Tạp chí Văn nghệ chủ nhật 1.8
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí Văn nghệ chủ nhật: 1.8.2021

PTV: Kính chào Quý vị và các bạn!

Thưa Quý vị và các bạn! Ngay từ những ngày đầu dịch bệnh Covid-19 bùng phát, đội ngũ văn nghệ sĩ cả nước nói chung và Quảng Trị nói riêng đã cùng chung tay phòng, chống dịch bằng những việc làm thiết thực, thể hiện tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ công dân của mình thông qua các hoạt động kêu gọi người dân cùng với chính quyền chấp hành các quy định phòng, chống dịch; đặc biệt là sáng tác những tác phẩm nghệ thuật cổ vũ, động viên lực lượng tuyến đầu chống dịch; đóng góp chăm lo cho người dân khu vực cách ly, phong tỏa và đóng góp vào Quỹ Vaccine phòng Covid-19. Đây sẽ là nội dung chúng tôi sẽ gửi đến quý vị và các bạn trong chương trình TCVNCN tuần này. Còn trước tiên, mời Quý vị và các bạn cùng điểm lại một số thông tin trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ của tỉnh nhà.

Nhạc cắt

1.Thưa Quý vị và các bạn!

Trong diễn trình lịch sử của Quảng Trị có một thời gian khá dài gần một thiên niên kỷ đất này thuộc lãnh thổ vương quốc cổ Chăm-pa. Văn hoá Chăm-pa ở Quảng Trị cho đến nay tồn tại dưới nhiều dạng thức khác nhau, cả ở mặt vật thể và phi vật thể.

Đến nay, văn hóa Chăm-pa đã không còn là một bộ phận tồn tại độc lập và song hành với chính chủ nhân của nó. Tuy nhiên, chính trong quá trình xây dựng và đấu tranh để sinh tồn của bộ phận cư dân Chăm-pa trên vùng đất Quảng Trị đã tạo ra được những cơ sở có tính chất tiền đề cho sự phát triển vững chắc của vùng đất này, đồng thời để lại nhiều dấu tích về một nền văn hóa hết sức phong phú và độc đáo, góp phần tạo nên sự đa dạng của văn hóa Quảng Trị.

2. Vùng đất Quảng Trị không chỉ có những di tích lịch sử hay danh lam thắng cảnh hấp dẫn. Mà nơi đây có những địa điểm chứa đựng cả một đời sống văn hóa ăn sâu vào tiềm thức của người dân. Chợ phiên Cam Lộ là nơi gợi nhắc về nhiều nét đẹp truyền thống cũng như niềm tự hào của người dân Quảng Trị anh hùng.

Từ những năm của thế kỷ thứ 17 khi mới được dựng nên, chợ phiên Cam Lộ Quảng Trị đã được xem như là trung tâm buôn bán và giao thương hàng đầu. Ngôi chợ nổi tiếng một thời của cả vùng Thuận Hóa xưa và mỗi phiên họp cách nhau 5 ngày, bắt đầu từ mùng 3 hàng tháng. Chợ phiên Cam Lộ được phát triển giúp Quảng Trị cũng như các tỉnh miền Trung có thể khai thác triệt để thế mạnh sản xuất của vùng, tạo ra nhiều sản phẩm buôn bán với Lào hay Thái Lan. Giúp cải thiện đời sống, nâng cao và phát triển kinh tế của cả một vùng. Mặt khác, chợ phiên ở Quảng Trị này cũng góp phần kích thích các ngành dịch vụ khác phát triển theo. Đồng thời quảng bá văn hóa, du lịch và lịch sử đến những thương nhân, khách du lịch tham quan, mua bán tại chợ phiên.

3.Tháng 7 vừa qua MV ca nhạc “Em già cùng anh đi” của chị Nguyễn Thúy Hương (thành phố Đông Hà) đã được trình làng với người yêu âm nhạc. Đây là một MV đặc biệt, vì được viết bằng cả nỗi khát khao cháy bỏng được sống trọn vẹn bên những người thương yêu nhất của tác giả-một người đang từng ngày kiên cường chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo.

Trong nhịp sống hiện đại, rất nhiều người vì những bận rộn, xô bồ bên ngoài mà bỏ lỡ những bữa cơm gia đình ấm cúng, xa dần thói quen chia sẻ, trò chuyện cùng vợ, chồng, sự quan tâm lẫn nhau từ những điều nhỏ nhặt.  Mỗi giai điệu, ca từ của “Em già cùng anh đi” kể về ước mong bình dị, được sống, được cùng nhau làm những việc bình thường mà cuộc sống xô bồ đôi khi cuốn mình đi khỏi những quan tâm nhỏ nhặt, những yêu thương hằng ngày…Đó cũng là thông điệp mà Nguyễn Thúy Hương mong muốn người yêu nhạc cảm nhận qua MV “Em già cùng anh đi” mà chị và ê kip đã dành bao tâm huyết để gấp rút hoàn thành cho ra mắt vào tháng 7 vừa qua.

Trích bài hát: Em già cùng anh đi”

PTV: Kính thưa Quý vị và các bạn! Trong những ngày cả nước đồng lòng chống dịch, giới văn nghệ sĩ tỉnh nhà với tình yêu nghệ thuật và khát khao cống hiến đã sáng tác nhiều tác phẩm về đề tài phòng, chống dịch COVID-19. Những ca khúc, bức tranh, bài thơ… của các tác giả không đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn mang trọn tấm lòng, mong muốn được góp một phần công sức, dù nhỏ nhoi để tiếp thêm “lửa” cho dân tộc ta chiến thắng đại dịch.

P/s chèn1: Trong gian phòng chứa nhiều tác phẩm mỹ thuật của mình, có lẽ những bức tranh về phòng, chống dịch ‘COVID-19 mang nhiều cảm xúc nhất với họa sĩ Nguyễn Thế Hà - hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam.; hội viên Hội VHNT Quảng Trị, chuyên ngành mỹ thuật. Bởi qua báo chí, và cuộc sống thực tiễn…ông cảm nhận rõ sự nguy hiểm của dịch bệnh, điều đó càng thôi thúc ông phải làm gì đó để chung tay chống dịch. Hình ảnh các chiến sĩ bộ đội biên phòng nhường chỗ ăn, chỗ ở cho người dân, rồi lên rừng dựng lều canh gác, chịu cảnh dãi nắng dầm mưa để bảo vệ bình yên biên giới; hình ảnh của những chiến binh Blouse trắng ngành y với những hi sinh thầm lặng.. đã lay động trái tim họa sỹ Thế Hà. Ông liền bắt tay vào sáng tác, những nét vẽ thanh thoát khi cảm xúc đang dâng trào giúp ông nhanh chóng hoàn thành tác phẩm “Cuộc chiến sinh tử”. Tác phẩm giúp người xem thấu hiểu hơn những vất vả, cống hiến thầm lặng của đội ngũ y bác sỹ để đổi lấy sự an toàn cho quê hương, hạnh phúc cho nhân dân”.

Trích bài hát: Tự hào những chiến sỹ áo trắng

PTV:  Kính thưa Quý vị! Chúng ta vừa đến với câu chuyện của họa sỹ Thế Hà với sáng tác về chủ đề phòng chống COID 19. Mặc dù không trực tiếp xung phong ra tuyến đầu chống dịch,  song đội ngũ văn nghệ sĩ ở hậu phương vẫn biết cách để thể hiện tinh thần dân tộc qua các tác phẩm nghệ thuật và thắp sáng thêm niềm tin Việt Nam sẽ vượt qua gian khó này. Xung quanh câu chuyện này, chúng tôi có cuộc trò chuyện với họa sỹ Nguyễn Thế Hà để hiểu hơn về tấm lòng và tình cảm của văn nghệ sỹ tỉnh nhà trong cuộc chiến chống dịch lần này.

PTV: Thưa họa sỹ Nguyễn Thế Hà! Có lẽ không chỉ những ngày vừa qua mà kể từ khi dịch bệnh COvid 19 bùng phát, cùng với các cấp, các ngành…đội ngũ văn nghệ sỹ Quảng Trị đã kịp thời vào cuộc ntn trong công tác phòng chống dịch bệnh ạ?

Ông Hà trả lời…(câu 2)

PTV: Còn đối với bản thân ông là một họa sỹ, đứng trước đại dịch COvid 19, ông đã có những hoạt động nào để góp tiếng nói của mình trong cuộc chiên này?

Ông Hà trả lời…(câu 3)

PTV: Vâng! Như ông vừa chia sẽ thì ông đã sáng tác bức tranh với tựa đề “Cuộc chiến sinh tử”. Ông có thể chia sẽ cùng chúng tôi về ý nghĩa bức  tranh này?

Ông Hà trả lời…(câu 4)

PTV: Vâng! Và để thể hiện ý tưởng của tác phẩm này ông đã dùng hình tượng nào đưa vào trong sáng tác của mình?

Ông Hà trả lời….(câu 5..nối chất liệu)

PTV: Vâng! Tác phẩm “Cuộc chiến sinh tử” như ông vừa chia sẽ là 1 tác phẩm khắc họa chân dung của đội ngũ y bác sỹ- nơi tuyến đầu chống dịch với những câu chuyện rất xúc động và ý nghĩa. Và nhắc đến đây, chúng ta chợt nhớ đến câu chuyện về 35 cán bộ, nhân viên  y tế của tỉnh Quảng Trị đã tình nguyện lên đường để hỗ trợ ngành y tế tỉnhBình Dươngchống dịch Covid-19 và 18 cán bộ, nhân viên y tế tỉnh Quảng Trị cũng lên đường vào TP. Hồ Chí Minh để hỗ trợ, đưa hơn 400 người dân đang sinh sống và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trở về Quảng Trị bằng tàu hỏa. Xúc động trước câu chuyện này, bs Nguyễn Chơn Viễn- Phó Giám đốc Sở y tế Quảng Trị đã sáng tác ca khúc: “hành trang Bluse trắng”. Bây giờ mời họa sỹ Nguyễn Thế Hà cùng quý thính giả thưởng thức bài hát này qua phần tB của Mỹ Lệ.

Trích bài hát: Hành trang bluse trắng

ST: BS Nguyễn Chơn Viễn

TB: Mỹ Lệ

PTV: Quý vị và các bạn đang nghe chương trình Tạp chí VNCN với cuộc trò chuyện cùng họa sỹ Nguyễn Thế Hà với những sáng tác về chủ đề phòng chống dịch bệnh COVID 19. Thưa ông! Vừa rồi chúng ta vừa cùng nhau thưởng thức bài hát: “Hành trang Bluse trắng” của bs Nguyễn Chơn Viễn- Phó Giám đốc Sở y tế Quảng Trị. Vậy xin hỏi cảm xúc của ông lúc này ntn ạ?

Ông Hà trả lời…(câu 7)

PTV: Vâng! Thưa ông, nếu như âm nhạc là con đường đến với cảm xúc của công chúng một cách trọn vẹn và nhanh nhất thì đối với bản thân ông là 1 họa sỹ, ông làm thế nào để những bức tranh của mình khi chuyển tải tới người xem vừa mang tính nghệ thuật lại có ý nghĩa tuyên truyền cao nhất?

Ông Hà trả lời..(câu 8- lại lần 3: bao giờ mỗi hình thức NT…)

PTV: Vâng! Xin cả ơn ông, kính thưa Quý vị và các bạn! Văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng, là những người có khả năng chuyển tải đến cộng đồng những vấn đề của đời sống thông qua các sáng tác của họ. Dù ở bất cứ thể loại nào, nhưng qua góc nhìn của các văn nghệ sĩ, cuộc sống vẫn đẹp và rất nhân văn khi mọi người biết yêu thương nhau, vì nhau mà hành động.

P/s chèn 2: Trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19, bằng những sáng tác của mình, các hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật Quảng Trị đã góp phần cổ vũ tích cực toàn xã hội đoàn kết với niềm tin vững chắc, cùng chung tay chiến thắng đại dịch. Dù được thể hiện ở thể loại nào, những tác phẩm đề cập về dịch bệnh đang là nỗi ám ảnh của toàn thế giới vẫn có sức hấp dẫn riêng đối với công chúng, độc giả. Nhà thơ Nguyễn Văn Dùng- chủ tịch Hội VHNT Quảng Trị cho biết:

Trích băng(30.5)

Chủ đề Covid-19 còn được nhiều tác giả hể hiện bằng những tác phẩm văn học mang nhiều điều thú vị, mới lạ. Thông qua những góc nhìn của tác giả sẽ dẫn lối cho công chúng khám phá một cách sâu sắc bên trong một quốc gia, một vùng miền- nơi vẫn còn đang vất vả chống chọi với đại dịch toàn cầu.

Nhà thơ Nguyễn Hữu Thắng chia sẽ:

Trích băng: (9.5)

Các tác phẩm về Covid-19 sẽ còn được nhiều tác giả khai thác với những góc nhìn khác nhau. Hy vọng, nhiều tác phẩm giá trị về chủ đề “thời sự” này sẽ tiếp tục được ra đời, mang đến cho công chúng, độc giả những cảm xúc đẹp, những câu chuyện nhân văn, để mỗi người có thêm niềm tin, nghị lực trong cuộc sống.

Trích bài thơ: Gửi Sài Gòn thân thương của Nguyễn Hữu Thắng.

PTV: Quý vị và các bạn vừa đến với bài thơ: “Gửi Sài Gòn thân thương”  của nhà thơ Nguyễn Hữu Thắng qua giọng ngâm của NS Thu Ba. Được biết bài thơ này được Nguyễn Hữu Thắng vừa mới sáng tác trong những ngày  tháng 7 vừa qua khi dịch bệnh tại TPHCM bùng phát mạnh mẽ, người dân Quảng Trị đã hướng về đồng bào Miền Nam với những món quà chan chứa ân tình từ những trái bầu, trái bí, những hạt gạo, củ khoai. Thưa họa sỹ Thế Hà, bản thân ông nghĩ sao về câu chuyện này ạ?

Ông Hà trả lời…(câu 9)

PTV: Vâng! Xin được trở lại với những sáng tác của ông! Thưa họa sỹ Nguyễn Thế Hà! Trong sự nghiệp của mình chắc chắn ông đã sáng tác với rất nhiều tp thuộc nhiều chủ đề khác nhau. Vậy so với những chủ đề ông đã từng sáng tác, đề tài COVI D 19 có điều gì đặc biệt ạ?

Ông Hà trả lời…(câu 6)

PTV: và để sáng tác những bức tranh về chủ đề này thì ý tưởng của nó được bắt đầu từ những câu chuyện mà ông được nghe qua phương tiện thông tin đại chúng hay tận mắt chứng kiến ạ?

Ông Hà trả lời..(câu 10)

Trích bài hát: Quê hương cần nắng, ca sỹ Hồng Nhung

PTV: Chúng ta vừa đến với bài hát: ….- đây là một MV mới của Hồng Nhung vừa mới ra đời góp phần như 1 tiếng nói trước tình hình dịch bệnh COVId19. Thưa họa sỹ thế Hà! Trong bối cảnh hiện nay, ông  đánh giá ntn về sức mạnh của những món quà về tinh thần của đội ngũ văn nghệ sỹ cả nước nói chung và Quảng Trị nói riêng?

Ông Hà trả lời…

PTV: Thưa ông, trong những ngày gần đây, Quảng Trị chúng ta đã xuất hiện trở lại những ca bệnh dương tính với COVID 19 sau hơn 70 ngày. Cảm xúc của ông ntn ạ?

Ông Hà trả lời…(câu 1)

PTV: Và thông qua chương trình này, ông có điều gì muốn chia sẽ>

Ông Hà trả lời…

PTV: Xin cảm ơn họa sỹ Thế Hà với cuộc trò chuyện ý nghĩa trong chương trình hôm nay.

Trích bài hát

PTV: Chào cuối

Chú thích duyệt
Nguyễn Chơn Viễn- Phó Giám đốc Sở y tế Quảng Trị. Sai, ông này khoogn phải PGĐ Sở Y tế
File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 29/07/2021 09:29 Lê Vĩnh Nhiên 29/07/2021 13:27

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà