Tạp chí Văn nghệ chủ nhật 16.8
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí Văn nghệ chủ nhật 16.8.2021

PTV: Kính thưa Quý vị và các bạn!  Thời gian gần đây, nhiếp ảnh gia Bảo Trung- hiện là Hội viên Hội VHNT Quảng Trị đã có dịp chia sẽ đến người xem nhiều bức ảnh nghệ thuật về chủ đề phòng chống COVID19  đầy xúc động. Những bức ảnh về COVID-19 của nhiếp ảnh gia Bảo Trung như một lần nữa khẳng định tài năng, tình yêu và trách nhiệm của người nghệ sĩ với cuộc đời. Những bức ảnh là minh chứng sống động nhất góp phần làm đẹp hơn hình ảnh Việt Nam trong mắt cộng đồng bạn bè quốc tế trong bối cảnh cả thế giới đang nỗ lực chống lại đại dịch COVID-19. Còn với Bảo Trung, đó đơn giản là cách anh làm nghề và yêu nghề của mình. Đây cũng là câu chuyện chúng tôi muốn chia sẽ cùng quý thính giả trong chương trình Tạp chí VNCN hôm nay. Còn bây giờ, mở đầu mời Quý thính giả cùng đến với 1 vài thông tin trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ.

Nhạc cắt

1.Tổ chức triển lãm ảnh COVID-19 online ''Những khoảnh khắc từ trái tim''

Thưa Quý vị và các bạn! Nhằm góp phần vào công cuộc phòng chống dịch COVID-19, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam thông báo tổ chức triển lãm ảnh COVID-19 online năm 2021, với chủ đề "Những khoảnh khắc từ trái tim".

Triển lãm dành cho tất cả công dân Việt Nam và nước nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam. Các tác giả tham gia cuộc thi bằng các tác phẩm giới thiệu hình ảnh những tập thể, cá nhân có nghĩa cử, hành động đẹp, thiết thực và ý nghĩa; những chiến sĩ trên tuyến đầu, những tấm gương điển hình trong công tác phòng, chống dịch COVID-19... Ban Tổ chức khuyến khích những hình ảnh đẹp, mang tính nhân văn, lan tỏa tình yêu thương, sự chia sẻ khó khăn; chung tay góp sức tham gia chống dịch COVID-19; các tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, phản ánh hoạt động trong các khu công nghiệp vừa sản xuất vừa chống dịch; những hình ảnh thực tiễn sinh động về cuộc chiến chống dịch COVID-19 tại Việt Nam.

Ban Tổ chức nhận ảnh dự thi tại website www.nhungkhoanhkhactutraitim.com, từ nay đến hết ngày 15/2/2022. Dự kiến, có 200 tác phẩm được chọn triển lãm trực tuyến.

2.Người giữ truyện trạng bằng tranh ở Vĩnh Linh

Với mong muốn truyền tải những câu truyện trạng Vĩnh Hoàng về tinh thần lạc quan, hài hước, tình yêu lao động và cuộc sống cho các thế hệ sau, ông Trần Hữu Chư, thôn Huỳnh Công Tây, xã Vĩnh Tú huyện Vĩnh Linh đã thực hiện loạt bích hoạ truyện trạng Vĩnh Hoàng trên những bức tường của gia đình. Ở tuổi 85, được góp 1 phần công sức của mình vào việc giữ gìn, phát huy di sản của ông cha, là điều làm ông hạnh phúc nhất.

Chuyện cá đô 4 món, chuyện bắt bọp, chuyện bứt tranh, chuyện cây khoai bò qua hai tỉnh … những câu chuyện trạng Vĩnh Hoàng mang đậm tinh thần lạc quan, sự hài hước đã được ông Trần Hữu Chư, thôn Huỳnh Công Tây xã Vĩnh Tú huyện Vĩnh Linh tái hiện trên 9 mảng tường của gia đình mình, như là 1 cách để lưu giữ những câu chuyện, văn hoá mang đậm tính địa phương. Với đôi bàn tay khéo léo, sự am hiểu về truyện trạng Vĩnh Hoàng, những câu chuyện trạng đã được ông tái hiện 1 cách sống động, giữ nguyên hồn cốt truyện trạng nhận được nhiều sự đồng tình, ủng hộ của người dân địa phương.Trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, mong muốn lớn nhất của ông Trần Hữu Chư chính là làm sao để truyện trạng Vĩnh Hoàng được các thế hệ sau biết, hiểu và giữ nguyên tinh thần, cốt cách của từng câu chuyện trạng. Để rồi qua từng câu chuyện trạng Vĩnh Hoàng, lớp lớp con cháu sau này sẽ hiểu được từng bài học cuộc sống nằm sâu trong các câu chuyện trạng, để thêm yêu, thêm quý quê hương hình.

3. Trống đồng Trà Lộc

Trống đồng được xem là biểu tượng cho nền văn hóa cũng như nền văn minh của người Việt cổ thời dựng nước. Trống đồng Trà Lộc của tỉnh Quảng Trị có niên đại văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2.500 năm. Ngày 15/01/2020, tại Quyết định số 88/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận Trống đồng Trà Lộc của tỉnh Quảng Trị là bảo vật quốc gia. Hiện nay,  bảo vật này đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Quảng Trị.

 Trống đồng Trà Lộc có thân thon, đế choãi, tang phình, mặt trống ở chính giữa trang trí ngôi sao 10 cánh và 7 vành hoa văn gồm các họa tiết: 4 con chim hạc bay ngược chiều kim đồng hồ, vòng tròn tiếp tuyến có chấm giữa, chấm dãi, răng cưa. Tang trống trang trí hoa văn 4 hình thuyền có người đang chèo và các họa tiết răng cưa, chấm dãi. Thân trống trang trí hình 8 con bò có kích thước to nhỏ khác nhau và các họa tiết hoa văn chấm dãi và răng cưa. Quai trống có hai đôi quai kép hình bán khuyên, bản quai trang trí văn thừng tết.hiếc trống đồng mang nhiều ý nghĩa, nói lên với chúng ta hay những thế hệ đời sau những gì về con người, về xã hội đương thời, về thuở dựng nước đầu tiên của ông cha ta, về trí tuệ, tình cảm, tâm hồn của người xưa và về tinh thần cũng như lý tưởng của xã hội cũ. Hiện, trống đồng Trà lộc được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Quảng Trị số 8, đường Nguyễn Huệ, thành phố Đông Hà. Du khách có thể ghé tham quan trống đồng để có thể cảm nhậ một Quảng Trị rất độc đáo thời kỳ còn là lãnh thổ của người Chăm Pa cổ, những dấu án này được tái hiện lại ở hệ thống đền tháp, thành lũy, mộ táng.

4. Hội thi chẻ đá

Từ những hòn đá tảng nặng hàng tạ, kích thước 4-5 người ôm, những người dân ở xã Gio Hòa, huyện Gio Linh đã dùng đôi tay khéo léo của mình chẻ nhỏ thành những viên đá vuông thành, sắc cạnh. Đây là cuộc thi được tổ chức thường niên vào mỗi dịp đầu năm mới nhằm trao đổi kinh nghiệm đồng thời phát huy thương hiệu đá viên của địa phương.

Tại xã Gio Hòa có nhiều tảng đá to thường gọi là đá mồ côi. Tận dụng nguồn tài nguyên này, người dân từ lâu đã tìm cách chẻ nhỏ chế tác thành các nông cụ phục vụ sản xuất, biến chúng thành vật liệu xây dựng,... Việc chẻ đá này hoàn toàn thủ công, dụng cụ để chẻ đá cũng hết sức đơn giản như búa, ve, đục,... Tham gia cuộc thi chẻ đá, ban đầu các đội dùng ve đục ba lỗ nhỏ, gắn ba nọc sắt chêm vào lỗ rồi dùng búa tạ để gõ mạnh cho viên đá lớn vỡ làm đôi. Công việc này đòi hỏi những người phải có sức khỏe. Được biết, hiện xã Gio Hòa có khoảng 60% hộ dân làm nghề chẻ đá. Hội thi chẻ đá đã tạo nên không khí vui vẻ, đoàn kết của bà con lối xóm.

Trích bài hát Gio Linh:

PTV: Kính thưa Quý vị và các bạn! Ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến chống dịch Covid-19, trên lĩnh vực văn học - nghệ thuật đã có rất nhiều tác phẩm thơ ca, nhạc họa được sáng tác và lan rộng trong cộng đồng nhằm nhắc nhở mọi người cùng chung tay phòng, chống dịch bệnh. Trong đó, không thể thiếu lĩnh vực nhiếp ảnh nghệ thuật. Bằng những hình ảnh sinh động, các nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) đã lưu lại những khoảnh khắc, kể lại những câu chuyện đẹp, góp phần lan tỏa những thông điệp tích cực đến với cộng đồng trong thời gian này. Mời Quý vị và các bạn cùng gặp gỡ với Nhiếp ảnh gia Bảo Trung qua cuộc trò chuyện cùng BTV Ánh Tuyết để nghe những chia sẽ của anh về công việc mà anh đã dành rất nhiều đam mê trong suốt thời gian qua.

1/Xin cảm ơn nhiếp ảnh gia Bảo Trung đã tham gia cùng chương trình của chngs tôi. Thưa anh!  Hiện nay, COVIID 19 đã được giới văn nghệ sỹ khai thác với nhiều khía cạnh khác nhau. Đối với anh,  là 1 nhiếp ảnh gia, để ghi lạ những bức ảnh nghệ thuật về đề tài COVID 19, thời gian qua anh đã có những cách tiếp cận và khai thác đề tài này ra sao ạ?

AnhTrung trả lời…(Trực tiếp đến các khu cách ly nhưng luôn nhận thức về các nguyên tắc bảo hộ, tuân thủ các hướng dẫn y tế trong tác nghiệp để không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung.…..)

2/ Thưa anh! Trong rất nhiều câu chuyện về phòng chống COVID 19, thường thì những đối tượng nào gợi lên trong anh nhiều cảm xúc hơn cả?

Anh Trung trả lời

3/ Vâng! Bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào muốn đi vào lòng công chúng thì trước hết đều bắt nguồn từ sự rung cảm  của người nghệ sỹ. Cá nhân anh nghĩ ntn về điều này?

Anh Trung trả lời…

Trích bài hát:

4/Quý vị và các bạn đang nghe chương trình Tạp chí vNC với cuộc trò chuyện cùng nhiếp ảnh gia Bảo Trung. Thưa nhiếp ảnh gia Bảo Trung! So với những chủ đề thường nhật trước đây trong cuộc sống, thì những bức ảnh nghệ thuật về câu chuyện phòng chống COVID 19 lần này theo anh cái khó của nó là gì?

Anh Trung trả lời.(sáng tác ảnh nghệ thuật trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, người dân hạn chế ra khỏi nhà, hạn chế tiếp xúc và có yêu cầu cách ly xã hội là công việc rất khó bởi tất cả đều mang tâm trạng chung là lo âu. Chụp được một bức ảnh đeo khẩu trang, rửa tay, kiểm tra thân nhiệt sao cho tự nhiên, không gượng ép không hề đơn giản..)

5/ Và là một nhiếp ảnh gia có kinh nghiệm lâu năm, để khắc phục những cái khó như anh vừa chia sẽ, anh đã có những kinh nghiệm tác nghiệp ra sao?

Anh trung trả lời…

6/Chụp ảnh là khoảnh khắc, nghĩa là mỗi tấm ảnh là một sự duy nhất, không lặp lại. Có khi khoảnh khắc ấy qua đi và anh không "chụp" lại được, cảm giác lúc ấy thế nào?

Anh Trung trả lời…(Tiếc nuối bởi sau mỗi cú bấm máy, khoảnh khắc đó đã vĩnh viễn thuộc về quá khứ nên để lỡ, đương nhiên nhiếp ảnh gia sẽ rất tiếc nuối, thậm chí ân hận, dày vò…)

p/s chèn 1: Thời gian qua, nhiếp ảnh gia Bảo Trung đã có dịp tham gia tác nghiệp với những câu chuyện cảm động về chủ đề phòng chống đại dịch COVID 19. Với mỗi tác phẩm của anh, người xem bắt gặp những hình ảnh tưởng như quen thuộc đã nhìn thấy ở đâu đó trên các phương tiện truyền thông nhưng khi lật giở từng tấm ảnh, xem lại một cách hệ thống hàng trăm bức ảnh về đại dịch COVID- 19 vẫn khiến người xem xúc động bởi cách tiếp cận và thể hiện rất riêng của Nhiếp ảnh Bảo Trung.

Những hình ảnh khám tầm soát ở khu cách ly, điều trị cho các bệnh nhân, giữ gìn an toàn biên giới giữa rừng sâu, rồi những câu chuyện cảm động trong mùa dịch khi người dân chia sẻ với nhau từng món quà…trong những ngày phong tỏa… Đằng sau mỗi tấm ảnh là những dòng tâm sự, những câu chuyện được chính những người trong cuộc kể lại, xúc động và rất đỗi đời thường.Góc chụp của Bảo Trung luôn hướng vào những điều bình dị, những chi tiết cảm động của đời sống, ở đó là sự yêu thương, sẻ chia, là tinh thần sống mạnh mẽ của mỗi người dân Việt Nam cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh.

Trích bài hát

PTV: 7/ Thưa nhiếp ảnh gia Bảo Trung! Có ý kiến cho rằng: so với  bức ảnh  nghệ thuật thông thường thì những bức ảnh về chủ đề COVID 19 không còn chuyên về ảnh nghệ thuật như trước mà ở đấy còn có sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật và tính thông tấn. Anh nghĩ ntn về điều này?

Anh Trung trả lời…

8/Ắt hẳn trong thời gian qua, nhiếp ảnh gia Bảo Trung đã có dịp tiếp xúc và chứng kiến nhiều câu chuyện về chủ đề COVID 19 phải k ạ? Vậy đến bây giờ, một trong những câu chuyện để lại ấn tượng nhất trong anh là gì?

Anh Trung trả lời…(Kể về 1 kỷ niệm khó quên và lần tác nghiệp gắn với câu chuyện đó?

9/Vâng! Quả là một kỷ niệm khó quên phải ko ạ? Và với lần đi như anh vừa chia sẽ, hẳn đã mang lại cho công chúng 1 bức ảnh nghệ thuật ấn tượng phải ko ạ?

Anh Trung trả lời…(nói về bức ảnh nghệ thuật đó và điều khiến anh xúc động nhất mỗi khi nhìn lại tp của mình…)

10/Vâng! Thời điểm này một trong những chủ đề thu hút sự quan tâm của mọi người nhiều nhất là những câu chuyện về COVID 19. Với nhiếp ảnh gia Bảo Trung, anh sẽ tiếp tục khai thác đề tài này theo những cách mới mẻ nào nữa hay ko ạ?

Anh Trung trả lời… (sẽ tiếp tục hành trình và đam mê của mình, bởi đó là lẽ sống của người nghệ sĩ tài hoa, cầm máy dấn thân vào hành trình của đời sống. Bởi cuộc sống ngoài kia vẫn sống động và nhiều màu sắc. Người nghệ sĩ sẽ bỏ lỡ những thời khắc quan trọng nhất của cuộc sống, dù khó khăn hay đẹp đẽ nếu họ không dám dấn thân, đưa mình ra khỏi vùng an toàn)

PTV: Xin cảm ơn Bảo Trung với cuộc trò chuyện hôm nay và chúc anh sẽ ngày càng có những bức ảnh đẹp và ý nghĩa.

Trích bài hát:

Chào cuối

Chú thích duyệt

Đã phát. Phòng duyệt và chuyển muộn

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 08/08/2021 16:51 Lê Vĩnh Nhiên 10/08/2021 07:29

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà