Quảng Trị du kí
Danh mục
Quảng Trị Du ký
NỘI DUNG

Về Quảng Trị nghe hát bài chòi

Rất vui được gặp lại quý vị và các bạn trong chuyên mục Quảng Trị du kí của đài PTTH Quảng Trị. Thưa quý vị và các bạn! Trong Quảng Trị du kí tuần trước, chúng ta đã cùng nhau có những trãi nghiệm thú vị với hành trình khám phá những miền quê trên mãnh đất Quảng Trị thân thương, cùng với những trãi nghiệm về sự độc đáo của ẩm thực quê nhà. Trong chương trình hôm nay, hãy cùng chúng tôi đến với những vùng đất mới và tìm hiểu những điều thú vị nơi đây.

Thưa quý vị và các bạn. Quảng Trị không chỉ nổi tiếng với những danh lam, thắng cảnh đẹp, những món ăn ngon níu chân du khách, mà Quảng Trị còn là nơi có nhiều lễ hội, nhiều trò chơi khiến khách du lịch thích thú khi có họ dịp trãi nghiệm, đ ingang vùng đất này vào đúng các dịp như lễ tết, ngày thống nhất đất nước 30.4…Trong đó đáng chú ý là chơi bài chòi, di sản văn hóa phi vật thể đang đượ bảo tồn và phát triển ở vùng đất này.

Trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể ở Quảng Trị có những loại hình mang tính địa phương riêng biệt nhưng cũng có những loại hình di sản mang tính lan tỏa vùng miền. Một trong những di sản như thế đó là tục chơi bài chòi của người Việt. Bài chòi là một trong những di sản văn hóa phi vật thể đặc trưng và tiêu biểu ở các làng quê thuộc dải đất miền Trung, trong đó có Quảng Trị, trãi dài theo những biến thiên của dòng lịch sử, đến năm 2018, bài chòi Quảng Trị được Unessco ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể, để từ đó người dân Quảng Trị tiếp tục quảng bá và tôn vinh những giá trị đặc sắc của nghệ thuật bài chòi.

Hội Bài chòi là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, là phương tiện giao lưu tình cảm bền chặt, gắn bó cố kết cộng đồng bởi vì họ chính là người tổ chức, người chơi, người xem, lại là các nghệ nhân sáng tác các câu thai, là người nghệ sĩ tài ba trong việc ứng biến, biểu diễn và hô các câu thai... Đây chính là những nhân tố trực tiếp thúc đẩy thu hút người chơi ngày càng đông đảo đến với hội Bài chòi dân gian.

Bài chòi đem lại sự hồ hởi sảng khoái sau những tháng ngày lao động mệt nhọc bởi những sự lo toan trong cuộc sống đời thường. Bài chòi lại không gắn bó với các việc tế lễ tại các nơi thờ tự tôn nghiêm mà đơn thuần chỉ là trò chơi giải trí lành mạnh, người đến dự hội chơi không mang nặng tính ăn thua sát phạt đỏ đen mà chỉ thử vận hên xui trong dịp năm mới. Hơn nữa, đây là một ngày hội mà lại là hội xuân nên thu hút đông đảo người chơi.

Một tính chất dân gian khác vô cùng quan trọng đó là tình đoàn kết, tính tập thể trong hội chơi Bài chòi; trong một chòi chơi có thể ngồi chung cả vợ lẫn chồng cùng con cái, cũng có thể là các đôi bạn tri kỷ tâm giao... để cùng nhau thử vận hên xui đầu năm, rồi gặp gỡ, tìm hiểu trao duyên.

 

Từ tài nghệ của người chạy bài/ người hô thai, Bài chòi đã trở thành phương tiện truyền tải những giá trị văn hóa truyền thống của cha ông cho các thế hệ, đó là các câu ca dao, tục ngữ, các tích truyện có nội dung về tình yêu quê hương đất nước, yêu làng xóm, đạo hiếu với ông bà tổ tiên, nghĩa tình sâu đậm vợ chồng... Tất cả là các lời dạy, lời chỉ bảo, kinh nghiệm sống của cha ông truyền trao qua bao thế hệ. Đây chính là mấu chốt là chất keo để gắn kết cộng đồng làng xóm, dòng họ, các thành viên trong mọi gia đình.

Cùng trãi nghiệm một ván chơi bài chòi ở xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, chị Trần Mỹ Lan ở Hà Nôi mới thực sự cảm nhận hết cái hay và những giá trị mà bài chòi mang lại. Về mặt nghệ thuật âm nhạc bình dân, đó là các tiết tấu dân gian quen thuộc, dễ hiểu dễ tiếp thu, chỉ với những nhạc cụ thông dụng trong cuộc sống như: trống, đàn nhị, đàn bầu, kèn, sanh... nhưng trong các hội chơi Bài chòi nhạc công đã phối kết hợp để tạo ra một buổi hòa âm nhịp nhàng, rộn ràng theo các làn điệu quen thuộc như: xuân nữ, xằng xê, cổ bản... phù hợp với các điệu hò khoan, hò mái nhì, hò giã gạo, hò ru con, hò đối đáp của người chạy bài/người hô thai thực hiện.

Chị Lê Thị Việt Hà, giám đốc trung tâm văn hóa điện ảnh tỉnh cho biết: sau khi được unessco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, trung tâm văn hóa, điện ảnh đang mở dạy nhiều lớp cho về hát bài chòi cho nhiều địa phương, để người dân hiểu hơn về bộ môn này và góp phần vào việc giữ gìn và phát huy bài chòi ở Quảng Trị.

Trích tiếng

Bài chòi ở Quảng Trị vừa mang trong nó hơi thở nóng hổi của cuộc sống hiện đại, vừa chứa đựng vẻ dịu dàng, duyên dáng của một nét văn hóa truyền thống đầy ý nghĩa. Chính vì thế, Hội Bài chòi đã trở thành nếp sinh hoạt văn hóa, là món ăn tinh thần không thể thiếu được của người dân trong làng, tạo nên không khí vui tươi đầm ấm trong những ngày xuân. Với những ai yêu thích những giá trị văn hóa truyền thống, yêu thích bài chòi, hãy đến Quảng Trị vào những ngày lễ hội, để được đắm mình trong không gian văn hóa riêng có của vùng đất này và khám phá thêm nhiều nét riêng trong cách hát bài chòi ở Quảng trị, chúng tôi tin, khi đã một làn thưởng thức, quý vị và các bạn sẽ yêu thích và mong muốn được quay trở lại vào những lần tới.

QV&CB đang theo dõi chương trình QTDK được phát sóng trên tần số 92,5 mzh của Đài PTTH Quảng Trị. Thưa QV&CB! Rõ ràng, hát bài chòi cùng những lễ hội văn hóa khác là một trong những hình thức để thu hút du khách đến với Quảng Trị. Và xung quanh nghệ thuật hát bài chòi, trò chơi được nhiều du khách yêu thích, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với chị Trần Thúy Ái, một người hát và dạy bài chòi lâu năm trên địa bàn tỉnh. Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

Băng trao đổi với chị Thúy Ái

Thưa QV&CB! Những câu ca được cất lên để mở đầu cho một ván bài chòi qua sự thể hiện của chị Thúy Ái cũng đã kết thúc chuyên mục QTDK tuần này, mong rằng, với những lễ hội và những trò chơi dân gian đặc sắc của Quảng Trị, sẽ có nhiều người biết đến, tìm về để khám phá và trãi nghiệm những điều mà mình đang còn ấp ủ về vùng đất này.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Đỗ Hoài Đức 19/08/2021 07:14
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà