vào trong đó giúp bà con. Ai cũng mong muốn dịch bệnh qua nhanh để cuộc sống trở lại bình thường.

Với tấm lòng của những người con mang họ Hồ của bác, từ quả mít non, măng tre đến vài chục lon nếp bản đều được sẻ chia. Việc hỗ trợ nông sản không phải là điều dễ dàng, khi nhiều chị em ở các bản làng xa xôi phải gùi cõng hàng chục cây số mới mang ra được điểm tập kết, rồi các chị biết đi xe máy vượt đèo dốc mới mang hàng đến trung tâm xã. Vất vã là vậy nhưng khi được đóng góp cho bà con vùng dịch ai nấy đều vui mừng.

 

Chị Hồ Thị Pêng

Xã Húc – Hướng Hóa – Quảng Trị

Đọc dịch:

 

Với tinh thần tương thân tương ái, cùng với cả nước, người dân Quảng Trị đang đồng lòng hướng về Thành phố Hồ Chí Minh, động viên bà con thêm niềm tin chiến thắng dịch bệnh để sớm ổn định cuộc sống.

PS3:

Người uy tín làm gương, bản làng không khói thuốc.

Thưa đồng bào các bạn! Do xuất phát từ điều kiện sinh sống ở vùng núi cao, khí hậu khắc nghiệt nên đồng bào Pa Cô ở thôn A Bung, xã vùng cao A Bung, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị có thói quen hút thuốc lá. Thói quen này duy trì từ thế hệ này qua thế hệ khác và gây ra không ít hệ lụy. Tuy nhiên những năm trở lại đây, thói quen hút thuốc lá trong người dân đang dần dần thay đổi, một phần do nhận thức của bà con về tác hại của thuốc lá, một phần do sự tuyên truyền, kêu gọi của trưởng làng Lê Hoàn.

Thôn A Bung có 138 hộ với 568 nhân khẩu và 100% là đồng bào dân tộc Pa Cô. Sinh sống tại vùng núi cao, nơi có mùa đông dài và lạnh nên đồng bào ở đây có thói quen trồng và hút thuốc lá. Bà con ở đây hút thuốc lá từ rất sớm, bắt đầu hút từ lúc 5, 6 tuổi và duy trì từ đó về sau. Do thói quen hút thuốc lá lâu năm, nhiều người đã gặp phải bênh tật liên quan đến thuốc lá như ung thư, tắc nghẽn phổi mãn tính, tim mạch và nhiều gia đình lâm vào cảnh đói nghèo do thói quen khó bỏ này…

Tuy nhiên vài năm trở lại đây thói quen hút thuốc lá đã dần thay đổi, số người hút thuốc đã giảm nhiều so với trước. Sự thay đổi này một phần do nhiều người dân đã nhận thức được tác hại của thuốc lá, nhưng quan trọng hơn đó là do sự tuyên truyền vận động liên tục của trưởng làng Lê Hoàn. Với vai trò là trưởng tộc, trưởng làng, ông Lê Hoàn đã tranh thủ mọi lúc mọi nơi tuyên truyền vận động người dân từ bỏ thói quen hút thuốc.

Ông Hồ Văn Hiền

Phó Chủ tịch UBND xã A Bung, Đakrông, Quảng Trị

(Trong thời gian qua ông Lê Hoàn đã làm rất tốt việc tuyên truyền vận động bà con nhân dân và những người sử dụng thuốc lá bỏ hút thuốc để khỏi ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế gia đình. Ông mặc dù tuổi đã cao nhưng vẫn dành thời gian trực tiếp tham gia các cuộc họp của thôn, bản, họp dòng họ để lồng ghép tuyên truyền, giải thích rõ tác hại khi sử dụng thuốc lá.)

Xuất phát từ nhận thức của một người cán bộ chủ chốt ở địa phương, ông Lê Hoàn hiểu rõ tác hại của thuốc lá và chứng kiến những hệ lụy do thuốc lá gây ra. Vì vậy, từ nhiều năm nay ông xem việc vận động bà con từ bỏ hút thuốc là công việc thường xuyên của mình. Để thuyết phục bà con dân bản, ông là người đầu tiên bỏ thuốc lá, sau khi từ bỏ được thói quen hút thuốc, ông vận động anh em, con cháu trong dòng họ. Tại các cuộc họp của họ tộc, của bản làng, với vai trò của mình, bao giờ ông Hoàn cũng lồng ghép tuyên truyền về tác hại của thuốc lá và tuyên truyền bà con từ bỏ thói quen hút thuốc. Với uy tín của một người cán bộ chủ chốt địa phương, một trưởng tộc một trưởng làng uy tín, những lời tuyên truyền vận động của ông Lê Hoàn đã được bà con lắng nghe và làm theo. Đến thời điểm này, sau nhiều năm kiên trì vận động, số lượng người hút thuốc trong thôn A Bung đã giảm hẳn.

Ông Lê Hoàn

Trưởng làng A Bung, xã A Bung, Đakrông, Quảng Trị

(Hút thuốc lá thì sinh ra bệnh nên tôi từ bỏ hút thuốc. Từ đó đến nay tôi cảm thấy sức khỏe tốt hơn so với khi hút thuốc và cả dòng họ của tôi bây giờ khoảng 95% không hút thuốc lá, cả già lẫn trẻ. Tôi thấy rất phấn khởi, khi con em bỏ được việc hút thuốc, vì thế tôi đã cùng anh em trong Đảng ủy, chính quyền, cán bộ hưu trí, cựu chiến binh đến tận nhà của bà con, đến các buổi họp tuyên truyền không hút thuốc lá.)

Anh Hồ Văn Đen, từng là một trong những người hút thuốc lá lâu năm. Anh không nhớ rõ mình hút thuốc từ bao giờ, lúc nhỏ nhìn người lớn hút thì hút theo, anh hút tất cả các loại, từ thuốc lá trồng trên rẫy đến thuốc lá mua trong tiệm tạp hóa. Lúc lớn lên thì việc hút thuốc lá trở thành một thói quen khó bỏ. Cứ tưởng thói quen này sẽ đeo đẳng và anh không vượt qua tật nghiện thuốc lá, thế nhưng qua sự vận động, tuyên truyên của người thân, người già, đặc biệt là sự thuyết phục tuyên truyền của ông Lê Hoàn, anh Đen dần đã từ bỏ được thuốc lá.

Anh Hồ Văn Đen

Thôn A Bung, A Bung, Đakrông, Quảng Trị

(Thời thanh niên hút thuốc nhiều nhưng giờ có người lớn tuổi, người uy tín, già làng tuyên truyền nên bỏ dần dần, giờ bỏ được rồi. Giờ thấy sức khỏe hơn hẳn thời thanh niên còn hút thuốc.)

Do là một tập tục được duy trì qua nhiều thế hệ, việc hút thuốc lá trở thành một thói quen khó từ bỏ. Để thay đổi được thói quen này, cần phải có sự tuyên truyền vận động của các tổ chức, đoàn thể địa phương, đặc biệt cần phát huy hơn nữa vai trò của các già làng, trưởng bản, đây là những người có uy tín cao, thông hiểu phong tục tập quán và có tiếng nói trong cộng đồng.

Ông Hồ Văn Hiền

Phó Chủ tịch UBND xã A Bung, Đakrông, Quảng Trị

(Trong thời gian tới địa phương tiếp tục chỉ đạo cán bộ văn hóa, ban quản lý các thôn bản làm tốt việc tuyên truyền vận động nhân dân từ bỏ thói quyen hút thuốc lá. Lồng ghép vào các cuộc họp của thôn, bản cùng các già làng tiếp tục tuyên truyên truyền bà con nhân dân hạn chế việc hút thuốc lá.)

Từ bỏ thói quen hút thuốc là một việc khó, thế nhưng nhiều người Pa Cô ở A Bung đã làm được. Kết quả này xuất phát từ sự vận động, tuyên truyền của những người như ông Lê Hoàn. Và để việc hút thuốc lá giảm dần rồi biến mất, ngoài sự vào cuộc của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng thì rất cần những tấm gương sáng của các già làng, trưởng bản, những người uy tín có tiếng nói trong cộng đồng.

PS4: Thưa đồng bào và các bạn! Sau đợt mưa lũ vào tháng 10/2020, nhiều công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Hướng Hóa bị thiệt hại nặng nề. Nhiều hồ, đập, kênh mương đang cần nhanh chóng khắc phục nhằm cung cấp nước sản xuất. Tuy nhiên, do kinh phí thực hiện lớn nên công tác khắc phục hiện nay gặp nhiều khó khăn. Phản ánh tại các xã vùng Lìa, huyện Hướng Hóa

Cần khắc phục các công trình thủy lợi bị hư hỏng sau mưa lũ

 

 Đập thủy lợi tại thôn A Sau tại xã Lìa phục vụ tưới tiêu cho gần 2 ha lúa tại đây. Tuy nhiên chỉ mới bắt đầu bước vào mùa khô nhưng nhiều diện tích lúa không thể gieo cấy. Nếu như ở vùng thuận lợi thì thời điểm này cây lúa đã đẻ nhánh nhưng ở đây việc sản xuất của bà con gặp nhiều khó khăn, nhiều diện tích mạ phải bỏ không do không thể đưa nước vào ruộng. Mùa khô thường bắt đầu tại cả xã vùng Lìa vào tháng 5, tháng 6 nhưng năm nay do nắng hạn sớm, mực nước các hồ đều xuống rất thấp khiến diện tích trồng lúa không đủ nước tưới. Khó khăn nhất hiện nay là nhiều công trình thủy lợi bị bị đất cát bồi lấp, khả năng tích nước là không thể. Dưới cái nắng gắt của vùng Lìa, nhiều nông dân đã lỡ gieo giống đứng ngồi không yên, mong muốn lớn nhất lúc này là có nước để chăm sóc cây lúa.

 

Ông Hồ Pả Hơn

Thôn A Sau, xã Lìa, Hướng Hóa, Quảng Trị

Không nạo vét thì ruông khô hết không làm được, bà con tự bản thân mình không thể làm được, cả phía trên lẫn phía dưới đều không bị bồi lấp. nếu có nước thì bà con trồng được lúa, trồng được hoa màu nhưng giò thì đều không làm được.

Trong đợt mưa lũ tháng 10 năm 2020 tại xã Lìa, huyện Hướng Hóa có hàng chục tuyến kênh mương, hồ đập thủy lợi đang bị vùi lấp, hư hỏng. Để kịp thời đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, địa phương đã trích kinh phí, khẩn trương huy động máy móc tổ chức khắc phục, nạo vét toàn bộ khối lượng đất cát vùi lấp để nhanh chóng lấy nước cho đồng ruộng. Tuy nhiên do nguồn ngân sách còn hạn chế nên đến nay, công trình thủy lợi A Sau và đập thủy lợi Lìa mới chỉ cung cấp nước trở lại cho khoảng 11 ha lúa ở gần công trình.

 

Ông Hồ Cu Đa

Phó Chủ tịch UBND xã Lìa, Hướng Hóa, Quảng Trị

Sắp tới và hiện tại sẽ có hạn hán kéo dài, địa phương xác định phải nạo vét kênh mương để điều tiết nước cho bà con sản xuất tất cả diện tích hiện có, cố gắng không bỏ hoang diện tích để tăng thu nhập và tránh tình trạng thiếu đói xảy ra.

Đối với các địa phương miền núi khi mà tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm đa số thì việc huy động nội lực để khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra đối với các công trình này là điều rất khó. Vì thế ngoài sự nỗ lực của nhân dân và chính quyền địa phương rất cần sự quan tâm đầu tư từ Trung Ương, các nguồn xã hội hoá trong khôi phục hạ tầng để người dân sớm khôi phục sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống.

 

                                               

PS5: Thưa quý vị và các bạn! Mặc dù gia đình có đến 7 đứa con, bản thân lại phải chạy thận nhân tạo suốt 5 năm nay, thế nhưng ông Pả Xể ở thôn Vùng Kho xã Đakrông huyện Đakrông đã tự nguyện hiến hàng nghìn mét vuông đất để xây trường mầm non cho con em học tập. Với ông việc hiến đất để làm trường không có gì lớn lao, điều quan trọng là con em được ổn định học tập để có một tương lai tươi sáng hơn.

Tấm long Pả Xể

 

Trích tiếng ông Pả Xể

thôn Vùng Kho, xã Đakrông Đakrông, Quảng Trị

(40 giây)

Suốt 5 năm liên tục, ông Pả Xể phải chạy thận khiến sức khỏe giảm sút. Những lúc mệt mỏi niềm vui lớn nhất của ông là từ những đứa trẻ trong thôn bản, tiếng cười đùa, hồn nhiên giúp ông quên đi bệnh tật. Quyết định hiến 1.400 m2 để xây trường là không hề dễ dàng, vì gia đình ông có đến 7 người con đang rất cần đất để sản xuất thế nhưng được sự động viên của bà con thôn xóm, ban mặt trận thôn cả gia đình đã thống nhất để đưa ra quyết định.

 

 Anh Hồ Văn Phanh

Trưởng thôn Vùng Kho, xã Đakrông, Đakrông, Quảng Trị

Chỉ ít tháng nữa thôi, trên mãnh đất của Pả Xể hiến tặng một điểm trường mầm non sẽ được xây dựng khang trang, đầy đủ vật dụng, đồ chơi, đáp ứng nhu cầu học tập của hơn 20 trẻ em trong thôn. Trong niềm vui chung của toàn thôn, toàn xã sẽ không ai quên được tấm lòng của Pả Xể. Đây sẽ là động lực để chính quyền, nhân dân huyện Đakrông cùng chung sức, đồng lòng đưa sự nghiệp giáo dục vùng khó ngày càng phát triển.

         

 

 

 

Chú thích duyệt

Quá nhiều phóng sự

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trần Thị Mỹ Nhị 20/07/2021 17:27 Nguyễn Việt Hà 29/07/2021 06:07
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà