Tạp chí tuổi hoa
Danh mục
Tạp chí tuổi hoa
NỘI DUNG

Tạp chí tuổi hoa

Tiếp sức đến trường cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Số TT

Nội dung

Hình ảnh

TL

1

Xin chào các bạn nhỏ của tạp chí tuổi hoa. Các bạn và các em thân mến! Năm học mới sắp bắt đầu, nhưng hiện nay, vẫn có nhiều bạn chưa thể mua sắm được những bộ quần áo đồng phục, sách vở và đồ dùng học tập, bởi vì gia đình các bạn ấy đang gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Và với mong muốn tiếp sức đến trường cho các em thì thời gian qua, huyện đoàn Gio Linh đã xây dựng nhiều mô hình như em nuôi của đoàn, góc học tập cho em, câu lạc bộ gia sư áo xanh…qua đó, đã chắp cánh ước mơ cho nhiều bạn trẻ khi giấc mơ học tập của các em có nguy cơ bị dừng lại.

Trong chương trình tuần này, tạp chí tuổi hoa sẽ giới thiệu đến các bạn và các em những nội dung đáng chú ý sau đây. Ngôi nhà hạnh phúc, nơi chở che cho các em mồ côi vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp sức đến trường cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở huyện Gio Linh, hướng dẫn các em cách làm tấm chống giọt bắn để bảo vệ sức khỏe bản thân trong tình hình dịch bệnh covid đang có những diễn biến phức tạp và giới thiệu đến các em cuốn truyện Cám ơn người lớn của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Trước hết chúng ta cùng điểm lại một số tin tức tuổi hoa đáng chú ý sau đây.

MC dẫn trường quay

45’’

 

Nhạc cắt

 

 

2

Tin 1: Ngôi nhà hạnh phúc cho trẻ mồ côi

Đối với nhiều em nhỏ mồ côi ở vùng cao, việc có một ngôi nhà vững chãi để không còn âu lo mỗi khi mưa bão đến là cả ước mơ. Với trái tim yêu thương, các cấp bộ đoàn, hội trong tỉnh đã giúp các em biến ước mơ ấy trở thành hiện thực.

Từ cuối tháng 9/2020 đến nay, các cấp bộ đoàn, hội trong tỉnh đã vận động được nguồn lực xây dựng 6 “Ngôi nhà hạnh phúc”, mỗi căn trị giá từ 50 - 75 triệu đồng, được xây dựng theo kiểu nhà sàn truyền thống, sạch sẽ, vững chãi. Từ đây, nhiều em nhỏ mồ côi đã vơi đi nỗi âu lo khi mưa bão đến. Ngoài hỗ trợ nhà ở, các anh chị đoàn viên thanh niên còn trao tặng áo quần, cặp sách, bàn học và thường xuyên quan tâm, giúp đỡ các em trong việc học tập, ôn lại kiến thức cũ để các em tự tin đến trường trong năm học mới. Việc chung tay xây dựng những “Ngôi nhà hạnh phúc” cho các em nhỏ mồ côi, người đồng bào dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh khó khăn đang được các cấp bộ đoàn trong toàn tỉnh hưởng ứng, triển khai để trẻ em nghèo ở các huyện miền núi có thêm nhiều “Ngôi nhà hạnh phúc”. Mong rằng những ngôi nhà này sẽ giúp hạnh phúc được sinh sôi, tỏa lan.

Tin 2: Tiết học xanh

Nhằm nâng cao năng lực giáo dục môi trường trong nhà trường và cộng đồng, những năm qua, trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh đã đưa tiết học ngoại khóa về cuộc sống, gắn liền với môi trường tự nhiên xung quanh các em, nhằm thay đổi nhận thức, hành vi của cộng đồng trong quản lý và sử dụng các nguồn lợi mà thiên nhiên mang lại.

Cứ một tháng 1 lần, các em học sinh ở trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học Vĩnh Ô được tham gia tiết học ngoại khóa tại khu rừng tự nhiên cách trường học hơn 2km. Ở mỗi tiết học các em được làm quen với một chủ đề như: Giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa, bảo vệ động vật hoang dã, biến đổi khí hậu, trồng cây “khu vườn của em”… giáo viên đã cho các em tìm hiểu trước về chủ đề, tìm hiểu thực địa và cởi mở trao đổi về những nội dung, vấn đề mà các em quan tâm ở địa phương mình, vì vậy, tiết học thu hút được sự quan tâm của các em, học sinh hiểu bài và có ý thức hơn trong việc bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ môi trường sống xung quanh và tạo sức lan tỏa góp phần thay đổi ý thức trong cộng đồng.

Qua 3 năm triển khai, tiết học từ cuộc sống giúp các em nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường, là những tuyên truyền viên tích cực trong việc khuyên bố mẹ, người thân, bạn học bảo vệ môi trường, dần từ bỏ hoạt động săn bắn, buôn bán, sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã.

Tin 3: Thư viện thân thiện

Với mục tiêu giúp các em học sinh có thể thư giãn thoải mái sau những giờ học căng thẳng, vừa giúp các em xây dựng kỹ năng đọc một cách thuận lợi, ngành GD&ĐT huyện Gio Linh đã tổ chức và chỉ đạo có hiệu quả một số hoạt động như: “Ngày hội đọc sách”; phát động phong trào mở thư viện gia đình ngày hè, xây dựng mô hình “Thư viện thân thiện”, “Thư viện xanh”. Hầu hết các mô hình này đều có không gian mở, gắn liền với thiên nhiên, cuộc sống, tạo hứng thú cho học sinh đọc sách.

Nhiều học sinh thay vì chạy chơi trong các giờ ra chơi, trước và sau buổi học có thể ngồi một chỗ tự mình lựa chọn đọc sách, truyện tùy theo sở thích bản thân. Đây cũng chính là không gian yên tĩnh giúp các em học sinh có thể thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Thay vì chạy nhảy trong giờ chơi, các em có thể đến thư viện tìm cho mình cuốn sách ưa thích.

Để hoạt động thư viện thêm phong phú, các nhà trường còn thường xuyên thay đổi các hình thức tuyên truyền giới thiệu sách như: Tuyên truyền giới thiệu sách theo chủ đề, kể chuyện theo sách; thi vẽ tranh theo sách; giới thiệu sách mới ở bảng tin; đọc sách tập thể….Từ việc phát triển các thư viện này cho thấy khả năng đọc, nghe, viết của học sinh tiến triển rõ nét và hứng thú của các cháu đối với sách cũng tăng lên. Không gian đọc thân thiện giúp các em tự do khám phá, trãi nghiệm những quyển sách hay mà mình yêu thích. Nhiều em đã phát huy được khả năng, sở trường của mình về các bộ môn hội họa, vẻ tranh, kể chuyện…

 

Hình ảnh trao góc học tập, kèm học sinh học tại nhà

4 phút

3

Phóng sự chính

Các bạn và các em thân mến! Năm học mới sắp bắt đầu, nhưng hiện nay, vẫn có nhiều bạn chưa thể mua sắm được những bộ quần áo đồng phục, sách vở và đồ dùng học tập, bởi vì gia đình các bạn ấy đang gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Với mong muốn tiếp sức đến trường cho các em thì thời gian qua, huyện đoàn Gio Linh đã xây dựng nhiều mô hình như em nuôi của đoàn, góc học tập cho em, câu lạc bộ gia sư áo xanh…qua đó, đã chắp cánh ước mơ cho nhiều bạn trẻ khi giấc mơ học tập của các em có nguy cơ bị dừng lại.

Trong ngôi nhà nhỏ ở xã Phong Bình, huyện Gio Linh, em Nguyễn Phương Thủy đang ôn lại bài vở để chuẩn bị cho năm học mới. Góc học tập tối tăm cùng chiếc bàn sắt đã hỏng là nơi cả mấy chị em ngồi học, tuy gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng chị em Phương Thủy luôn cố gắng trong học tập, 4 năm liền Phương Thủy đều đạt học sinh giỏi. Đến thời điểm này, khi năm học mới sắp bắt đầu nhưng cả mấy chị em vẫn chưa có sách vở, bút viết và áo quần đồng phục. Nhà thuộc hộ cận nghèo, có đến 4 chị em, bố mẹ thì đau ốm, thu nhập bấp bênh nên việc học của mấy chị em Phương Thủy nhiều lần tưởng phải dừng lại.

Thấy được khó khăn của nhiều học sinh trên địa bàn khi bước vào năm học mới, xã đoàn Phong Bình đã khảo sát đối tượng là các đội viên con gia đình chính sách, con hộ nghèo, con mồ côi có nhiều cố gắng trong học tập để trao cho các em những góc học tập, quần áo, sách vở…để động viên các em vượt lên hoàn cảnh, tiếp tục đến trường.

PV Em Nguyễn Phương Thủy

Xã Phong Bình – Gio Linh – Quảng Trị

( Sắp đến năm học mới rồi nhưng gia đình cháu vẫn chưa chuẩn bị sách vở, áo quần cho cháu được, hôm nay được các anh chị đoàn viên đến cho cháu một tủ sách, cháu rất vui và cháu sẽ cố gắng học giỏi để không phụ lòng các anh chị đoàn viên)

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh covid như hiện nay, xã đoàn Phong Bình cũng đã điều chỉnh các hoạt động của đoàn cho phù hợp với thực tế, theo đó, xã đoàn Phong Bình đã ra mắt Câu lạc bộ gia sư áo xanh để triển khai dạy kèm hàng tuần, giúp các em nhỏ có bố mẹ đang phải cách ly tập trung học bài, làm bài, đồng thời chia sẽ, giải quyết các vướng mắc của các em trong cuộc sống.

PV Em Trần Thị Thùy Trang

Xã Phong Bình – Gio Linh – Quảng Trị

( Hôm nay được các anh chị đoàn viên hỗ trợ, giúp đỡ trong công việc học tập, cháu thấy rất vui và tiếp thu được kiến thức tốt hơn)

PV Anh Trần Thao

Bí thư Xã đoàn Phong Bình – Gio Linh – Quảng Trị

Những năm qua, việc chung tay chăm sóc, bảo vệ, giáo dục thiếu nhi, đặc biệt là các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Gio Linh. Tinh thần “Tất cả vì đàn em thân yêu” được cụ thể hóa bằng nhiều công trình, phần việc ý nghĩa, tiếp sức đến trường cho hàng trăm em có hoàn cảnh khó khăn khi năm học mới bắt đầu. Đến nay, toàn huyện đã xây dựng được 40 mô hình em nuôi của đoàn. Hằng tháng, ngoài việc nhận hỗ trợ từ Đoàn Thanh niên 300.000 đồng, các em còn được các anh, chị đoàn viên, thanh niên trong xã thường xuyên đến thăm hỏi, chia sẻ, động viên cũng như dạy học. Chính điều đó đã tiếp thêm sức mạnh và ý chí học tập, giúp các em có động lực đến trường. Đây là việc làm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, phát huy truyền thống “Tương thân tương ái”, “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta; đồng thời thể hiện sự quan tâm của các cấp Đoàn, Đội trong công tác chăm sóc, giáo dục thiếu nhi, giúp đỡ các em có thêm điều kiện trang trải cuộc sống, nỗ lực hơn trong học tập, có thêm ý chí và niềm tin, sống tốt, xây dựng những ước mơ tươi đẹp về tương lai…

Pv Anh Nguyễn Minh Châu

Phó Bí thư Huyện đoàn Gio Linh

( Trong thời gian tới, Huyện đoàn, hội đồng đội huyện tiếp tục chỉ đạo đoàn thanh niên, hội đồng đội xã, thị trấn, tiếp tục nhận đỡ đầu từ 3 đến 5 em nuôi của đoàn, đoàn khối cơ quan nhận đỡ đầu từ 1 đến 2 em nuôi của đoàn để hỗ trợ các em có hoàn cảnh khó khăn được tiếp sức đến trường. Cùng với các đơn vị kêu gọi sự chung tay, hỗ trợ của các mạnh thường quân…..)

Năm học mới sắp bắt đầu, hy vọng rằng, với sự chung tay của tuổi trẻ huyện Gio Linh, các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn sẽ được tiếp sức để vững bước hơn trên con đường đến trường, với mục tiêu không một em học sinh nào vì hoàn cảnh khó khăn phải nghỉ học.

 

Bố mẹ cùng con vượt qua đại dịch

5 phút

4

Khéo tay

Các em tuổi hoa thân mến, tình hình dịch bệnh covid 19 đang có những diễn biến phức tạp, vì vậy mỗi chúng ta phải tuân thủ nguyên tắc 5k và nêu cao ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân. Hãy trỗ tài khéo léo của các em qua sự hướng dẫn của chị Như Huyền để chúng ta có thể tự làm cho mình và cho người thân trong gia đình những tấm kính che mặt chống giọt bắn, nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh

 

 

3 phút

Giới thiệu sách

Tuổi thơ – Hai từ thân thuộc vang lên ắt hẳn sẽ khiến hồi tim bạn đập vội hơn một nhịp, bởi lẽ tuổi thơ của ai cũng đáng nhớ và đọng lại những kỉ niệm đẹp. Tuổi thơ của chúng ta gắn liền với vùng quê yên ả, những cánh đồng lúa xanh mướt. Ngày xưa khi còn bé, cứ mong mình lớn thật nhanh. Vì chúng ta hâm mộ người lớn, cảm thấy họ rất oai và có thể sai bảo con nít, bất kể việc lớn hay nhỏ gì. Nhưng cho đến khi thời gian cứ trôi mãi, trôi nhanh như guồng quay bị đứt phanh thì chúng mới nuối tiếc. Cuộc sống cũng giống như chuyến tàu một chiều, đi là đi mãi, không bao giờ trở lại. Hãy cùng chiêm nghiệm và đắm chìm vào thế giới của con trẻ qua truyện ngắn Cám ơn người lớn của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

 

30’’

 

5

“Cảm ơn người lớn” chỉ vỏn vẹn 264 trang, chia làm 19 chương, là sự kế thừa và tiếp nối thành công cảm xúc của mạch truyện “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” –của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

Xoay quanh câu chuyện về mấy đứa trẻ con trong xóm: con Tí sún, con Tủn, thằng Hải cò, thằng Hiệp và nhân vật tôi. Vẫn là những câu chuyện nho nhỏ, những trò nghịch ngợm đáng yêu, vẫn duyên như giọng văn Nguyễn Nhật Ánh vốn thế.

Đó là những mảnh ghép cảm xúc khó mà phai mờ được trong tâm trí của tụi trẻ, là những ngày mà chúng cùng nhau chơi trò làm vui, làm hoàng hậu, làm vợ chồng; là những ngày mà chúng cố gắng ghép những tờ giấy nho nhỏ để vẽ bản đồ khu phố, để rồi tranh cãi nhau nhà nào trước nhà nào sau; là những ngày chúng vắt óc suy nghĩ cách kiếm tiền, để rồi không còn cách nào khác ngoài đi lượm mót vài đồng bạc lẻ; là những ngày mà chúng cùng nhau suy nghĩ những câu chuyện con con rồi cùng nhau vẽ nên một cuốn truyện tranh để bán lấy tiền giúp đỡ thằng Hiệp…

Cứ thế, cứ thế, tình cảm của chúng cứ khăng khít, thân thiết như thế,… Chúng đâu có ngờ những tình cảm giấu kín, không dám nói ra ấy lại mang đến cho chúng những ân hận sau này. Chúng muốn quay về ngày xưa, cái ngày mà chúng vẫn còn có thể nhìn đời qua cặp mắt xanh rờn của những thiếu niên cấp 1, cấp 2,…

Phong cách viết vẫn nhẹ nhàng, êm ái như thế, vẫn là đưa độc giả đến cánh đồng bát ngát thời thơ ấu biết bao hoài niệm. Khác với “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” thì tác phẩm này trầm lắng hơn vì tác giả có thêm thắt vào những chiêm nghiệm của bản thân khi đã là một người lớn, một người cha. Chúng tự nhiên đến nỗi đôi khi người đọc cũng trôi theo những triết lí ấy rồi quên luôn câu chuyện đang kể. Người lớn đã từng là trẻ con, nhưng trẻ con chưa từng là người lớn.

Nguyễn Nhật Ánh luôn hoài niệm lại những điều hồn nhiên thú vị thời thơ bé. Để rồi buộc phải so sánh với góc nhìn hoàn toàn khác của người lớn. Phải làm người lớn rồi mới hiểu được lúc xưa mình đã ngây ngô như thế nào.

Người lớn cần giáo dục trẻ con, nhưng không bao giờ, không cần và không nên dùng bạo lực. Cả bạo lực thân thể lẫn bạo lực ngôn ngữ. Hãy quan sát các con, luôn trò chuyện và lắng nghe tâm sự như những người bạn tri kỷ. Hãy tạo không gian sáng tạo cho các con, để chúng được chơi, được nghịch, và từ những trò chơi đó lắng đọng lại trong tâm hồn non trẻ ký ức quý giá và bài học cho riêng mình.

Chào kết

 

 

2 phút

 

 

Chú thích duyệt

Lưu ý tin Tủ schs di động phát lại thời gian quá lâu, chi tiết phòng chóng covid

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Đỗ Hoài Đức 19/08/2021 07:12 Lê Vĩnh Nhiên 23/08/2021 15:47

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà